Hồi ký - danh nhân

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ

coffee_and_books1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alan Dowson

Download sách 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong nghề đưa tin, một bức điện hoả tốc là lời thỉnh cầu hành động. Nó cắt ngang bất kỳ một bản tin nào đang chyển trên máy têlêtip. Chuông của máy reo mười lần, một dấu hiệu làm thót bụng phòng nhận tin ở bất cứ nước nào trên thế giới. Điện hoả tốc không phải là một bản tin. Nó là một đầu đề, chỉ có vài chữ báo hiệu một sự kiện trọng đại. Cuộc ám sát một tổng thống Mỹ được xếp loại tin hoả tốc. Và lúc kết thúc chiến tranh Việt Nam cũng vậy.
Khi Dương Văn Minh đang nói, phóng viên UPI đánh máy ngay một điện hoả tốc và trao nó cho nhân viên điều khiển máy têlêtíp. 40 giây sau, chuông của 7.500 máy têlêtip vòng quanh thế giới reo lên 10 lần. Đám đông tụ tập lại trước mỗi máy và đây là cái họ đọc được:
“ZCZC VHAO 25 NXI
Hoả tốc…
Sài Gòn-Chính phủ Sài Gòn đầu hàng.
NTL 1021 Sáng”.
Một điện hoả tốc luôn luôn được lặp lại để tránh trường hợp bị nhẫm lẫn hoặc giả mạo. Sau đó 60 giây là một bản tin, như sau:
“ZCZ NNN
Bản tin…
Hoà bình-30/4
của Alan Dawson

Trích dẫn :

