Kỹ năng mềm

Bí quyết quản người

Bi quyet quan nguoi - Ta Ngoc Ai1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Tạ Ngọc Ái

Download sách Bí quyết quản người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Xã hội càng phát triển thì vai trò của nhân tố con người và quản lý, tổ chức con người lại càng quan trọng. Quản lý con người hiện nay vừa được xem như một ngành khoa học vừa được xem như một nghệ thuật vì quản lý con người là quản lý các cấu trúc phức tạp với những yếu tố bản sắc, những nhân cách riêng của từng cá nhân không ai giống ai. Bởi vậy, để quản lý con người cần những người có tài và được đào tạo môt cách bài bản. Những nhà quản lý này cũng sẽ phải tự ý thức việc học liên tục, học suốt đời không ngừng hoàn thiện năng lực quản lý của mình vì xu hướng của xã hội và những con người của xã hội hiện nay biến đổi ngày càng nhanh. Nhà quản lý nếu không “học liên tục” sẽ bị tụt hậu không đủ khả năng quản lý công việc và những người dưới quyền có hiệu quả.

“Bí quyết quản người” là cuốn sách thuộc tủ sách kiến thức xã hội giới thiệu những bí quyết quản lý con người một cách khoa học, thực tiễn và hiệu quả. Với nội dung phong phú, văn phong giản dị, dễ hiểu, giàu tính thông tin tri thức, cuốn sách thực sự là cẩm nang thành công của các nhà quản lý.

QUẢN NGƯỜI

(Giúp bạn thành công trong công việc)

Tục ngữ có câu: “Không phép tắc không thành sự nghiệp” và còn nói “Hiện quan không bằng hiện quản”. Xã hội chúng ta phát triển đến ngày nay, công đó là do cách quản người. Cách quản người là khiến cho mọi người phải phục tùng đại cục xã hội, khiến mọi người yên lòng với bổn phận của mình, khiến họ lấy đức báo đức và đều có cống hiến: Mọi người sống với nhau hoà thuận, không xâm phạm lẫn nhau. Cách quản người không phải là đè nén cá tính con người, mà làm cho con người phát triển lành mạnh; cách quản người không phải là tước đoạt mà làm cho con người thật sự thể hiện được mình; cách quản người là nghệ thuật, là khoa học, càng là một môn học rất quan trọng đối với sự phát triển của loài người, của an ninh xã hội và hạnh phúc của mọi người.

Trong phần này nói về cách quản người, muốn nói với mọi người. Ba quân không thể thiếu soái, soái là linh hồn trong ba quân, quản người là chiêu thuật trong chiến thuật, phải chịu khó học tập, dùng vào thực tiễn để thử nghiệm mới có thể vận dụng được. Người ta còn nói quản xa không bằng quản gần, hiện quan không bằng hiện quản, có phép tắc mới thành sự nghiệp. Phần này cho bạn biết là người lãnh đạo làm thế nào để nâng cao được tố chất, có nhiều cách quản người như: Làm thế nào được uy tín, làm thế nào để trên dưới thông cảm với nhau, làm thế nào để chiêu dùng nhân tài, tăng cường quản lý, làm thế nào để nắm quyền trao quyền, làm thế nào để có được quyết sách đánh vào lòng người, làm thế nào để khuyến khích được cấp dưới, phê bình cấp dưới như thế nào…

Không những thế, còn có những nguyên tắc đối phó trong việc quản người, đưa bạn “lên tầng cao hơn nữa”, dạy cho bạn biết làm thế nào để quản lý cấp dưới hay gây rắc rối. Làm thế nào để quản lý cấp dưới là phụ nữ, làm thế nào để quản lý cấp dưới là người thân. Làm thế nào để quản lý cấp dưới “thích làm quan”, làm thế nào để quản lý cấp dưới có ý nghĩ thù hằn. Làm thế nào để quản lý cấp dưới có thói kiêu ngạo.

Học hết phần này khiến ta hiểu được tinh tuý của việc quản người, thì dù cấp dưới như thế nào, vẫn có thể quản được.

I. NHẬP MÔN QUẢN NGƯỜI: QUẢN XA KHÔNG BẰNG QUẢN GẦN, HIỆN QUAN KHÔNG BẰNG HIỆN QUẢN

Cách quản người lấy phục tùng làm gốc. Nếu muốn người khác phục tùng, người lãnh đạo phải có tố chất cao hơn người khác một cái đầu, phải có biện pháp khiến người tin phục, chế độ quản lý chặt chẽ và nguyên tắc kiên định. Bản lĩnh nhìn người nhận biết người, biết tỏ ra uy nghiêm ngăn cấm và lời nói thuyết phục lòng người. Có được những biện pháp nguyên tắc đó, khi quyền lực trong tay, mới có thể ra lệnh thi hành. Nếu không cũng chỉ là có chức hờ, không ai phục tùng, khó mà nhập môn quản người.

