Kỹ năng mềm

Bí Quyết Thu Phục Nhân Tâm

Bi quyet thu phuc nhan tam - Gia Linh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Gia Linh

Download sách Bí Quyết Thu Phục Nhân Tâm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Trong cuộc sống sôi động ngày nay, nhu cầu giao tiếp ngày càng trở nên bức xúc, quan hệ giao tiếp cũng ngày càng trở nên phức tạp. Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý con người không những giúp chúng ta thành công trong công việc, sự nghiệp, mà còn giúp chúng ta vui vẻ, nhẹ nhàng trong cuộc sống.

Cuốn sách này không chỉ giúp ích cho các nhà doanh nghiệp, nhà chính trị, mà còn giúp mọi người khắc phục trở ngại trong quan hệ đối nhân xử thế, nhận biết lòng người, đặng thu phục nhân tâm để đạt tới thành công.

KHẢ NĂNG NHÌN THẤU ĐỐI PHƯƠNG

Khả năng nhìn thấu tâm lý và hành động của đối phương là mục tiêu của tâm lý học và khoa học hành vi ngày nay. Thế nhưng, khả năng này không chỉ dựa vào lý luận để giải quyết mà phải dựa trên mối quan hệ diệu kỳ giữa con người với con người. Bây giờ chúng ta lấy một câu chuyện tiêu biểu về khả năng nhìn thấu đối phương vốn đã được vận dụng từ thời Chiến quốc để chứng minh.

Nước Sở có một người, vì việc công mà anh ta bị tình nghi phạm tội, tuy Tể tướng đã điều tra ba năm, nhưng vẫn không thể phán quyết tội của anh ta được. Anh ta rất muốn biết tâm lý của Tể tướng, nhưng vì đang bị tình nghi, lại không thể trực tiếp hỏi Tể tướng, anh ta thấp thỏm không yên, bụng nghĩ: “Rốt cục mình có tội hay không đây? Nếu mình có tội, nhà cửa của mình nhất định sẽ bị tịch thu, tại sao Tể tướng mãi vẫn chưa có hành động gì?”. Cuối cùng anh ta nghĩ được một cách để thăm dò tâm lý của Tể tướng. Anh ta nhờ một người rất thân với Tể tướng đến gặp Tể tướng và vờ như buột miệng nói: “Nhà của tên bị tình nghi kia có thể nhượng cho tôi ở được không?”. Anh ta nghĩ bụng nếu Tể tướng đồng ý, thì cho thấy Tể tướng sẽ kết tội. Nhưng Tể tướng lắc đầu nói: “Không! Người này không có tội, ngôi nhà đó không thể nhượng cho ngươi được”. Lúc người kia ra về, Tể tướng thầm kêu một tiếng: “Hỏng rồi!” Đồng thời lớn tiếng gọi anh ta nói: “Ta với ngươi giao tình chẳng đến nỗi nào, tại sao ngươi lại giở thủ đoạn ra với ta?”. Người kia biết rõ đã bị nhìn thấu rồi, song vẫn giả bộ không hiểu nói: “Tôi có giở trò gì đâu?”. Tể tướng nói: “Yêu cầu của ngươi bị ta từ chối, mà lại vẫn vui vẻ như vậy, ta nghĩ ngươi nhất định là chịu sự uỷ thác của kẻ bị tình nghi kia đến dò ta phải không?”.

Trong câu chuyện này, hai nhân vật chính đều dùng những phương pháp khác nhau để nhìn thấu một cách thành công tâm ý của đối phương. Những chuyện đại loại như vậy, trong cuốn “Chiến quốc sách” còn rất nhiều. Nếu các bạn hứng thú, xin đừng ngại giở ra để xem tiếp.

BIẾT MÌNH BIẾT NGƯỜI

Binh pháp cổ đại của Trung Quốc rất đề cao khả năng “nhìn thấu tâm lý đối phương”, cái gọi là “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” là vậy.

