Kinh doanh - đầu tư

Những Điều Hay Trong Quản Trị Hiện Đại

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : Đức Minh Biên soạn

Download sách Những Điều Hay Trong Quản Trị Hiện Đại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

Quản lý có hiệu quả

Hàng ngày nhà quản lý phải ra nhiều quyết định liên quan tới mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp. Thực chất, quản lý là quá trình ra quyết định. Việc ra một quyết định quản lý có liên quan chặt chẽ đến việc giải quyết vấn đề và đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý.

Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.

Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Để đi tiên phong trong việc thay đổi, người quản lý cần có những kỹ năng để tạo ra một viễn cảnh tương lai hấp dẫn và làm cho viễn cảnh đó trở thành hiện thực.

Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Trong thực tế có sự khác biệt khá rõ giữa hiệu quả và hiệu suất. Theo định nghĩa của Kathryn Bartol thì “Nếu hiệu quả là làm đúng việc phải làm thì hiệu suất lại có nghĩa là phải làm đúng cách để đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoàn cảnh, điều kiện thực tế”.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để làm được việc này, người quản lý phải thể hiện khả năng xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch của mình. Khi kế hoạch được hoàn thành thì chuyển tải thông tin kế hoạch đến cấp trên và cấp dưới. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến các công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết phải ra và thực thi các quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình.

Người quản lý phải đạt được các mục tiêu của tổ chức cùng với hoặc thông qua các cá nhân, do vậy để tạo ra chất lượng công việc cao, người quản lý cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, tìm hiểu và thoả mãn các nhu cầu của người lao động.

Vậy cần phải có những kỹ năng gì để trở thành người quản lý có hiệu quả?

Trong số những kỹ năng quan trọng nhất, phải kể tới việc lập kế hoạch, giao tiếp tốt, giải quyết vấn đề, ra và thực thi quyết định, tạo động lực cho nhân viên để khẳng định rằng sự trung thành và cam kết của người lao động không thể có được chỉ bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ được một nhân viên tốt.

Một chuyên gia nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không thể mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên của nhà quản lý. Và một kỹ năng không thể thiếu đối với người quản lý có hiệu quả là kỹ năng lãnh đạo. Người quản lý có nên “chỉ đạo” không khi nhân viên có đủ khả năng và tự tin làm việc được giao lại cũng sẵn sàng làm việc đó? Chắc chắn là không vì trong trường hợp này, hành vi phù hợp nhất lại là “giao quyền” .

Tóm lại, để trở thành người quản lý có hiệu quả, chúng ta cần xác định được công việc một người quản lý phải làm để đạt được các mục tiêu của tổ chức (làm đúng việc), cùng với và thông qua các cá nhân (làm đúng cách).

Ken Blanchard đã từng đưa ra kết luận: “Làm một người quản lý thì thước đo quan trọng không phải là điều gì sẽ xảy đến khi anh ta có mặt mà là điều gì sẽ xảy ra khi anh ta vắng mặt”.

Ngồi đúng ghế, làm đúng việc

Là nhà quản lý, có bao giờ bạn hình dung “tầm phủ sóng” của chiếc ghế bạn đang ngồi? Liệu nó có cần “phủ sóng” quá mức cần thiết hay chỉ nên phát huy công suất đúng với vị trí của mình?

Ngồi đúng ghế để làm đúng việc

Câu chuyện bắt đầu từ “chiếc ghế” của Thịnh – Giám đốc một công ty TNHH sản xuất bánh kẹo. Ở vị trí quản lý, lẽ ra anh chỉ quán xuyến những công việc có tầm “vĩ mô” như hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh, lên kế hoạch hành động cho các bộ phận đầu não khác trong doanh nghiệp của mình.

Thế nhưng, mỗi khi công ty có sản phẩm mới tung ra thị trường, người ta thấy anh cũng “nai nịt chỉnh tề” cùng bộ phận kinh doanh trong các cuộc hội nghị giới thiệu sản phẩm, các buổi họp tiếp thị và bán hàng, một phần việc chuyên môn của bộ phận kinh doanh.

Ngồi “đúng ghế” mà làm không đúng việc và “lấn sân” quá nhiều khiến Thịnh trở thành “giám đốc phủ sóng” toàn công ty và từ đó mọi việc bắt đầu rối lên. Ở vị trí của nhà quản lý, lẽ ra Thịnh chỉ nên đưa ra chỉ tiêu kinh doanh và theo dõi hoạt động của phòng bán hàng chứ không thể là người bán hàng cho công ty.

Đã là nhà quản lý, dù ở cấp thấp, cấp trung hay cấp cao, yêu cầu về năng lực quản lý là như nhau: đó là hoạch định chiến lược, quản lý nhân sự, và chuyên môn. Tuy nhiên, ở mỗi cấp độ quản lý khác nhau, quỹ thời gian nhà quản lý dành cho mỗi việc là khác nhau.

Cụ thể là vị trí quản lý càng cao, việc hoạch định chiến lược sẽ càng chiếm nhiều thời gian, trong khi đó thời gian dành cho cập nhật chuyên môn ngày càng ít dần, và thời gian dành cho quản lý nhân sự là không đổi.

Làm đúng việc hay làm việc đúng?

Phần đông các nhà quản lý được đề bạt, cất nhắc nhờ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, làm việc lâu năm và có nhiều “kinh nghiệm chiến trường”. Đó là những tiêu chuẩn cần có để giúp họ điều binh khiển tướng. Thế nhưng khi đã ngồi vào chiếc ghế quản lý, nhiều người lại quên mất ở vị trí của mình việc gì nên làm và việc gì có thể giao cho người khác.

Nói đơn giản, nhà quản lý phải làm đúng việc, còn nhân viên là làm việc đúng (Xem bảng so sánh).

Hình ảnh một nhà quản lý bận rộn “tối tăm mặt mũi” vì điều hành công việc một cách quá ôm đồm hiện nay không phải là chuyện hiếm. Đơn giản vì họ không chịu chia sẻ hay đúng hơn là không biết cách chia sẻ gánh nặng cho các nhân viên dưới quyền.

Ôm đồm công việc theo kiểu “phủ sóng toàn vùng” nếu để lâu ngày sẽ trở thành một căn bệnh mãn tính đối với nhiều nhà quản lý. Hệ quả trong những trường hợp này là bản thân nhà quản lý thì bị áp lực quá tải, trong khi công việc điều hành doanh nghiệp lại rối… như canh hẹ! Đó là một nghịch lý hoàn toàn không đáng có.

* Nhà quản lý

Làm đúng việc = 5 Ws

What: Quyết định phải làm việc gì

Why: Phân tích được vì sao phải làm việc này

When: Xác định thời điểm thực hiện

Where: Biết rõ địa điểm tiến hành công việc

Who: Chọn người có khả năng thực hiện công việc.

* Nhân viên

Làm việc đúng = 1 H

How : Cách thức thực hiện công việc (Nhà quản lý chỉ dành một ít thời gian cho việc này để hướng dẫn nhân viên chưa thạo việc).

Lớn – nhỏ hay quan trọng – khẩn cấp?

Trong điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với nhiều công việc phát sinh hàng ngày. Một cách tự nhiên, người ta thường chia chúng thành “việc lớn” và “việc nhỏ”.

“Việc lớn” là những việc quan trọng (liên quan tới một số tiền lớn hoặc sự an nguy của doanh nghiệp); còn “việc nhỏ” thì ngược lại. Thoạt nghe không có gì lạ nhưng nếu đi sâu, sẽ thấy có một số vấn đề.

Vô tình, tôi đọc được một câu trong một tập binh pháp của Trung Quốc, đại ý: “Tướng lâm trận có thể chết chỉ vì người đóng móng ngựa”. Ý câu này muốn nói, nếu coi cái móng ngựa là nhỏ và theo đó, người đóng móng ngựa và công việc của anh ta là không quan trọng, không đáng quan tâm thì chính người chỉ huy rất dễ bị lâm nguy khi xung trận.

Trong thực tế, tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn không phải do các “chuyện lớn” gây ra (dù rằng chúng chính là những ngòi nổ) mà do nhiều “chuyện nhỏ” đã không được giải quyết triệt để một cách tốt nhất.

Trong các sách viết về quản lý chuyên nghiệp của Âu Mỹ cũng không thấy người ta phân việc thành “lớn” và “nhỏ” mà thường phân theo mức độ “quan trọng” và “khẩn cấp”. Theo đó, có thể chia việc ra bốn loại sau (những ví dụ là theo cách chia của tôi, còn thực tế mỗi người có cách chia khác nhau):

Đa phần các nhà quản lý, điều hành thường tập trung vào loại 1. Điều này xem ra là đương nhiên nhưng nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho giới doanh nhân mắc rất nhiều bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng (stress, huyết áp cao, trầm uất, tiểu đường…) và cả cuộc sống tình cảm gia đình do thiếu thời gian, thiếu chu đáo hoặc lơ đãng.

Đó là lý do vào khoảng năm 1996 – 1997, nhà tâm lý học S. Covey đã đưa ra một lời khuyên (đúng hơn là một nguyên lý) mà ngày nay đã được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế công nhận và truyền bá một cách rộng rãi qua cuốn “7 thói quen của những người thành đạt”. Nguyên lý này nghe qua khá đơn giản: nhà quản lý hãy tập trung vào công việc loại 2.

Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn biến đổi với tốc độ cao chưa từng thấy mà một nhà kinh tế học từng nói rằng “vấn đề sống còn của một doanh nghiệp là đối phó với sự thay đổi”. Vấn đề của các nhà quản lý là cần phải nhận thức được sự biến đổi trong chính doanh nghiệp của mình. Nói nôm na là phải biết “lo xa” bởi không khéo sẽ có “họa gần”.

Nhưng lo là lo thế nào? Có lẽ là lo sao đừng để những việc loại 2, 3 hoặc 4 thường xuyên chuyển thành loại 1 khiến ta luôn phải quay cuồng, tất bật mà vẫn không giải quyết ổn thỏa. Các triệu phú, tỉ phú ở một số nước phát triển có một điểm chung là không gây cho ta cảm giác là họ luôn bận rộn; ngược lại họ có vẻ rất chậm rãi và bình thản nhưng họ luôn điều hành công việc với hiệu quả cao.

