Kinh doanh - đầu tư

TedBooks – Nhìn Mặt Mà Bắt Hình Dong? 

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : Chip Kidd

Download sách TedBooks – Nhìn Mặt Mà Bắt Hình Dong ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


CHÀ, BẠN VẪN ĐANG ĐỌC, THẾ THÌ CHẮC NÓ CŨNG KHÔNG ĐẾN NỖI TỆ

Hoặc chí ít nó cũng gợi đủ tò mò.

Ấn tượng đầu tiên là chìa khóa giúp chúng ta tiếp nhận thế giới, và được thế giới tiếp nhận. Đó là bước đầu làm quen của chúng ta với tất cả mọi thứ: bạn bè, nơi làm việc, các sản phẩm, cửa hàng bán lẻ, Internet, hoạt động giải trí, các mối quan hệ, mẫu thiết kế. Và dựa trên ấn tượng ban đầu, chúng ta đánh giá mọi thứ. Không thể khác được. Nghe thật khủng khiếp phải không? Ngày nhỏ, chúng ta đều từng được dạy rằng: “Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong.” Nhưng chúng ta lại làm đúng như thế, vì chúng ta sống trong một nền văn hóa thị giác, và tâm trí phản ứng tức thì với những gì đập vào mắt.

Điều thực sự quan trọng không phải là đánh giá, mà là đánh giá như thế nào. Bằng trí tuệ? Sự cảm thông? Hay lòng trắc ẩn?

Nếu lấy thiết kế ra làm ví dụ, thì nguyên tắc “đừng phán xét” thậm chí hoàn toàn vô nghĩa. Từ trong bản chất, bản thiết kế đòi hỏi phải được đánh giá ngay từ lần đầu tiếp xúc, bởi vì nó được làm ra là để giải quyết vấn đề. Nếu không như thế thì… chính bản thân nó là một vấn đề.

Bạn đã phải điền bao nhiêu mẫu giấy tờ phức tạp quá mức? Bạn đã vào bao nhiêu trang web mà chẳng làm sao biết được cách dùng? Quả thật, điều quan trọng nhất ở một trang web là ấn tượng ban đầu, khả năng hiểu được nội dung ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Là một nhà thiết kế đồ họa, nhất lại là thiết kế bìa sách, tôi muốn nói rằng tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt không chỉ là thú vui, mà còn là công việc của tôi. Dù là mực trên giấy hay các pixel trên màn hình, một trang bìa sách không chỉ là bộ mặt của nội dung, mà còn là sự kết nối đầu tiên giữa bạn với nội dung đó.

Nhưng bạn không cần phải là một nhà thiết kế thì mới hiểu rõ giá trị của việc giải quyết vấn đề: dù là một nhân viên xã hội phải xử lý đống mẫu giấy tờ của chính phủ, một bác sĩ phân tích dữ liệu y tế, một lập trình viên web, hay thậm chí một nhân viên pha chế đang tìm hiểu máy pha cà phê espresso, bạn cũng có thể phân biệt khi nào thì một mẫu thiết kế có ích hay không có ích đối với mình.

Tôi phát hiện ra rằng hai khía cạnh hiệu quả nhất và thú vị nhất của ấn tượng đầu tiên – cả những ấn tượng tôi tạo ra lẫn gặp phải – nằm ở hai thái cực trái ngược: Rõ ràng và Bí ẩn. Sau hơn 30 năm hành nghề thiết kế, tôi vẫn tiếp tục bất ngờ với cách vận hành của hai yếu tố này, và những gì xảy ra khi chúng bị lẫn lỗn hoặc dùng sai cách.

Và quả là như vậy. Các chính trị gia có lẽ là những người bí ẩn nhất trên thế giới, thường là khi chúng ta cần họ phải rõ ràng nhất. Và trong thời đại Quá tải Thông tin, chúng ta đều chứng kiến những điều mà nếu bí ẩn thêm một chút thì sẽ có lợi (nghĩ ngay tới một gia đình có tên bắt đầu với chữ K).

Vậy, hãy bắt đầu với hai câu hỏi. Đầu tiên:

ĐỌC THỬ

KHI NÀO THÌ NÊN RÕ RÀNG?

Chuyện đó tùy thuộc vào thông điệp bạn muốn truyền tải, và bản chất của nó. Bạn nên rõ ràng khi cần mọi người hiểu mình ngay lập tức. Bạn muốn mọi thứ rõ ràng khi bạn cần thông tin quan trọng và cụ thể – ví dụ, hướng dẫn sử dụng máy tính hay điện thoại, hoặc khi bạn bị lạc và hỏi đường. Trong cả hai trường hợp, những thông tin cần thiết đều được trình bày mạch lạc, nếu không thì kết quả có thể vô cùng thê thảm. Đặc biệt là khi GPS mất tín hiệu.

