Hồi ký - danh nhân

Má Tôi – trích Hồi Ký “Bóng Ngày Qua”

coffee_and_books1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Quách Tấn

Download sách Má Tôi – trích Hồi Ký “Bóng Ngày Qua” ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nhỏ thó, song thân vóc cân đối, thanh bai. Nước da trắng mịn. Tóc đen như huyền và dài chấm gót; mỗi lần gội phải đứng trên giường chải và hong cho khô. Thầy tôi bảo rằng lúc chải đầu, má tôi giống khóm liễu buông tơ trong bộ chén Mã-liễu của ông nội.

Má tôi là người có học, lúc nhỏ lại ở cùng bà ngoại tại An Thái là nơi thị tứ, cho nên từ ngôn ngữ, cử chỉ cho đến cách phục sức đều đoan trang thanh lịch. Ðoan trang thanh lịch chớ không kiểu cách xa hoa như phần đông con cái nhà phú trưởng giả chốn thị thành thời bấy giờ. Do đó, từ trong gia đình đến ngoài lân lý, ai nấy cũng thương yêu muốn làm thân. Dì hương Bỗng ở Xuân Hoà, mỗi lần về Trường Ðịnh thì trước hết chạy đi tìm má tôi. Và dì phó tổng Ninh ở Ðại Bình, “đi đâu cũng ghé vào nhà nói chuyện giây lát” 1. Bà Hay, bà Thi, bà Chiểu, bà Trét, bà tùng Dĩnh, bà Yên… ở trong thôn, tối nào cũng đến nhà chơi và làm dùm công việc… Bà Xã Cả (thân sinh cậu chánh Trần Trác, cậu tú Khương và dì hương Bỗng) mỗi lần gặp má tôi, đều cười:
– Thấy mầy, dù bận công bận việc đến đâu, tao cũng phải ngó.

Mợ tú Khương thường nói cùng chị em:
– Cùng một lứa tuổi mà bọn mình đứa nào cũng đã thành “đùm mắm nêm” cả (2) Chỉ có cô thông có bốn năm mặt con rồi mà vẫn còn mướt như mụt măng!

Mợ chánh Trác nghe mợ tú khen, không thích, nói:
– Người ta ăn ở không, chân giày chân dép. Còn mình rau heo, cháo chó, phơi lúa giã gạo, đầu tắt mặt tối, mà cũng bì.

……….

Trích dẫn :

Ở nhà quê thời bấy giờ sách in rất hiếm. Những sách học như Ngũ kinh Tứ thư, Sử ký… mà cũng ít nhà có được trọn bộ. Nhà họ Trần có tủ, song sử thì chỉ có Hán sử và Tống sử là hai bộ sử cần thiết cho học trò đi thi. Má tôi mua được một bộ Nam sử, và mượn của ông nội tôi bộ Tây Sơn dã sử. Khi dạy chúng tôi thường đem sự tích nước nhà ra làm ví dụ. Một hôm nói về tình hình anh em, má trách vua Quang Trung sao nỡ đem quân về vây đánh vua Thái Ðức. Thầy tôi cười:

– Vua Quang Trung dựng nên sự nghiệp nghìn thu là do hai trận dẹp quân cướp nước là Xiêm La và Trung Quốc. Còn sự nghiệp vua Thái Ðức chỉ có nhất thời. Nếu không có vua Quang Trung đem quân vây Hoàng Ðế thành thì làm gì có được một lời nói bất hủ:

– Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn.

Má không đáp, chỉ mượn ý câu “bì oa…” mà ngâm:

– Lỗi lầm anh vẫn là anh
Nồi da nấu thịt sao đành hỡi em ?!

Thầy nghe, cảm động ứa nước mắt.

Và lời ngâm của má tôi, giọt nước mắt của thầy tôi thấm sâu vào lòng anh em chúng tôi từ lúc nhỏ 4.

** *

Má tôi tuy rất thông Hán văn và chữ quốc ngữ không học, chỉ nghe thầy tôi dạy học trò, mà đọc được viết được rành rẽ. Song dạy con chỉ dạy cách làm người, còn chữ nghĩa thì phó thác cho thầy học.

Gặp trường hợp nào dạy con được là má chụp ngay để dạy.

Một hôm tôi làm được một chiếc ná cao su rất đẹp, lượm sạn toan đi bắn chim. Má tôi trông thấy hỏi tôi:
– Khi má đi đâu lâu về con có trông chăng?

Tôi không hiểu ý má tôi muốn dạy tôi điều gì, nghe hỏi liền thưa:
– Hôm trước má lên thăm ông nội, tối không về, chúng con nhớ ngủ không được; chốc chốc mở cửa ra đứng trông.

Má cười:
– Chim con cũng như các con. Chúng thương mẹ chúng lắm. Con bắn chết mẹ chúng, chúng làm sao sống?

Chúng tôi cảm động ứa nước mắt. Từ ấy không còn muốn bắn chim và bắt ổ chim nữa.

Trước nhà thờ trong vườn tôi có mấy cây lựu, chim sâu thường đến lót ổ để đẻ. Nhớ lời má, chúng tôi chẳng những không dám phá, mà còn thay phiên nhau canh không để cho lũ trẻ láng giềng đến bắt trộm.

Chim sâu đến lót ổ nơi cây lựu nhà thờ đó có ba giống. Một giống rằn ri, một giống xanh lá mạ và một giống lưng xám, ức đỏ; mỏ và chân vừa dài vừa đen nhánh. Mỗi giống một cặp. Hai cặp trước lót ổ dính sát trên cành như ổ chim thường và lót trên cao. Cặp áo xám lót ổ như ổ dồng dộc treo lòng thòng ngay ở trước cửa nhà thờ, vừa tay với. Thấy anh em tôi tới lui thường mà không có ý phá hại chúng, nên chúng không sợ hãi, tha mồi về đút cho con một cách tự nhiên. Chúng tôi đứng nhìn chúng, trong lòng vui thích lạ thường!

Chúng tôi sợ mất ổ chim áo xám lắm, nên luôn luôn chạy ra thăm chừng và ngõ luôn luôn khép, nhất là lúc chim sắp đi chuyền.

Một hôm đi học về, tôi chạy ra nhà thờ thì ổ chim áo xám mất, em tôi lại không có ở nhà, ngõ bỏ trống… Tôi tức giận chạy đi kiếm em về, xẳng giọng hỏi:
– Ổ chim đâu?

Em tôi mặt tái mét, vừa nói vừa mếu máo khóc:
– Em không biết. Má dặn không nên phá ổ chim. Em không có phá.

Trước mặt thì em run sợ, trên cành thì đôi chim sâu nhảy qua nhảy lại kêu thảm thiết, lòng giận của tôi đổi thành lòng thương. Tôi bưng mặt khóc. Em tôi cũng khóc theo, rồi lại một bên tôi nói:
– Em không phá. Anh đừng thưa với má đánh em…

Tôi lau nước mắt, dắt em tôi vào nhà. Ðôi chim sâu kêu hồi lâu rồi bay đi mất. Từ ấy không trở lại… Nhưng hình ảnh của đôi chim và cảnh tượng khi mất ổ chim vẫn còn mãi trong tâm khảm tôi. Ðã gần năm mươi năm nay rồi mà vẫn còn phảng phất…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button