* Tố chất của người lãnh đạo

  1. Lấy đức quản người

Thế nào là đức? Người xưa nói: “Bản thân phải chính trực, không cần ra lệnh cấp dưới vẫn thi hành; bản thân không chính trực, có ra lệnh cấp dưới vẫn không tuân theo”. Thật đơn giản lại rõ ràng. Nếu người lãnh đạo lợi dụng chức quyền, vi phạm pháp luật, kỷ luật, làm tổn hại đến của công để lợi cho cá nhân thì sẽ mất hết uy tín. Ngược lai: “Không tư lợi, thân giá sẽ cao; không kiêu căng, uy càng lớn”. Một người lãnh đạo có phẩm đức cao cả chí công vô tư, nhất định sẽ được tôn kính khâm phục, uy danh sẽ càng cao.

  1. Lấy học thức quản người

Một người lãnh đạo nếu không có đủ tri thức và trình độ nghiệp vụ cao, thậm chí vô học, mà lại hoa chân múa tay trước mặt cấp dưới có chuyên môn, thật khó có ai phục anh ta. Ví dụ, hiệu trưởng một trường mà lại không thể lên lớp giảng bài, một viện trưởng bệnh viện mà lại không biết về y thuật, thì làm gì có uy tín. Ngược lại nếu có đầy đủ trình độ chuyên môn cần thiết, không những có thể vận dụng hiểu biết của mình lãnh đạo tốt công tác của ngành, đơn vị mình mà còn có nhiều tiếng nói chung với cấp dưới. Người lãnh đạo như thế, hỏi ai không kính phục.

  1. Lấy tài quản người

Một người lãnh đạo tài hoa có thể tạo ra cho người khác cảm giác tin cậy, an toàn, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Nhân viên do người ấy lãnh đạo vẫn đồng tâm, đồng sức theo người lãnh đạo vượt qua khó khăn. Nếu người lãnh đạo có cách nói năng sinh động, lưu loát, ngắn gọn, có tính lôgic, có sức thuyết phục, lan truyền thì đó là một người lãnh đạo có tư tưởng sâu sắc, hiểu biết rộng, trình độ cao. Còn nếu nói năng thô thiển khô khan, sáo rỗng, lề mề, câu sau không ăn nhập với câu trước, không hề có một sự khiêu gợi, khuyến khích, người ta sẽ cảm thấy đó là người lãnh đạo có trình độ tồi. Những điều đó có thể phản ánh năng lực lãnh đạo cao hay thấp, tốt hay xấu.

ĐỌC THỬ

* Biện pháp của người lãnh đạo

Dựa vào sự phát triển của lịch sử loài người, con người hiện đại chia biện pháp quản lý người thành 4 loại:

1. Quản lý truyền thống. Cấp dưới bị coi như “người máy”, “bộ phận máy móc”, quản lý một cách tàn nhẫn phi nhân tính.

2. Quản lý khoa học. Ông chủ coi như cấp dưới là “con người kinh tế”, chủ yếu dựa vào hiền tài và định mức để kích thích tính tích cực của con người.

3. Khoa học hành vi. Coi cấp dưới là “con người xã hội”, điều động tính tích cực của con người từ góc độ quan hệ giữa người với người.

4. Quản lý hiện đại. Coi cấp dưới là “Con người phức tạp”, chủ ý nghiên cứu từ các khía cạnh, thoả mãn yêu cầu của cấp dưới, điều động tính tích cực của họ.

Diễn biến từ “con người máy”, “con người kinh tế”, “con người xã hội” đến con người phức tạp, con người đã làm thay đổi được địa vị nô dịch, bị bóc lột, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họ, mở ra tương lai rộng lớn.

* Chế độ lãnh đạo

Về quản người, có 4 chế độ cần phải duy trì:

1. Xây dựng bộ máy quản lý nhân tài và đặt ra các quy tắc chế độ quản lý nhân tài.

2. Đề ra các chính sách, kế hoạch khai thác phát triển nhân tài và giám sát tình hình thực hiện.

3. Tổ chức giao lưu và lưu chuyển hợp lý nhân tài giữa các khu vực, các nghành, các xí nghiệp và trong nội bộ xí nghiệp.

4. Xây dựng hồ sơ nhân tài, làm căn cứ để quản lý nhân tài.

* Nguyên tắc của người lãnh đạo

1. Nguyên tắc có thể lên, có thể xuống. Phải dựa vào tính chất khác nhau, trình độ khác nhau của nhân tài để quản lý đúng vị trí vầ nâng cao tài năng từng cấp.

