Kỹ năng mềm

36 chước chước gì là hơn

36 chuoc chuoc gi la hon - Tu Dinh Trach1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Từ Dĩnh Trạch

Download sách 36 chước chước gì là hơn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Cuốn sách này được dịch từ nguyên bản Trung văn gồm 36 chước: Chước thứ nhất: Giấu trời qua biển, Chước thứ hai: Một mũi tên bắn hai đích,Chước thứ ba: Mượn dao giết người, Chước thứ tư: Lấy nhàn đánh mệt, Chước thứ năm: Cháy nhà hôi của, Chước thứ sáu: Chỉ Đông đánh Tây, Chước thứ bảy: Biến không thành có v.v…Chước thứ ba mươi sáu: Chước chuồn.

Khi đọc cuốn sách chúng ta sẽ học được những nghệ thuật xử lý công việc một cách khôn khéo, linh hoạt và đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên khi được xuất bản chắc hẳn cuốn sách còn có nhiều khiếm khuyết, hi vọng sẽ nhận được sự góp ý và ủng hộ nhiệt tình từ phía bạn đọc để những lần tái bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Xin gửi lời cảm ơn tới độc giả và trân trọng giới thiệu.

CHƯỚC THỨ NHẤT – Giấu trời qua biển

(Mãn thiên quá hải)

Giấu trời qua biển, tức là nói theo ý câu tục ngữ “qua được biển tức là thần tiên”. Trong hoàn cảnh bị người khác khống chế hoặc đang ở thế không có lợi, muốn giành chủ động, chuyển bại thành thắng, rất dễ nảy sinh ý nghĩ “Giấu trời qua biển”. Bởi vì kế này nằm ở chỗ lợi dụng sự mất cảnh giác nhất thời của đối phương, mà không nhất định phải trực tiếp làm nguy hại hoặc uy hiếp đối phương, mà lại dễ dàng áp dụng, dễ đạt hiệu quả cao.

“Giấu trời qua biển” khác với “tự che mắt để ăn cắp”. “Tự che mắt để ăn cắp” là muốn lừa người khác, nhưng lại biến khéo léo thành vụng về, thành ra lại lừa ngay chính mình, “Giấu trời qua biển”, là một kế hoàn chỉnh, có mục đích nhất định, làm người khác ngu muội ngay trong tầm tay mình.

Hậu quả của hai việc này tuy không giống nhau, nhưng đều xuất phát từ nghệ thuật lừa dối, lừa được người tức là “qua được biển là thần tiên”. Không lừa được thì như “?”. Sự khác nhau giữa thông minh, ngu đần, chẳng qua chỉ cách nhau một sợi tóc.

Hãy nói về Tần Cối, là người thi hành chính sách đầu hàng của Tống Cao Tông, dùng kim bài để triệu Nhạc Phi về, hòng trừ khử viên tướng chủ chiến kịch liệt nhất này đi, đó là thủ pháp, thế nhưng sự việc không kín đáo, gây nên sự công phẫn, đến khi Hàn Thế Trung hỏi thẳng trước mặt rằng Nhạc Phi có tội gì? Tần Cối lại nói: “Không cần phải có”. Hàn Thế Trung mới vạch trần sự việc, hét lớn “Không cần phải có”, sao phục được thiên hạ. Vì câu nói đó, Tần Cối đã không “giấu trời” nổi. Mấy từ “Không cần phải có” bỗng thành chứng cứ của tên “tự che mắt mà ăn trộm”. Cho dù có dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, thế nhưng thời bấy giờ và ngay cả sau này cũng vẫn bị người đời chửi là đồ Hán gian, ngay đến con cháu các đời sau của hắn cũng còn nói: “Trên đời từ nay vắng tên Cối, đứng trước mồ, ta vẫn xấu hổ vì mang họ Tần”.

Cho nên khi áp dụng kế này, nhất định phải quan sát rõ, cân nhắc cho chu đáo, làm cho mau lẹ, kín đáo. Nếu không sẽ biến khéo léo thành vụng về, hối không kịp.

