Kinh doanh - đầu tư

Henry Ford Và Ford – Đặt Thế Giới Lên 4 Bánh Xe

henry dat the gioi len 4 bon banh xe1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Henry Ford Và Ford – Đặt Thế Giới Lên 4 Bánh Xe ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Cả thế giới đang di chuyển trên những chiếc xe bốn bánh có gắn động cơ. Không chỉ Mỹ hay châu Âu – cái nôi của những sáng chế đầu tiên về xe hơi, mà ngay cả rất nhiều nước châu Á, ô-tô đã trở thành một vật dụng quen thuộc của các gia đình. Có nhận định rằng, ô-tô đã làm thay đổi rất lớn kiểu sống của người Mỹ tới mức hiện nay một người Mỹ khó có thể tưởng tượng rằng anh ta có thể sống mà không có nó. Nó cũng không phải là giấc mơ xa vời với những người có thu nhập trung bình nữa. Tại Hàn Quốc, một sinh viên có thể tiết kiệm tiền làm thêm trong một kỳ nghỉ hè của cậu ta để mua một chiếc xe hơi mới toanh. Xe hơi đã được đại chúng hóa – chuyện đó dường như chẳng có gì để bàn luận thế kỷ XXI, hiển nhiên thế.

Nhưng nếu chúng ta đi ngược về quá khứ, vào những năm đầu thế kỷ XX, buổi đầu của nền công nghiệp xe hơi thì sẽ thấy một sự tương phản rất lớn. Thời đó, những chiếc xe hơi là cả một gia tài lớn đối với một người trung lưu ở Mỹ và châu Âu. Xe hơi như một thứ đồ chơi của giới thượng lưu, một biểu tượng của sự xa hoa dành riêng cho giới quý tộc. Những hãng sản xuất xe hơi đã hốt bạc một cách “nhẹ nhàng” trên các sản phẩm dành cho nhà giàu. Chẳng ai dại dột đi phổ biến công nghệ hay tìm cách làm cho các sản phẩm phong phú hơn với giá thành rẻ hơn, vì như vậy họ sẽ phải bỏ ra nhiều công sức hơn để làm ra một sản phẩm mà tiền lời thì không đáng kể. Kiếm được tối đa lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bằng cách bán hàng cho nhà giàu, cho những khách hàng lắm tiền là phương châm kinh doanh của các hãng xe hơi thời đó.

Đột nhiên, một “kẻ ngoại đạo” xuất hiện, đã làm xáo trộn tất cả. Anh ta không phải là một nhà khoa học, cũng chẳng phải là một kỹ sư được đào tạo bài bản. Nói đúng ra, anh ta là một chàng trai lớn lên từ đồng ruộng, chỉ khác là anh ta có niềm say mê với động cơ, khao khát sản xuất ra một thứ có thể lăn bánh trên đường, giúp cho việc đi lại, chuyên chở được nhẹ nhàng hơn. Và anh ta đã mày mò làm ra những chiếc xe hơi với một phương châm kinh doanh trái ngược hoàn toàn với người đi trước: mỗi người dân Mỹ đều có thể sở hữu được một chiếc xe hơi. Và với Mode T, sản phẩm xe hơi chất lượng tốt, giá rẻ, Ford Motor đã chinh phục không chỉ người Mỹ mà hầu khắp các nẻo đường trên thế giới. Những chiếc xe hơi không ngừng cải tiến chất lượng và giá thành thì ngày càng hạ hơn, để có thể đến được với nhiều người hơn.

Quan điểm kinh doanh của Ford đã bị các đối thủ lên án mạnh mẽ. Những lời khen chê đã không ngớt giội xuống đầu Ford: kẻ độc tài, kẻ bóc lột sức lao động của công nhân, một kẻ ngây thơ về chính trị, kẻ làm rối loạn thị trường,…

Còn những lời ngợi ca? Henry Ford là vị thánh đã làm được điều kỳ diệu là đại chúng hóa chiếc xe hơi, cha đẻ của nền công nghiệp ô-tô thế giới. Một người đã cúi xuống cuộc đời của bao kẻ khốn khó. Tổng thống Mỹ Harding nói: “Ford Motor là cánh chim đầu đàn trong nền công nghiệp Hoa Kỳ, mà Henry Ford là con mắt định hướng của cánh chim đó”. Hay Will Schumit – chủ tịch UAW: “Ông ta là sự bảo đảm tốt nhất cho công việc của những người da đen. Chỉ duy nhất trong nhà máy của ông ta, những người da đen chúng tôi mới được đối xử một cách công bằng”.

