Văn học trong nước

Một Cuộc Hồi Sinh

mot cuoc hoi sinh sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chân Phương

Download sách Một Cuộc Hồi Sinh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bộ sa-lông lộng lẫy kiểu mới nhất và dĩ nhiên cũng đắt giá nhất trưng bầy mấy tháng nay tại một nhà sản xuất đồ gỗ danh tiếng ở Saigon, đường Hồng Thập Tự, vừa được trịnh trọng đưa về trang trí ngôi nhà tỉnh lẻ của ông Trưởng ty Trương đức Thúc.

Căn phòng khách được kê dọn lại có một bộ mặt hớn hở tả đúng tâm trạng của vợ chồng vị chủ nhân đang hân hoan tột đô. Không khí phẳng lặng của một tỉnh nhỏ được dịp xao động. Và người dân xúc động trước “biến cố”.

Bạn bè thân thiết tới thăm không ngớt lời trầm trồ khen ngợi, thán phục. Họa hoằn mới có một đôi người mỉm miệng trầm ngâm, đứng lắng nghe tiếng cười thầm lặng của bốn bức tường vôi cũ như nhạo báng nét hợm hĩnh của những chiếc nệm gấm mới tinh.

Chúng kiêu căng là phải vì cả tỉnh, kế cả tư dinh của ông tỉnh trưởng, có bộ nào bén gót chúng đâu.

Khi phân tách từng điểm những cái đẹp, cái hay của bộ đồ gỗ mới sắm; cũng như khi khoe khoang giá cả, ông Thúc hân hoan như một vị công chức có lương tâm vừa hoàn thành xong một công tác lợi dân ích nước.

Bà Thúc hãnh diện tột bực tưởng chừng như do cuộc mua sắm này bà đã làm đẹp mặt cho bà con toàn tỉnh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của vợ chồng bà mà bà đẵ có công thu vén.

Bà vui và dễ dãi với tất cả mọi người.

Nhưng ngày vui thường ngắn nhất là đối với những người ít có ngày vui. Như thằng Di, cháu gọi ông Thúc bằng chú chẳng hạn. Chú ruột. Nó không ngờ cái ngày phòng khách nhà chú nó được rạng rỡ hơn lại là ngày bắt đầu của quãng đời ấu thơ đen tối của nó.

Là vì bà Thúc, một con người luôn luôn biết lo xa, đã vội nghĩ đến ngày mai khi niềm vui ngày hôm nay vừa lắng xuống.

Trướ khi đi ngủ, bà đã nghiêm khắc truyền lệnh :

– Tao giao bộ sa lông này cho thằng Di đó liệu mà giữ như giữ cái linh hồn nhỏ xíu của mày. Bất cứ lúc nào, tao không muốn trông thấy một hạt bụi trên mặt bàn, trên tay ghế. Tao không chịu nổi cái riềm đăng ten trên lưng ghế bị cong queo dăn dúm cũng như tao chúa ghét cái chân ghế bằng đồng nào không bóng lộn như vàng. Bình bông luôn luôn phải có hoa tươi. Cái gạt tàn bằng pha lê cũng phải luôn luôn trong suốt. Đó, liệu làm sao thì làm..

Quay nhìn hai người giúp việc nhà khoanh tay đứng gần đó, bà tiếp :

– Thằng Bộc, tao không khiến mày sớ rớ đến bộ sa lông quý giá này, nghe chưa ? Tay chân mày kệch cỡm quá, đụng vào đâu chỉ có làm hư, làm bẫn đồ đạc của người ta thôi.

Còn vú già, công việc của vú là ở dưới sân, dưới bếp, tôi không mượn vú lên nhà trên táy ma táy máy…

Rồi bà hướng về thằng Di, kết luận :

– Nói tóm lại, trừ những khi nhà có khách, tao muốn mày lúc nào cũng có mặt bên cạnh bộ sa lông vởi một cái phất trần và một cái khăn lau thật sạch… Hiểu rõ chưa nào ?…

Thằng nhỏ ngập ngừng thưa :

– Thưa thím, cháu hiểu. Bắt đầu từ sáng mai, ở trường về cháu sẽ lo công việc lau chùi trước, khi lo học bài, làm bài.

Người thím, giọng cong cớn, dè bỉu, dằn từng tiếng:

– Vậy mà mày la hiểu! Quân ngu có khác! Lúc nào cũng học, học ! Không có học gì hết! Từ giờ trở đi, không có bầy đặt đến trường làm gì cho tốn công, mất thì giờ. Biết đọc, biết viết, vậy đủ rồi. Hoc lắm chỉ tổ dở ông, dở thằng, chứ báu gì? Ở nhà mà học làm học lụng cho quen, nữa lớn chú mày kiếm việc nào tôn tốt cho mà làm, cũng đủ ấm cái thân…

Biết tính sắt đá của bà chủ nhà, cả hai người làm, cả thằng Di đều không dám hé răng cãi lại.

° ° °

Thằng Tề nó đùa ở ngoài đường với bạn đã đời rồi mới trở về mách mẹ:

– Má có bảo anh Di anh ấy ở nhà không chịu làm bài cho con đó. Bài ngày mai phải trả, con cũng chưa thuộc nữa.

Bà Thúc quát vang:

– Di! Sao mày bướng bĩnh và làm biếng vậy ? Bài của em, sao mày không lo làm cho nó?

– Thưa thím, cháu có được đi học đâu mà hiểu đirợc bài thầy! Ở nhà, cháu cũng không được phép mở sách ra coi thì làm sao cháu giảng lại cho em được.

Bà Thúc cong cón :

– Á à! Rhằng này lý sự! Những đứa ngu bao giờ cũng hay lý sự cùn. Tao chúa ghét cái thói…

Ông Thúc đi chơi về, mặt đỏ gay vì rượu dừng chân ở cửa, nghe hai thím cháu đối đáp. Ông mạnh dạn bước vào và can đảm lên tiếng can thiệp :

– Thằng Di nói có lý đó, mình. Ngày mai, mình cho nó đi học lại đi. Rồi buộc nó phải lo cho thẳng Tề hết mình. Hễ thằng Tề không thuộc bài, phải ăn hột vịt thì mình cứ đánh tuốt xác thằng Di ra cho tôi.

Bà Thúc lườm chồng không đáp. Bà là người bắc bực kiêu kỳ thích người ta quy lụy van xin chứ không ưa những lời can khéo.

Tuy nhiên, dù không nhượng bộ ông chồng, bà vẫn phải lùi một bước nhỏ đối với thằng cháu:

– Thôi được, bà nói, cho mày vào lấy sách ra coi rồi làm bài lẹ lẹ lên cho nó.

Thằng Di vội vào phòng học lôi sách vở của đứa em ra cắm cúi đọc trong khi thằng Tề đi tắm rửa một cách thật an nhàn. Tắm xong, nó nhẩn nha mở tủ lạnh lấy trái cây ăn. Nếu anh nó không lên tiếng gọi, nó dám đứng đó ăn cho thích khẩu rồi đi ngủ luôn.

– Vào đây anh giảng cho Tề! Lẹ lên, còn làm bài nữa chứ. Muộn rồi.

Nó giẫy nầy lên, không chịu :

– Anh cứ làm bài giùm cho em thôi, khỏi giảng mất công. Còn bài học, cứ để đó từ từ em học, thuộc chừng nào hay chừng nấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button