Tôn Tử, người được coi là ông tổ của nền binh học, trong binh pháp, ông đã chỉ ra được nhiều điều huyền bí trong quan hệ giao tiếp (vì binh pháp là phương pháp bàn về chiến tranh trên cơ sở hành vi của con người). Người ngang hàng với Tôn Tử là Ngô Tử cũng đã nói như thế này: “Phàm khi bắt đầu chiến tranh, trước tiên phải hiểu được cá tính của tướng lĩnh đối phương, sau đó mới nghiên cứu tài lược của anh ta”. Hay nói một cách khác, khi đứng trước chiến tranh, cần nghiên cứu điều tra tính cách tướng địch trước, sau đó mới nhìn thấu được năng lực của anh ta. Dựa vào tình hình của đối phương để vận dụng phương pháp thích hợp, như vậy sẽ có thể nhanh chóng nắm được phần thắng. Dưới đây chúng tôi lấy một vài sách lược chiến tranh mà Ngô Tử đưa ra để các bạn tham khảo:

  1. Người tham lam mà không biết liêm sỉ, có thể dùng tiền bạc để mua anh ta.
  2. Người đơn điệu mà không coi trọng việc biến hoá, có thể dùng sách lược để làm cho anh ta phải mệt vì trốn chạy.
  3. Tướng địch nếu ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến sự gian khổ nghèo túng của bộ hạ, chúng ta có thể lợi dụng bộ hạ của anh ta để làm cho nội bộ chúng phân hoá.
  4. Tướng địch nếu do dự không quyết, hoàn toàn không có chủ kiến và làm cho bộ hạ cảm thấy là người không thể nhờ cậy, có thể dùng thủ đoạn đe dọa, làm cho chúng kinh sợ bỏ chạy.

Xét bề ngoài, chiến tranh là một môn học phức tạp, “thắng” và “bại” chẳng ai có thể liệu trước được. Thế nhưng nếu có thể nhìn thấu đối phương, đồng thời vận dụng sách lược đúng đắn, thì có thể luôn luôn giành được thế có lợi. Cũng theo lẽ đó, vận dụng vào trong quan hệ giữa người với người, hiệu quả cũng tương tự.

CÁI KHÓ CỦA VIỆC THUYẾT PHỤC

Muốn thuyết phục người khác hay đề xuất ý kiến, trước tiên cần chú ý tới việc nên vận dụng kỹ xảo giao tiếp như thế nào. Nhưng khi Hàn Phi Tử tập trung bình luận về chính trị của Trung Quốc trong tác phẩm của mình ông lại không nói như vậy; ông chủ trương trước hết cần nhìn thấu tâm lý của đối phương. Quả thực, nếu không phù hợp với tâm lý của đối tượng, thì cho dù bạn nói có dễ nghe đến mấy, đối phương cũng đều coi như gió thổi bên tai mà thôi. Muốn thuyết phục đối phương mà lại không hiểu được tâm lý, như vậy rất khó được kết quả. Chẳng hạn: cứ khi đối phương đang bận rộn, bạn lại muốn nói chuyện với anh ta, chẳng mấy chốc anh ta sẽ ghét bạn. Dù là nhân viên chào hàng nói năng khéo léo tới đâu, nếu gặp lúc đối phương quả thực không cần, thì cũng chẳng thể nào đạt được mục đích của việc chào hàng. Vì vậy nói rằng “thuyết phục” vẫn cần phải bắt đầu từ việc tìm hiểu đối phương.