Thời xưa, Tề Hoàn Công, đã từng dùng cũi tù để dẫn độ Quản Trọng về nước, đó chẳng qua là sợ nước đối địch mưu hại ông ta, rồi khi nước Tần muốn tin dùng Bá Lý Hề, cố ý nói là một tên trốn tù, bỏ ra năm tấn da dê làm giá chuộc, tiếp tục dẫn độ hắn về tiếp tục thi hành án, cũng chẳng qua là sợ nước Sở không chịu buông thả. Gần đây hơn là Lương Thiên Lai ở Quảng Đông muốn lên Kinh đô tố cáo ngự trạng cũng cố ý dùng xe chở tù áp tải về Quảng Châu, đó cũng là do sợ tên thủ phạm Lăng Quý nghe tin chạy trốn mất.

Những kế hoạch đó sở dĩ thành công được đều là do làm kín đáo mau lẹ.

TỀ KHƯƠNG THỪA SAY KHIỂN TRÙNG NHĨ

Thời Xuân Thu, công tử nước Tấn là Trùng Nhĩ, từ khi bị mẹ kế là Lệ Cơ đuổi đi, lưu lạc ở nước ngoài, lấy nàng Tề Khương công chúa nước Tề làm vợ, cuộc sống khá ung dung.

Cùng sống lưu vong với Trùng Nhĩ còn chín vị thần tử khác trong Triều, ai ai cũng đều có tài kinh bang tế thế, luôn luôn mong mỏi ngày phục hưng đất nước. Họ sở dĩ phải xa lìa vợ con, theo đuổi triều thần tả hữu, cũng không ngoài việc gửi gắm niềm hy vọng vào chàng “con riêng” Trùng Nhĩ này.

Thế nhưng, Trùng Nhĩ đã sống trên đất Tề bảy năm rồi, ngày đêm vợ chồng hú hí, một điều ái khanh, hai điều ái khanh, căn bản chẳng còn để tâm gì đến việc lớn của nước nữa. Trong số thần tử, một đại thần tên là Triệu Thôi, có lần đã nói với mọi người.

– Mục đích của chúng ta cùng công tử lưu vong nước ngoài, là mong sự giúp đỡ của ngoại bang để chấn hưng đất nước, nhưng tình thế hiện nay của nước Tề vô cùng nhiễu loạn, họ đã chẳng lo liệu nổi cho mình lấy đâu ra lực lượng để giúp ta? Chi bằng ta sớm rời khỏi đây, sang nước khác tìm cách khác vậy.

Họ muốn hỏi ý Trùng Nhĩ, song đợi tới mười ngày cũng chưa gặp mặt.

Ngụy Thù không chịu bèn lên tiếng, nói:

– Thế này thì còn ra cái gì nữa!

Lúc đầu mọi người cho rằng công tử là một người có chí khí, nên mới lìa bỏ quê hương đất nước, không nề gian khổ cùng nhau lưu vong. Thế nhưng ông ta lại ngày ngày kè kè bên vợ mới, quên cả anh em chúng ta, việc nước cũng gác bỏ một nơi. Bảy năm trời rồi chẳng làm nên trò trống gì, muốn gặp ông ta, đợi mười ngày vẫn không thấy bóng dáng đâu, thế thì còn nói chi đến việc lớn!

Hồ Yển bèn tiếp lời:

– Đây không phải là nơi bàn công chuyện, xin mời mọi người hãy theo tôi.