Trụ sở cơ quan tình báo trung ương Nam Việt Nam được đặt tại bờ sông Sài Gòn, cùng một phía với Bộ tư lệnh hải quân. Từ các cửa sở của nó, người ta có thể nhìn thấy một quảng trường lớn, với một pho tượng đồ sộ, tượng Trần Hưng Đạo, “Thành tổ” của hải quân Nam Việt Nam.
Trong 5 năm, trung sĩ lục quân Lê Tăng đã làm việc tại một số phòng thuộc loại bí mật nhất của phủ đặc uỷ trung ương tình báo. Những phòng này được canh giữ nghiêm mật bởi những lính quân cảnh hoàn toàn tin cậy.
Một trong những công việc của trung sĩ Tăng là chọn lọc báo cáo của các nhân viên tình báo chiến trường và các đội quân dã chiến. Anh ta cùng với một số ít chuyên viên tình báo khác chọn lọc báo cáo, cố gắng phân biệt tin thật với tin giả, nhận ra những cuộc chuyển quân của VC và Bắc Việt Nam qua lại trong 44 tỉnh của Nam Việt Nam. Có giá trị hơn hết bất cứ loại tin tình báo nào khác mà các viên chức Sài Gòn nắm trong tay, những tin tức chuyển quân chính là dấu hiệu để đoán xem CS sẽ tấn công ở nơi nào và đôi khi đoán được cả vào lúc nào.
Phạm vi chuyên môn của trung sĩ Tăng là vùng Sài Gòn, nhưng đến cuối tháng 1-1975, anh ta nắm luôn công việc đánh dấu trên sơ đồ sự chuyển quân của Bắc Việt Nam ở vùng Tây Nguyên, cách Sài Gòn hơn 200 dặm.
Tăng và các nhà phân tích báo cáo từ nhiều nguồn tin khác nhau trên nguyên tắc-và ngay cả cấp trên họ-không được biết xuất xứ. Giống như tình báo CIA Mỹ, tình báo Nam Việt Nam cũng chỉ phân phối tin tức một cách rất hạn chế. Tăng có được báo cáo và không cần biết nguồn tin. Nhưng trải qua nhiều năm, anh ta đã đoán được xuất xứ của báo cáo, bằng cách học được lối nhận ra một số mật danh, mật hiệu và cách hành văn, đoán xem báo cáo là của nhân viên tình báo hay của những người chỉ huy các toán quân.
Một việc không bình thường đã xảy ra trong bộ phận của Tăng vào đầu tháng 2-1975 là trên bàn làm việc của anh ta bắt đầu xuất hiện những báo cáo tình báo không đi qua hệ thống chuyển tin thường lệ. Lần lượt, nội dung những báo cáo này đã được dùng để thiết lập bản đồ tác chiến trong phủ tình báo rồi sau đó ở Bộ tổng tham mưu, dinh tổng thống, các cơ sở chỉ huy quân đoàn, đại sứ quán Mỹ và sở chỉ huy quân đội Hoa Kỳ. Người ta còn nói rằng cả ở Lầu Năm Góc và Nhà Trắng nữa.
Những bản đồ ấy mà chúng ta có thể gọi là bản đồ của Tăng, bởi vì chúng hoàn toàn là sản phẩm của Tăng, cho thấy CS tập trung số quân khổng lồ xung quanh Pleiku và Kontum, hai thành phố cách nhau 20 dặm và cách Sài Gòn 250 dặm về phía Bắc trên vùng Tây Nguyên.
Không ai đặt vấn đề với những bản đồ của Tăng. Anh ta là một chuyên viên và là nhà phân tích có uy tín cao. Xét cho cùng, Tăng chỉ lập bản đồ theo các tài liệu trên bàn làm việc của mình và theo những hồ sơ mật vốn xuất xứ từ báo cáo ở chiến trường.
Trong cách cư xử, trung sĩ Tăng chẳng qua chỉ là một binh sĩ Sài Gòn như mọi người khác, chống + một cách ôn hoà, một người không đặc biệt nổi bật trừ công việc anh ta làm và năng lực trí tuệ trên mức trung bình. Do sự thông minh ấy, Tăng được trọng dụng. Không có hoạt động quân sự nào lớn xung quanh Kontum và Pleiku vào đầu năm 1975. Nó tập trung xa hẳn về phía Nam, xung quanh thị xã Buôn Ma Thuột. Những báo cáo của trung sĩ Tăng và các bản đồ từ đó mà vẽ ra đều là tài liệu giả.
Ngày 28-4, trung sĩ Tăng không đến làm việc tại phủ đặc uỷ. Cấp trên của anh ta cũng đang lo sợ trong giờ phút Sài Gòn hấp hối, không chú ý đến sự vắng mặt này. Thực tế phần lớn trong bọn họ cũng không ngồi tại bàn làm việc hôm ấy, mà đã ở Guam hoặc Philippin.
Tăng xuất hiện trở lại táig trong buổi sáng 30-4-“ngày giải phóng”. Suốt 72 giờ sau đó, anh ta đã hướng dẫn các đơn vị quân đội Bắc Việt Nam, chỉ cho họ thấy các cơ sở chủ chốt, các khu cư xá cần được lục soát hoặc cần được canh giữ. Ngày 3-5, đại uý Lê Tăng của lực lượng vũ trang giải phóng nhân dân thuộc Cộng hoà miền Nam Việt Nam lên nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn tình báo quân cảnh mà anh đã bí mật làm việc với họ trong hơn 3 năm qua.