Còn với tôi, sau khi thực hiện xong cuốn sách này, tôi bỗng có một liên tưởng: Nếu thế giới không có sự xuất hiện của “kẻ phá rối” Henry Ford hay một ông trùm xe hơi có một quan điểm “khách hàng không phải ai xa lạ, chính là những người công nhân trong phân xưởng”? Chắc hẳn nền công nghiệp xe hơi sẽ không có một bước tiến dài và kỳ diệu đến như vậy. Xe hơi vẫn sẽ là một món đồ chơi đắt tiền mà người bình dân chỉ biết… ngước nhìn một cách thèm thuồng.

Một cá nhân vĩ đại là người biết đặt lên vai mình một sứ mệnh đối với xã hội mà anh ta đang sống. Henry Ford đã đặt lên vai mình một sứ mệnh cao cả: góp phần làm đại chúng hóa xe hơi trên toàn thế giới. Đó không phải là giấc mơ xa xăm, mà nó đã được hiện thực hóa ngay sau khi Ford Motor ra đời trên thị trường chưa đầy 20 năm. Quả thực, đó là một bước tiến kỳ diệu.

Henry Ford, vị thánh ấy đã làm gì và đã làm như thế nào?

Cuốn sách nhỏ bé này sẽ hé lộ về Ford, không phải là chân dung về ông, mà về những gì ông đã làm để giúp cho chiếc xe trở thành phương tiện của đại chúng.

ĐỌC THỬ

6 GIỜ SÁNG: BỮA ĐIỂM TÂM ĐẬM CHẤT ANH

Tiếng chuông báo thức đổ từng hồi dài trong phòng ngủ. Henry Ford với tay cầm lấy chiếc đồng hồ do chính ông chế tạo, trên đó có hình vợ ông – Clara. Rời khỏi giường, Ford nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài đó ông đã xây dựng cả một khu bảo tồn thiên nhiên với rất nhiều cây trồng và vật nuôi được mang về từ khắp nơi trên thế giới. Ford khẽ mỉm cười khi nhìn thấy một đôi thỏ non đang đùa nghịch trên bãi cỏ trước sân.

Bước ra phòng khách, Ford cất tiếng gọi người vợ. Tiếng trả lời vọng ra từ phía nhà ăn. Ford vào phòng ăn. Một bình trà nghi ngút khói đã được đặt trên bàn. Vừa uống trà, Ford vừa nghe Clara nói về xuất xứ của loại trà. Ông ngạc nhiên vì chúng được lấy từ chính những cây chè ông mang từ Anh về:

– Chúng lớn nhanh quá! – Ford trầm trồ.

Trong khi chờ bữa sáng, Ford ra ngoài cho lũ thỏ đang chạy nhảy ngoài vườn ăn. Ông ngắm nhìn và trò chuyện với chúng hồi lâu. Tiếp sau lũ thỏ, bầy chim cũng được ông chủ của nó cho thưởng thức bữa sáng. Vừa nhìn thấy cái bóng quen thuộc của Ford, lũ chim đã ríu rít bay lại. Nhiều con chạy quẩn quanh chân ông, có con bạo hơn còn đậu lên cả vai Ford. Lúc này, nhìn Ford giống một người làm vườn khả kính theo kiểu Anh hơn là một ông chủ giàu có nhất nhì nước Mỹ. Cho lũ chim ăn xong, Ford quay trở lại bếp, một bát xúp đậu đã được đặt trên bàn, Ford ngồi vào bàn ăn, ông ngạc nhiên và thích thú khi vừa thưởng thức muỗng xúp đầu tiên:

– Xúp đậu nấu theo kiểu Anh… Hôm nay em cho anh nhiều ngạc nhiên quá!

Clara mỉm cười. Bà đã hiểu quá rõ những sở thích của chồng mình. Ford là người gốc Anh nên ông rất thích những gì được coi là đặc trưng của quốc gia này.