Thế là mọi người kéo nhau ra một chỗ ở ngoài cửa Đông Thành gọi là “Bóng dâu”, ở đó có một vườn dâu lớn, cây cao lá rậm tầng tầng lớp lớp, nhìn không thấy trời. Họ ngồi túm tụm với nhau một chỗ. Triệu Thôi lên tiếng hỏi:

– Hồ tiên sinh có ý gì muốn dạy chúng tôi vậy? Hồ Yển nói:

– Công tử có muốn rời nước Tề hay không, đó là việc của ông ta, nhưng nên hay không nên đi khỏi đây lại là việc của chúng ta. Chỉ cần mọi người cùng nghĩ cách, chuẩn bị hành lý sẵn sàng, đợi công tử ra, sẽ mời ra ngoài thành đi săn, bước ra khỏi cổng thành, chúng ta sẽ ép ông ta lên đường. Đến lúc ấy, ông ta muốn không đi cũng không được. Mọi người nghĩ xem như thế có được không?

Kế hoạch ấy được mọi người tán thành, vui vẻ ra về, và cho rằng ở một nơi vắng vẻ như nơi này sẽ chẳng còn ai biết được.

Thế nhưng lúc họ đang vui mừng sôi nổi bàn bạc với nhau, đã bị mấy cô gái hái dâu núp trên cây nghe trộm hết, bọn chúng là thị tỳ của Tề Khương vợ Trùng Nhĩ. Hôm ấy bọn họ đang hái dâu bỗng thấy một đám người hội họp dưới gốc cây dâu, bèn dừng tay nín thở nghe lõm. Đến lúc về, đã kể lại hết với Tề Khương.

Tề Khương nghe xong, dặn dò bọn chúng:

– Không được nói nhảm nhí, làm gì có chuyện đó, cũng không thể xảy ra chuyện đó được.

Nói xong đem nhốt bọn thị tỳ ấy vào một căn phòng kín, nửa đêm ngầm sai tay chân giết hết đi để bịt đầu mối.

ĐỌC THỬ

Sau đó, bèn đem mọi chuyện nói hết lại với Trùng Nhĩ:

– Các thần tử của chàng muốn chàng rời khỏi đây sang nước khác, hôm nay họ đã họp bàn ở vườn dâu, để cho bọn thị tỳ hái dâu nghe trộm được, thiếp e chúng nó lở mồm hở chuyện ra gây điều rắc rối, nên đã giết hết cả rồi, chàng hãy sớm chuẩn bị để ra đi cùng họ.

Trùng Nhĩ nghe xong, trừng mắt lên, ngay sau đó lại chau mày, thở dài:

– Ôi! Làm người thì cũng chẳng ngoài việc mưu cầu hưởng thụ, hà tất phải bôn ba đây đó làm gì? Chuyện đã qua thì hãy cứ để cho nó qua đi có tốt hơn không? Hiện giờ ta đã rất vừa lòng với cuộc sống này rồi, ta định sẽ suốt đời ở đây, không bao giờ nghĩ đến việc đi nơi khác nữa.

Tề Khương nói hết sức nghiêm chỉnh và chính đáng:

– Dân chúng nước Tấn của chàng đang mỏi mòn trông đợi chàng về làm chủ. Lẽ nào đến làm vua, chàng cũng không muốn làm? Mối thù của anh em cũng không muốn báo? Không quan tâm chút nào đến nỗi thống khổ của muôn dân, đến lợi ích của đất nước?

Trùng Nhĩ nổi giận nói:

– Thôi đủ rồi, đủ rồi, hãy im đi! Ta đã chán nghe những lời đó, chán cả cảnh sống lưu vong đây đó, đây chính là nhà ta, bất kỳ thế nào ta cũng không đi khỏi đây!

Sớm ngày hôm sau, bọn Triệu Thôi đến yết kiến Trùng Nhĩ, mời đi săn. Lúc đó Trùng Nhĩ còn chưa dậy, uể oải nằm trên giường, nghe thấy bọn người kia tới, bực bội trong lòng, bèn sai người ra báo với họ rằng, trong người khó chịu, không thể tiếp kiến được.

Tề Khương thấy vậy, rủa thầm một câu: “Đồ hại dân”, rồi ngầm sai người tâm phúc mời riêng Hồ Yển vào một phòng kín, đuổi hết tả hữu lui ra, hỏi nhỏ Hồ Yển đến có việc gì?