“Khuyến cáo” cũng là một việc làm rất khó, vậy thì khó ở chỗ nào? Đó không phải là khó ở chỗ người khuyến cáo không có đủ trình độ, hay khó ở chỗ không bày tỏ được những lời trong lòng, lại càng không phải là thiếu dũng khí nói ra một cách trôi chảy những câu thật lòng, mà lại khó ở chỗ người khuyến cáo không nhìn thấu được tâm lý của đối phương, không thể làm cho ý kiến của mình hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của đối phương. Chẳng hạn, đối phương là một bậc chính nhân quân tử, mà chúng ta lại nói với họ về việc làm thế nào để giành được lợi ích riêng, thì nhất định anh ta sẽ coi thường. Ngược lại, đối với những hạng người tiểu nhân, trọng cái lợi mà xem nhẹ cái nghĩa, nếu khuyên bảo anh ta làm một bậc chính nhân quân tử, anh ta nhất định sẽ cho rằng chúng ta không hiểu thời cuộc, là một kẻ ngốc chẳng hiểu gì. Những kẻ tiểu nhân, trong bụng thì coi trọng cái lợi, nhưng bề ngoài thì giả như là một bậc quân tử, với hạng người này nên đối phó thế nào đây? Nếu bạn khuyên anh ta làm một bậc quân tử, bề ngoài anh ta nhất định sẽ tiếp thu, nhưng trong bụng nhất định là đang gạt bỏ. Ngược lại, nói với anh ta làm thế nào để kiếm lợi, trong bụng anh ta nhất định sẽ tiếp nhận, nhưng ngoài mặt thì lại tỏ ra vẻ không quan tâm để ý, vì vậy khuyến cáo người khác, trước hết phải hiểu được những tâm lý ảo diệu này của đối phương

ĐỌC THỬ

NHÌN THẤU NHAU

Người muốn nhìn thấu người khác cũng cần lưu ý là người khác đồng thời cũng đang quan sát và muốn nhìn thấu bạn đấy! Nếu bạn coi nhẹ điểm này, chỉ chăm chú nhìn đối phương thì nhất định sẽ gặp thất bại.

Phần lớn mọi người đều thích bình luận người khác: “ông X nói còn dễ nghe hơn là hát, kỳ thực tôi đã rõ bản ý của ông ta từ lâu rồi”. Qua câu này chúng ta có thể thấy được rằng ông X đang cao giọng nói kia đã bị người khác dễ dàng nhìn thấu rồi. Qua ngữ khí và thái độ bình luận người khác, chúng ta có thể nhìn ra được nhân cách của anh ta.

“Cấp trên hoài nghi cấp dưới, cấp dưới cũng hoài nghi cấp trên, như vậy trái tim của họ sẽ đi ngược lại nhau”. Đó là câu nói của một vị tướng người Nhật. Trước thời Chiến quốc ở Nhật, cũng có một vị tướng nói thế này: “Chủ tướng thường tuyển chọn bộ hạ, bộ hạ cũng lựa chọn chủ tướng để nương tựa”.

Dưới đây xin giới thiệu một số quy tắc có liên quan tới việc vận dụng sách lược để nhìn thấu người khác, nhưng khi sử dụng những quy tắc này cần phải đặc biệt lưu ý, nếu không cẩn thận một chút, bị người khác phát giác, mọi người sẽ ghét bỏ bạn, cảm thấy bạn là người quá coi trọng tâm cơ. Khả năng nhìn thấu người khác giống như một con dao hai lưỡi vậy, sử dụng không tốt, bản thân mình cũng có thể bị thương. Cần nói thêm rằng trong một số trường hợp cũng không nên quá chú ý vào việc nhìn thấu trở lại của đối phương. Chẳng hạn bạn đồng thời muốn nhìn thấu cả mấy người cấp dưới, nhưng như trên đã nói, họ cũng đang tìm cách tìm hiểu bạn, nhìn thấu bạn. Bạn chỉ có hai con mắt, còn đối phương thì lại có những mấy con mắt. Lúc này, nếu bạn quá chú ý tới việc đối phương nhìn mình như thế nào thì bạn sẽ mệt nhọc vô cùng. Trong trường hợp đó, chỉ cần hiểu được sự tác động lẫn nhau là được rồi, vì so với việc quá chú ý tới điều đó thì cứ để cho nó phát triển tự nhiên bạn còn được tự do thoải mái hơn.

LỜI CẢNH CÁO CỦA PHÙNG QUÁN

Nếu có người phản bội bạn, bạn nên xử lý ra sao? Ở đây tôi xin giới thiệu câu chuyện “Lời cảnh cáo của Phùng Quán”.