Các nhà nghiên cứu đã tổng kết được một điều là những người thành đạt như vậy, nói chung là đều tập trung vào những công việc loại 2 – quan trọng nhưng không khẩn cấp. Họ luôn biết quan tâm tới sức khỏe của mình, họ tránh uống nhiều rượu, họ luôn quan tâm tới quan hệ với từng nhân viên sao cho công bằng, thích đáng, họ biết cách làm thỏa mãn những khách hàng nhỏ nhất nhưng cũng biết từ chối những hợp đồng lớn nếu xét thấy không thể thực hiện tốt, họ không tự ý vi phạm hoặc tùy tiện sửa đổi những quy chế do chính họ đặt ra cho doanh nghiệp và bản thân dù họ hoàn toàn có quyền làm vậy.

Chính nhờ nguyên lý này mà họ ít phải đối đầu với các loại việc “khẩn cấp và quan trọng”. Họ biết cách tối thiểu hóa số lượng loại việc này.

Còn ở Việt Nam thì sao? Có thể thấy vấn đề ngay từ phòng bảo vệ, phòng tiếp tân. Khi được góp ý, mấy ông bạn doanh nhân của tôi thường có hai loại thái độ: coi người góp ý là một người quá khó tính hay để ý chuyện vặt hoặc viện lý do “Dạo này bận quá, hôm nào rỗi rãi tôi sẽ chấn chỉnh lại”…

Và khi khách hàng bất mãn với cách đón tiếp, chăm sóc của mấy nhân viên kia phản ánh lên và dọa sẽ “cắt hợp đồng” thì họ tuyên bố sẽ sa thải mấy nhân viên đó để làm đẹp lòng khách hàng… Đây là ví dụ rất cụ thể của việc để những chuyện “quan trọng nhưng không khẩn cấp” biến thành “khẩn cấp và quan trọng”.

Không tôn trọng nguyên tắc “quan trọng và không khẩn cấp” còn dễ đưa người ta vào trạng thái phân đôi khá tai hại: khi đi làm chỉ tập trung vào việc khẩn cấp và quan trọng; hết giờ làm (hoặc xong việc) lập tức quay ngay sang việc loại 4 “không khẩn cũng chẳng quan trọng” như nhậu nhẹt xả láng…

10 lời khuyên cho ban giám đốc

Điều hành một doanh nghiệp luôn luôn là một vấn đề khó với giới quản trị. Theo các chuyên gia, ban giám đốc doanh nghiệp có thể cân bằng được quyền lực điều hành với những cách sau:

Ban giám đốc cũng có thể kiểm soát được công việc thông qua.

Học cách ủy thác công việc hiệu quả

Trong “đồ nghề” của nhà quản lý, “uỷ thác công việc” là một trong những kỹ năng thiết yếu. Ủy thác thành công, nhà quản lý đã tự giải phóng mình để đầu tư thời gian một cách hiệu quả hơn.

“Tôi muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tôi muốn tham gia vào những dự án mới. Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động xây dựng chiến lược. Tôi muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Tôi muốn có thêm thời gian để “nâng cấp” bản thân. Tôi muốn mở rộng kinh doanh song làm như thế nào để duy trì các hoạt động đang có?

Nếu tôi tham gia vào những dự án mới, các công việc hiện tại sẽ bị trì hoãn bởi không ai có khả năng đảm nhiệm. Khi rút ra để đầu tư thời gian nhiều hơn cho các hoạt động chiến lược, tôi sẽ chọn ai thay thế mình trong các hoạt động điều hành? Tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình song tôi cũng muốn hiệu quả làm việc được duy trì, thậm chí phải được cải thiện”.

Ngay lập tức, chúng ta thấy những bức bối đòi hỏi nhà quản lý phải chứng minh bản lĩnh thực sự của mình. Hay nói cách khác, họ cần thiết phải có đủ kỹ năng của một nhà quản lý chuyên nghiệp. Thực tế nghiệt ngã và tính khốc liệt trong cạnh tranh trên thị trường khiến nhà quản lý không chỉ đơn thuần hành xử theo cách thấy những người khác làm mình cũng làm.

Hay nói cách khác, khi chúng ta không hiểu được cách thức quản lý thì tất cả những nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ đem lại một hệ thống không xương sống sẵn sàng sụp đổ bất kỳ lúc nào.

Uỷ thác công việc hiệu quả có khả năng giúp nhà quản lý giải quyết một phần những vấn đề tương tự như đã mô tả phía trên. Tuy nhiên, cho dù biết được những lợi ích của uỷ thác công việc, nhà quản lý vẫn luôn trăn trở với nỗi lo, kiểu như: “Tôi rất muốn uỷ thác công việc tôi đã từng làm nhưng sợ rằng nhân viên mà tôi tin tưởng uỷ thác sau này có thể tách ra thành lập công ty riêng cạnh tranh trực tiếp với tôi; hoặc một số khác bỏ sang làm cho công ty đối thủ cạnh tranh đem theo toàn bộ khách hàng; một số lợi dụng việc được uỷ thác để mưu đồ lợi ích cá nhân…”.

Kinh nghiệm xấu trong quá khứ khiến nhà quản lý ngày càng còng lưng xuống dưới sức nặng của khối lượng công việc. Làm sao để có thể thoát khỏi gánh nặng đó? Một trong những giải pháp là cần thiết phải nắm rõ và thuần thục trong kỹ năng uỷ thác công việc chứ không đơn thuần coi việc uỷ thác giống như một kỹ năng “từ bỏ công việc”.

Để làm được điều này, đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu và thành thạo trong sử dụng qui trình uỷ thác công việc. Công việc, nhiệm vụ nào cần uỷ thác? Việc đó sẽ được uỷ thác cho ai? Khi nào sẽ uỷ thác và lúc đó sẽ phải làm những gì? Sau khi uỷ thác nhà quản lý phải làm những gì, làm như thế nào?…

Để bắt đầu, nhà quản lý cần phải thuần thục các bước trong qui trình uỷ thác. Công việc gồm 7 bước chia làm 3 phần như sau:

Phần 1: Chuẩn bị cho việc uỷ thác hiệu quả

Bước 1: Xác định công việc, nhiệm vụ cần uỷ thác, lý do tại sao cần uỷ thác. Uỷ thác để giảm tải cho nhà quản lý, củng cố niềm tin phát triển nhân viên cấp dưới hay cải thiện các mối quan hệ trong tổ chức.

Bước 2: Xác định phạm vi quyền hạn trách nhiệm uỷ thác, mức độ quyền hạn và trách nhiệm được giao sẽ như thế nào.

Bước 3: Lựa chọn người có thể uỷ thác. Các tiêu chí cần được cân nhắc khi chọn người uỷ thác là gì? Ưu tiên năng lực, định hướng phát triển, kinh nghiệm hay thời gian…?

Phần 2: Thực hiện công việc uỷ thác

Bước 4: Thực hiện việc ủy thác công việc cho người được lựa chọn (nếu thất bại quay trở lại bước 3). Trong bước này nhà quản lý cần chỉ cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của công việc được uỷ thác, xác định với họ các kết quả mong đợi, chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm được giao, thoả thuận các qui trình báo cáo phản hồi đánh giá.

Bước 5: Thông báo cho những cá nhân, bộ phận có liên quan. Để đảm bảo điều kiện giúp người được uỷ thác thực hiện công việc, nhà quản lý phải thông báo công việc, nhiệm vụ uỷ thác và mức độ quyền hạn, trách nhiệm tới những nơi có liên quan cùng với các yêu cầu giúp đỡ hỗ trợ.

Phần 3: Phản hồi thông tin

Bước 6: Theo dõi hỗ trợ người được uỷ thác. Để đảm bảo công việc được thực hiện tốt cần có hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả từ phía nhà quản lý tới nhân viên được uỷ thác.

Bước 7: Đánh giá rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.

Nhà quản lý luôn phải đối đầu với những lựa chọn, để có thêm thời gian mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh họ phải thành công trong uỷ thác công việc. Uỷ thác công việc ngược trở lại đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng và không ngừng nâng cao kỹ năng của chính mình.

8 nguyên tắc cho một giám đốc điều hành giỏi

Các giám đốc điều hành giỏi có thể là những người có tính cách, thái độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, để trở thành một giám đốc điều hành có sức thuyết phục, họ thường phải tuân thủ 8 nguyên tắc sau:

Đặt câu hỏi “Cần phải làm điều gì?”

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà quản trị doanh nghiệp. Nếu không đặt ra được câu hỏi này, một giám đốc điều hành (GĐĐH) có nhiều quyền lực và tầm ảnh hưởng nhất cũng có thể trở thành một người làm việc không có hiệu quả.

Trả lời được cho câu hỏi “Cần phải làm điều gì?”, thường nhiều nhiệm vụ khẩn cấp sẽ được đặt ra. Tuy nhiên, những GĐĐH làm việc có hiệu quả không tự “chia mình” ra để thực hiện tất cả mà chỉ tập trung vào một nhiệm vụ có tính khả thi nhất.

Sau khi đặt câu hỏi cần phải làm điều gì, bạn cần phải đặt ra thứ tự ưu tiên giải quyết những nhiệm vụ này và tuân thủ theo thứ tự đó. Những nhiệm vụ khác, dù có quan trọng hay khẩn cấp đến đâu, cũng sẽ được hoãn lại.

Đặt câu hỏi “Điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp?”

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các GĐĐH ở các doanh nghiệp gia đình, nhất là khi họ phải ra những quyết định về vấn đề nhân sự. Trong một công ty gia đình thành công, một người thân trong gia đình chỉ được thăng chức nếu anh ta, cô ta vượt trội hơn những người không thuộc gia đình ở cùng một cấp bậc và điều này phải thông qua một sự đánh giá rõ ràng.

Việc đặt câu hỏi “Điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp?” không đảm bảo rằng bạn sẽ có một quyết định đúng đắn. Bởi vì ngay cả một GĐĐH tài giỏi nhất cũng là một con người và cũng có lúc mắc phải sai lầm và chịu ít nhiều thành kiến. Nhưng nếu bạn không đặt ra câu hỏi này, điều gần như chắc chắn là bạn sẽ có một quyết định sai.

