Văn học nước ngoài

Nữ Sinh

Nu sinh - Dazai Osamu1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dazai Osamu

Download sách Nữ Sinh ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng PDF                  Download

Định dạng MOBI               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

Hầu hết các truyện trong tuyển tập đều có nhân vật chính là nữ với những miêu tả tâm lý hết sức tinh tế và cao sang. Không những thành công với thể loại tự truyện tư tiểu thuyết, Dazai còn chứng tỏ bản lĩnh bậc thầy của mình trong việc am hiểu tâm lý phụ nữ xứ Phù Tang. Qua tác phẩm của Dazai, tâm hồn Nhật Bản; vốn kiềm nén và khép kín, có thể hiện cũng rất cô đọng, như thơ Haiku, như kịch No, như phim của Ozu; lại được chuyên chở qua ngôn ngữ của văn chương một cách dịu dàng nhưng không kém phần mãnh liệt. Truyện “Nữ sinh”được dịch từ nguyên tác “Nữ sinh đồ”trong tập truyện ngắn Nữ Sinh do Nhà xuất bản Kadokawa tái bản có sữa chữa lần thứ năm năm Bình Thành 21 (2009).

Tác phẩm này được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí “Văn học giới” số tháng 4 năm 1939. Dựa trên nhật ký của một độc giả nữ tên là Ariake Shizu (lúc bấy giờ 19 tuổi) gửi cho Dazai vào tháng 9 năm 1938, Dazai đã viết thành một truyện vừa xuất sắc nói về biến chuyển nội tâm của một nữ sinh 14 tuổi gói gọn trong vòng một ngày, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. Tác phẩm khắc họa rất thành công tâm lý bi quan hay trầm uất của một thiếu nữ tuổi dậy thì với một văn phong vô cùng tinh tế. Chính vì vậy, ngay từ khi ra đời, tác phẩm được giới văn nghệ thời bấy giờ, tiêu biểu là văn hào Kawabata Yasunari vô cùng tán thưởng.

Đến năm sau, 1940, tác phẩm được giải nhì của giải thưởng văn học Kitamura Tokoku. Tác phẩm đã được tái bản rất nhiều lần và luôn được các độc giả nữ yêu thích cho đến nay. Bản thân tập nhật ký của Ariake đã trở thành một tư liệu văn học quý và được trưng bày tại bảo tang văn học cận đại Aomori vào tháng 2 năm 2000. Cũng như Nữ sinh, sự tinh tế trong việc miêu tả tâm lý phụ nữ của Dazai một lần nữa được thể hiện qua truyện “Nữ tác gia”. Tâm lý của một cô gái nuôi mộng văn chương hiện ra thật sinh động và thú vị vô cùng. Là chứng nhân của cuộc thế chiến tàn khốc và là nạn nhân của thời cuộc, Dazai đã đưa những trải nghiệm cay đắng của mình vào tác phẩm.

Trích đoạn

Đi ra từ hành lang, không nghe cả tiếng bước chân như thể đã bị rút mất linh hồn. Vừa dọn dẹp chén bát sau bữa cơm tối, tôi vừa cảm nhận được điều đó và thấy buồn đến mức đánh rơi chiếc dĩa, rồi bất giác thở dài, vươn thẳng người mở cánh cửa bếp nhìn ra ngoài, thì thấy bóng dáng buồn bã vô tình của người chồng từ phía sau trong chiếc áo yukata trắng có sợi dây đai lưng nhỏ quấn hờ chập chờn hiện ra trong ánh hoàng hôn mùa hạ, như một bóng ma, như không phải vật sống trong thế giới này, đang đi trên con đường nhỏ ven bờ giậu có những cọng bí leo.
“Cha đâu hả mẹ?”
Con bé gái đầu lòng năm nay lên bảy tuổi chơi ngoài sân, đang rửa chân bằng gàu nước nơi cửa bếp, vô tâm hỏi tôi như vậy. Con bé này thích cha hơn mẹ, mỗi tối cùng ngủ chung màn với cha trên tấm futon trải nơi căn phòng sáu chiếu.
“Đi chùa rồi con.”
Tôi tùy tiện trả lời con bé như vậy nhưng nói xong mới cảm thấy như mình đã nói một điều gì đó bất thường và lạnh buốt sống lưng.
“Đến chùa à? Để làm gì cơ?”
“Lễ Obon mà. Vì thế mà cha đi chùa đấy.”
Những lời nói dối cứ thế mà tuôn ra không ngờ. Thực sự ngày đó đúng là ngày mười ba lễ Obon. Con nhà người ta mặc áo kimono đẹp đẽ, ra trước cổng nhà, phất tay áo dài mà chơi đùa thỏa thích, còn quần áo kimono của mấy đứa con mình bị thiêu cháy hết trong chiến tranh nên dù lễ Obon cũng mặc mấy quần áo thô mạt không khác chi thường ngày.
“Vậy ư? Chắc là cha sẽ về sớm nhỉ?”
“Chà, biết sao nhỉ. Nếu bé Masako mà ngoan thì có lẽ cha sẽ về sớm đấy.”
Mặc dù tôi nói vậy nhưng nhìn điệu bộ của chồng thì tôi chắc chắn đêm nay lại ngủ lang bạt ở ngoài rồi.
Bé Masako bước vào nhà bếp, rồi đi lên căn phòng ba chiếu, ngồi nơi cửa sổ với vẻ cô đơn mà ngước nhìn ra ngoài.
“Mẹ à, cây đậu của Masako nở hoa rồi đấy.”
Con bé lẩm bẩm vậy rồi nước mắt lưng tròng vì cảm động.
“Đây, đây nữa. A, thực sự rồi. Đậu mọc lên nhiều quá!”
Phía bên hành lang, có một mảnh đất khoảng mười tsubo[2], trước đây tôi có trồng nhiều loại rau trái nhưng sau khi có ba đứa con thì không còn đụng tay chân đến công việc đồng áng nữa; ngày xưa chồng tôi cũng đôi khi giúp đỡ làm vườn nhưng gần đây thì đến việc nhà cũng không làm chút gì. Mảnh vườn nhà bên được chăm bón cẩn thận, trồng rất nhiều loại rau tươi ngon mơn mởn còn vườn nhà mình chỉ toàn cỏ dại, so sánh thấy mà xấu hổ. Masako mới lấy một hạt đậu được cấp phát cho mà vùi xuống đất, tưới nước lên vậy mà lại nảy mầm, đó là thứ tài sản duy nhất của bé Masako không có lấy một cái đồ chơi nào khác, mỗi lần sang nhà hàng xóm lại huyên thuyên không biết ngượng là cây đậu nhà mình thế này, cây đậu nhà mình thế kia.
Sa sút bi thảm. Cô đơn. Không, đối với Nhật Bản bây giờ mà nói thì không chỉ riêng chúng tôi mà tất cả những người sống ở Tokyo này nữa, nhìn đâu cũng thấy một sự sa sút trầm kha, dù chạy quanh quẩn thế nào thì những vật mà chúng tôi mang theo cũng bị thiêu cháy hết cả, tuy vậy điều khổ sở bây giờ cấp bách hơn cả sự sa sút đó là nỗi cực nhọc của một người vợ trong thế giới này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button