Phong trào nuôi kẻ sĩ thời Chiến quốc của Trung Quốc rất thịnh hành, lúc bấy giờ ở nước Tề đang xưng bá một phương (nay là tỉnh Sơn Đông) có người Tể tướng tên là Mạnh Thường Quân, ông có 3000 thực khách trong nhà (trong truyện Mạnh Thường Quân – “Sử ký” có ghi). Mạnh Thường Quân đối xử rất lịch sự đối với thực khách của mình, ông ta đã xây rất nhiều nhà, đồng thời chuẩn bị nhiều ngựa xe chuyên dùng cho các thực khách, thậm chí mỗi lần lễ, tết ông đều tặng quà cho người nhà của các thực khách, vì vậy nhiều danh sĩ trong thiên hạ đều mộ danh mà đến.

Nhưng có một hôm, vì đã chọc giận Tề Vương nên Mạnh Thường Quân đã mất chức Tể tướng, thấy thế những thực khách kia đã lần lượt ra đi. Mạnh Thường Quân tuy cũng nghĩ tới sự vô tình của đám thực khách, nhưng cũng chẳng biết làm sao. Không lâu sau, một thực khách tên là Phùng Quán, là người ở lại duy nhất lúc đó, lại đem đến cho Mạnh Thường Quân một vận may, làm cho Mạnh Thường Quân khôi phục lại được chức Tể tướng.

Lúc này đám thực khách kia đều muốn quay lại, thế là Mạnh Thường Quân kêu ca với Phùng Quán rằng: “Cái đám vong ân bội nghĩa kia thật thực dụng quá, lúc ta thất thời, họ kéo nhau bỏ ta mà đi, bây giờ ta khôi phục lại được chức quan, họ lại muốn quay về chỗ ta đây… Nếu họ quay lại, ta nhất định chửi rủa họ một trận”.

Nhưng Phùng Quán đã làm cho Mạnh Thường Quân hiểu được đại nghĩa, khuyên ông đừng trách cứ những người đã phản bội lại ông, đây chính là “lời cảnh cáo của Phùng Quán” nổi tiếng trong lịch sử mà “Sử ký” và “Chiến quốc sách” đều ghi lại câu chuyện này. Từ xưa tới nay, câu chuyện này luôn được mọi người coi là tài liệu tham khảo trong đối nhân xử thế. Dưới đây chúng ta hãy xem một đoạn lời Phùng Quán khuyên bảo Mạnh Thường Quân:

“Bất cứ việc gì cũng đều có cái lý tất nhiên của nó. Sinh rồi sẽ chết, đây là quy luật của tự nhiên. Quan hệ giữa người với người cũng theo quy luật tự nhiên này. Lúc ông đại phú đại quý, mọi người tự nhiên sẽ thích gần ông, nhưng khi ông bần cùng, họ cũng tự nhiên xa lánh ông, đây là bản tính của con người. ông đã thấy đám người đi lại trên chợ chưa? Buổi sáng nhộn nhịp tấp nập, tới buổi chiều tối thì người ít đi, đó không phải là họ có tình cảm ghét, thích đối với bản thân chợ, mà là vì buổi tối không còn cái gì đáng mua nữa cả. Những thực khách kia nghe nói ông đã mất chức Tể tướng liền rời xa ông, chẳng phải là vì lẽ đó ư? ông đừng oán hận họ, ông nên đối xử mặn nồng như trước đây mới phải”. Mạnh Thường Quân nghe xong cảm thấy có lý, liền làm theo lời khuyên của Phùng Quán.

Nếu chúng ta có thể lĩnh hội được cái lý này, thì sẽ có thể đạt tới mức không đắc ý khi được người khác phỉnh nịnh, không tức giận khi người khác phản bội.

Suy nghĩ này của Phùng Quán, nhìn bề ngoài thì là thiệt thòi, nhưng trên thực tế, ông ta lại đã đặt trước nền móng tốt cho căn nhà. Vì vậy, ngôi nhà xây dựng lên sau này sẽ vô cùng vững chắc.

Con người sống với nhau nếu có lúc không thuận hoà, thì bạn cần xem xét đối phương vì lý do gì mà lãnh đạm như vậy, sau đó tìm hiểu kỹ về cá tính của đối phương. Sau khi hoàn toàn hiểu rõ rồi, sẽ khắc phục từng nhân tố cản trở quan hệ qua lại của các bạn, như vậy tình bạn xây đắp nên mới có thể giữ được lâu dài. Nếu không bình tĩnh phán đoán, thì cũng như khi xây nhà mà không thăm dò địa chấn vậy.