Xây dựng kế hoạch hành động

Nếu bạn không chuyển những hiểu biết của mình thành hành động, những khi bắt tay vào hành động, bạn cần phải lên kế hoạch.

Bạn cần phải nghĩ đến những kết quả mong muốn, những hạn chế, khó khăn có thể xảy ra, những điều cần xem xét, điều chỉnh lại trong tương lai, những điểm cần kiểm tra; kế hoạch phân bổ thời gian để thực hiện kế hoạch hành động đó.

Một kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm về các quyết định

Bạn chỉ nên ra quyết định khi mọi người đã thông suốt những vấn đề sau:

– Tên của người chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch hành động;

– Thời hạn thực hiện;

– Tên của những người sẽ bị tác động bởi quyết định và do đó cần phải biết, hiểu và tán đồng với quyết định đó – hay ít nhất là không chống đối mạnh mẽ;

– Tên của những người cần được thông báo về quyết định, ngay cả khi quyết định đó không trực tiếp ảnh hưởng đến họ.

Xem xét lại quyết định một cách có hệ thống cũng là một công cụ đắc lực giúp bạn tự phát triển. Qua việc kiểm tra kết quả của một quyết định với những điều mong đợi, các GĐĐH sẽ biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đâu là nơi họ đang thiếu kiến thức hay thông tin.

Thông thường, quá trình này sẽ cho họ biết quyết định của mình không mang lại kết quả như mong đợi vì họ đã không bố trí đúng người, đúng việc.

Bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc là một công việc khá quan trọng nhưng nhiều GĐĐH lại ít để ý đến, bởi những người giỏi thường rất bận rộn. Những GĐĐH thông minh thường không tự mình quyết định hay hành động trong những lĩnh vực họ còn yếu mà giao phó cho người khác làm điều này.

Người ta cũng thường cho rằng chỉ có những GĐĐH cấp cao mới ra quyết định và chỉ có quyết định của họ mới có ý nghĩa. Đây chính là một sai lầm nguy hiểm. Việc ra quyết định phải được thực hiện ở tất cả các cấp của tổ chức. Bởi vì các nhân viên cấp dưới thường biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình hơn cấp trên nên quyết định của họ thường có một tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn công ty.

Chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt thông tin

Những GDĐH có hiệu quả thường phải bảo đảm rằng mọi người trong công ty hiểu được các kế hoạch hành động của họ cũng như những thông tin gì họ cần. Điều này cũng có nghĩa là họ chia sẻ các kế hoạch của mình với tất cả các đồng nghiệp – cấp trên, cấp dưới, cũng như đồng sự – và mong muốn họ đưa ra những lời bình luận.

Mặt khác, họ cũng cho các nhân viên biết họ cần thông tin gì để thực hiện các kế hoạch đó. Thông tin từ cấp dưới lên cấp trên thường được chú trọng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến các nhu cầu thông tin của cấp trên và những người cùng chức vụ.

Tập trung vào các cơ hội

Những GĐĐH giỏi thường tập trung vào các cơ hội nhiều hơn những khó khăn. Dĩ nhiên, họ cũng cần quan tâm đến việc giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà không đem đến kết quả. Chỉ có việc khai thác cơ hội mới đem lại kết quả.

Trên tinh thần đó, các GĐĐH hiệu quả xem mỗi sự thay đổi là một cơ hội chứ không phải là mối đe dọa. Họ thường nhìn vào những thay đổi bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp và tự hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể biến sự thay đổi này thành một cơ hội cho doanh nghiệp?”.

Các GĐĐH hiệu quả còn phải bảo đảm rằng những khó khăn không lấn át các cơ hội. Trong hầu hết các công ty, trang đầu tiên của bản báo cáo quản trị hàng tháng thường là những vấn đề khó khăn. Nếu là một GĐĐH khôn ngoan, bạn nên để những cơ hội lên trước và đưa những khó khăn ra sau. Chỉ khi đã phân tích xong các cơ hội, bạn mới quay sang thảo luận những khó khăn.

Tổ chức những cuộc họp có hiệu quả

Bí quyết để tổ chức một cuộc họp có hiệu quả là xác định trước đó là cuộc họp về vấn đề gì. Các loại cuộc họp khác nhau đòi hỏi các hình thức chuẩn bị khác nhau và sẽ đi đến những kết quả khác nhau.

Sau khi đã xác định nội dung và hình thức của cuộc họp, bạn nên bám theo chúng và nên dừng cuộc họp lại ngay sau khi đã đạt được mục đích chính. Bạn không nên đưa ra một vấn đề khác để thảo luận mà nên tóm tắt lại những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp.

Việc theo dõi, triển khai những kết luận của cuộc họp cũng quan trọng không kém bản thân cuộc họp.

Dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói

Các GĐĐH có hiệu quả hiểu rằng họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong tổ chức và điều này không thể chia sẻ hay giao phó cho ai. Tuy nhiên, họ có được quyền lực chỉ vì họ được tổ chức tin tưởng. Điều này có nghĩa là họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của tổ chức trước khi họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của bản thân.

Để có được sự tin tưởng của các nhân viên và trở thành một người có tính thuyết phục, bạn không nên dùng từ ”tôi” trong suy nghĩ và hành động của mình mà thay vào đó bạn nên dùng từ ”chúng tôi”.

6 tác phong lãnh đạo mẫu

Nghiên cứu của Công ty Tư vấn Hay/McBer (Mỹ) trên 3.871 doanh nhân khắp thế giới đã định lượng được 6 tác phong lãnh đạo mẫu của lãnh đạo doanh nghiệp.

Đó là:

– Đòi hỏi cấp dưới tuân thủ không suy nghĩ, ngay tức khắc mệnh lệnh.

– “Làm như tôi đã cho chỉ thị”.

– Ham muốn thực hiện, tự tin, tự chủ.

– Rất hữu hiệu trong tình thế khủng hoảng.

– Huy động được cấp dưới xoay quanh một định hướng chiến lược.

– “Hãy theo tôi”.

– Tự tin, hiểu cấp dưới, tác nhân trực tiếp của thay đổi lớn.

– Rất hữu hiệu cho đổi mới, cần một một mục tiêu lớn và rõ ràng.

– Tạo ra sự hài hòa cho cấp dưới.

– “Lo cho nhân viên trước đã”.

– Khả năng thông cảm lớn, tạo nên một không khí cởi mở.

– Rất hữu hiệu trong việc tạo một tinh thần gắn bó, động viên trong những lúc khó khăn.

– Nhắm tới sự đồng lòng thông qua sự tham gia tích cực của cấp dưới.

– “Mọi người nghĩ thế nào?”

– Hợp lực, hợp tác với cấp dưới, dựa vào sự trao đổi.

– Rất hữu hiệu để cấp dưới mạnh dạn hợp tác tích cực.

– Ấn định những tiêu chí thành công cao.

– “Hãy làm như tôi”.

– Ý thức, ham muốn thực hiện, đầy sáng kiến.

– Rất hữu hiệu để đạt được những thành quả nhanh, với một tinh thần cao của cấp dưới.

– Phát triển nhân tài cho tương lai.

– “Cứ thử làm đi”.

– Phát triển năng lực cấp dưới, cảm thông và ý thức rõ về vai trò lãnh đạo của mình.

– Rất hữu hiệu để sửa soạn tương lai, đội ngũ lãnh đạo kế thừa.

Thật ra, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường có kỹ năng và phong cách áp dụng nhiều cách lãnh đạo nêu trên tùy theo từng thời điểm, môi trường và văn hóa…

Và phải chăng, một lãnh đạo doanh nghiệp xuất chúng vừa tạo ra sự đột phá, vừa tạo ra sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là người sử dụng đầy nghệ thuật 6 tác phong lãnh đạo trên?

11 tố chất của nhà quản trị

Khó có thể đưa ra định nghĩa về một người lãnh đạo tài ba tốt hơn David Glass, Chủ tịch Hội đồng quản trị (CEO – Chief Executive Officer) của Wal-Mart.

Và các nhà lãnh đạo hiếm khi thoả mãn. Họ nhận ra rằng, có thể có cách khác tốt hơn để thực hiện một việc nào đó và rằng phải thêm những cơ hội mới.

Tôi không thể nghĩ là một công ty có vấn đề chỉ vì họ mong đợi quá nhiều. Những người có đức tính của một nhà lãnh đạo xuất chúng là người mà tôi cho rằng phải biết đặt hy vọng lớn vào nhân viên của họ.

Ở Wal-Mart, chúng tôi không có những siêu sao. Chúng tôi là công ty của những con người bình thường, làm việc trong một môi trường đầy kích thích và luôn được thử thách phải vượt qua khả năng của chính mình.

Tăng thêm sự sáng tạo trong quản lý

Là chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu một đơn vị, tại sao bạn lúc nào cũng “đầu tắt mặt tối” trong khi không ít người ngồi chờ việc? Để trả lời câu hỏi này, bạn sẽ phải giải bài toán quản lý thời gian mà mỗi người đảm nhiệm trong tổ chức.

Thông thường mỗi ngày chúng ta dành thời gian cho ba loại công việc: công việc do cấp trên trực tiếp chỉ đạo phải làm; công việc của hệ thống, trong đó, các phòng ban, đội hay tổ phải phối hợp nhau để thực hiện; công việc cá nhân tự đề xướng thực hiện.

Như vậy, nếu là trưởng một đơn vị và muốn kiểm soát thời gian của mình sao cho hiệu quả để thực hiện một số công việc do bạn tự đề xướng, bạn chỉ có hai lựa chọn, hoặc là làm sao để cấp dưới phối hợp với nhau thực hiện công việc cho tốt hoặc giao việc cho nhân viên thực hiện theo chỉ đạo của mình, kèm theo là các biện pháp khen thưởng và kỷ luật.

William Oncken, Jr. và Donald L. Wass trong bài viết Ai nhận con khỉ? ví công việc giữa các cấp quản lý trong tổ chức giống như con khỉ chuyền cây. Chẳng hạn, trong một công ty, nếu không có những biện pháp ngăn chặn, ”con khỉ” sẽ chuyền từ các cấp quản lý sang bản thân giám đốc. Hai ông đề ra năm nguyên tắc ”nuôi và săn sóc khỉ” để giúp chủ doanh nghiệp tăng thêm khoảng thời gian dành cho mình.

