Văn học nước ngoài

Bạch Mã Hoàng Tử Chàng Ở Đâu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Agathe Hochberg

Download sách Bạch Mã Hoàng Tử Chàng Ở Đâu ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

– Trượt tuyết nhé?

Dĩ nhiên là không.

Hồi còn nhỏ tôi đâu có được học: tôi trèo lên ván trượt tuyết lần đầu tiên vào năm mười bảy tuổi; thật điên khùng, cái gọi là ý thức về sự nguy hiểm có thể làm hỏng bét mọi thú vui.

Thế nhưng tôi đã nỗ lực, bạn bè thay phiên nhau chỉ bảo cho tôi còn tôi thì ngoan ngoãn chống gậy, gập đầu gối… trong khi lũ nhóc bốn tuổi vượt mặt tôi cái vèo. Sau một tuần, trên người tôi xuất hiện những vết tím bầm hẳn là khả dĩ giúp tôi có thể xuất hiện trong bách khoa thư về những bọc máu, và rốt cuộc tôi đã có thể khập khiễng trở về nhà.

Đấy, những kỷ niệm duy nhất về núi non của tôi là thế đấy, đống kỷ niệm ấy và chuyện ăn mặc. Chưa bao giờ tôi lại mất nhiều thời gian đến vậy cho việc khoác đồ vào và cởi đồ ra. Khoác đồ, cởi đồ; trèo lên, bước xuống: chẳng phải chuyên môn của tôi. Mà ở đó trời còn lạnh, rất lạnh nữa chứ.

Tôi ghê sợ cái lạnh, khi lạnh tôi cảm thấy mình thật nhỏ nhoi. Lạnh lẽo thật chẳng phải thứ gì thân thiện cho lắm, vả lại, đã co ro là chỉ có co ro một mình.

Được rồi, giờ thì phải trả lời cô ấy thôi:

Không, tớ không định đi trượt tuyết cũng chẳng định đi ra biển, trong kỳ nghỉ tớ thích thăm quan các thành phố hơn.

Tôi viết cho Justine, cô bạn mới quen vẫn giữ liên hệ với tôi qua mạng, chúng tôi gặp ở một đám cưới nơi cả hai cùng là người làm chứng. Đến tiệc cocktail, cô ấy hỏi tôi:

– Cuộc sống khi kết hôn sẽ thế nào?

Tôi hơi lưỡng lự chút xíu, tôi không muốn làm cô ấy thất vọng nhưng cuối cùng tôi cũng trả lời:

– Rất khó khăn.

– Sao ai cũng nói thế nhỉ?

– Vì đó là sự thật… Có thể nói điều đó giống như việc cặp đôi mà không kết hôn và có khuynh hướng tai hại là tin rằng mình đã chiếm được người kia.

Justine sống ở New York, cô ấy ba mươi hai tuổi, tóc đen và mắt xanh quyến rũ. Cô ấy cũng rất thông minh và sinh động, đến nỗi mà ngay cả một cô gái tự nhận là hiện đại như tôi cũng phải tự hỏi sao cô ấy lại không kết hôn. Thế là ngay lập tức chúng tôi bị cuốn vào phần sôi nổi nhất của câu chuyện. Các cô gái tuổi chúng tôi không có thời gian để lãng phí, dù câu chuyện là gì đi chăng nữa.

Tôi lôi câu cách ngôn yêu thích của mình ra đọc cho cô ấy nghe, đó là “lời khuyên” mà mẹ tôi để lại cho tôi trước khi theo chân một nhà thơ đến Achentina: “Quan trọng không phải là ta cưới ai mà là ta sẽ ly dị ai.”

Justine tỏ ra rất đồng tình, tính nhân văn vẫn là cái vượt trội hơn cả, và những người xinh đẹp thì đâu có nhiều nhặn gì, đàn ông lại càng ít hơn ấy chứ.

Cô gái này khiến tôi thích thú, nhưng cuộc sống lại chia rẽ chúng tôi: chúng tôi không được ngồi cùng bàn, bàn tôi có tên là “Vườn Quả”, còn bàn cô ấy có tên là “Vườn Bí Mật”.

– Chán quá, bàn tớ toàn những cặp đôi chín nẫu trong khi bàn cậu chắc chắn đầy rẫy những kẻ độc thân đầy tiềm năng.

– Tin tớ đi, nhìn từ xa tớ vẫn thích được ngồi ở bàn cậu hơn, Justine đáp lời.

Như thường lệ, Vincent, chồng tôi, không chịu ngồi yên một chỗ. Anh xoay như chong chóng từ bàn này sang bàn khác mà tôi thì không hề muốn chạy theo sau anh. Justine đến gặp tôi: vài ánh mắt cô ấy thu hút được đều thuộc về những người đàn ông đã có vợ, đang chán nẫu ruột ở bàn bên cạnh; và Vườn Bí Mật thiếu sự thú vị lẫn những điều huyền diệu một cách trầm trọng.