Trong câu chuyện trên nếu chỉ suy xét tới tình bạn và tín nghĩa, thì cũng như chỉ chú trọng tới mái nhà và các vật chất trang trí khác. Những toà nhà kiểu này một khi gặp giông bão sẽ dễ dàng đổ sụp.

CÁI KHÓ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHÁC

Nếu như có một cái thước để có thể đánh giá một con người thì thật là tiện lợi biết bao! Chỉ đáng tiếc là chúng ta chẳng thể nào tìm ra được cái thước như vậy.

Đánh giá giá trị của một người là một việc khó mà có thể thấy được qua các kỳ thi tuyển nhân viên của các công ty. Ở các công ty nói chung việc thi tuyển trước hết là thẩm tra hồ sơ của người dự thi, xem học lực, kinh nghiệm của anh ta có đủ tư cách để đưa vào hàng ngũ những người dự thi hay không, sau đó mới bắt đầu thi viết, kiểm tra một số kiến thức có tính chuyên môn hoặc viết một bài ứng dụng. Kiến thức chuyên môn có một tiêu chuẩn tuyệt đối, nhưng bài viết thì lại không. Cần phải có mấy người chấm bài, họ cho điểm theo cách nhìn của họ sau đó thống kê ra thành tích. Từ các bài có điểm số khá cao, họ chọn ra một số người trong vòng sơ tuyển với số lượng cao gấp mấy lần số người định lấy để tham gia thi vấn đáp, cuối cùng họ mới tuyển chọn lấy những người ưu tú, xuất sắc.

Đây tuy là một phương pháp thi tuyển khá công bằng, nhưng phương pháp này đã phủ định việc đánh giá bình chọn cá tính. Chúng ta biết rằng, có những người không hiểu được ý nghĩa của Hội đồng kinh tế châu và Hội đồng quỹ dự phòng quốc tế của Liên hiệp quốc, nhưng lại rất giỏi trong hoạt động kinh doanh. Cũng có những người do khi thi không được lễ độ cho lắm nên suýt nữa bị đánh trượt, nhưng khi vào công ty rồi thì lại rất được việc.

Rõ ràng không thể chỉ dựa vào thành tích ở trường, có những học sinh luôn giữ thành tích cao ở trường, có thể lại chẳng hiểu gì về quan hệ giao tiếp cả.

Có một viên sĩ quan chia 30 thanh niên tham gia đánh trận thành ba nhóm trước khi xuất phát. Anh ta chọn ra nhóm thứ nhất gồm 10 người mà anh ta cho rằng rất dũng cảm, có tài năng, chắc chắn sẽ có những biểu hiện nổi trội; nhóm thứ hai là 10 người thể lực kém một chút, xem ra chẳng có tài năng gì đặc biệt. 10 người còn lại bị coi là những người quá bình thường.

Qua thành tích chiến đấu thực tế, nhóm thứ ba bị coi là những người quá bình thường thì thành tích chiến đấu rất đặc biệt; nhóm thứ nhất được coi là ưu tú nhất thì lại có hai người đặc biệt sợ sệt, bất tài; nhóm thứ hai được coi là không có khả năng gì thì lại có hai dũng sĩ với chiến công nổi bật.

Nhìn nhầm người, có lẽ là sai lầm của người đánh giá, vì có thể họ đã coi nhẹ khả năng tiềm ẩn trong con người.

Phương pháp thi tuyển nêu ở trên, không thể nói là sai, nhưng đối với nhân tài trong xã hội, nếu chỉ đặt họ trong sự phát triển đồng đều, thì tổ chức xã hội đó sẽ thiếu đi sức sống.

