Tiểu thuyết - ngôn tình

Người Ngựa, Ngựa Người

nguoi_ngua_ngua_nguoi__nguyen_cong_hoan1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NGƯỜI NGỰA NGỰA NGƯỜI

Tác giả : Nguyễn Công Hoan

Download sách NGƯỜI NGỰA NGỰA NGƯỜI full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PRC               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Truyện ngắn “Người ngựa-ngựa người” của nhà văn Nguyễn Công Hoan đã phác họa nên hình ảnh của người “phu xe tay” trong những giờ phút đón giao thừa mừng năm mới. Người phu kéo xe tay cố nhịn đòi, chịu lạnh để mong có khách chạy chuyến xe cuối cùng trong năm kiếm chút tiền ít ỏi về cho vợ con đón năm mới. Nào ngờ vị khách “xộp” mà người phu xe mong mỏi mãi mới có là một cô gái “bán hoa”. Theo yêu cầu của cô, người phu xe đã bấm bụng, gò lưng chạy hết phố này đến phố khác để cô gái ấy đi “kiếm khách làng chơi”. Vậy mà… khi tiếng pháo giao thừa nổ vang, người phu kéo xe tay thất vọng nhìn “cô gái bán hoa” thẫn thờ như cái bóng vô hồn gieo mình xuống ghế xe. Cô cũng đang đi kiếm tiền nhưng không kiếm được. Lấy gì trả công cho người phu xe? Cô chỉ xin lấy “vốn tự có” của mình để “trả” công người phu xe đã mệt bã mồ hôi vì kéo cô đi lùng khách khắp xó xỉnh. Cái cô trả là cái người phu xe không “dám” vì sợ lây bệnh xã hội. Vả lại người phu xe đang “khát” tiền mang về cho vợ con chứ đâu có phải cái chuyện bướm ong lằng nhằng ấy.

Đêm giao thừa, hai người, hai số phận, hai cách hành nghề kiếm sống khác nhau nhưng đều chung một hoàn cảnh: không tiền. Đau đớn thế đấy, nhục nhã thế đấy. Cái kiếp người “cơm vãi, cơm rơi” sống kiếp trâu ngựa mà cũng không được sống cho tròn kiếp “người ngựa, ngựa người”. Chuyện ngắn của Nguyễn Công Hoa mang tính tố cáo hiện thực. Một tiếng kêu giữa đêm giao thừa đen tối của cảnh “nước mất, nhà tan”. Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan thấm đầy nước mắt của sự xót xa, cảm thông với kiếp sống của người cùng khổ. Nó mang tính bi hài và tố cáo rất cao. Đọc xong chuyện ngắn “Người ngựa, ngựa người” ta thấy cổ mình như nghẹn đắng. Ta như muốn thốt lên: cuộc sống sao mà khắc nghiệt, cay đắng thế!

