Văn học trong nước

Người Tình Cũ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đào Hiếu

Download sách Người Tình Cũ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi không gõ cửa, vì khi xoay cái nắm đấm tôi biết bên trong không gài chốt. Ðối với căn phòng này, như thế có nghĩa là vào được. Trần rất ít tiếp khách. Ngoại trừ người phục vụ đem các bữa ăn, gần như không ai được vào căn phòng này. Cánh cửa đóng. Nó sơn xanh đã ngã màu, ngăn cách anh và cái thế giới bên ngoài với những tiếng giày dép, tiếng máy chữ lóc cóc…
Bên trong, thế giới riêng của anh, cũng không lộng lẫy, to tát gì. Một căn phòng chừng mười sáu mét vuông có toa-lét, một cái ban-công rộng phía trước, hướng ra đường, ở đó có mấy chậu hoa mọc đầy cỏ dại.
Trần năm trên chiếc giường nệm nhỏ. Anh mặc một bộ pyjama kẻ sọc xanh bằng loại vải rẻ tiền. Có tôi hay không có tôi, anh vẫn nằm như vậy. Tôi quen với dáng dấp anh cũng như anh quen với dáng dấp tôi, với những cử chỉ của tôi.
Tôi quan sát anh trong im lặng và anh cứ nằm im cho tôi quan sát.
– Ðừng uống thủy ngân nữa. Tôi nói.
Trần cười. Anh cười vì tôi nói câu ấy đã mấy lần rồi. Nhưng anh vẫn uống. Thủy ngân, thạch tín. Toàn thuốc độc. Những phân tử thủy ngân len vào tế bào, buộc tế bào phản ứng lại, tích tụ nước. Da thịt anh căng lên, mặt sưng phù. Nụ cười của anh cũng sưng phù.
– Nó đang xuống. – Trần nói – Nhưng không uống thủy ngân nó vẫn xuống, thành ra chưa kết luận được là do thủy ngân hay do nó theo chu kỳ của nó. Phải ít lâu nữa mới biết được.
Chính Trần cũng không biết được “ít lâu” là bao nhiêu ngày, bao nhiêu tuần. Không phải chỉ có cơ thể mà cả ý thức và ý chí anh đang chống lại thủy ngân. Tim đập không bình thường gây mất ngủ liên tục.
– Thế mà dự lễ làm gì?
– Nằm trong phòng riết tôi cũng cần ra ngoài. Chỉ đi quanh, không ngồi vào ghế đâu.
Nhưng buổi lễ chưa bắt đầu. Ánh sáng của ngọn đèn nê-ông hơi vàng. Tôi vẫn thích nó dịu hơn một tí. Cuốn tiểu thuyết của một nhà văn Nam Phi để mở bên gối nằm. Cũng may trên cõi đời này có một thứ gọi là sách. Ðó là nguồn vui của anh. Tôi cầm cuốn sách lên, xem cái bìa, một cuốn sách quen, mượn ở thư viện. Nhưng Trần có vẻ không chú ý đến cuốn sách. Anh hỏi tôi:
– Bạn bè đến đông đủ chưa?
– Gần đủ. Ðã đông lắm rồi đấy.
– Có Sáu Phi không?
– Có.
– Có gia đình Mộng Hòa không?
– Có. Lũ nhỏ đang nghịch phá cây đàn piano.
Trần cười. Nhưng bây giờ thì anh ngồi dậy, dáng điệu linh hoạt, tươi tắn. Tôi giúp anh thay áo. Anh chỉ thay áo, còn quần thì vẫn mặc pyjama. Anh vẫn cố gắng tự gài nút được.
Trần hỏi:
– Sáu Phi già lắm rồi, hả?
– Mặt thì chưa già nhưng tóc thì lốm đốm bạc. Cũng như tôi thôi. Ba mươi chín tuổi. Già gì. Nhưng nhìn lũ nhỏ mới biết mình già.
Tôi định đỡ Trần xuống cầu thang nhưng anh muốn tự đi một mình. Anh lê từng bước.
– Các khớp sụn ở ngón chân đã hóa cốt hết. Cả khớp ở cổ chân cũng cứng lại rồi. Rất khó giữ thăng bằng.
Chúng tôi đứng lại trong bóng tối một lúc để cho Trần lấy sức và cũng để quan sát đám đông đang tụ tập trong khoảng sân rộng. Trần điểm qua từng người một: Quỳnh, Mẫn, Mộng Hòa, bác sĩ Long…
– Mấy đứa con Mộng Hòa đâu rồi? Trần hỏi.
Tôi nhìn quanh quất. Cây đàn piano màu đen đã được đẩy vô phía trong và lũ nhỏ thì chạy chơi đâu mất. Trần hỏi tôi:
– Ông có nói gì về Trần Quang Long không?
Trần Quang Long là một nhà thơ kháng chiến. Tôi sống với anh chỉ có vài năm nhưng đó là thời gian đầy kỷ niệm sâu sắc khó quên. Hôm nay bạn bè sinh viên tranh đấu cũ họp nhau tại đây nhân ngày giỗ Trần Quang Long và Trần Triệu Luật đã hy sinh tại chiến trường miền Ðông năm 1968. Bạn bè nói về hai anh, kể lại những kỷ niệm về hai anh, cái thời sinh viên lãng mạn, cái thời đi làm cách mạng như đi làm hiệp sĩ cưỡi con ngựa trắng vượt qua bao nhiêu núi đồi, đồng cỏ…
Một vài người lên phát biểu. Nói dài quá. Buổi lễ có khi trở thành nhạt vì những khuôn sáo.
Tôi gặp lại Lan, vẫn gầy, hai gò má nhô cao nhưng đôi mắt cứ sáng rực, thông minh, vui và trẻ.
– Chị vẫn ở bên giáo dục?
– Anh xưa quá. Tôi về ủy ban nhân dân thành phố đã hai năm nay rồi.
– A! Ủy ban nhân dân thành phố! Hồi trước Nguyễn Xuân cũng ở đấy. Biết Nguyễn Xuân không? Nhớ không nào? Cái tay gầy gầy chải đầu bóng?
Lan cười rũ. Sao lại cười?
– Nguyễn Xuân là ông xã tôi.
Thế đấy! Trước kia thân nhau là vậy. Ði công tác ở làng cô nhi Long Thành cũng đi chung, cứu trợ đồng bào hỏa hoạn ở trung tâm Phan Ðình Phùng cũng đi chung, trưa trưa thường kéo nhau đi ăn ở xóm nhà lá đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… thế mà bây giờ hỏi han ngớ ngẩn buồn cười như vậy. Sáu bảy tám năm gì đó không gặp nhau. Nhưng nào có xa xôi gì đâu. Quanh quẩn trong thành phố.
– Xin lỗi, tôi nói, nhưng cũng do chị. Tại sao đám cưới không chịu mời.
Lan cười:
– Làm sao mà mời hết được. Nội nhớ từng cái địa chỉ cũng đã đủ phát khùng rồi.
Bác sĩ Long đang đọc một đoạn thơ của Trần Quang Long trên micro. Anh ăn mặc đẹp, dáng người cao lớn khỏe mạnh. Hiếu cũng thế. Họ trẻ trung mà chững chạc, họ khiêm tốn mà tự hào. Trong buổi tưởng niệm này, họ nhớ mà vui, họ nói về những người đã khuất nhưng cũng là nói về cả phong trào, về chính mình. Còn Trần, anh vẫn đứng ở chỗ kín đáo nhất. Anh quay sang hỏi tôi:
– Mộng Hòa đâu?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button