THƯỚC ĐO CON NGƯỜI

“Nhìn mặt mà bắt hình dong” là lỗi dễ phạm phải nhất của mọi người nói chung. Khi chúng ta đánh giá người khác, tuyệt đối không thể chỉ dùng một con mắt để quan sát, mà phải dùng cả hai mắt để nhìn cho thấu đáo. Vì có những người diện mạo bên ngoài hung dữ, nhưng trong lòng có thể lại rất hiền lành, lương thiện.

Có một câu danh ngôn: “Những người làm việc giỏi giang, không nhất định là có trình độ hiểu biết cao”.

Nếu chúng ta chỉ quan sát bằng một con mắt, nhất định chỉ có thể nhìn thấy một mặt giỏi giang khéo léo của anh ta, nhưng nếu nhìn bằng cả hai mắt, thì cái nhìn thấy được chắc chắn sẽ hơn hẳn.

“Những người có dũng khí, tuy có thể làm những việc khiến cho người khác kinh ngạc, nhưng những người thật sự lập được công trạng lớn thì lại thuộc về những người biết tự kiềm chế bản thân”. Câu nói này có thể nói là đã dùng cả hai con mắt để nhìn thấu.

Mọi người nói chung đều thích những người thông minh lanh lợi, ăn nói khéo léo, mà coi nhẹ những người lầm lì ít nói, chỉ biết vùi đầu vào công việc. Chúng ta không thể nói là loại người nào tốt, loại người nào xấu, vì họ đều có những mặt mạnh mặt yếu. Vì vậy, là cấp trên, nếu có thể nhìn thấy được sự khác nhau cá biệt của cấp dưới, và làm cho họ phát huy được hết năng lực tiềm tàng, thì sự lãnh đạo của anh ta có thể coi là đã thành công. Phần trên tôi đã đề cập tới việc không thể dùng một cái thước để đánh giá người khác, mà phải dùng các loại, các kiểu thước thì mới có thể cho được kết quả chính xác. Bây giờ chúng ta hãy bàn về các chủng loại thước khác nhau.

Chẳng hạn khi chúng ta bầu một đại biểu quốc hội, thước đo sử dụng tất nhiên là khác nhau. Khi bầu đại biểu quốc hội, nếu chỉ dùng chiếc thước “có thể đem lại phúc lợi cho địa phương hay không”, thì khó mà chọn ra được ứng cử viên thích hợp. Cũng tương tự, nếu chọn ra đại biểu thành phố, nếu lấy cái thước “một quan chức ngoại giao” để đo anh ta, thì sẽ không có ý nghĩa gì cả. Công ty muốn tuyển nhân viên cũng cần dùng các loại thước với các tính chất khác nhau để đánh giá nhân tài thì mới có thể chính xác. Dùng com-pa để do độ dài hoặc dùng thước thẳng để do độ cong, thì đều không đúng đắn. Xin đưa ra một vài ví dụ:

Có một vị viên ngoại, chính thất của ông ta chết, hai người thiếp của ông ta một thì rất đẹp, một thì lại rất xấu, khi ông ta muốn chọn một trong hai người để lập chính thất, bạn bè đều cho rằng chắc chắn ông ta chọn người xinh đẹp kia, không ngờ ông ta lại chọn người thiếp xấu xí. Bạn bè đều rất ngạc nhiên, bèn hỏi ông ta:

– Kỳ thật? Tại sao anh lại không chọn người thiếp xinh đẹp làm phu nhân?

– Vì người xấu không có lòng hư vinh, mà bên trong cô ấy tu dưỡng tốt, vì vậy để cô ấy điều hành việc nhà là khá thích hợp.

Thiện lương và tà ác

Ở Nhật đã từng xảy ra một vụ hung sát. Một học sinh cấp ba đã giết chết người bạn thân cùng phòng mình. Nguyên nhân giết người không phải là do cãi lộn nhau, mà là khi đang học trong phòng, hung thủ đột nhiên giết chết đối phương.

Theo báo chí, khi học ở cấp ba, thành tích của hung thủ rất xuất sắc, nhưng khi chuẩn bị thi vào Trường Đại học Kyodo, do bị suy nhược thần kinh nên hung thủ bị buộc phải học tụt lại. Trong thời gian học tụt một năm so với các bạn, tình bạn đã biến thành sự thù hận, vì vậy nên mới nảy sinh động cơ giết người của hung thủ.