– Nguyên tắc l: Bắn chết hay cho ăn. Theo nguyên tắc này, nếu cấp dưới đùn đẩy công việc lên cấp trên, lãnh đạo hãy quyết định hoặc là yêu cầu cấp dưới phải tự giải quyết (bắn chết) hoặc giúp đỡ họ giải quyết vấn đề (cho ăn).

– Nguyên tắc 2: Nếu quyết định giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó giúp cho cấp dưới, cần phải xác định một khoảng thời gian cụ thể cho nó.

– Nguyên tắc 3: Khi nhận giải quyết vấn đề cho cấp dưới, hãy làm một cuộc hẹn, không tiện đâu làm đó.

– Nguyên tắc 4: Hãy giải quyết vấn đề với cấp dưới bằng tiếp xúc trực tiếp hay qua điện thoại, tránh viết văn bản.

– Nguyên tắc 5: Đối chiếu vấn đề cần giải quyết với năm cấp độ trao quyền dưới đây và ấn định thời gian dành cho lần sau.

Năm cấp độ trao quyền có thể kể ra dưới đây: Cấp l: Hãy đợi đến khi yêu cầu mới được làm; Cấp 2: Xin chỉ đạo trước khi làm; Cấp 3: Đề xuất ý kiến và chứng tỏ bằng kết quả công việc; Cấp 4: Hãy tiến hành công việc nhưng phải thông báo ngay sau mỗi lần triển khai; Cấp 5: Hãy tự làm và báo cáo đều đặn theo định kỳ.

Phân loại công việc ở trong tổ chức thành năm nhóm như trên, bạn sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian bằng cách trao quyền cho cấp dưới thực hiện công việc (từ cấp độ 3 đến 5). Không những thế, nhân viên cấp dưới cũng được chủ động trong giải quyết công việc.

Ở nhiều doanh nghiệp trong nước, các giám đốc, chủ doanh nghiệp khao khát có nhiều thời gian để dành cho bản thân và gia đình nhưng phần lớn khi được hỏi vẫn cho rằng, quá khó hay quá rủi ro khi trao quyền cho cấp dưới. Mặt khác, khi trao quyền vẫn còn câu hỏi về khả năng giải quyết công việc và sự sẵn sàng nhận trách nhiệm của cấp dưới. Không ít doanh nghiệp đổ vỡ vì giám đốc trao quyền cho cấp dưới để rồi mất luôn cả quyền kiểm soát công ty vì cấp dưới làm bậy. Một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu còn có tình trạng giám đốc không giỏi chuyên môn, ngoại ngữ nên quyền điều hành thực tế nằm trong tay trưởng phòng hay phó giám đốc. Trong tình thế này, giám đốc không những trao quyền mà lại mất quyền điều hành doanh nghiệp.

Để khắc phục những khó khăn trên và ứng dụng những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thiết nghĩ trưởng các đơn vị phát triển năng lực giải quyết công việc và tinh thần gắn bó của nhân viên với tổ chức. Văn hóa tổ chức, trong đó mọi người có tinh thần hợp tác, chia sẻ công việc với nhau là nền tảng cho sự ủy quyền. Vì vậy, để có sự thảnh thơi cho bản thân – nền tảng của sự sáng tạo trong quản lý – trước hết, bạn phải dành thời gian để phát triển nhân viên và có chính sách khen thưởng, kỷ luật thích đáng. Stephen R. Covey, một giám đốc công ty chuyên huấn luyện về lãnh đạo cho các doanh nghiệp trên thế giới phát hiện rằng, bản thân trưởng các đơn vị nếu thiếu chuyên môn nhưng biết tôn trọng các nguyên tắc đối xử trong cuộc sống và có hành vi lương thiện cũng có thể thành công trong việc trao quyền.

Ngoài ra, theo Covey, trưởng các đơn vị nên chia công việc hằng ngày theo mức độ khẩn trương và quan trọng và cố gắng tạo thói quen dành nhiều thời gian cho những loại công việc này.

Giao phó trách nhiệm để vận dụng tri thức tập thể

Ở cương vị giám đốc, một trong những nhiệm vụ quan trọng của bạn là giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn – trong đó có việc chuyển giao cho họ quyền giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn phải nhận thức được tất cả những rắc rối, hậu quả mà họ có thể gây ra nếu để họ tự giải quyết mọi việc. Vấn đề càng khó khăn hơn khi bạn đang phải chịu áp lực về thời gian. Khi đó, bạn có thể suy nghĩ rằng thà chấp nhận những sai lầm do cấp dưới gây ra và khắc phục nó, còn hơn là mất thời gian để huấn luyện họ tự giải quyết vấn đề. Suy nghĩ này khiến bạn không muốn giao phó hết quyền lực cho cấp dưới. Những giám đốc trẻ, vốn được thăng chức do có thành tích cá nhân nổi bật, lại càng dễ nghi ngờ vào khả năng của cấp dưới (vì họ luôn lấy bản thân ra làm ”chuẩn”), vì thế có khuynh hướng “ôm” việc nhiều hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu như trước đây tri thức chỉ chiếm 30% giá trị sản phẩm và dịch vụ thì hiện nay tỉ lệ này đã lên đến 80%. Trong bối cảnh đó, các nhà quản trị học cho rằng, để tăng tính cạnh tranh và tồn tại các công ty phải tăng cường vận dụng tri thức của tập thể. Nói cách khác, các giám đốc cần phải cho nhân viên nhiều quyền lực hơn, cho phép họ tự suy nghĩ, hành động và tự chịu trách nhiệm, dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của bản thân. Theo các chuyên gia về quản trị, để việc giao phó trách nhiệm trở nên dễ dàng hơn, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

Con đường đi đến việc giao phó công việc cho nhân viên bắt đầu bằng việc xem xét lại hai giả định cơ bản về vai trò của người giám đốc. Thứ nhất, nhiều vị cho rằng nếu họ đứng ra giải quyết vấn đề do cấp dưới gây ra thì sẽ có hiệu quả hơn việc phải đi dạy nhân viên tự giải quyết vấn đề. Thứ hai, rất nhiều vị tin rằng mình hiểu biết hơn nhân viên nhiều!

Các chuyên gia cho rằng, cả hai giả định trên đều dẫn đến tình trạng các giám đốc cứ ”khư khư” thẩm quyền giải quyết vấn đề và ra quyết định thay vì ủy thác cho cấp dưới. Để hạn chế điều này, bạn nên nghĩ rằng mình là một nhà lãnh đạo hơn là một giám đốc. Giám đốc có khuynh hướng chỉ “quản lý các công việc chi tiết”, còn nhà lãnh đạo quản lý con người bằng cách khuyến khích họ tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm. Khi xem mình như những nhà lãnh đạo, các giám đốc sẽ cảm thấy thoải mái hơn và sẵn sàng giao phó nhiệm vụ cho nhân viên ngay từ đầu và để cho họ tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc.

Cách thức giao phó công việc cũng quan trọng không kém giao phó công việc. Những giám đốc có kỹ năng giao phó công việc tốt là những người biết cách đặt câu hỏi hơn là ra lệnh cho cấp dưới. Chẳng hạn, khi đặt câu hỏi: “Anh/chị nghĩ rằng nên làm điều gì?” cho cấp dưới, bạn sẽ giúp họ hình thành thói quen phải tự nghĩ ra và đề xuất một số giải pháp khi họ báo cáo với bạn một vấn đề nào đó. Những câu hỏi gợi mở như “Anh/chị nghĩ rằng nguyên nhân nào đã làm phát sinh vấn đề này?”, Chúng ta nên xem xét điều gì nếu thực hiện theo giải pháp mà anh/chị đề xuất?” hoặc ”Chúng ta đã xử lý tình huống với khách hàng A như thế nào?”… sẽ giúp bạn hiểu được các nhân viên đã suy nghĩ ở mức độ nào về những vấn đề của họ. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng không nên phản ứng ngay sau khi nghe câu trả lời. Hãy để cho nhân viên có đủ thời gian để giải thích, đồng thời cũng để bạn có đủ thời gian đánh giá ý kiến đề xuất giải quyết vấn đề của họ.

Để tránh những sai sót, rắc rối do nhân viên gây ra sau khi bạn giao phó công việc cho họ, bạn phải tuân thủ nguyên tắc này. Có nghĩa là giao phó công việc phải dựa trên sự đánh giá năng lực, nguyện vọng và mục tiêu phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Nếu làm được điều này, bạn sẽ giúp cho nhân viên phát huy tối đa điểm mạnh của họ và họ sẽ làm việc một cách tích cực, chủ động (điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để giám sát họ). Các chuyên gia tư vấn quản trị cũng khuyên rằng, bạn hãy xem những sai lầm của nhân viên là những cơ hội giúp họ phát triển. Bạn cũng nên giải thích cho nhân viên biết về đánh giá của bạn đối với năng lực của họ để họ hiểu tại sao bạn lại giao phó cho họ một số nhiệm vụ nào đó.

Khi nhân viên càng suy nghĩ độc lập và càng có ý thức chủ động trong công việc, họ sẽ càng ít “quấy rầy” cấp trên. Trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định, thường có bốn mức độ: l) Giám đốc phải giải quyết vấn đề; 2) Giám đốc hướng dẫn nhân viên cách giải quyết vấn đề và nhân viên là người trực tiếp làm điều này; 3) Nhân viên đề xuất một giải pháp cho vấn đề và yêu cầu giám đốc thông qua; 4) Nhân viên tự giải quyết vấn đề và báo cáo kết quả cho giám đốc. Để tạo cho nhân viên ý thức tự làm chủ công việc, bạn phải khuyến khích họ hành động theo mức độ (4) càng nhiều càng tốt. Để làm điều này, bạn phải trả lời được ba câu hỏi: Những nhiệm vụ thực tế của nhân viên là gì? Bạn mong muốn họ có những kiến thức nào? Và họ có được thẩm quyền ở mức độ nào? Bạn không thể mong đợi một nhân viên có thể tự giải quyết một vấn đề nếu anh ta/cô ta không biết rõ rằng mình có thẩm quyền để làm điều đó hay không.

Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế những hậu quả, rắc rối mà các nhân viên có thể đem lại cho bạn khi họ thực hiện những công việc đã được bạn giao phó. Những nguồn lực mà bạn cần trang bị cho nhân viên để họ tự giải quyết vấn đề có thể là con người, các công cụ, thông tin và các cơ hội phát triển. Chẳng hạn, bạn có thể chỉ cho họ biết khi cần một thông tin nào đó thì liên hệ với ai, ở bộ phận nào. Một số công ty còn tổ chức một bộ phận tư vấn, đào tạo để giúp đỡ các giám đốc trẻ rèn luyện kỹ năng giao phó nhiệm vụ.

Lối rẽ trái trên đường mòn tư duy

Con người vốn bản chất là luôn bảo vệ những gì mình đã cho là đúng. Hãy tập đừng nói “không” khi nghe được các ý kiến “trái” với suy nghĩ của mình.

Hằng ngày, nhà quản lý phải thường xuyên xử lý các sự cố, vấn đề xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để giải quyết vấn đề, trước tiên cần thu thập thông tin, phân tích, tìm nguyên nhân, đưa ra các giải pháp; sau đó là lựa chọn, thực hiện và đánh giá. Trong các quá trình này, theo kinh nghiệm thực tiễn, việc đưa ra được nhiều giải pháp theo nhiều hướng khác nhau là rất quan trọng. Khi đó, nhà quản lý sẽ có nhiều phương án để lựa chọn. Thế nhưng thực tế khi đi tìm giải pháp, chúng ta thường dễ bị cuốn theo các lối mòn tư duy thông thường, do đó sẽ mất đi cơ hội có được các giải pháp đột phá. Và ngay cả khi sử dụng phương pháp họp nhóm, cùng thảo luận cũng hiếm khi có được một giải pháp độc đáo…

Đa phần khi đã có một giải pháp trong đầu, rất khó tìm thêm được một giải pháp khác độc lập với nó. Đó hoàn toàn là tâm lý bình thường của con người. Vậy, phải làm thế nào đây? Trong trường hợp này, lời khuyên của nhà phát minh thiên tài Edison, về nguyên nhân của thành công vẫn còn nguyên giá trị. “Chỉ có 1% là do khả năng thiên phú, còn 99% là do rèn luyện”. Vậy phải rèn luyện việc suy nghĩ và sáng tạo như thế nào? Bạn hãy bắt đầu bằng những câu hỏi cho những việc đơn giản nhất trong sinh hoạt hằng ngày. Tại sao phải làm cách này? Còn có cách nào khác không? Nếu làm cách khác thì sao…? Hãy tìm ra thật nhiều giải pháp khác nhau trước khi phân tích và lựa chọn.

Là nhà quản lý, chúng ta không chỉ suy nghĩ một mình, phải làm sao để mọi người nghĩ, cùng lo thì mới thành công và đạt hiệu quả cao trong công việc. “Hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu”, thế nhưng nếu cái đầu kia hay những cái đầu khác trong công ty đều nghĩ theo hướng của sếp thì lúc đó chẳng khác gì một dàn hợp xướng mà bạn là giọng hát chính, còn lại là dàn đồng ca phụ hoạ. Ở đây, bạn hãy hình dung mình phải là một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc với nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Bản thân tâm lý nhân viên đã không muốn trái ý sếp, phần thì tự ti sợ sai, phần thì sợ sếp phật lòng vì dám nói khác ý. Kinh nghiệm cho thấy các lời giải tốt nhất thường xuất phát từ các ý tưởng của cấp dưới, từ những người trực tiếp thực hiện công việc, vì đơn giản chính họ là người nắm bắt công việc tốt nhất. Vâng, trong lúc này, khả năng suy nghĩ, tư duy sáng tạo theo các hướng độc lập mà chúng ta đã luyện tập sẽ phát huy tác dụng. Con người vốn bản chất là luôn bảo vệ những gì mình đã cho là đúng. Khi chúng ta đã coi một điều gì đó là đúng, những điều ngược lại đều sẽ bị phản đối ngay từ trong tiềm thức. Hãy tập đừng nói “không” ngay khi nghe được các ý kiến “trái” với suy nghĩ của mình. Hãy tập nghĩ rằng điều đó là có thể và nghĩ cách để thực hiện nó. Ở đây, hãy áp dụng lối suy nghĩ theo quan điểm đánh giá hệ thống ISO là “đi tìm sự phù hợp, chứ không phải cố tình tìm sự không phù hợp”. Nếu rèn luyện được cách suy nghĩ theo các hướng khác nhau, thậm chí hoàn toàn độc lập với nhau và cộng với khả năng cổ vũ, khuyến khích đội ngũ của mình nói ra các ý tưởng, các giải pháp, nhất định sẽ có lúc tìm được giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo. Ngoài ra, có một điểm rất quan trọng: các ý tưởng khi nhân viên đưa ra mới chỉ là các ý tưởng “thô” chưa hoàn chỉnh, nhà lãnh đạo cần phải cùng mọi người phát triển thêm mới có thể trở thành giải pháp (nếu phù hợp). Nếu phản bác các ý tưởng này ngay từ đầu, làm sao có thể có cơ hội phát triển thành giải pháp được. Đừng tự làm mất các cơ hội có được những giải pháp mang tính sáng tạo.

Khi đã có một ý tưởng hay một phương án mà đa phần hay theo logic thông thường cho là đúng, với tư cách là người dẫn dắt, bạn hãy hướng mọi người gạt ngay giải pháp này ra khỏi đầu, thậm chí không bàn đến nữa. Cố gắng tìm kiếm những khả năng có thể khác, càng nhiều càng tốt. Cũng đừng vội so sánh các phương án mới này với cái đã cho là đúng ban đầu. Cần khuyến khích mọi người tự do nói, đừng bỏ qua một ý tưởng nào, thậm chí ý tưởng có thể hơi “điên rồ”. Như vậy, sẽ có được nhiều giải pháp khác nhau và các thành viên trong cuộc họp đều thấy rằng mình có quyền tỏ bày và được mọi người lắng nghe. Khi đó, họ sẽ mạnh dạn và tự tin hơn, không ngại đưa ra những ý tưởng thoạt đầu có thể là “rất kỳ quái”. Hoàn toàn có thể, một lúc nào đó chính từ những ý tưởng khác biệt, không giống ai này sẽ giúp tạo được một bước ngoặt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, một ý tưởng khác người được sếp và mọi người chú ý lắng nghe, cùng phát triển trở thành giải pháp hoàn chỉnh, đưa vào áp dụng và mang lại hiệu quả cho công ty, đó chính là sự động viên mang lại niềm phấn khích rất lớn cho đội ngũ nhân viên. Khi đó, mọi người sẽ có được cái cảm giác đóng góp thực sự, cụ thể cho sự phát triển và thành công của công ty. Niềm hạnh phúc có lẽ là lớn nhất đối với một nhà quản lý là xây dựng được một đội ngũ không chỉ làm thay được cho mình mà còn nghĩ thay được cho mình, thậm chí còn giỏi hơn mình, cừ khôi hơn mình.

Tất nhiên, mọi việc sẽ không có gì là dễ dàng, cần phải luôn rèn luyện để không bị phản ứng ngay từ trong suy nghĩ. Vì nếu ngược lại, sẽ làm thui chột các ý tưởng từ trong trứng nước, chỉ còn một mình tự suy nghĩ và tự nói với các giải pháp theo lối mòn; còn đội ngũ cộng sự chỉ là những người thực thi. Làm được điều này và giúp cho những đồng sự cùng làm được tức là chúng ta đang sở hữu một tư duy tập thể tuyệt vời. Và một điều nữa, không phải lần nào những giải pháp “ngược đời”, những suy nghĩ độc lập cũng mang lại hiệu quả. Trong 10 trường hợp, đúng được vài lần đã là rất thành công. Còn lại bạn sẽ cảm thấy mất thời gian vì phải nghe những chuyện “vớ vẩn”. Nhưng đừng nản chí, vì ngoài việc sẽ có lúc tìm được những lời giải độc đáo, tuyệt vời đạt hiệu quả vượt trội, cái được lớn nhất là sẽ có được một đội ngũ luôn sẵn sàng cùng làm việc và đó chính là phần thưởng cho sự nỗ lực của chính chúng ta.

Quản trị thời gian

Thời gian không bay đi, nhưng cứ trôi đi theo quy luật tự nhiên. Thời gian là điều mỗi người không phải mong đợi, nó sẽ tự đến và tự đi một cách nhẹ nhàng. Điều quan trọng hơn, bạn luôn phải coi trọng thực hành những điều mà bạn mong muốn theo đúng thời gian đã định.

Quản trị thời gian là một phương pháp hữu ích cho tất cả mọi người trong cuộc sống, và đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý của một tổ chức hay doanh nghiệp. Quản trị thời gian là phương pháp giúp bạn sử dụng thời gian chứ không phải là tiêu tốn thời gian. Hay nói cách khác, thời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu tốn thời gian. Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu tốn thời gian sẽ mất đi.

Vậy học cách quản trị thời gian như thế nào?

Câu trả lời là học rèn luyện trí óc của bạn biết tuân lệnh, học cách làm chủ trí óc, và vì vậy quản trị thời gian, chính là quản trị trí óc của bạn. Học cách tư duy một cách logic và rõ ràng, dứt khoát, với những tư tưởng và suy nghĩ đúng đắn, chính xác, và tích cực. Lưu ý rằng không nên suy nghĩ quá nhanh hoặc suy nghĩ quá nhiều dễ gây ra rối loạn, mệt mỏi, hoặc nhầm lẫn.

Phương pháp quản trị thời gian như thế nào?

Dưới đây là 7 bước cơ bản để quản trị thời gian một cách hiệu quả và sinh lợi:

Bước 1: Tập trung vào công việc mà bạn đang có trong tay.

Tại một thời điểm nhất định, khi đang làm một việc cụ thể, bạn chỉ nên tập trung hết sức vào làm việc đó. Làm một việc tại một thời điểm. Sau khi hoàn thành mới chuyển sang việc khác theo danh sách công việc bạn dự định làm.