Mọi người bắt đầu mở rộng phạm vi làm quen, nhưng vừa đến lúc bắt đầu một cuộc trò chuyện xã giao thì dàn nhạc đinh tai ra lệnh cho tất cả ra khiêu vũ.

Sau đoạn vào nhạc là bầu không khí cuồng loạn theo điệu “Habibi Yalla”, các cô gái phương Đông có thể vừa làm bộ làm tịch vừa uốn éo, nhưng dòng máu Nga trong tôi không được trời phú cho cái khả năng ngoáy mông bẩm sinh này. Tôi thà nhường chỗ cho mấy người chuyên nghiệp còn hơn.

Tôi tiếp tục tám chuyện với Justine. Chúng tôi ra ngoài hít thở không khí thoáng đãng và cô ấy kể cho tôi nghe cuộc sống của cô ấy tại New York và công việc của cô ấy trong hiệu kim hoàn. Tôi thì nói với cô ấy về bản thiết kế thời trang của mình; điều giúp chúng tôi cảm thấy mình có quyền mau mắn phê bình phục trang phục sức của các quý bà quý cô khách mời…

Khi ngồi xuống trở lại, tôi gặp lại Vincent, anh lớn tiếng mắng mỏ tôi vì đã phải tìm tôi khắp nơi; bữa tối kết thúc, tất cả các chai cùng cạn sạch còn tôi thì lỡ mất món bánh ga tô.

Nhưng quan trọng quái gì, tôi đã có một cô bạn mới và thế là may mắn lắm rồi.

– Tớ đến chết đói mất thôi, tớ chẳng ăn gì suốt từ hôm qua đến giờ, tớ đã vét sạch đồ ăn thừa trên bàn lúc rời khỏi phòng họp.

Léa vớ lấy thực đơn và cái giỏ bánh mì cùng một lúc. Với cô ấy, mọi thứ lúc nào cũng diễn ra rất nhanh.

Nhỏ nhắn, tóc ngắn màu hạt dẻ sáng, một vài vết tàn nhang trên hai má, nom cô ấy thật đáng yêu và cứ khi nào cô ấy im lặng là người ta lại muốn đặt cho cô ấy một cái biệt danh thật nai tơ kiểu “gương mặt non choẹt”. Nhưng ngay khi cô ấy mở miệng, cô ấy sẽ khiến bạn bấn loạn vì những suy nghĩ gay gắt của cô ấy; và gương mặt non choẹt sẽ bị thay thế bằng một cỗ xe tăng bé bỏng, được trang bị toàn bộ thuộc tính của phụ nữ độc thân năm 2000.

Léa là tư vấn viên cho nhiều công ty, tôi chưa bao giờ hiểu thật rõ công việc của cô là gì, tất cả những gì tôi có thể nói đó là cô làm việc trong lĩnh vực tin học. Bàn đến chủ đề này, lúc nào cô cũng chế giễu tôi bằng cách so sánh tôi với mẹ cô, người luôn trả lời “nó làm máy vi tính” khi ai đó hỏi con gái bà làm gì.

Khi ta hỏi cô, cô luôn khăng khăng trả lời rằng cô “xây dựng những chương trình cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa kết quả của họ”; và cô kết thúc định nghĩa của mình bằng một cái tặc lưỡi. Một cái tặc lưỡi khiêm tốn thôi nhưng rất thỏa mãn, kín đáo thôi nhưng dứt khoát. Vả lại cũng chẳng có mấy ai tìm hiểu thêm làm gì.

Léa làm việc tại nhà; thời gian của cô được dùng vào việc phát tán những lời đùa cợt, nhưng cứ nhìn lối sống vương giả của cô, tôi tự nhủ rằng chắc hẳn cô rất tinh thông trong lĩnh vực của mình. Lĩnh vực tin học, chứ không phải lĩnh vực phát tán những lời đùa cợt.

Tôi nhận thấy cô ngày càng ít gặp gỡ những người bạn không có địa chỉ email, với cái cớ là như thế thì khó giữ liên lạc hơn.

Trên thực tế, cô cũng ngày càng ít gặp gỡ những người bạn có địa chỉ email, bởi cứ gửi mãi thư điện tử cho nhau hàng tuần ròng rã thì cuối cùng họ cũng chẳng còn mấy chuyện để kể với nhau nữa. Tôi thoát được quy luật này vì tôi là một phần trong cuộc sống thường nhật của cô, tới mức cô chưa thể thay thế những cuộc hàn huyên dông dài của chúng tôi bằng một cái máy.