2. Nguyên lý điều tiết tầng thứ theo hệ thống. Quản lý phải có tầng thứ. Tầng thứ ít, biên độ quản lý phải rộng; biên độ quản lý hẹp tầng thứ sẽ tăng.

3. Nguyên tắc bổ sung cho nhau. Xí nghiệp hiện đại cần phải có nhiều nhân tài.

4. Nguyên tắc phải theo tình hình động. Tình hình công tác có thay đổi, nhân tài cũng sẽ thay đổi, nhân tài lưu động sẽ giúp phát huy được tài năng.

* Phương pháp của người lãnh đạo

1. Coi công việc của cấp dưới là việc của mình.

2. Phải hòa mình với cấp dưới. Hành vi thường ngày của người lãnh đạo, cấp dưới đã nhìn thấy rõ. Đừng nên cho rằng bạn có thể thao túng được mọi người mãi mãi, khi lợi ích thiết thân của nhân viên bị tổn hại, họ cũng sẽ vùng lên chống lại. Cho nên phải hòa mình với họ, có thể xóa bỏ được ý nghĩ thù hằn của họ.

2. Quản lý khoa học. Ông chủ coi như cấp dưới là “con người kinh tế”, chủ yếu dựa vào hiền tài và định mức để kích thích tính tích cực của con người.

3. Khoa học hành vi. Coi cấp dưới là “con người xã hội”, điều động tính tích cực của con người từ góc độ quan hệ giữa người với người.

4. Quản lý hiện đại. Coi cấp dưới là “Con người phức tạp”, chủ ý nghiên cứu từ các khía cạnh, thoả mãn yêu cầu của cấp dưới, điều động tính tích cực của họ.

Diễn biến từ “con người máy”, “con người kinh tế”, “con người xã hội” đến con người phức tạp, con người đã làm thay đổi được địa vị nô dịch, bị bóc lột, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họ, mở ra tương lai rộng lớn.

* Chế độ lãnh đạo

Về quản người, có 4 chế độ cần phải duy trì:

1. Xây dựng bộ máy quản lý nhân tài và đặt ra các quy tắc chế độ quản lý nhân tài.

2. Đề ra các chính sách, kế hoạch khai thác phát triển nhân tài và giám sát tình hình thực hiện.

3. Tổ chức giao lưu và lưu chuyển hợp lý nhân tài giữa các khu vực, các nghành, các xí nghiệp và trong nội bộ xí nghiệp.

4. Xây dựng hồ sơ nhân tài, làm căn cứ để quản lý nhân tài.

* Nguyên tắc của người lãnh đạo

1. Nguyên tắc có thể lên, có thể xuống. Phải dựa vào tính chất khác nhau, trình độ khác nhau của nhân tài để quản lý đúng vị trí vầ nâng cao tài năng từng cấp.

2. Nguyên lý điều tiết tầng thứ theo hệ thống. Quản lý phải có tầng thứ. Tầng thứ ít, biên độ quản lý phải rộng; biên độ quản lý hẹp tầng thứ sẽ tăng.

3. Nguyên tắc bổ sung cho nhau. Xí nghiệp hiện đại cần phải có nhiều nhân tài.

4. Nguyên tắc phải theo tình hình động. Tình hình công tác có thay đổi, nhân tài cũng sẽ thay đổi, nhân tài lưu động sẽ giúp phát huy được tài năng.

* Phương pháp của người lãnh đạo

1. Coi công việc của cấp dưới là việc của mình.

2. Phải hòa mình với cấp dưới. Hành vi thường ngày của người lãnh đạo, cấp dưới đã nhìn thấy rõ. Đừng nên cho rằng bạn có thể thao túng được mọi người mãi mãi, khi lợi ích thiết thân của nhân viên bị tổn hại, họ cũng sẽ vùng lên chống lại. Cho nên phải hòa mình với họ, có thể xóa bỏ được ý nghĩ thù hằn của họ.

3. Phải đặt mình vào vị trí của họ. Phải luôn luôn xuất phát từ quan điểm của họ để kiểm nghiệm xem quyết định của bạn đúng hay sai.

4. Hãy giao quyền cho nhân viên tuyến một. Những việc cụ thể nên để cho nhân viên tuyến một quyết định.

5. “Phóng tay giao quyền”. Một người lãnh đạo kinh doanh có hiệu suất cao cần phải biết “phóng tay giao quyền” để giành thời gian vào những công việc người lãnh đạo cần làm.

6. Phải nói cho nhân viên biết những khó khăn. Hãy báo cho nhân viên biết những khó khăn hiện thực, có thể ngăn ngừa không để mâu thuẫn sâu sắc.