Vừa ăn, Ford vừa trò chuyện với vợ. Câu chuyện buổi sáng của chủ tịch Ford Motor không phải xoay quanh những chiếc xe hơi hay những biến động thị trường. Họ đang nói về mùa thu. Ford kể lại cho vợ nghe những gì ông đã thấy ngoài vườn. Về tán lá ngày càng thưa thớt hơn của cây du già trước sân. Về những giọt sương còn đọng trên cỏ, và cả về mặt nước hồ trong veo ngoài xa. Ford hứa với vợ là sẽ dành một ngày để hai vợ chồng đi hái nấm trong khu rừng gần đó:

– Anh sẽ mang theo cả bếp để em nấu một bữa ăn trong rừng nữa. Chúng ta sẽ có một ngày tuyệt vời mà chẳng phải vướng bận gì cả.

Clara vẫn chỉ cười, bà biết Ford khó lòng có thể thực hiện được lời hứa của mình, bà chỉ dặn chồng mặc ấm trước khi đi làm bởi trời đã bắt đầu se lạnh và nhắc Ford nhớ quàng chiếc khăn len bà vừa đan, đang để trong tủ.

Trong khi Ford đang tận hưởng những thìa xúp ngon lành, Edsel Ford xuất hiện. Với bộ dạng rất bồn chồn,Edsel lên tiếng hỏi cha:

– Cha đã xem báo cáo về việc nhập nguyên liệu chưa? Ford không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chỉ vào ghế đối diện và bảo con ngồi xuống cùng ăn sáng.

Không để ý đến món xúp đậu ưa thích của cha, Edsel đặt lên bàn bản báo cáo cùng một xấp báo xuất bản tại Anh:

– Nước Anh đang tồn kho một lượng cao su rất lớn. Trong khi đó, lượng cao su từ các thuộc địa của họ lại đang trên đường nhập về.

Ford đặt câu hỏi với người con trai:

– Nhưng vấn đề nằm ở đâu? Edsel chỉ vào những trang báo:

– Báo chí Anh dự đoán giá cao su sẽ giảm mạnh chỉ trong một vài ngày nữa. Điều quan trọng hơn là chưa công ty Mỹ nào biết được tin này. Những báo cáo này do chính chi nhánh của ta tại Anh gửi về. Chúng ta phải quyết định ngay.

Henry Ford ngẫm nghĩ một hồi rồi hỏi lại:

– Con muốn mua thêm cao su nguyên liệu?

– Vâng. Chúng ta phải ký hợp đồng ngay trong ngày hôm nay. Con nghĩ Durant bên General có lẽ cũng sắp đánh hơi được rồi. Nếu ông ta vào cuộc, chúng ta khó lòng mua được với giá rẻ nữa.

-Vậy lượng cao su vừa nhập vào sẽ giải quyết thế nào? – Ford chất vấn. Câu hỏi của Ford như đánh trúng được sự háo hức của Edsel đang cố chứng minh cho cha thấy khả năng kinh doanh của mình.

-Nhưng giá của hợp đồng này chỉ ở mức 10 xu cho một pound. Chỉ bằng một nửa so với những lần nhập khác của công ty.

Ford cầm một tờ báo lên xem xét:

– Thông tin nhận được chính xác ở mức độ nào?

– Một trăm phần trăm thưa cha. Con vừa nói chuyện trực tiếp với giám đốc chi nhánh của chúng ta ở Luân Đôn qua điện thoại. Ông ta thúc giục chúng ta phải có ý kiến ngay.

Edsel tiếp tục:

– Vậy là chúng ta lãi được 20 triệu đô trong thương vụ này. Con dự đoán chỉ một vài tháng nữa giá sẽ còn tăng lên hơn 20 xu. Giới hạn cuối cùng phải ở mức 30 xu. Lợi nhuận của chúng ta sẽ không dừng lại ở 20 triệu đôla.

– Nhưng nếu giá tiếp tục giảm thì sao? – Ford hỏi. Edsel ngập ngừng:

– Khả năng đó rất khó xảy ra, thưa cha. Diện tích trồng cao su của Anh quốc không có dấu hiệu sẽ tăng đột biến. Khả năng cung cấp của họ đã đến mức giới hạn rồi.

Ford nhìn ra ngoài cửa, bên kia hàng rào một người làm vườn đang tưới cho mấy bụi hoa.

Ford hỏi:

– Con có nghĩ ông bạn Edison kia của ta có thể phát minh ra cao su nhân tạo chỉ trong vài tháng tới hay không?