Cứ mãi kết nối với cái máy vi tính của mình, rốt cuộc cô cũng ghi vào đó mọi thứ quan trọng rồi lãng quên ngay lập tức. Vả lại, tôi thấy trí nhớ của cô đang bắt đầu suy giảm. Khi chúng tôi tám chuyện và tôi nhắc lại những sự kiện đã qua trong đời cô, cô có vẻ như vừa mới khám phá ra chúng. Từ ít lâu nay, cô gọi tôi là ổ cứng của cô. Năm ngoái, căn hộ cô ở bị lụt, cái điện thoại Palm của cô bị hư hại còn máy vi tính của cô thì hỏng nặng, cô đã vừa khóc nức nở vừa gọi cho tôi để thổ lộ rằng tôi là cô bạn gái duy nhất mà cô nhớ số điện thoại và rằng đời cô thế là đi tong.

Rồi gã nhân viên Hot Line sửa được cái máy vi tính còn cô thì lấy lại được đời mình.

Tôi từng bắt gặp cô đang cố nhập password vào lò vi sóng, nhưng cô cam đoan rằng nhìn chung là cô nhập password vào mọi thứ.

Tôi thì hoàn toàn ngược lại, máy móc khiến tôi hãi hùng. Tôi có một cái Mac cũ kỹ mà tôi dùng như máy chữ, nó chậm rì và lẽ ra tôi nên thay quách nó đi, nhưng tôi sợ cái máy sau sẽ lại quá hiện đại và khiến tôi lúng túng.

Chúng tôi gọi đồ ăn và tôi nhận thấy một người đàn ông ngồi bên chiếc bàn gần chỗ chúng tôi.

– Cậu nhìn gì thế?

– Gã đàn ông ngồi một mình bên chiếc bàn tròn. Trông gã được đấy chứ, không phải sao?

Cô liếc rõ nhanh về phía đó.

– Trông gã thật bỉ ổi thì có.

– Điều gì khiến cậu nghĩ vậy?

– Gã đàn ông đẹp trai nào mà chẳng bỉ ổi. Khi có được một gã tử tế thì đó luôn là một gã xấu trai.

– Thôi nào!

– Được thôi! Cậu thử lấy ví dụ về một gã vừa quyến rũ vừa thực sự tử tế xem.

– …Franois.

– Ví dụ hoàn hảo đấy: anh ta lúc nào cũng bám váy mẹ.

– Ờ thì… Vincent.

– Anh ấy quen cậu năm bao nhiêu tuổi ấy nhỉ, hai mươi lăm à? Hầu hết các gã trai được được đều được bảo kê từ hồi còn vắt mũi chưa sạch!

– Còn Grégoire! Không đồng tính và vẫn độc thân, chẳng phải sao?

– Răng quá trắng… Tớ thích ngủ yên trong bóng đêm cơ.

– Vậy thì những gã bồ cũ của cậu? Cũng có khối đấy chứ!

– Đành rằng thế, nhưng họ đều đá tớ cả. Bởi khi một gã trai có vẻ dễ thương, đáng yêu, thông minh và không đồng tính, gã sẽ có nhiều lựa chọn tới nỗi nghĩ rằng mình có thể có thứ tốt hơn. Thế nên gã đá bạn và quả thực là gã tìm được thứ tốt hơn ấy. Tốt hơn thế nào thì tớ không biết, nhưng dù sao thì đó cũng là điều gã tin chắc.

– Cậu cứ nói quá.

– Không đâu, mà tớ còn chưa nói hết: tớ nhận thấy rằng những gã còn lại lại càng không phải để dành cho tớ. Cậu biết tại sao không? Bởi vì những gã đó hèn đến mức không bao giờ dám bày tỏ trước. Vì vậy mà phải dám cơ. Nhưng loại đàn ông này lại luôn tụt hứng trước một cô gái ngay khi cô nàng khởi sự trước. Vì vậy mà mọi chuyện càng chẳng ổn thỏa gì. Cậu hãy thừa nhận rằng tớ đúng ra là chẳng còn lựa chọn nào đi…

Nhận định của cô có đen tối thì cũng vô ích, nó chẳng có vẻ gì ảnh hưởng xấu tới cô. Tôi nằn nì đôi chút vì những lời sáo rỗng cô nói khiến tôi phát bực, rồi tôi đành rút lui. Bởi càng nghĩ đến điều đó, tôi càng chẳng tìm ra được mấy lập luận để chứng tỏ là cô sai lầm.

Thật vui biết bao khi nhận được tin cậu!

Justine đã trả lời bức email đầu tiên của tôi như vậy và thế đã là tốt lắm rồi: tôi còn sợ sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời cơ.

Thực là ngu ngốc, vì chính cô là người năn nỉ xin email của tôi, nhưng tôi chẳng thể làm gì, lúc nào cũng là cảm giác bất an khốn kiếp mà một ngày nào đó nhất định tôi phải giũ bỏ cho bằng được.