Trong khi đó, quân đội Sài Gòn tan rã từng mảng. Có nhiều người nói rằng nó chưa bao giờ được kết lại thành một khối vững chắc cả. Người Mỹ cũng tranh cãi với nhau xem ai là kẻ chịu trách nhiệm về sự tồi tệ của quân đội ấy? Cốt lõi của quân đội Sài Gòn vào năm 1954 là lực lượng Việt Nam thân Pháp được gom lại ở Nam Việt Nam khi lực lượng của ông Hồ Chí Minh tiếp quản Hà Nội. Lúc ấy có những người Mỹ-nổi bật là đại tá E.Lansdale-một bóng ma trọn vẹn-vẫn nghĩ rằng quân đội Sài Gòn phân nhỏ và cơ động. Họ lập luận rằng, quân đội này nên được huấn luyện kỹ về chiến thuật chống du kích, chống nổi dậy, bởi vì đối thủ của họ-ít ra cho đến thập kỷ 60-vẫn gồm phần lớn là du kích Việt Minh và cán bộ chính trị nằm lại ở Nam Việt Nam.
Nhưng vì những lý do sai lầm, quân đội Sài Gòn buộc phải trở thành một đội quân lớn, thiếu cơ động và huấn luyện tồi. Nó được trang bị loại vũ khí đúng là tốt nhất ở Đông Nam Á, đặc biệt từ ngày Mỹ bắt đầu rút quân-ngày 10-7-1969, nhưng các sĩ quan của nó thường không thể sử dụng những vũ khí này, còn các binh sĩ thì không đủ sức bảo quản chúng.
Khi mỹ nắm lấy các nỗ lực chiến tranh tại Việt Nam và bắt đầu “cố vấn” trực tiếp quân đội Sài Gòn thì những người chủ trương một quân đội nhỏ, được huấn luyện cao về kỹ thuật chống du kích đã đi vào lãng
quên và phần lớn không được đả động đến. Với họ, cái cần thiết là một đội quân lớn được trang bị đầy đủ đối phó với sự xâm lược ào ạt qua khu phi quân sự như từng diễn ra ở Triều Tiên năm 1950.
Thế là quân đội Sài Gòn ngày càng trở nên to lớn hơn. Đến năm 1975, trên giấy tờ, đội quân đã tới hơn 1 triệu người. Nó tỏ ra hoàn toàn không có khả năng đối phó với quân du kích của thời kỳ 12 và 15 năm trước. Không ai chịu nhìn nhận một sự thật nữa là nó còn bất lực trong việc đối phó với những cuộc tấn công bằng quân chủ lực. Chính những sĩ quan Mỹ cho rằng chỉ có không lực Hoa Kỳ mới cứu nổi Nam Việt Nam khỏi thất bại năm 1972 lại thường nói rằng quân đội Sài Gòn đã chuyển mình một cách mầu nhiệm và bí hiểm thành một lực lượng chiến đấu có hiệu quả.
Điều rõ ràng là quân đội Sài Gòn trở thành bộ phận chính trong hệ thống cấp bậc của chính quyền Nam Việt Nam. Trừ Diệm không phải là tướng, khi Thiệu lên nắm chính quyền thì đã là tướng ba sao. Bề ngoài Thiệu bỏ cấp bậc của mình nhưng cơ cấu quyền lực và hậu thuẫn cho Thiệu đều bắt nguồn trực tiếp từ quân đội.
Điều mà ít người Mỹ và Nam Việt Nam phát hiện được vào tháng 3-1975 là tinh thần quân đội Sài Gòn đang tan rã. Đội quân này chiến sĩ có vũ khí tốt hơn bất kỳ nước châu Á nào khác, có nhiều máy bay chiến đấu hơn bất kỳ chính quyền chư hầu nào khác trên thế giới, có nhiều đạn dược, xăng dầu, quân cụ, xe cộ và lương thực hơn hầu hết các quân đội trên thế giới. Nó chỉ thiếu mỗi một điều thôi. Một người Mỹ nói với một binh sĩ Sài Gòn rằng: “Chúng tôi đã cho anh mọi thứ anh cần, trừ sự dũng cảm. Chỉ tại anh không có thứ ấy”. Không có thứ ấy vì binh lính thiếu ý muốn chiến đấu.
Việc người lính biết họ chiến đấu chống lại cái gì là rất quan trọng. Người lính Nam Việt Nam đều nói là họ “chống cộng” nhưng điều ấy lại không phải là niềm tin. Từ trong tiềm thức, họ đã tự hỏi mình chiến đấu cho cái gì đây? Câu trả lời là cho sự tiếp tục tồn tại của chế độ hiện tại-một chế độ ngày càng tham nhũng, ngày càng có sự cách biệt giữa kẻ giàu và người nghèo và nạn lạm phát. Một số ít muốn chiến đấu để sống khá hơn. Những kẻ sống khá giả thì lại hướng về cuộc sống không chiến đấu. Con trai, con gái và con rể của Thiệu đều ra nước ngoài du học. Nếu có viên tướng Nam Việt Nam nào lại có con trong quân đội thì điều đó không được biết công khai.
Ngược lại, người lính cộng sản biết họ đang chiến đấu cho cái gì: để “giải phóng” đồng bào bị áp bức ở miền Nam và để xây dựng sự nghiệp cách mạng. Hỏi một chiến sĩ Bắc Việt Nam sau khi chuộc chiến tranh chấm dứt:
-“Anh có mừng khi chiến tranh chấm dứt để giờ đây anh có thể trở về nhà được không?’
-“Tôi rất mừng khi chiến tranh chấm dứt!-Anh ta trả lời-Nhưng đây mới chỉ là một giai đoạn cách mạng. Chúng tôi còn nhiều công việc trước mắt khi có thể trở về nhà!”. Người Bắc Việt Nam được uốn nắn bằng những mục tiêu quyện vào nhau chặt chẽ: “Giải phóng miền Nam, đuổi Mỹ khỏi đất nước, xây dựng Việt Nam thành một nước cộng sản thống nhất”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button