Hồi ký - danh nhân

Chiến đấu trong vòng vây

chien dau trong vong vay sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Download sách Chiến đấu trong vòng vây ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                   Download

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sau này, mọi người mới biết, chính vào những ngày nóng bỏng đó tại làng Vạn Phúc gần thị xã Hà Đông, Thường vụ Trung ương đã họp và hạ quyết tâm là: phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Đường lối kháng chiến thế nào, phương châm kháng chiến ra sao, những ngày đó mấy ai trong cơ quan tham mưu đã được nghe phổ biến và quán triệt. Chỉ mãi đến sau khi được nghe Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nghiên cứu Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương và thông qua những hoạt động thực tiễn trong cơ quan tham mưu chiến lược, nhiều vấn đề về chủ trương, đường lối mới dần dần được sáng ra đối với từng người. Tuy nhiên, có một văn kiện lịch sử mà hồi cuối năm 1946 cũng như suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, anh em cán bộ Bộ Tổng tham mưu không được biết. Chỉ sau ngày hòa bình lập lại, đọc các tài liệu lịch sử Đảng hoặc tham quan Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, mọi người mới được biết bút tích của Bác Hồ viết chừng nửa tháng sau khi Người trở về nước sau chuyến đi thăm nước Pháp và đàm phán với giới cầm quyền ở Pari. Văn kiện mang một cái tên mộc mạc: Công việc khẩn cấp bây giờ. Thì ra, sau thất bại của Hội nghị Phôngtenơblô, với việc ký bản Tạm ước 14-9, Người đã thấy chiến tranh trước sau cũng nổ ra. Ngày 5-11-1946, chỉ bằng mấy dòng ngắn gọn, Bác đã chỉ rõ kẻ thù xâm lược ngoan cố như thế nào, cuộc kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ, nhưng thế ta đã vững hơn trước và ngày càng vững hơn, lực ta đã đông hơn trước và ngày càng đông hơn và kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi. Bác đã chỉ ra những việc cần làm để đi đến thắng lợi đó: Ta phải có và phải làm cho dân ta có tín tâm và quyết tâm. Phải phá hoại để ngăn địch, kiến thiết để đánh địch. Phải tổ chức du kích khắp nơi, tăng gia sản xuất khắp nơi và cuối cùng là một hình ảnh nói lên triển vọng tươi sáng của cuộc kháng chiến được Bác phác ra vô cùng rõ nét: Cố rán sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo thì sẽ gặp được mùa xuân.

Vào những năm sau này, trong cuộc tọa đàm nhân kỷ niệm ngày thành lập cơ quan Bộ Tổng tham mưu, đọc lại cho nhau nghe, nhớ lại và suy nghĩ, anh em cán bộ tham mưu càng thấm thía rằng lời tiên đoán kỳ diệu của lãnh tụ đã được thực tế lịch sử chứng minh qua hai mùa xuân đại thắng: Xuân 1954 với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giải phóng nửa nước, rồi 21 năm sau: Xuân 1975, với chiến dịch mang tên Người, Xuân thắng lợi trọn vẹn.

Đó là những gì diễn ra mấy chục năm sau. Còn giờ đây, vào cái ngày 19-12 đáng ghi nhớ này, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra trong cơ quan tham mưu chiến lược ở ấp Thái Hà.

Sáng hôm đó, hai nhân viên mật mã Lương Dân và Hoàng Văn Đôn được lệnh mang hết tài liệu và đồ đạc cá nhân đến một phòng nhỏ (cùng ở trong khu ấp Thái Hà) sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Hai người ăn nghỉ tại chỗ. Bên ngoài cửa, có hai chiến sĩ bảo vệ. Vào khoảng 8 giờ, đồng chí Hồ Tôn Vinh (mà sau này anh em thường gọi đùa là “chính ủy” của Phòng Mật mã) đến trao cho hai người một bức điện, có chữ Tổng Tham mưu trưởng ghi bên lề bên trái “Cần gửi đi ngay”. Bức điện được mã địch với tốc độ nhanh nhất và chuyển ngay đến đài thông tin vô tuyến ở gần đấy.

Mãi sau này, lục trong tập hồ sơ lưu trữ của Cục Cơ yếu, mới biết nội dung bức điện như sau:

“Gửi các mặt trận và các khu,

Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ và công an ta. Chính phủ đã bác bức tối hậu thư ấy. Như vậy chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: “Tất cả hãy sẵn sàng”.

Ngày 19-12-1946

Ban Thường vụ Trung ương”

Tiếp sau đó, bức điện thứ hai, chỉ gửi cho các khu 1, 2, 3, 4, 11 và Đà Nẵng, mà nội dung sau này mới được tiết lộ:

“Chuyến hàng sẽ đến lúc 18 giờ ngày 21-12-1946. Hàng mang mã hiệu A+2 và B-2. Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ”.

Bức điện không có người ký tên. Mọi điều quy ước đã được thống nhất giữa Tổng Tham mưu trưởng với chỉ huy trưởng các chiến khu trong cuộc họp ngày 13 vừa qua. Theo quy ước đó thì A là giờ, B là ngày. A+2 tức là 18 giờ + 2 = 20 giờ. B-2 tức là ngày 21 – 2 tức là ngày 19. Như vậy, theo bức điện, lệnh nổ súng vào 20 giờ ngày 19-12-1946. Giờ đó, ngày đó đã đi vào lịch sử của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt từ tạm thời hoài hoãn chuyển sang kháng chiến lâu dài.

Xong nhiệm vụ dịch và chuyển điện, hai bộ phận mật mã và thông tin ở nguyên tại chỗ. Người và phương tiện chỉ lên đường hành quân rời ấp Thái Hà đến một làng cạnh đê Mai Lĩnh đêm hôm đó khi có pháo lệnh phát đi từ pháo đài Láng, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc.

Cũng đêm đó, một đêm thứ năm, cuối tháng 11 âm lịch, trời không trăng sao, tối và rét, toàn cơ quan tham mưu rời khu Gò Đống Đa lên đường kháng chiến. Trừ một số anh em theo xe cùng với tài liệu, thuốc men, quân trang, tất cả hành quân bộ về phía tây nam thị xã Hà Đông. Đây là chặng đường đầu tiên lên căn cứ địa Việt Bắc, cũng là chặng đường đầu tiên của 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button