Edsel bối rối:

– Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết.

– Đồng ý nó chỉ là trên lý thuyết. Vậy nếu con thành công trong thương vụ này con có tiếp tục thực hiện các vụ khác nữa không?

– Tất nhiên là có chứ, thưa cha. Không thể bỏ qua những vụ làm ăn hấp dẫn như vậy.

– Thế chúng ta đang kinh doanh cái gì vậy, Edsel?

– Dĩ nhiên là xe hơi rồi ạ.

– Thế thì hãy quên những vụ mua đi bán loại đó đi. Tập trung vào công việc kinh doanh xe hơi của chúng ta sẽ là cách kiếm tiền tốt nhất. Chúng ta đã mua đủ số lượng cao su cần thiết. Công việc bây giờ là tiếp tục hoàn thiện những chiếc xe. Không nên đưa công ty đến những rủi ro không cần thiết.

Không thể thuyết phục được cha, Edsel đành buồn rầu bước ra ngoài. Suốt cả buổi nói chuyện của hai cha con, Clara yên lặng không hề nói một câu gì. Bà là một người phụ nữ truyền thống theo đầy đủ nghĩa của từ này. Âm thầm chăm sóc người thân trong gia đình và không bao giờ can thiệp vào công việc kinh doanh của chồng.

8 GIỜ SÁNG: SẼ TĂNG LƯƠNG GẤP ĐÔI CHO NHÂN VIÊN!

Trên đường đi đến công ty, Ford đi qua sở cảnh sát Detroit. Ông nhận thấy trụ sở cảnh sát hôm nay có vẻ nhộn nhịp lạ thường. Một vài chiếc xe tải phủ bạt đỗ sẵn ngoài đường. Hình như họ chuẩn bị để chống một cuộc bạo động ở đâu đó.

Xuống xe, Ford bước ngay vào phòng họp của công ty, nơi tất cả thành viên Ban quản trị đã ngồi đợi ông.Ford bước vào phòng cùng với những tiếng “Chào ngài” vang lên khắp phòng. Ngồi xuống ghế chủ tọa, Ford cất tiếng:

– Bennett, anh có biết gì về sự nhộn nhịp của sở cảnh sát sáng nay không?

Bennett (trưởng ban an ninh của công ty) đứng dậy, đưa cho mỗi người trong phòng một tập hồ sơ rồi diễn giải:

– Đây là Walter Reuther. Người chúng ta đã cử sang xây dựng nhà máy tại Gorky. Hiện nay ông ta là người lãnh đạo của nhóm 174, một bộ phận của UAW, địa bàn hoạt động chính của nhóm này là khu vực phía tây Detroit. Có nghĩa ông ta là người lãnh đạo phong trào công nhân ở nhà máy của chúng ta. Một người rất cứng đầu và có khả năng kích động những người khác.

– Như vậy một cuộc bãi công do Reuther tổ chức sẽ diễn ra trong sáng nay tại nhà máy của chúng ta? – Ford hỏi.

– Vào lúc 11 giờ, tại cầu vượt số 4, thưa ngài.

– Anh định làm gì với bọn vô công rồi nghề này hả Bennett?

– Mười xe tải chở đầy nhân viên an ninh đã túc trực sẵn, thưa ngài.

– Cứ làm tất cả mọi điều anh cho là cần thiết. Tôi không muốn nghiệp đoàn can thiệp vào việc quản lý tại nhà máy của tôi.

Edsel Ford lên tiếng một cách dè dặt:

– Thưa, chúng ta có thể giải quyết vấn đề theo một chiều hướng khác. Sáng nay, vài người lãnh đạo nghiệp đoàn đã gặp tôi. Họ đề nghị nếu chúng ta tăng mức lương cho công nhân từ 2,5 đôla lên 2,7 đôla một ngày họ sẽ chấm dứt bãi công.

– Ai đề nghị như vậy? – Ford chất vấn.

– Chính Reuther, thưa ngài.

– Tôi không có ý định thỏa hiệp với những kẻ chỉ chuyên đi làm nhiệm vụ phá hoại như hắn. Hắn chẳng là cái gì nếu không dựa vào cái tổ chức vô lý đó. Bennett, anh cứ tiếp tục công việc của mình đi. Nhưng nhớ một điều là tôi không muốn nghe bất cứ tin gì về thương vong của những người công nhân trong nhà máy.