Vừa gửi email đi tôi đã rơi ngay vào tâm trạng thấp thỏm; và sợ phải đối mặt với thất vọng. Tôi không thích thế, chờ đợi, đó chính xác là điều mà tôi trách cứ ở đàn ông: họ bắt ta phải chờ đợi và nhìn chung là nếu ta có chờ chẳng ích gì; nhưng đây lại là một cô gái, vậy thì sao tôi phải sợ chứ?

Tôi phải đặt câu hỏi này cho bác sĩ trị liệu mới được, tuy nhiên đấy là nếu tôi quyết định gặp một bác sĩ trị liệu, điều vốn hơi ít khả năng xảy ra vì ý tưởng ấy làm tôi sợ. Tại sao nó lại làm tôi sợ? Tôi sẽ phải hỏi bác sĩ trị liệu.

Đúng là một số tình bạn bắt đầu hơi giống như một câu chuyện tình yêu: ta thích thú nhau, ta khám phá nhau, ta muốn đi xa hơn và ta ngất ngây với những tình cảm hoàn toàn mới mẻ ấy.

Tôi đã cố trấn an mình và nhủ đi nhủ lại rằng chính cô ấy muốn giữ liên lạc với tôi, tôi thậm chí còn đi trước một nước cờ (và nếu không trả lời thì cô ấy đúng là ngu ngốc), nhưng việc đó không cần thiết, một tiếng đồng hồ sau thì cô ấy hồi đáp; đàn bà con gái là vậy, chẳng phức tạp chút nào.

Và xin cậu hãy gọi tớ bằng tên, khi tự giới thiệu bản thân, lúc nào tớ cũng ngạc nhiên vì ngay lập tức được đặt lại tên thành Justy. Cái tên rất Mỹ, tớ thấy vậy. Một ngày nọ, tớ gặp những người Thụy Sĩ nói với tớ rằng tên tớ đã trở nên hoàn toàn lỗi thời ở châu Âu rồi. Điều đó có đúng không? Dù sao thì tớ cũng thấy đám người Thụy Sĩ ấy thật tẻ nhạt, khô khan và thiếu cá tính. Tớ vẫn thích có một cái tên lỗi thời hơn đấy.

Vincent thế nào rồi? Thậm chí tớ còn chưa hỏi cậu anh ấy làm nghề gì. Các cậu cưới nhau bao lâu rồi? Quả tình tớ rất ngạc nhiên khi nhận được email của cậu, được thấy cái họ xuất hiện lại không phải cái họ cậu đã tự giới thiệu với tớ… Tóm lại là vì cái tên không đổi nên tớ biết đó chính là cậu. Đến giờ ăn trưa của tớ rồi và tớ phải chuồn đây: mai tớ lại phải đến dự một đám cưới nữa. Sửa móng tay, sửa móng chân, tớ có cả đống việc phải làm.

Ôm hôn cậu,

Justine

Justine thân mến,

Phải, đúng thế, cái tên của cậu nghe rất cổ nhưng chính bởi vậy mà nó rất sang.

Vả lại lỗi thời đối với đám người Thụy Sĩ thì chẳng có nghĩa lý gì cả. Hơn nữa, người Thụy Sĩ lại hình thành quan điểm riêng từ khi nào vậy? Tớ cứ tưởng họ trung lập cơ mà! Chẳng có lý do nào để phải quan tâm tới ý kiến của người Thụy Sĩ cả, trừ khi chuyện được đề cập liên quan đến đồng hồ và sô cô la. Hoặc là sữa. Hoặc là các ngân hàng.

Tớ tin chắc cậu cũng vậy, rốt cuộc cậu cũng thích thú với việc có một cái tên không mấy thông dụng. Nhưng hồi tớ còn nhỏ, tớ muốn mình tên là Delphine, Corinne hoặc Nathalie, như những bé gái khác. Hơn nữa, cậu phải hiểu tại sao ở trường cấp III lũ con gái ấy chính là những đứa nổi tiếng nhất…

Vincent vẫn ổn. Anh ấy làm nghề gì à? Anh ấy là… Chờ chút, để tớ tìm card visit của anh ấy.

Đây nhé: “Deputy head of european equity research”. Đó là công việc gì à? Tớ chẳng biết gì cả, dù anh ấy đã giải thích với tớ cả tá lần. Tóm lại, anh ấy làm việc cho một ngân hàng và anh ấy phụ trách các nhà phân tích tài chính châu Âu.

Chúng tớ kết hôn được bốn năm rồi. Hoặc hai năm gì đấy. Còn tùy. Trên thực tế, anh ấy làm việc tại Luân Đôn nơi tuần nào anh ấy cũng ở tới một nửa thời gian.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button