Văn học trong nước

Tráng Sĩ Cao Thắng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phan Bội Châu

Download sách Tráng Sĩ Cao Thắng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Văn học trong nước

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                       Xem giá bán

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cao Thắng tên đầy đủ là Cao Tất Thắng, quê ở thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ (nay là xã Sơn Lễ), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1864 trong một gia đình nông dân. Ông là một người thông minh, lanh lẹ, lúc nhỏ có đi học ít nhiều nhưng chú tâm vào học võ hơn.

Năm Giáp Tuất (1874), khi mới 10 tuổi, Cao Thắng đi theo Đội Lựu làm liên lạc cho nghĩa quân. Sau khi Đội Lựu chết, Cao Thắng phải lẩn trốn khốn khổ thì được Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) đưa về nuôi. Năm 1881, khi ông Thuật mất, Cao Thắng trở về Tuần Lễ làm ruộng. Năm Giáp Thân (1884), Cao Thắng bị vu cáo là thủ phạm giết vợ Quản Loan nên bị bắt và giam tại thành Hà Tĩnh đến khi Lê Ninh đánh thành năm 1885 mới được giải thoát.

Khi trở về nhà, Cao Thắng cùng em ruột là Cao Nữu và bạn là Nguyễn Kiểu sớm tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Quang Cán (Hương Sơn). Cuối năm 1885, Phan Đình Phùng dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ chống Pháp ở Hương Khê, Cao Thắng đã đem đội quân của mình gia nhập “Nghĩa quân Cần Vương” của cụ Đình, trở thành cánh tay phải đắc lực của cụ, được cụ tin cẩn giao cho chức Quản cơ, mặc dù mới 21 tuổi.

Năm 1886, Phan Đình Phùng ra Bắc để liên lạc với các lực lượng chống Pháp, giao quyền chỉ huy nghĩa quân cho Cao Thắng. Ông đã ra sức xây dựng lại căn cứ, củng cố lực lượng, đặc biệt là đã tự làm ra được những khẩu súng giống như loại súng trường kiểu 1874 của Pháp khiến chính kẻ địch cũng phải khâm phục.

Năm 1892, ông dùng mưu bắt sống viên tuần phủ tay sai giặc Pháp là Đinh Nho Quang làm chấn động dư luận trong hàng ngũ kháng chiến, gây nhiều khiếp sợ cho bọn tay sai.

Năm 1893, ông chỉ huy quân cảm tử tấn công các đồn quân của giặc Pháp ở Nghệ An. Đang lúc chỉ huy xông trận tại Đồn Nu (Thanh Chương), ông bị tử thương, hi sinh lúc mới 29 tuổi – giữa lúc tài năng đang chín muồi. Cao Thắng tử trận là một tổn thất vô cùng to lớn đối với nghĩa quân Hương Khê và phong trào chống Pháp ở Trung Kì, cụ Phan mất cánh tay phải đắc lực của mình.

Sau khi hi sinh vì nước, di hài của anh hùng Cao Thắng được đem về an táng tại Ngàn Trươi (núi Vụ Quang). Dân chúng lập đền thờ ông tại làng Khê Thượng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày nay, nhiều thành phố, tỉnh thành trên đất nước ta đã lấy tên vị anh hùng này đặt cho nhiều con đường, dãy phố, trường học, nhà máy để ghi nhớ công ơn của ông.

Thân thế và sự nghiệp của Cao Thắng mãi mãi ngời sáng trong trang sử anh hùng của dân tộc chống Pháp xâm lược cuối thế kỉ 19.

Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây sưu tập một số tác phẩm viết về Cao Thắng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (cuốn Sùng bái giai nhân (1908) in trong Phan Bội Châu – Toàn tập, tập 2. Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2000); của nhà sử học Phan Khánh (cuốn Tráng sĩ Ngàn Trươi. Nxb Kim Đồng, 1983); của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Luyện (bài Cao Thắng, in trong cuốn Danh nhân Nghệ Tĩnh, tập 2. Nxb Nghệ Tĩnh, 1982) và vài tài liệu khác liên quan đến vị chiến tướng này… để biên soạn thành tập sách nhỏ góp phần “Kỉ niệm 160 năm sinh Phan Đình Phùng và phong trào Cần Vương”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button