Ford tiếp tục buổi họp với đề xuất tăng lương cho công nhân. Nhiều ý kiến ngạc nhiên về thái độ này của Ford. Vừa mới đây thôi ông còn phản đối quyết liệt việc thỏa hiệp với nghiệp đoàn UAW. Và sự ngạc nhiên lên tới tột đỉnh khi Ford đưa ra mức lương tối thiểu:

– Năm đôla cho một ngày làm việc 8 tiếng. Các ông thấy thế nào?

Trong những lần họp trước đó, ý kiến của Ford thường không hề gặp phải sự phản đối dù là rất nhỏ nào. Mọi quyết định của ông đều được thông qua nhanh chóng. Ban quản trị công ty được lập ra chỉ để làm duy nhất một việc là thực hiện mệnh lệnh của Ford. Nhưng với đề xuất lần này thì không một ai đồng tình với Ford. Hầu hết các thành viên đều cho rằng tăng lương một cách đột biến như vậy sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được, đặc biệt là từ phía các chủ nhà băng. Họ đề nghị một mức tăng khiêm tốn hơn, có thể là chỉ tăng lên 2,7 đôla như đề nghị của nghiệp đoàn.

– Tôi rất xin lỗi khi phải nói với ngài rằng, với mức lương như vậy chúng ta sẽ phải bỏ ra mỗi ngày 1 triệu đôla để trả lương cho 200.000 nhân công trên các nhà máy trên khắp nước Mỹ này. – Một ý kiến từ thành viên ban quản trị.

– Một triệu đôla để đổi lại sự chú tâm hoàn toàn của người công nhân vào công việc của họ cũng đã là quá rẻ. Các ông không hiểu một vấn đề rất đơn giản là họ chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển của công ty hay sao?

– Nhưng mức lương như vậy là quá cao! Công nhân ở nước Mỹ này chỉ nhận được khoảng 2,75 đôla. Với 3 đôla chúng ta có thể có được những nhân công tốt nhất đất nước này rồi.

– Các ngài có khẳng định việc mua được những nguyên liệu rẻ nhất có thể làm ra những sản phẩm tốt nhất hay không? Vậy thì tại sao lại phải đặt ra vấn đề thắt chặt lao động ở đây?

Trong khi việc giảm lương lại chính là giảm sức mua và thu hẹp thị trường nội địa. Ai sẽ là người mua những sản phẩm do công ty làm ra nếu không phải chính là những người công nhân! Tôi không có ý định chạy theo bất cứ công ty nào. Tôi chỉ muốn làm những việc tốt nhất cho công ty và lao động của tôi.

Ford còn diễn giải rất nhiều về quan điểm tiền lương của mình. Ông nói rằng tiền lương không phải đơn thuần chỉ là những con số trên bảng lương. Nó còn đại diện cho mái ấm gia đình và số phận của các thành viên trong gia đình đó. Nó là ổ bánh mỳ, là thùng than, là cái nôi của trẻ và điều kiện học tập của trẻ thơ. Một xưởng sản xuất gồm hàng trăm nhân công cũng thiêng liêng như một gia đình, phải làm cho mọi thành viên trong gia đình đó được hạnh phúc. Đó là nghĩa vụ cao cả của một ông chủ gia đình. Đầu tư vào nhân công còn là một khoản đầu tư để nâng cao hiệu quả làm việc và giảm chi phí sản xuất một cách hiệu quả và đáng trân trọng nhất.

Ford kết luận lại vấn đề:

– Chấm dứt bàn cãi ở đây.Từ ngày mai, mức lương sẽ là 5 đôla.

– Vậy ai sẽ là người trả lời các chủ ngân hàng?

-Tôi sẽ trả lời họ. – Ford quả quyết.

Kết thúc buổi họp, Ford được người thư ký riêng thông báo là có hai người Do Thái đang đợi ông tại phòng riêng. Dường như đoán trước được câu chuyện sắp diễn ra, Ford nói với người thư ký:

– Chuẩn bị xe để 5 phút nữa tôi đến lãnh sự quán Đức.