Một ví dụ cực đoan hơn, nhưng không hề hiếm, là khi bạn nghe những đoạn ghi âm của các cuộc gọi 911 trên bản tin. Lúc nào tôi cũng nghĩ: “Nếu mình nhận cuộc gọi đó, liệu mình có hiểu được tình huống đang xảy ra không nhỉ?” Câu trả lời rất khác nhau, và tất nhiên, các cuộc gọi thường được thực hiện trong những giây phút hoảng sợ cực độ, nhưng chắc chắn đó là những tình huống mà người nói cần được hiểu.

Nếu áp dụng ý tưởng này vào công việc thiết kế trong cuộc sống thường nhật, thì các ví dụ bắt đầu trở nên rõ nét:

Tín hiệu cao tốc. Hướng dẫn sử dụng. Đồng hồ báo thức. Các lối thoát hiểm khẩn cấp. Lời thề nguyện trong lễ thành hôn.

Khi sự màu mè không có ý nghĩa gì, thì sự rõ ràng là điều cần thiết nhất.

Rõ ràng nghĩa là chân thành, trực tiếp, hợp lý, cơ bản, thẳng thắn, cực kỳ dễ đọc.

Không rườm rà.

Nhưng nếu lúc nào cũng dùng cách này thì mọi thứ có thể trở nên nhàm chán.

Giờ thì hãy nhìn vào mặt bên kia của vấn đề này và đặt ra câu hỏi:

KHI NÀO THÌ NÊN BÍ ẨN?

Sự quyến rũ của tính bí ẩn. Và sự thú vị của nó. Hoặc, nếu chúng ta không cẩn thận, sự đáng thất vọng của nó. Tính bí ẩn là một công cụ cực mạnh; cứ hỏi Gypsy Rose Lee (tra mạng đi mấy nhóc) hay những người làm phim Lost mà xem. Bạn nên tỏ ra bí ẩn khi muốn giành và giữ lấy sự chú ý của mọi người, khi bạn muốn đối tượng tác động của mình cố gắng hơn nữa – tóm lại là khi bạn có điều gì đó muốn che giấu.

Bí ẩn nghĩa là: một câu đố cần được giải, một mật mã cần phải phá, một ảo ảnh rất có thể chẳng phải là ảo ảnh, một giấc mơ bạn đang cố ghi nhớ trước khi nó phai mờ.

Cần phải nói rằng, sự bí ẩn cũng có thể rất đáng sợ: nỗi đau mơ hồ, thay đổi đột ngột, hành động phi lý, mất mát quyền lực. Sự đe dọa của cái chưa biết.

Trong công việc của tôi, tính bí ẩn cực kỳ quan trọng. Tôi thiết kế bìa cho đủ các loại sách: hư cấu, phi hư cấu, thơ ca, lịch sử, hồi ký, tiểu luận, truyện tranh. Mỗi thể loại lại đòi hỏi cách tiếp cận riêng về hình ảnh. Đôi khi, tôi muốn người xem “hiểu” ngay lập tức, nhưng thường thì tôi muốn khơi gợi đủ để họ tìm hiểu sâu hơn về cuốn sách (tức là phải mở nó ra, bắt đầu đọc, và hy vọng là sẽ mua nó).

Tính bí ẩn, từ trong bản chất, phức tạp hơn nhiều so với sự rõ ràng, và tôi cố gắng để tạo cân bằng giữa hai yếu tố này.

Vì thế, để phục vụ mục đích của cuốn sách này, tôi xin trân trọng giới thiệu…

THƯỚC ĐO ĐỘ BÍ ẨN

Lĩnh vực Đồ họa Thông tin chắc chắn đã tiến bộ nhiều trong mấy thập kỷ qua (xin cám ơn tờ USA Today vì các biểu đồ và đồ thị). Ý tưởng là tạo ra một sản phẩm hình ảnh truyền tải thông tin có thể được hiểu dù ở bất kỳ ngôn ngữ nào. “Thước đo độ bí ẩn” ở trang bên là một ví dụ: một cán cân đơn giản đánh dấu sự thăng bằng giữa Rõ ràng (!) và Bí ẩn (?) – yếu tố trước ở (1), yếu tố sau ở (10) – và tôi áp dụng nó vào tất cả các hình ảnh ví dụ trong cuốn sách này.

Lưu ý: Khi có điều gì đó ở cực này hay cực kia của cán cân, không nhất thiết có nghĩa là nó tốt hay xấu. Cũng như với mọi thứ trong đời, bạn phải xét đến bối cảnh. Một số ví dụ sẽ bí ẩn đến mức hoang mang trong khi đáng lẽ phải rõ ràng, và một số lại rõ ràng quá mức trong khi đáng lẽ phải kín kẽ hơn. Và ngược lại.

