Review

Những Điều Tuổi Trẻ Thường Lãng Phí

Thể loại Kỹ năng – Cuộc sống
Tác giả Trần Trọng Sâm
NXB NXB Khoa học xã hội
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 248
Ngày xuất bản 01-2016
Giá bánXem giá bán

Thường thì có những điều trải qua rồi mới cảm thấy hối hận, rồi tự ru lòng bằng hai từ “giá như”. Thường thì thời gian trôi đi không trở lại bao giờ và tuổi đời của con người cũng chốc lát và vô thường. Giữa dòng đời vội vã, mấy ai chịu dừng lại để cảm nhận hương vị của cuộc sống, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và lắng nghe chính mình? Để rồi họ đã lãng phí rất nhiều: Lãng phí tình yêu chân thành, lãng phí hạnh phúc giản dị, lãng phí cả nụ cười hồn hậu của Mẹ…

Cuốn sách này sẽ giúp chúng ta nhận ra những điều đó, chúng ta sẽ bắt gặp chính mình qua các nhân vật, qua các hình ảnh, qua các tình huống mà tác giả đề cập. Dĩ nhiên chúng ta sẽ nhận ra điều quan trọng nhất của đời mình là gì, và phải làm sao để tuổi trẻ trôi qua không hề lãng phí mà tràn đầy ý nghĩa, tràn đầy sức sống, hạnh phục thực sự và thành công trong cuộc sống.

[taq_review]

Trích dẫn

Thế nào gọi là kiên trì chân lý?

Một nhóm học trò thỉnh giáo triết gia Socrate thế nào gọi là kiên trì chân lý?

Socrate hỏi lại các học trò:

– Thật sự các trò muốn hiểu thế nào là kiên trì chân lý ư?

Tất cả học trò đều giơ tay đồng ý.

– Được.

Nói xong, Socrate mở ngăn kéo lấy ra một quả táo đặt trên bàn, sau đó nói:

– Yêu cầu các trò tập trung tinh thần, chú ý mùi hương trong không khí.

Sau 10 phút, Socrate hỏi:

– Bây giờ các trò cho thầy biết các trò ngửi thấy mùi gì?

Tất cả học trò đều giơ tay trả lời rằng họ ngửi thấy hương táo.

Socrate, tay giơ cao quả táo rời khỏi bục giảng, học trò vây quanh đi theo. Socrate nói:

– Bây giờ các trò tập trung tinh lực, ngửi thật kỹ mùi hương trong không khí.

Socrate trở về bục giảng lại hỏi học trò:

– Lần này các trò trả lời cho thầy biết đã ngửi thấy mùi gì?

Tất cả học trò đều giơ tay nói rằng họ ngửi thấy hương táo.

Socrate lại rời bục giảng lần thứ hai, đưa quả táo tận mũi từng học trò.

Lần này chỉ có một học trò không giơ tay, trả lời là không có mùi vị gì. Còn những học trò khác đều giơ tay trả lời có ngửi thấy hương táo.

Socrate mỉm cười hỏi lại học trò không giơ tay:

– Em thật sự không ngửi thấy mùi hương gì phải không?

Lúc này, học trò nọ tỏ ra lúng túng, vội vàng giơ tay trả lời như đồng môn rằng đã ngửi thấy hương táo.

Socrate giơ cao quả táo, mỉm cười nói:

– Đây là quả táo giả, chả có mùi gì. Nhưng giờ đây, chắc các trò đã hiểu được thế nào là kiên trì chân lý rồi chứ?

Ngụy biện

Một số học trò hỏi triết gia Socrate rằng: Thế nào là ngụy biện? Socrate nghĩ một lúc rồi hỏi đám học trò:

– Có hai vị khách cùng đến nhà thầy, một người rất sạch sẽ, một người rất bẩn, các trò nghĩ trong hai người ai sẽ đi tắm?

Học trò A trả lời:

– Người khách bẩn.

Socrate nói:

– Không phải, mà là người sạch sẽ. Bởi vì người sạch sẽ đến đâu cũng thích sạch sẽ còn người bẩn thì xem cái bẩn là chuyện dĩ nhiên nên không quan tâm. Vậy các trò nghĩ tiếp ai trong họ là người đi tắm?

Học trò B trả lời:

– Người sạch sẽ.

Socrate trả lời:

– Lại càng không phải, là người bẩn đi tắm. Bởi vì người sạch sẽ thì không cần tắm nữa còn người bẩn tất có nhu cầu đi tắm. Con người thường làm theo nhu cầu của mình có đúng không?

Socrate mỉm cười nói tiếp:

– Như vậy nhất định là người khách bẩn đi tắm, có phải vậy không nào?

Học trò C trả lời:

– Đúng!

Socrate lại nói:

– Như vậy càng không đúng. Người sạch sẽ có thói quen giữ sạch sẽ, người bẩn tất nhiên cũng có nhu cầu đi tắm. Cho nên cả hai cùng đi tắm, có đúng không nào?

Học trò D không dám khẳng định, nói lấp lửng:

– Nên cho là đúng.

Socrate lại nói:

– Như thế là trò nhầm rồi. Người sạch sẽ thì không cần tắm nữa, người bẩn thì không thích tắm. Vậy không có ai đi tắm cả.

Học trò B nói:

– Nhưng, nhưng…

Socrate kết luận:

– Đó chính là ngụy biện. Mỗi đáp án lại khác nhau nhưng đều có lý.

Điều này cũng rất tốt

Một ông lão có trí tuệ thông minh sáng suốt được nhà vua mời vào cung làm quốc sư. Ông có một câu nói cửa miệng rất nổi tiếng: “Điều này cũng rất tốt, đây là việc đáng mừng”.

Một hôm quốc vương sơ ý làm đứt một đốt ngón tay, đau quá không chịu được liền hỏi ông lão xem có cách gì để bớt đau. Ông lão vẫn thường đem câu nói hằng ngày tâu với quốc vương:

– Kính thưa bệ hạ! Thỉnh cầu bệ hạ niệm câu: “Điều này cũng rất tốt. Đây có thể là việc đáng mừng”, nỗi đau của bệ hạ sẽ được giảm đi nhiều.

Quốc vương nghe xong, bỗng tức giận nói:

– Tay ta đã thế này, thế mà ngươi còn nói là việc tốt đáng mừng. Ngươi nhạo báng ta, ta hạ ngục ngươi để xem ngươi còn nói là việc đáng mừng nữa không?

Không ngờ khi quân lính bắt ông lão giam vào ngục, ông vẫn nhắc lại câu vừa nói: “Đây là việc tốt, vào ngục cũng là điều đáng mừng”.

Một thời gian sau, quốc vương cùng các đại thần đi săn, chẳng may họ bị thổ dân bắt được. Họ định đem những người này làm vật tế cúng trời đất, nhưng theo phong tục của địa phương, người mà thân thể không toàn vẹn không được làm vật tế. Nhờ vậy quốc vương được thả về.

Sau khi trở về, việc đầu tiên quốc vương ra lệnh thả ông lão hơn nữa còn hết lời khen ngợi. Sau đó ngài hỏi ông lão:

– Ta đứt mất một đốt ngón tay là việc đáng mừng đã được chứng thực, còn lão bị giam lâu nay không lẽ cũng là việc đáng mừng sao?

Ông lão thản nhiên trả lời:

– Đương nhiên! Nếu thần không bị giam giữ ở đây thì thế nào cũng phải đi săn cùng bệ hạ, tất cũng bị sát hại làm vật tế rồi.

Ông lão đầy trí tuệ giơ cao tay như khẳng định lời nói của mình.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button