Bước vào phòng, hai người đang chờ sẵn ông ở đó. Một người là Josephn Krawkepf – giáo sĩ Do Thái, người kia là Aron Sapiro – lãnh đạo Hiệp hội Nông dân tại California. Krawkepf là người lên tiếng đầu tiên:

– Ngài vẫn giữ ý định mang huy chương của bọn Đức về treo tại căn phòng này chứ?

– Nước Đức, ngài nên diễn đạt bằng những từ chính xác. Không có gì xấu xa khi nhận được sự tôn vinh từ một quốc gia cả.

– Nhưng quốc gia đó đang tàn sát dân tộc chúng tôi.

– Tôi không nhận được thông tin về việc đó.

– Cả thế giới này đều biết, trừ ngài. Nếu ngài vẫn quyết định nhận huy chương của bọn man rợ đó, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc tẩy chay hàng hóa của Ford Motor trên khắp Bắc Mỹ. Và chắc ngài cũng thừa hiểu được hậu quả của cuộc tẩy chay đó.

– Tôi là một nhà kinh doanh không làm chính trị. Công việc làm ăn của tôi liên quan đến những chiếc xe hơi chứ không phải là một món hàng chính trị. Tôi nhận thấy đây là một lời đe dọa lố bịch.

Nhận thấy những lời đe dọa của Krawkepf không có tác dụng, Sapiro bắt đầu sử dụng vũ khí của mình:

– Chắc ngài đã nhận được trát gọi của tòa án về những hành động xúc phạm cộng đồng người Do Thái rồi chứ?

– Lại một lời đe dọa nữa? – Ford hỏi lại với một thái độ khinh thường.

– Tôi đã đệ đơn kiện lên tòa án. Nếu ngài cam kết không nhận đồ bố thí của bọn Đức, tôi sẽ rút đơn về.

– Vậy thì chúng ta sẽ gặp nhau tại tòa án. Chào các ngài.

Không thể đe dọa được người đang đứng trước mặt mình, Krawkepf và Sapiro hậm hực ra về. Còn lại một mình trong phòng. Ford ngẫm nghĩ về những điều xảy ra ở nước Đức thời gian gần đây. Ông đã nhận được một vài thông tin rất đáng lo ngại về những hoạt động tăng cường vũ trang và khiêu khích của Hitler và Đảng Quốc xã. Nhưng Ford tự nhủ rằng, với những nhà máy của Ford Motor và rất nhiều công ty Mỹ khác được xây dựng ở đó, người dân Đức vẫn có thể có được một cuộc sống sung túc mà không cần thiết phải phát động một cuộc chiến phân chia lại thế giới. Nước Đức đã trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất toàn thế giới. Và nó sẽ không dám bứt khỏi dây chuyền đó một lần nữa đâu. Nhưng dù có dựa vào căn cứ lý luận nào thì

những hành động thực tế của nước Đức vẫn làm Ford không khỏi lo ngại.

Tiếng chuông điện thoại trong phòng kêu vang, Ford nhấc máy, tiếng người thư ký:

– Có một người muốn được gặp ngài.

– Ai vậy?

– Ông ấy không nói tên. Chỉ nói là một người mà ngài muốn gặp.

– Được rồi. Nối máy cho tôi.

Bên kia đầu dây, một giọng nói chậm rãi nhưng đầy quyền lực phát ra:

– Xin chào người bạn vĩ đại của dân tộc Đức. Ngài nhận ra tôi chứ?

Sau một thóang ngạc nhiên, Henry Ford nhận ra một giọng nói quen thuộc mà ông đã tiếp xúc trong một vài lần đến thị sát các nhà máy tại Đức, một nhân vật quyền lực nhất thế giới hiện nay – Adonphf Hitler. Ford vui vẻ trả lời:

– Ồ, dĩ nhiên rồi, thưa ngài.

– Tôi nghe tin lãnh sự quán Đức tại Detroit sẽ tổ chức buổi lễ trao huân chương “Cross” cho ngài vào sáng nay. Xin chúc mừng ngài và một lần nữa ghi nhận công lao đóng góp của ngài cho dân tộc Đức.

– Đó là niềm vinh hạnh và sứ mệnh của tôi thưa ngài. Nhưng thưa ngài, tôi có một vài điều thắc mắc.

Ford hơi ngập ngừng, ông không biết có nên hay không hỏi trực tiếp nhà độc tài của nước Đức về một số biểu hiện bất thường của quốc gia này gần đây hay không. Sự quen biết và quan hệ giữa ông và Hitler chỉ dừng lại ở những thỏa thuận về việc xây dựng nhà máy.