Như vậy cho thấy, chỉ là oán hận do thi cử không như ý muốn mà sinh ra mưu sát, nhưng nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ phát hiện thấy tính cách con người thật đáng sợ biết bao? Vạn nhất người bạn thân đang cười nói vui vẻ, sống hoà thuận bên bạn, bỗng nảy sinh ý định giết người, lúc đó bạn sẽ làm thế nào đây?

Trong lòng con người hoặc ít hoặc nhiều đều có cái ác, nhưng con người có lý trí, có thể kiềm chế thích đáng hành động suy nghĩ của mình. Cần trấn áp đúng lúc những động cơ tà ác, nếu không thì xã hội không biết sẽ tàn bạo hỗn loạn biết bao!

Hai nhân vật Jekyll và Hyde trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh Stevenson cũng vậy, người ta thường lấy anh ta làm danh từ chỉ nhân cách hai mặt. “Tiến sĩ Jekyll lương thiện, đã bị ảnh hưởng của thuốc đã biến thành Hyde ác độc”.

Từ năm 1885, khi xuất bản chuyện này cho tới nay, dường như không ai không biết, còn Stevenson cũng nổi tiếng vì quan điểm thiện lương và tà ác của Hyde, trong lòng người hoặc ít hoặc nhiều đều đồng thời có cái thiện và cái ác. Trên thực tế, nếu không nghiêm trọng lắm thì cũng chẳng có gì đáng nói, vì tính cách của con người vốn đã không phải là đơn nhất, mà là sự biểu hiện của nhiều mặt, chỉ có điều là không rõ ràng mà thôi. Trong lòng con người không chỉ có suy nghĩ của thần và quỷ, mà còn kèm thêm cả nhiều tâm trạng phức tạp.

Con người có tâm lý phức tạp, nếu chúng ta chỉ bình luận người khác từ một phía, thì sẽ không có cách nào để hiểu rõ đối phương được, vì người tốt cũng có lúc làm việc xấu, người xấu thì đôi khi cũng làm việc tốt. Giả dụ người mà bạn tin tưởng lại lừa gạt bạn, bạn nhất định sẽ nổi trận lôi đình, giận dữ mãi, kỳ thực như vậy là uổng công. Bạn nên trách mình đã không phòng bị từ trước, hơn nữa không quan sát đối phương từ nhiều phía. Đối với lối quan sát một phía, suy xét lại, thì kẻ đáng ân hận lại chính là bạn.

Tất nhiên không phải là tôi chủ trương cứ luôn luôn hoài nghi người khác. Người Nhật có câu: “Hãy quan sát đối phương như một tên trộm vậy!”.

Câu nói này không thể có được trong quan hệ giao tiếp vì nếu chúng ta thật sự làm như vậy, một mặt lương tâm sẽ không yên, mặt khác có thể sẽ mắc chứng thần kinh quá nhạy cảm.

Vậy thì tính cách con người rốt cục là thiện hay ác? Đó là vấn đề cơ bản nhất khi nhìn thấu đối phương. Về vấn đề này, trong cuốn “Hàn Phi Tử” có ghi:

“Người bán quan tài hy vọng có người chết, vậy thì bản tính của anh ta là ác chăng? Tất nhiên là không, vì xuất phát điểm của anh ta là: Nếu không có người chết, thì sẽ chẳng bán được quan tài. Cũng theo lý đó, nhà buôn xe cũng mong mọi người thành công trong sự nghiệp và kiếm được nhiều tiền, vậy thì bản tính của anh ta là thiện ư? Điều đó cũng chưa chắc, vì xuất phát điểm của anh ta là: Nếu người khác không thành công trong sự nghiệp, thì cũng chẳng thể kiếm được tiền, và chẳng tới mua xe”.

Hay nói một cách khác, chỉ đưa vào các quy tắc máy móc để quyết định cái thiện và cái ác của tính cách con người thì chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy phương pháp khá khách quan là hãy quan sát động cơ hành động của đối phương trước, sau đó sẽ phán đoán.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button