Bước 2: Đầu tư chứ không tiêu tốn thời gian:

Người khôn ngoan và nhạy cảm thường biết cách sử dụng thời gian chính là đầu tư thời gian, chứ không tiêu tốn thời gian một cách lãng phí. Xin được nhắc lại, biết đầu tư sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu tốn thời gian thì sẽ mất đi. Trong tiếng Anh người ta hay dùng cụm từ “spend time”, nhưng thực chất người khôn ngoan phải biết “invest time” (đầu tư thời gian). Chẳng hạn, bạn chia 24 giờ thành 3 phần: 8 giờ giành cho ngủ, 8 giờ cho việc nghiên cứu, và 8 giờ còn lại dành để đầu tư cho công việc.

Bước 3: Liệt kê các Công việc theo thứ tự ưu tiên:

Bạn phải xác định được tất cả các công việc và dự định làm trong năm, tháng, ngày và giờ. Sau đó liệt kê mức độ quan trọng của từng công việc theo thứ tự ưu tiên. Hãy nên làm việc quan trọng nhất vào buổi sáng vì khi đó là thời điểm bạn thông minh nhất. Nhiều người không làm việc, mà chỉ nghĩ nhiều. Điều này cũng không tốt, phương châm của quản trị thời gian là: Làm nhiều, nghĩ ít. (Do more, think less!). Khi bạn đã suy nghĩ và lập ra một danh sách công việc cần làm, hãy bắt tay thực hiện ngay và cứ theo thứ tự trong danh sách đó mà làm.

Bước 4: Phải biết nói “Không”

Hàng ngày có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến bạn, có những điều làm bạn không hài lòng. Chẳng hạn bạn mất 30 phút thời gian nói chuyện phiếm trên điện thoại, thật tốn tiền và lãng phí thời gian!. Vì vậy, bạn phải cố gắng tránh những khoảng thời gian làm nhiễu bạn. Hãy dũng cảm nói “không” với những điều phiền toái mà làm mất thời gian qúy báu của bạn.

Bước 5: Tận dụng sự giúp đỡ của mọi người.

Có một số công việc bạn làm rất tốt, ngược lại có nhiều việc bạn cần người khác giúp đỡ. Đừng ngần ngại hỏi mọi người những điều bạn chưa biết rõ, nên nhờ người khác giúp bạn những việc quá khả năng của bạn. Làm như vậy, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bạn đối với những việc khó.

Bước 6: Làm việc theo nhóm và vui vẻ trong nhóm.

Bạn đừng nghĩ rằng bạn có thể làm được tất cả mọi thứ. Do vậy bạn nên kết hợp với mọi người trong nhóm, thực hiện tốt cơ chế giao quyền và phân quyền phù hợp với mỗi người. Mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Bước 7: Đừng lười biếng.

Lười biếng là gì?

– Là luôn luôn trì hoãn công việc

– Là lười biếng để đưa ra quyết định

– Là không làm bây giờ, để lúc khác

– Là không phải việc của tôi, là việc của người khác

– Là giải thích rất nhiều, mất thời gian

Vậy bạn đừng lười biếng và hãy làm việc cẩn thận (Don’t be lazy and do accurate). Vạch ra một lịch công việc chi tiết. Làm việc đúng thời gian, đúng nơi, đúng việc. Đừng đẩy công việc cho người khác.

Giá trị của thời gian như thế nào?

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một năm, hãy hỏi những sinh viên bị đình chỉ thi một năm.

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một tháng, hãy hỏi những người mẹ mới bị mất con.

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một tuần, hãy hỏi ông tổng biên tập một tờ báo.

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một ngày, hãy hỏi những người mới đi xa quê hương.

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một giờ, hãy hỏi những người đang yêu phải chờ đợi người bạn của mình.

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một phút, xin hỏi những người bị lỡ một chuyến tàu.

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một giây, xin hỏi những người vừa tránh được tai nạn hay hiểm hoạ.

Nếu bạn muốn biết giá trị thời gian của một phần trăm của giây, xin hỏi những vận động viên vừa để tuột mất chiếc huy chương vàng.

Thay cho lời kết, dưới đây là những nguyên tắc vàng của quản trị thời gian:

Quản lý theo chế độ thời gian thực

Những công nghệ thời gian thực sẽ thay đổi các doanh nghiệp và các công ty như thế nào? Công nghệ thông tin sẽ không khiến các công ty lớn sụp đổ, như dự báo. Tuy nhiên, công nghệ thời gian thực sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động nội bộ của các công ty. Nó cũng sẽ khiến nền kinh tế hoạt động trơn tru hơn nhưng cũng có thể gây nhiều biến động hơn…

Những lợi ích “tức thời”

Một doanh nghiệp “thời gian thực” là một bảng tính khổng lồ gồm nhiều mảng, trong đó thông tin mới (ví dụ như một đơn hàng) được tự động xử lý và lọc qua các hệ thống máy tính của công ty và của những nhà cung cấp của nó. Khi đó, một câu hỏi đơn giản như “Đơn hàng này sẽ được xuất khi nào?” có thể được trả lời ngay lập tức chứ không mất tới 6 cú điện thoại và thời gian là 3 ngày. Nhiều khách hàng thực tế đã làm việc với những doanh nghiệp “thời gian thực” mà không nhận thấy, chẳng hạn khi họ đặt hàng máy tính của Dell. Website của công ty cho phép khách hàng kiểm tra tiến độ thực hiện đơn hàng của họ vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, doanh nghiệp “thời gian thực” không chỉ đơn giản là thúc đẩy tốc độ luồng thông tin. Nó cũng có thể kiểm soát doanh nghiệp mọi lúc và đưa ra phản ứng khi có sự thay đổi. Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đang điều hành mà không nắm rõ mọi thứ. Công nghệ “thời gian thực” sẽ giúp các công ty có cái nhìn rõ ràng hơn trước đây. Lợi ích thứ ba của một doanh nghiệp “thời gian thực” là sử dụng những thông tin mới để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ mới. Ví dụ, cơ sở kinh doanh đồ gia dụng của GE đã thiết lập một ki-ốt trên mạng tại một số chi nhánh phát triển nhanh nhất của mình. Khách hàng có thể đặt hàng, chọn ngày, giờ giao hàng và được thông báo ngay lập tức là yêu cầu của họ có được đáp ứng hay không.

Nền kinh tế “thời gian thực” hoạt động thế nào?

Trước hết là phải có công nghệ nền. Trong quá khứ, các công ty phải đắn đo trước sự đánh đổi giữa việc gắn kết và linh hoạt. Công nghệ phần mềm mới hứa hẹn giảm bớt sự đánh đổi này, hoặc thậm chí xoá bỏ cả hai. Cùng lúc này, các phần cứng mới, như bộ phận cảm ứng không dây, sẽ cho phép tập hợp thêm thông tin về thế giới thực và nhập vào hệ thống máy tính của công ty. Các tuốc-bin do GE sản xuất có những thiết bị cảm ứng cho phép công ty trao đổi trực tuyến với khách hàng về mức độ hiệu quả hoạt động của sản phẩm. Tương tự, các công ty giờ đây có thu thập dữ liệu về nhân lực, hay thậm chí có thể theo dõi về vị trí của họ. Dĩ nhiên là những dữ liệu này sẽ khiến dòng thông tin trở nên quá tải. Tuy nhiên, chúng tạo ra một cơ hội kinh doanh mới: Phát triển phần mềm để xử lý thông tin và đưa ra những cách thức để tối đa hoá những chuỗi cung cấp, hay tự động hoá những phản hồi với những loại thông tin mới. Điều này đã xảy ra với các thị trường tài chính: Yêu cầu phải có những thông tin theo hình thức “thời gian thực” đã giúp hàng chục công ty bán được những chương trình tự động hoá việc giao dịch và giúp nó trở nên hiệu qủa hơn.

Thay lời kết

Những công nghệ thời gian thực sẽ thay đổi các doanh nghiệp và các công ty như thế nào? Công nghệ thông tin sẽ không khiến các công ty lớn sụp đổ, như dự báo. Tuy nhiên, công nghệ thời gian thực sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động nội bộ của các công ty. Nó cũng sẽ khiến nền kinh tế hoạt động trơn tru hơn nhưng cũng có thể gây nhiều biến động hơn. Các thị trường tài chính đã cho thấy, việc đưa một phần nền kinh tế lên một chiếc máy bay tự lái cũng có thể dẫn tới tai nạn. Thảm hoạ năm 1987 phần lớn là do việc giao dịch tự động gây ra. Có lẽ một ngày nào đó, nền kinh tế “tức thời” sẽ phải lắp đặt thêm thiết bị hãm phanh.

Mô hình chữ V

Điều hành doanh nghiệp của mình theo một trật tự có khoa học. Quản lý nhân viên của mình với tinh thần cùng chung sức vươn tới thành công và chiến đấu với các đối thủ của mình trên thương trường phải bằng “tốc độ” công việc. Michael Eskew – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc United Parcel Service đã sử dụng phương châm đó để đưa Công ty chuyển phát nhanh của mình thành một trong những Công ty dẫn đầu thế giới.

Michael Eskew cho rằng, ngày nay doanh nghiệp nào có “tốc độ” (đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng bắt kịp xu thế của thời đại, nhanh chóng chuyển sửa Công ty cho phù hợp với yêu cầu của thị trường) thì doanh nghiệp đó sẽ có “tốc độ” tiến đến thành công nhanh hơn các đối thủ của họ. Vào tháng 10 vừa qua, ông đã tới Hồng Kông đặt trụ sở dịch vụ chuyển phát nhanh trực tiếp từ Hồng Kông sang châu Âu. Ông nhớ lại: “Khi United Parcel Service mới mở đường chuyển phát trực tiếp từ Hồng Kông sang châu Âu thì trước đó có một số Công ty đã hoạt động tại Hồng Kông. Như bạn biết đấy, Hồng Kông là một nơi mà mọi hoạt động đều hối hả, nếu bạn không nhanh chân và không có gì mới mẻ thì chắc chắn là bạn sẽ tụt hậu. Ngay khi mới thành lập, chúng tôi đã đưa ra những chào mời rất hấp dẫn đối với khách hàng. Đến với chúng tôi, mọi bưu phẩm, bưu kiện sẽ được chuyển phát đi trong một thời gian ngắn nhất với sự an toàn tuyệt đối. Thời gian vận chuyển và cước phí đã được chúng tôi đưa ra một cách hợp lý.” Tuy nhiên, để làm được điều này không phải dễ, bởi theo Michael Eskew, thu hút khách hàng bằng những lời mời chào thì dễ, nhưng để thực hiện một cách chính xác những gì mình nói thì không dễ chút nào vì trong vận chuyển phát nhanh không thể tránh được những rủi ro khách quan như lý do thời tiết làm chậm hoặc trì hoãn chuyến bay. “Vì vậy mọi hoạt động từ trên Tổng Công ty xuống đến dưới từng bộ phận phải được nhất quán triệt để” – Michael Eskew nhận định và ông ví việc quản lý kinh doanh theo “Định dạng V” như cách bay của một đàn chim. “Đàn chim bay hình chữ V như một mũi tên, có một con chim dẫn đầu, những con bay theo sau đều bay theo một trật tự sắp xếp nhất định, không có sự hỗn loạn. Có như vậy đàn chim mới tạo ra được một tốc độ nhanh nhất, con đằng trước không che tầm nhìn của con đằng sau. Nhưng con bay sau vẫn luôn quan sát được đường dẫn của con bay đầu đàn. Quản lý kinh doanh cũng phải theo công thức như vậy” – Michael Eskew đúc kết kinh nghiệm quản lý của mình. Vì vậy, mặc dù không điều hành Công ty trực tiếp tại Hồng Kông, mà từ Tổng Công ty tại Mỹ, nhưng Michael Eskew vẫn nắm rõ mọi chi tiết hoạt động của Công ty.