Hồ Yển nói:

– Công tử bình thường rất thích săn bắn, gần đây ít khi ra ngoài, e rằng lâu ngày không cất nhắc chân tay, mai một mất võ nghệ, cho nên bọn thần tới đây có ý muốn mời người đi săn; ngoài ra không có việc gì khác ạ!

Tề Khương mỉm cười, cố ý nói xa xôi, hỏi:

– Thế lần này đi săn, các ông định đi đến đâu? Nước Tống, nước Tần, hay nước Sở?

Hồ Yển nghe đến đấy, giật mình, ngẫm không hiểu sao mà bà ta biết chuyện, nhưng vẫn tảng lờ như không, đáp:

– Dạ, thưa đi săn thì làm gì mà phải đi xa thế ạ?

– Đúng ra, đi săn thì cũng chẳng kể gì xa hay gần, vả lại vật săn không hẳn là muông thú, có khi lại còn săn cả người, phải thế không?

Hồ Yển đã cảm nhận được trong lời nói đó có ý châm chọc, bất giác không mở miệng ra được nữa, vội cúi gằm mặt, ngước mắt nhìn trộm Tề Khương.

Tề Khương bèn thực thà hỏi lại:

– Thôi thì ta nói cho mà nghe, mục đích của các người đến đây ta đã hiểu rồi, mượn cớ là đi săn, để trước hết là săn công tử, rồi ép người lên đường cao chạy xa bay, có đúng vậy không?

– Dạ cái đó… – Hồ Yển bắt đầu run, lúng túng, không biết làm gì.

– Ta đã biết hết, nhưng xin lão tiên sinh chớ nên lo lắng. Tề Khương mạnh dạn đứng lên nói: – Ta biết rất rõ, các vị một dạ trung thành, làm như vậy hoàn toàn là vì tiền đồ của công tử, vì muôn dân của nước Tấn. Tối hôm qua, ta cũng đã khuyên nhủ mấy lần, song công tử vẫn không tỉnh ngộ, nói rằng có chết cũng không rời khỏi đây.

Lúc này Hồ Yển mới thấy yên tâm, nói:

– Thật khó mà có được người thấm sâu đại nghĩa như phu nhân đây!

– Thế nhưng có điều… Tề Khương nói tiếp – Sớm muộn gì ta cũng phải đưa công tử đi, thế này nhé, tối nay ta sẽ tìm cách cho công tử uống thật say, để các ngài đưa công tử đi suốt đêm, lão tiên sinh xem thế nào? Có được không?

– Được thì hẳn là được, thế nhưng, phu nhân…?

– Các người không phải lo cho ta. Các người đã vì công tử, xa lìa vợ con lưu lạc nước ngoài, lẽ nào ta không thể chịu khổ vì chồng một chút hay sao? Công tử là người nước Tấn, thuộc về dân chúng nước Tấn. Ta làm sao có thể ích kỷ, để cho bao nhiêu người bị thất vọng như thế…?

– Phu nhân! Người…

– Thôi hãy mau mau về chuẩn bị đi, còn cứ phu nhân, phu nhân mãi thế làm gì?

Hồ Yển cáo từ lui ra, lập tức đi thông báo cho mọi người, chia nhau chuẩn bị mọi thứ, nhất nhất sắp xếp đâu vào đấy. Bọn Triệu Thôi bí mật ra ngoài thành đợi sẵn. Hồ, Ngụy hai người đưa xe đợi nơi cổng thành đón tin của Tề Khương.

Tối hôm ấy, Tề Khương bày tiệc linh đình, vợ chồng cùng dự, Trùng Nhĩ hỏi lý do gì vậy? Tề Khương nói:

– Thiếp biết công tử sắp đi chơi xa nên bày tiệc để tiễn chàng!