Hơn nữa đây lại là một vấn đề chính trị hết sức nhạy cảm. Nhưng sự dằn vặt về những quyết định có thể là sai lầm của mình khi đầu tư vào nước Đức đã khiến Ford không thể không đặt câu hỏi:

– Tôi có nghe nói về những cử chỉ gần đây của ngài và đất nước ngài, và tôi không thể không lo ngại về những lời bàn tán xuất hiện trong chính giới Mỹ…

– Ồ, đó là những lời đồn đại của những kẻ căm thù sự giàu có của nước Đức chúng tôi và công ty của ngài. Không hề có hành động khiêu khích nào từ phía nước Đức cả. Chúng tôi vẫn giữ số quân thường trực ở mức 300.000 theo hiệp ước Vecsai.

– Xin lỗi ngài, nhưng tôi còn nghe một vài kẻ không thiện chí nói rằng ngài đã cho quân đội chiếm vùng phi quân sự sông Ranh.

– Anh, Pháp đã tăng cường nhiều đơn vị quân đội quan trọng vào khu vực phi quân sự này. Họ đã vi phạm trước thỏa thuận với chúng tôi. Nếu là ngài, ngài sẽ làm gì với hành động khiêu khích đó? Chúng tôi chỉ có ý định tự vệ trong hành động này, mong ngài hiểu cho điều đó.

– Rất vui mừng khi nhận được sự trả lời của ngài. Hy vọng sự hợp tác của chúng ta sẽ được tiếp tục phát triển.

– Một lần nữa chúc mừng ngài – người Mỹ đầu tiên nhận được huy chương Gross của nước Đức chúng tôi. Chào ngài và chúc ngài có một ngày vui vẻ.

Sau cuộc nói chuyện với Hitler, khuôn mặt Ford có sự thay đổi rõ rệt. Ông tin rằng,những câu trả lời nhận được từ chính người đứng đầu nước Đức là sự bảo đảm chắc chắn cho sự an toàn của các nhà máy của ông ở châu Âu, và hơn nữa là sự tin tưởng vào nỗ lực kiến tạo hòa bình của mình không hề đổ xuống sông, xuống biển. Nước Đức vẫn ở trong một thế quân bình thông thường, không hề có sự gia tăng đột biến nào về quân sự, cũng như ý định phát động chiến tranh (ít ra là theo lời Quốc trưởng Đức). Bước ra khỏi phòng, Ford vui vẻ gọi người thư ký riêng cùng ông đến tổng lãnh sự Đức.

Tổng lãnh sự Đức tại Detroit hôm nay nhộn nhịp khác thường. Tiền sảnh ngôi nhà được trang trí bằng nhiều cờ và khẩu hiệu. Nhưng có một chi tiết làm nhiều người chú ý là bức ảnh khổ rộng trên đó có hình Quốc trưởng Đức đang bắt tay với một doanh nhân Mỹ, đó không phải ai xa lạ – Henry Ford. Đứng sẵn ở tiền sảnh có Tổng lãnh sự Đức tại Detrroit, cạnh ông ta là Tổng lãnh sự tại Cleverland. Nhiều người thắc mắc về sự hiện diện của cả hai tổng lãnh sự Đức tại đây. Nhưng một vài người trong cuộc thì hiểu rất rõ. Đích thân Quốc trưởng đã chỉ thị cho họ phải tổ chức buổi lễ một cách trọng thị nhất. Đơn giản là bởi vì huy chương “Gross” là phần thưởng cao quý nhất của nước Đức, chỉ dành cho những người có công lao đặc biệt to lớn đối với đất nước. Chỉ duy nhất năm người không phải là người Đức trên thế giới được nhận danh hiệu này. Henry Ford là người châu Mỹ đầu tiên và duy nhất được nhận nó. Trước ông vài tháng, nhà độc tài Italia – Bennito Mussolini cũng được nhận huy chương này.

Nhưng hai quan chức ngoại giao người Đức phải chờ một thời gian khá lâu thì nhân vật chính của buổi lễ ngày hôm nay mới xuất hiện. Ông đang có mặt tại một nơi khác, nhộn nhịp hơn và nóng bỏng hơn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button