Vậy thì, ta hãy bắt đầu với quá trình…

1

HỌC CÁCH ĐÁNH GIÁ

Tôi thường được hỏi “Điều gì truyền cảm hứng cho anh?” và “Làm thế nào để anh khơi thông khi bị tắc mạch sáng tạo?” Câu trả lời vô tích sự cho câu hỏi đầu là tôi có thể lấy cảm hứng từ hầu như mọi thứ, cả tốt lẫn xấu. Nhưng khi cần giải quyết một vấn đề – dù là sửa chỗ rò, đuổi nai khỏi sân, hay cố gắng hàn gắn một mối quan hệ đang sứt mẻ – thì cảm hứng của bạn, đầu mối đầu tiên về việc cần làm, nằm ngay trong việc phân tích bản thân vấn đề. Đó chính là nơi giải pháp nảy sinh.

Còn về vấn đề tắc mạch sáng tạo, chất thông tắc tâm lý của tôi là môi trường cùng đồ vật và con người trong đó. Tôi may mắn được sống và làm việc ở Manhattan, và khi bí, tôi chỉ cần đi dạo qua hai hay ba tòa nhà theo bất cứ hướng nào, và lập tức, tôi được gợi nhớ tới sức bật của nhân loại cùng khả năng sáng tạo khi phải đối mặt với sự thờ ơ khủng khiếp và chi phí ngày càng đắt đỏ. Ở đây, bạn sẽ thấy một số công trình thiết kế đáng kinh ngạc (Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, tòa nhà Chrysler, Công viên Trung tâm), một số thì đúng là thảm họa (các lối đi trong ga tàu điện ngầm quá nhỏ đối với đám đông người qua lại, đèn báo nghỉ phục vụ của taxi, những vỉa hè được định ranh giới cẩu thả đột nhiên bị rào lại vì xây dựng), và tất cả những thứ nằm giữa hai thái cực này.

Nhưng bạn không cần phải là người New York hay một nhà thiết kế để hiểu rõ giá trị của cách mọi thứ được sáng tạo và cách chúng vận hành. Bạn chỉ cần quan tâm. Và tất nhiên, bạn phải đánh giá, thường là dựa trên ấn tượng đầu tiên. Vậy thì sao lại không học cách đánh giá tốt hơn?

Tôi sẽ trình bày một vài ví dụ về những đồ vật và địa điểm giúp hình thành nên cách nghĩ của tôi về thiết kế cũng như việc thiết kế đó phát huy hiệu quả như thế nào. Tôi bắt gặp các thiết kế trong cuộc sống hàng ngày, và đã tự mình chụp tất cả những tấm ảnh bên dưới.

Hãy bắt đầu với một vật rất đơn giản và thường không được chú ý tới:

XIN HÃY GIÚP TÔI SẮP XẾP CUỘC SỐNG CỦA MÌNH

Nếu làm trong ngành xuất bản, bạn sẽ nhanh chóng làm quen với những chiếc kẹp bướm. Chúng kẹp gần như mọi thứ lại với nhau, từ bản thảo cho tới những bản in thử, và tôi thấy chúng là một dụng cụ sắp xếp vô giá.

Với những bạn đọc không làm trong ngành xuất bản, các bạn hãy mua ngay mấy cái kẹp bướm đi. Sự đơn giản và thanh nhã của dụng cụ này cực kỳ rõ nét, trái ngược với các thư mục nằm trong thư mục trên máy tính. Và quai của chiếc kẹp có thể được bẻ gập xuống để trở thành dạng dẹt.

Bất cứ khi nào đi công tác (trung bình một tháng một lần), tôi đều in ra tất cả các giấy tờ có thể sử dụng tới – vé máy bay, lịch trình, mã đặt khách sạn, giấy tờ thuê xe,… – và gom hết vào một tập duy nhất bằng một chiếc kẹp bướm màu. Tôi quẳng tập giấy đó vào túi xách (với chiếc kẹp nổi bật bên trên – điều này rất quan trọng) và khởi hành. Khi cần đến giấy tờ, tôi có thể xác định được vị trí của chúng ngay lập tức nhờ màu sắc rực rỡ của chiếc kẹp.

Về chuyện lưu trữ tất cả những thứ này trên điện thoại, thì nên nhớ rằng: điện thoại của bạn có thể chết. Giấy tờ thì không chết, bởi vì nó vốn đã chết rồi và được hồi sinh.

Tôi nhớ có lần bị kẹt lại khi xếp hàng qua cửa an ninh ở sân bay JFK đằng sau một quý ông (e hèm) đang cố gắng “đánh thức” chiếc điện thoại thông minh trong tuyệt vọng để trình vé máy bay, không ăn thua gì. Nước mắt đã rơi.

Ấn tượng đầu tiên: Bóp, giữ, thả. Gọn gàng.

2


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button