Ông luôn trực tiếp trả lời điện thoại bằng máy di động của mình mà không nối qua máy bàn của thư ký. Ông cũng ra tận cửa Công ty để đón khách chứ không phải chờ họ đến cửa văn phòng của mình. Với cách làm việc như vậy, năm 2002 United Parcel Service đã thu về hơn 31,3 tỷ USD và Michael Eskew cho rằng Công ty sẽ còn tiến xa hơn nữa: “Chúng tôi đang phát triển rất nhanh và mạnh ra thị trường thế giới, mặc dù con đường đó còn rất dài, nhưng chúng tôi luôn tăng “tốc độ” theo hệ thống định dạng chữ V để tiến nhanh nhất đến mục tiêu nhưng vẫn nằm trong một trật tự nhất quán.”.

Một số lỗi thương thảo hợp đồng

Bạn nên tự soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng, bởi như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi đàm phán, đồng thời còn có thể đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phí tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng khi thuê luật sư soạn thảo.

Hầu hết mọi người đều hiểu rằng các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một hợp đồng chặt chẽ thì các điều khoản thanh toán phải được quy định rõ ràng, như tránh những quy định tối nghĩa về số tiền sẽ được nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ; đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào; các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm; quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.

Hợp đồng phải có các điều khoản chung. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng, bao gồm:

– Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?

– Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?

– Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?

– Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?

– Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng?

– Có thời hạn cụ thể trong việc giao nhận hàng hoá hay dịch vụ không?

– Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?

Đừng suy diễn khi soạn thảo hợp đồng. Như vậy có nghĩa là bạn phải quy định rõ ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống giả định trong hợp đồng. Ví dụ:

Nếu bạn mua của đối tác một thiết bị nào đó thì đừng nghĩ rằng họ sẽ phải giao kèm theo những phần mềm hay phụ tùng liên quan. Hãy quy định rõ ràng.

– Đối tác không cần biết bạn sẽ thiệt hại như thế nào nếu như họ giao hàng chậm. Quy định thời hạn rõ ràng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng.

– Nếu các bên đồng ý vận chuyển và giao hàng tại một địa điểm nhất định, nên có quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng và chi phí vận chuyển do bên nào chịu.

Trong giai đoạn đàm phán, nếu chưa hiểu rõ điều khoản nào của hợp đồng, hãy hỏi lại cho kỹ và ngược lại, nếu đối tác chưa hiểu điều nào, bạn hãy giải thích cho rõ. Đừng cho rằng đối tác hiểu tất cả những gì bạn nói. Sau đó hãy quy định rõ trong hợp đồng.

– Trong trường hợp tranh chấp, bên thua kiện phải trả chi phí thuê luật sư của bên thắng kiện.

– Tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản.

– Không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.

Nên nhớ rằng không có điều gì là không thể đàm phán. Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳng định không thể thì vẫn có thể đàm phán. Với bạn, một số phần của hợp đồng có thể quan trọng hơn các phần khác, nhưng nên nhớ là tất cả các phần đều trở nên quan trọng nếu có tranh chấp xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận.

Mối đe dọa nhấn chìm các doanh nghiệp

Các công ty ngày nay thường xuyên phải đối mặt với nhiều mối đe doạ tới sự sống còn của công ty. Dưới đây là 5 mối đe doạ phổ biến nhất đang ngày một gia tăng và có tác động xấu tới sự phát triển của các doanh nghiệp: Sở hữu trí tuệ, vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm của công ty. Bạo lực nơi công sở, vấn đề liên quan đến hệ thống phân phối và kế hoạch bổ nhiệm người kế vị.

“Để đề phòng mối đe doạ từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các nhà lãnh đạo nên triệt để thực hiện theo phương châm tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm của riêng công ty mình đồng thời không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty khác”.

Khi làm việc với các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nên kiên quyết yêu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình tại nước ngoài và phải có sự điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng trước khi thiết lập mối quan hệ làm ăn.

Khi đã trở thành nạn nhân của các vụ vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, công ty sẽ gặp phải tổn thất về doanh thu cũng như phải tiêu tốn mọi nỗ lực, thời gian và tiền bạc để dàn xếp, kiện cáo các công ty vi phạm bản quyền. Nếu công ty ăn cắp bản quyền sản phẩm của các công ty khác thì công ty vẫn phải đối mặt với sự sụt giảm doanh thu khi bị lôi ra trước pháp luật, chưa kể phải trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm không bị khuyết tật, cũng như phải chịu các “trách nhiệm hậu bán hàng”. “Trách nhiệm hậu bán hàng” là trách nhiệm thông báo cho khách hàng khi công ty có sự nâng cấp hoặc phát hiện khuyết tật về sản phẩm dịch vụ đã bán ra thông qua việc thu hồi lại sản phẩm, bổ sung thêm thiết bị, bộ phận cho sản phẩm. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải có sự lưu trữ và lập cơ sở dữ liệu thông tin về các khách hàng.

Phương cách tốt nhất để tránh gặp phải rắc rối liên quan đến trách nhiệm pháp lý về sản phẩm là công ty phải tránh đưa các sản phẩm có khuyết tật ra thị trường. Một phương cách nữa cũng rất hữu ích là tuân thủ quy tắc: thiết kế – bảo vệ – cảnh báo. Nếu bạn có thể nhìn thấy trước được nguy cơ đối với sản phẩm, hãy đảm bảo rằng nguy cơ đó được loại trừ khỏi thiết kế sản phẩm; nếu không thể đảm bảo được điều này, hãy tìm ra biện pháp bảo vệ cho sản phẩm khỏi nguy cơ đó; khi không thể tìm ra biện pháp bảo vệ cho sản phẩm, hãy liệt kê các cảnh báo về nguy cơ đó trên sản phẩm.

Nguy cơ này đòi hỏi các giám đốc phải có biện pháp bảo vệ nhân viên và bảo vệ bản thân mình. Hãy chú ý đến 3 giai đoạn sau để có thể bảo vệ tốt nhất công ty và nhân viên của bạn, đó là giai đoạn tiền tuyển dụng, giai đoạn đã tuyển nhân viên vào làm và giai đoạn sa thải nhân viên.

Trong giai đoạn tiền tuyển dụng, các giám đốc cần kiểm tra tiểu sử của nhân viên một cách kỹ càng, cần tránh các nhân viên có tiền án, tiền sự. Khi đã tuyển dụng nhân viên vào làm, công ty cần đặt ra các quy định, chính sách bạo lực. Chính sách bạo lực phải quy định rõ các hình phạt đối với bạo lực trong công ty, đặc biệt phải có quy định sa thải nhân viên nếu có biểu hiện vũ lực trong môi trường làm việc.

“Chuỗi nhà cung cấp là sự phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất của công ty tới tay người tiêu dùng cuối cùng và bất cứ một sự gián đoạn nào trong chuỗi nhà cung cấp này cũng khiến cho công ty gặp khó khăn”.

Để giải quyết vấn đề này các công ty thường cố gắng tăng lượng hàng tồn kho song đây không phải là một giải pháp duy nhất. Ngoài ra, công ty nên chú ý đến những sửa đổi trong các quy định hải quan để có thể luôn đáp ứng được các yêu cầu thủ tục hải quan và phải phát triển một mạng lưới phân phối khác để tránh bị lệ thuộc vào một chuỗi phân phối duy nhất.

Để đảm bảo sự phát triển liên tục, không gián đoạn, công ty phải luôn có kế hoạch bổ nhiệm người lãnh đạo kế vị bởi người lãnh đạo của công ty sẽ ra đi bất cứ lúc nào, có thể là do nghỉ hưu hoặc do tử nạn bất ngờ. Kế hoạch bổ nhiệm người kế vị này phải được viết bằng văn bản và phải được xem xét lại ít nhất 2 lần một năm thì kế hoạch mới chính xác, đồng thời theo sát được sự phát triển của công ty. Cũng cần lưu ý rằng kế hoạch bổ nhiệm không những phải chỉ ra người sẽ thay thế các vị lãnh đạo cấp cao mà phải chỉ rõ những ai sẽ tiếp tục công việc của những vị lãnh đạo ở cấp trung và cấp thấp, thậm chí cả các kỹ sư, các nhân viên kỹ thuật chủ chốt trong công ty.

Quản lý kinh doanh kiểu mới

Những vị lãnh đạo các công ty từ lâu đã phải gánh một trách nhiệm to lớn trong việc giải quyết tất cả những rắc rối, khó khăn mà công ty gặp phải, tìm kiếm và đầu tư vào dự án mới, cơ hội mới và chèo lái công ty qua mọi cơn sóng gió của thương trường. Nhưng khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển và hiện diện ngày càng nhiều hơn trong đời sống kinh doanh, thì các giám đốc còn phải gánh thêm nhiều trách nhiệm nữa ngoài những bổn phận cố hữu khác. Đòi hỏi đặt ra với họ là phải có một phương pháp làm việc và quản lý hiện đại hơn.