– Ta nói với ái khanh điều này bao giờ? Trùng Nhĩ tỏ ra lạ lùng, tiếp:

– Ôi dào, người sống trên đời chẳng qua cũng chỉ mấy chục năm, đây sống được thì thôi, hà tất phải tất bật khắp nơi phiêu bạt!

– Khốn thay các thần tử của chàng muốn ra đi, lẽ nào chàng không ưng thuận? Tề Khương thẽ thọt hỏi thêm.

Trùng Nhĩ bỗng thay sắc mặt, chén rượu đang uống bỗng dừng, nét mặt bỗng sa sầm, lặng nhìn vào khoảng không chẳng thèm nói một lời. Một lát sau, Tề Khương vừa cười vừa hỏi:

– Có thực chàng không đành lòng xa thiếp, chàng không lừa dối thiếp chứ?

– Ai dối nàng làm gì? Đại trượng phu đã nói không đi là không đi, lấy dao kề cổ cũng không đi – Trùng Nhĩ ngẩng đầu, gạt tay một cái trong không, làm ra dáng khí phách của bậc đại trượng phu!

– Ái dà! Lòng dạ thiếp giờ đây mới thực yên tâm đấy! Tề Khương bỗng cười lên, ngã vào lòng chồng, rồi nũng nịu.

– Thiếp cố ý thăm dò vậy thôi, cả mấy lão kia cũng thế, họ muốn chia rẽ vợ chồng mình! Nói để chàng hay, bữa tiệc này, nếu chàng thực lòng muốn đi, thiếp có giữ cũng không được thì để tiễn chàng. Còn nếu không đi ư? Thì là để chúc mừng đôi ta từ nay mãi mãi không bao giờ chia lìa. Đã rõ chưa, sao mà ngốc thế? Nàng dùng ngón tay chỉ yêu vào trán chồng, khiến đầu Trùng Nhĩ lắc lư, rồi hai ánh mắt gặp nhau, bỗng chẳng hẹn mà nên, cùng cất tiếng cười, cả hai người cùng đắm say trong niềm hoan lạc.

Tề Khương luôn chuốc rượu cho chồng. Trùng Nhĩ quá vui, dốc vào miệng hết chén này đến chén khác, chẳng bao lâu đã say bí tỷ, rồi ngã gục xuống.

Tề Khương vội vàng dùng khăn quấn chặt người Trùng Nhĩ rồi cho người đi báo cho với bọn Hồ, Ngụy. Được tin họ cùng vào khiêng cả người lẫn chăn ra đặt vào xe rồi dứt khoát ra roi. Tiếng giục ngựa vang lên, kèm theo là tiếng vó ngựa gõ mặt đường. Xe từ từ chuyển bánh.

Tề Khương đứng lặng người trong khung cửa, ngoái ra xe vẫy tay liên hồi, bỗng lòng nhói lên, không cầm lòng nổi, nước mắt cứ thế tuôn lã chã.

TÍN LĂNG QUÂN TRỘM PHÙ CỨU TRIỆU

Tần Chiêu Vương cử Bạch Khởi làm chủ tướng, sau khi tiêu diệt bốn mươi vạn quân nước Triệu ở Trường Bình, thừa thắng áp đảo tận Kinh thành, vây chặt thành Hàm Đan.

Em trai của vua Triệu là Bình Nguyên Quân, lại là anh rể của Tín Lăng Quân, công tử nước Ngụy, bởi vậy Triệu Vương mấy lần cầu xin với Ngụy Vương và Tín Lăng Quân cho quân nước Ngụy ra cứu viện. Ngụy Vương bèn cử tướng quân Tấn Bỉ thống soái mười vạn đại quân đi cứu nước Triệu.

Tần Vương nghe được tin này, lập tức cho người đi cảnh cáo Ngụy Vương rằng:

– Ta đem quân đánh nước Triệu, sớm muộn gì cũng đánh được họ, bất kỳ nước nào dám đem quân đi cứu viện, sau khi ta đánh xong nước Triệu, sẽ điều quân đi đánh nước đó luôn.