7. Phải quan tâm đến nhân viên. Có khi chỉ quan tâm vào chút việc nhỏ, cũng có thể cải thiện rất lớn đến quan hệ quần chúng của bạn.

8. Khai thác phát triển trí tuệ của nhân viên. Hãy tranh thủ ý kiến của những nhân viên dưới quyền, khiến họ phải động não suy nghĩ, khai thác phát triển trí tuệ của họ.

9. Phải biết lắng nghe nhiều loại ý kiến. Khi đưa ra quyết định, phải biết lựa chọn trong những phương án có thể lựa chọn, phương án tốt là phương án được chọn ra bằng cách so sánh với các phương án kém hơn.

10. Phải quan tâm chú ý đến cách thức bố trí nhiệm vụ. Người cấp trên thông minh nhất là người rất ít phải sử dụng đến uy quyền.

11. Phải nhìn vào kết quả công việc chứ không phải lượng công việc nhiều hay ít. Đánh giá một con người phải chú ý đến sự cống hiến của anh ta.

12. Phải có dũng khí nói “Không”. Một người kinh doanh giỏi phải có dũng khí nói “không”, và sau chữ “không” mạnh mẽ đó phải làm cho cấp dưới thấy được sự uy nghiêm của người lãnh đạo.

* Bản lĩnh của người lãnh đạo

1. Phải biết nói năng. Nói năng là năng lực cơ bản nhất của một con người, dù là ra lệnh, là biện hộ cho bản thân, hay là trình bày lập trường của mình, nếu nói năng khéo léo, có thể có được hiệu quả lớn gấp bội.

2. Quan hệ tốt với mọi người. Quan hệ với mọi người là một nghệ thuật trong đời sống hàng ngày, có nhiều lúc ta phải quan hệ với người khác, cả khi quan hệ với cấp dưới khó xử ta vẫn là người chiến thắng.

3. Phải có tính hài hước. Tính hài hước là một vũ khí khá quan trọng trong công tác quản lý nó có thể hoá giải mối quan hệ căng thẳng giữa người với người, có thể làm dịu tình hình căng thẳng giữa người này với người kia, đó là một công cụ không mất tiền mua mà lại có hiệu quả nhất.

* Lời nói của người lãnh đạo

1. Phải học cách nói năng, khéo nói và tài nói.

2. Phải có tính quyền uy. Người lãnh đạo cần phải sử dụng ngôi thứ nhất là “Tôi” làm cách nói khảngh định, ví dụ như “Tôi cho rằng”, ” Tôi quyết định” để đối phương biết đó là một sự thật. Nếu mà thay cách nói thành ” ý anh thế nào ? “, “Anh nói xem thế nào ?”, thì sẽ trở nên yếu thế.

3. Thường dùng cách nói ở thời hiện tại, nhất thiết không được dùng “Lần sau anh nhất định phải giữ được bình tĩnh…” sự thực là, nếu bỏ qua lần này thì lần sau khi gặp phải trường hợp như thế này, anh sẽ vẫn nói theo cách như thế. “Lần sau, anh phải tuyệt đối giữ được bình tĩnh…” như thế không tạo được uy nghiêm, không thể nào xoá được thực trạng.

4. Cách nói nhất định phải rõ ràng, tuyệt đối không được phép do dự, trần trừ. Nhất thiết phải tránh cách nói dùng những từ như “tương đối” hoặc “có”, “điều kiện”, phải nói là “Anh phải thế”, “Anh phải hiểu…”.

5. Mỗi lần chỉ nói một việc. Không được nói kèm việc này đến việc khác, khi nói chỉ một lý do, không nói nhiều.

6. Tăng cường ngữ khí. Tăng cường ngữ khí sẽ làm cho cách nói thêm sức mạnh, nếu nói:”Mọi người phải tin tưởng…” tuy cũng tốt rồi, nhưng nếu thêm vào thành “Tôi tin mọi người đều tin tưởng…” thì hiệu quả còn tốt hơn nữa.

7. Nghĩ kĩ rồi hãy nói. Tuyệt đối kiêng kị không nói ra một việc chưa được suy nghĩ kỹ, vì lỡ nói một lần, hai lần, nhất định cấp dưới sẽ mất tin tưởng. Cho nên khi đề ra mục tiêu, phải thực tế, có thể thực hiện được. Những câu chữ như “vĩnh viễn”,”tuyệt đối”,”hoàn mỹ”,”hoàn toàn”, nên tránh không dùng.

8. Gắn liền với danh ngôn. Những câu danh ngôn lập chí cần ghi nhớ nên treo ở chỗ dễ thấy, như vậy bạn sẽ có thể vận dụng thường xuyên, nhờ đó mà nâng cao được uy tín.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button