ĐOẠN TRÍCH

Đố ai biết anh phu xe lững thững dắt cái xe không ở đa (`ng ngã tư đầu phố kia, đi như thế từ bao giờ đấy?
Trông anh ấy có vẻ “đói” khách lắm. Có lẽ thế thật. Vì ai lại tám giờ tối ba mươi Tết rồi, còn lang thang phố nọ sang phố kia thế? Mà hàng phố, nhà nào nhà nấy đóng cửa cả rồi, còn mấy ai ra ngoài đường làm gì, mà còn hòng một “cuốc” tất niên?
ấy thế! Trả xe cho xong quách, về nhà hú hí với vợ con có hơn không, tội gì! Vợ anh, con anh, đương chờ anh ở cửa đó nọ. Năm hết tết đến rồi. Còn mấy giờ đồng hồ nữa thôi, chứ còn lâu la gì?
ấy, giá trong túi có nặng cái đồng tiền, thì chả phải bảo, anh ta cũng về nhà cho xong quách, việc gì còn phải vơ vẩn vẩn vơ như thế này! Khốn nhưng anh ấy vừa mới ốm dậy, ốm một trận tưởng mười mươi chết, thành ra không những mất một dịp kiếm tiền vào lúc cuối năm, mà bao nhiêu tiền dành dụm trong bấy lâu, sạch sành sanh cả.
Bởi vậy hôm nay, anh ấy cố vay được cái vốn để đi mua xe, kiếm bữa gạo để ăn tết.
Quái, không hiểu cái ngày nay là ngày gì, mà từ chiều đến bây giờ, anh ấy mới được có hai hào chỉ! Ban chiều, khách áo gấm, áo nhung, đi nhan nhản ở đường, mà mời mỏi miệng, cũng không có một ai lên xe, nữa là bây giờ! Bực nhất là thỉnh thoảng lại lẹt đẹt tràng pháo nổ, làm cho anh ấy nóng cả ruột gan. Nghĩ đến cái cảnh tết nhà giàu mà thèm rỏ dãi. Họ quăng tiền đi về dịp tết, thi nhau tiền trăm bạc nghìn để xa phí vô ích, mà mình thì lo méo mặt mấy hào bạc gạo ngày mai không xong.
Thỉnh thoảng, anh ta dỏng tai quay cổ, xem có ai gọi ở đa (`ng xa không. Thì chỉ thấy đánh đẹt, lòe một cái ở giữa đường, làm cho anh ta giật mình đánh thót. Giật mình, rồi lại thở dài, ngán cho cái đời bấp bênh, lắm lúc muốn quẳng phăng cái xe đi, làm nghề khác. Nhưng bỏ nghề này thì xoay ra nghề gì?
Anh ấy đi lững thững như thế, qua Hàng Trống, quặt ra phố Nhà Thờ, xuyên thẳng ra lối nhà thương Phu? Doãn, thì bỗng đứng dừng, quay cổ lại nhìn.
– Xe!
– Đây!
Ba chân, bốn cẳng, anh ấy chạy vội lại phía có người gọi, hạ hai càng xuống.
– Bà về đâu?
Một bà trạc độ ngót ba mươi tuổi, mình mặc xa tanh nâu, đầu quàng khăn bịt trắng, bỏ giọt xuống tận bụng, đứng ở đầu hè:
– Anh có đi giờ không?
– Bà đi mấy giờ?
– Một giờ.
– Xin bà sáu hào.
– Sao anh lấy đắt thế? Hai hào!
– Thưa bà, xe ngày tết vẫn thế, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa, mà bà giả rẻ thế. Con kéo một chuyến, rồi cũng đi giả xe, về ăn tết đây!
Bà khách thấy anh xe nói ra ý không thiết kéo, nên quay lưng đi.
– Này, bà giả bao nhiêu?
– Hai hào là đắt rồi, ngày dưng chỉ có hào rưỡi một giờ thôi.
– Thôi, năm hào rưỡi, bà có đi, không thì thôi.
– Thôi.
Bà khách lại quay lưng đi, lần này thì đi thẳng.
Anh xe vắt chân chéo kheo, chỏng càng lên trời mà nhìn theo mãi một lúc. Anh đoán có lẽ người này cũng là khách kiết, nên mới trả rẻ quá như vậy. Thôi thì người già thì ta non. Anh chạy theo và gọi:
– Này, mời bà lên xe!… Hai… hàọ..! Xin bà hai hào rưỡi.
Bà khách vừa bước chân lên sàn xe, thấy anh xe vòi hai hào rưỡi, vội nhảy tọt ngay xuống đất:
– Không hai hào thì thôi.
– Thôi, đây, mời bà lên.
Bà khách vạch cổ tay áo, xem đồng hồ:
– Chín giờ năm nhé, nhưng kể là chín giờ đúng cũng được.
Anh xe kéo giờ, nên cũng chỉ chạy “dưỡng lão” thôi, đít nhổm mạnh, mà bước ngắn. Vì thì giờ là tiền bạc, chậm phút nào là tiền phút ấy.
Trước anh xe tưởng bà khách đi có việc gì, cho nên còn chạy. Sau thấy bà cứ trỏ vơ vẩn hết phố nọ sang phố kia, mà chả đỗ ở phố nào cả, thì mới đoán có lẽ là cánh “ăn sương” chi đây. Anh bèn đi bước một. Nhiều lúc muốn hỏi thực, nếu có phải giăng há thì mình giới thiệu cho một món sộp đáo để.
Nhưng lỡ không phải thì họ mắng cho và không trả tiền thì khổ.
Qua chợ Đồng Xuân, vòng về Hàng Cót, lại rẽ sang Cửa Đông, bà khách bỗng hỏi:
– Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không?
– Vâng, nhưng bà có cho cháu hai hào thì cháu kéo hầu bà giờ nữa.
– Được.
– À, anh có hào lẻ không, cho tôi vay mấy hào, chốc nữa tôi giả cả đồng cho tiện.
Anh xe móc bao phục, lấy ra hai hào, đưa cho bà khách. Bà khách vào hiệu, mua gói thuốc lá, bao diêm, còn tiền mua cả hạt dưa để ca (‘n.
Anh xe nhấp nhổm chạy rảo cẳng vài bước, rồi lại tiến bước như trước.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button