Ngụy Vương nghe vậy hết sức lo lắng, vội lệnh cho Tấn Bỉ dừng cuộc tiến lại, đóng quân ở Nghiệp thành, trên danh nghĩa nói là đi cứu viện nước Triệu, nhưng thực tế là quan sát nghe ngóng tình thế, rồi áp dụng thái độ hai mặt.

Bình Nguyên Quân đợi đã sốt ruột, luôn cử người sang nước Ngụy trách Tín Lăng Quân:

– Ta sở dĩ làm thân thích với nước Ngụy, chính vì nhà ngươi có lòng hào hiệp, nghĩa khí, có thể giải cứu mối nguy nan cho kẻ khác. Giờ đây, Hàm Đan sớm muộn gì cũng mất, mắt đã trông thấy cảnh phải đầu hàng nước Tần, thế mà cứu binh nước Ngụy trước sau vẫn cứ dò xét trên đường đi, chẳng còn thấy nghĩa khí của người đâu nữa? Chị ngươi sợ mất thành thì bị bắt, đêm ngày than khóc, cho rằng ngươi không đồng ý thì với ta cũng được, nhưng lẽ nào ngươi lại không đoái thương cả chị gái mình…?

Tín Lăng Quân rất buồn lòng, nhiều lần đi thỉnh cầu Ngụy Vương, còn nhờ cả người khác đến khuyên việc tiến binh. Nhưng Ngụy Vương lại sợ nước Tần trả thù, trước sau vẫn không bằng lòng.

Tín Lăng Quân biết Ngụy Vương không còn bụng dạ nào đi cứu Triệu nữa, bèn tự mình quả quyết đi cứu nước Triệu. Sau khi bàn bạc với các môn khách, Tín Lăng Quân đã tập hợp được một trăm bộ chiến xa, chuẩn bị xông vào đánh nước Tần, cùng sống mái với nước Triệu.

Tín Lăng Quân dẫn quân qua cửa đông thành thì gặp lão già gác cổng là Hầu Sinh, bèn nói với ông ta về việc mình muốn đi sống mái một phen với nước Tần. Đến lúc chia tay, Hầu Sinh lạnh lùng nói:

– Người hãy cố đi làm việc ấy, lão già rồi, không thể đi cùng được.

Đi được mấy dặm, Tín Lăng Quân chợt nghĩ: Bình thường mình chẳng có điều gì làm mất lòng Hầu Sinh bao giờ, mình sắp đi sống mái một phen với kẻ khác, tại sao lại không một lời khuyên can, hay động viên? Quả là chuyện kỳ lạ, bởi thế bèn bảo mọi người dừng lại, một mình quay trở về.

Lúc ấy Hầu Sinh đang đứng ngoài cửa, thấy Tín Lăng Quân quay lại, bèn cả cười và nói:

– Ta biết ngay, thế nào ông cũng quay lại tìm ta mà!

– Tiên sinh sao lại biết? – Tín Lăng Quân hỏi lại.

Hầu Sinh nói:

– Chuyện đó thật đơn giản! Xưa nay ông rất tốt với lão, bây giờ sắp đi vào chỗ chết, lão lại chẳng hề tiễn đưa, trong lòng ông sẽ ấm ức không vui, lão đoán ông sẽ quay lại, hỏi cho ra nhẽ!

Tín Lăng Quân nói:

– Đúng thế, tiên sinh đoán không sai, tôi e rằng mình có gì thất lỗi với tiên sinh, mới khiến người lạnh nhạt với tôi như thế, cho nên muốn hỏi cho ra nhẽ!

– Ta biết xưa nay ông vốn quý trọng người tài, nuôi nấng bao nhiêu môn khách như thế, nhưng đến nay gặp phải chuyện nguy nan, lại chẳng nghĩ ra được cách gì, chỉ còn mỗi cách là đi thí mạng cho quân Tần, thế thì chẳng khác gì đưa thịt dâng vào miệng cọp, thử hỏi liệu có ích gì?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button