Yêu cầu đặt ra với những giám đốc kiểu cũ:

– Tuyển dụng đúng người và lựa chọn đúng đắn những người phụ trách từng dự án.

– Đề ra mục tiêu, phương hướng cho công ty phát triển và vạch ra phương pháp để đạt được mục tiêu.

– Tạo ra phong cách và văn hoá doanh nghiệp.

– Giúp doanh nghiệp và các nhân viên vượt qua những thời khắc khó khăn nhất.

– Trong những thời điểm đen tối nhất vẫn phải nêu gương sáng và nâng cao tinh thần, nhuệ khí cho tập thể.

Còn đối với những giám đốc trong thời đại ngày nay, thì ngoài những nhiệm vụ kể trên, họ còn phải:

– Là người tinh thông về chuyên môn nhưng phải biết cách diễn đạt các ý tưởng và các vấn đề phức tạp một cách đơn giản, dễ hiểu.

– Thân thiện và công bằng.

– Có óc quản lý toàn diện. Các công ty lớn đã đạt đến quy mô thế giới, và vì thế phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi công nghệ phải đạt đến một tiêu chuẩn nhất định để có thể đứng vững.

Người quản lý CNTT giỏi phải kết hợp được cả những yếu tố cũ và mới. Công nghệ đóng vai trò ngày càng thiết yếu trong kinh doanh hiện đại, người ta đang phải nỗ lực hết sức để rút ngắn thời gian dành cho R&D (nghiên cứu và phát triển), điều này càng chứng tỏ các công ty cần có một đường lối lãnh đạo hoàn toàn mới.

Để khởi nghiệp thành công

Người ta thường ví một công ty mới thành lập như một con tàu chưa hoàn thiện. Trong đó, người giám đốc đóng vai trò của một thuyền trưởng, đa phần là chưa dạn dày sương gió, và đội ngũ nhân viên thì giống một đoàn thủy thủ thiếu kinh nghiệm. Các yếu tố của môi trường, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh có thể được xem như là những con cá mập hung hãn vây quanh con tàu, chỉ chờ nó sơ sẩy là nuốt chửng.

Nói như vậy để thấy rằng khởi sự kinh doanh không phải là việc dễ dàng mà cần phải có một quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, thậm chí thất bại rất nhiều lần mới có thể thành công. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến 4 nguyên tắc giúp bạn xây dựng thành công doanh nghiệp của riêng mình.

Tuy nhiên, trước khi đi vào từng nguyên tắc cụ thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một yếu tố còn quan trọng hơn 4 nguyên tắc nói ở trên mà bạn cần nhận thức được trước khi thành lập doanh nghiệp. Khi bạn bắt đầu bước đi trên một con đường, bạn phải định hình được là bạn sẽ đi đâu; cũng như vậy khi bạn định kinh doanh, bạn phải xác định được bạn sẽ kinh doanh trong lĩnh vực nào. Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sẽ cung cấp ra thị trường. Nó là cơ sở của các chiến lược phát triển công ty đề ra, cũng như của nét đăc trưng mà công ty theo đuổi. Thách thức đặt ra ở đây là chủ doanh nghiệp phải bao quát được lĩnh vực hoạt động của mình, nó phải phù hợp với nguồn lực và tiềm năng của doanh nghiệp; phải đảm bảo không quá rộng để tối ưu hóa hiệu quả của các chiến lược kinh doanh và cũng không hẹp quá để nó không trở thành yếu tố cản trở sự tăng trưởng trong tương lai.

Và sau đây là 4 nguyên tắc cơ bản bạn có thể tham khảo:

“Một Giám đốc thông minh sẽ hiểu rằng, ngày nay không chỉ cạnh tranh bằng sản phẩm và dịch vụ mà họ còn sử dụng một vũ khí cạnh tranh mới, đó chính là VHDN.”

10 mẹo trong đàm phán

Một trong những kỹ năng chủ chốt không thể thiếu được trong lĩnh vực kinh doanh là khả năng đàm phán của những nhà lãnh đạo. Đàm phán có thể hiểu một cách đơn giản là sự cố gắng đưa ra những ý kiến nhằm bảo vệ quan điểm của mình đến cùng.

Nhưng trên thực tế khi vấp phải những vấn đề về đàm phán thì những nhà quản lý lại đổ lỗi cho sự khác biệt văn hoá mà không nhận ra được nguyên nhân lại chính là kỹ năng yếu kém trong đàm phán. Nhằm giúp cải thiện đáng kể vấn đề này, sau đây là một số mẹo nhỏ để bạn tham khảo.

Nêu rõ quan điểm

Để đạt được hiệu quả trong đàm phán điều quan trọng là mọi thứ đều phải rõ ràng. Vì thế bạn nên nói rõ ra được những yêu cầu của mình một cách dứt khoát. Đồng thời, cũng nên khuyến khích phía đối phương nhận rõ yêu cầu của bạn, mà qua đó bất cứ sự không nhất quán nào cũng sẽ được giải quyết.

Trao đổi thẳng thắn

Trong khi đàm phán kinh doanh, việc trao đổi thẳng thắn để đạt được những điều mình muốn là một điều khuyến khích. Thêm đó, những cử chỉ tỏ ý thiện chí trong đàm phán cũng rất cần thiết và bạn không nên bỏ qua.

Hiểu rõ giá trị vấn đề

Điều không thể tránh khỏi trong đàm phán là sự bất đồng về ý kiến đánh giá của bạn và của đối phương nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn nên hiểu được giá trị của từng vấn đề mà bạn đang trao đổi.

Chuẩn bị kỹ càng

Cổ nhân đã có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, mọi bước chuẩn bị cho cuộc đàm phán như: nắm rõ được những vấn đề sắp trao đổi, biết được những gì mình đã trang bị được và hiểu rõ những hạn chế của mình, đều không thừa một chút nào. Vì vậy, việc chuẩn bị càng nên sớm được tiến hành.

Thận trọng trước yêu sách của đối phương

Chấp nhận những yêu sách từ phía đối phương chưa bao giờ là ý kiến hay vì nó có thể dẫn tới việc đi chệch hướng. Bạn nên cân nhắc xem có chấp nhận được hay không bằng cách đặt ra những câu hỏi phù hợp. Việc này sẽ làm đối phương thành thực bày tỏ những điều quan tâm của họ.

Làm chủ được mình

Điều chắc chắn vô cùng cần thiết trong đàm phán là làm chủ được hành vi của mình. Cho dù hành vi của đối phương như thế nào đi nữa thì bạn cũng nên cố gắng tập trung vào lý do bạn đang đàm phán. Cố gắng không để hành vi đối phương làm bạn xao nhãng càng nhiều càng tốt.

Bởi lẽ các mối quan hệ đều cần thiết cho những mối làm ăn dài lâu, vì thế cố gắng duy trì thái độ thân thiện và thông cảm từ đầu đến cuối.

Đừng nên lùi bước

Nếu trong khi đàm phán bạn có vẻ yếu thế thì bạn cũng đừng nên biểu hiện ra cho đối phương biết vì rất có thể đối phương sẽ đòi hỏi thêm. Hãy tin rằng đối phương không phải lúc nào cũng mạnh như vẻ bề ngoài của họ. Vì thế bạn đừng lùi bước mà hãy khéo léo xem xét lại những yếu tố mà đối phương tác động tiêu cực đến quan điểm của bạn.

Tìm hiểu văn hoá

Cách biệt về văn hoá thường dẫn đến những khác biệt dễ gây hiểu nhầm trong hành vi ứng xử. Để thu hẹp khoảng cách đó trong đàm phán, bạn nên chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức về văn hoá. Điều này đòi hỏi ở bạn tinh thần học hỏi và sự kiên nhẫn cần thiết.

Tiếp cận vấn đề rộng hơn

Trên thực tế trong quá trình đàm phán, bạn có thể nhận thấy có nhiều cơ hội để đề cập đến vấn đề khác hơn là cứ mãi tranh luận về những quan điểm đã chắc chắn. Những nhà đàm phán cần sáng tạo trong việc nhận ra những giải pháp thay thế để tái giải quyết vấn đề.

Không ngừng sáng tạo

Luôn luôn sáng tạo và cân nhắc những hướng giải quyết khác nhau vì rất có thể ý kiến của bạn không hoàn toàn được đối phương chấp thuận. Cố gắng phát huy dựa trên những ý kiến có sức thu hút sự quan tâm từ phía đối phương, đồng thời bạn cũng nên loại bỏ những vấn đề không thật cần thiết và đừng ngại đề xuất ý kiến mà dường như có thể không ăn nhập với vấn đề tranh luận.

Để thành công trên vị trí mới

Suốt 10 tháng trời ròng rã phấn đấu để ngồi ghế phó giám đốc marketing nhưng chưa đầy 3 tháng sau anh ta bị sa thải. Vì sao vậy? Ở một vị trí mới ta phải học nhiều điều để có thể thành công.

Đó là câu chuyện của một vị phó giám đốc marketing đầy năng lực của một doanh nghiệp có tiếng. Sau khi bị sa thải, anh này đã vô cùng ngạc nhiên, giận dữ và cho rằng cấp trên thiếu năng lực, không chịu công nhận hay đánh giá cao trí tuệ và chuyên môn xuất sắc mà anh ta đã thể hiện trong quá trình làm việc dù ngắn ngủi của mình.

Thực tế, cú ngã đau này xuất phát từ một nguyên nhân mà không ít những người có khả năng làm việc tốt lại rất hay vấp phải là anh ta đã vạch ra không ít những sai lầm và thiếu sót trong chiến lược kinh doanh, công tác hạch toán, cũng như đội ngũ nhân viên của công ty. Đồng thời, anh cũng luôn quả quyết rằng việc công ty làm ăn có lãi không có nghĩa là lãnh đạo công ty làm việc gì cũng đúng.

Tập đi trước khi tập chạy

Trong khi phê phán công ty mới của mình, anh ta đã mắc phải một sai lầm chết người. Anh ta không nhận thức được rằng, những người mới đến cần có thời gian để thích nghi với môi trường làm việc trước khi cố gắng tạo ra một thay đổi nào đó. Điều này cũng không có nghĩa là khi đã thích nghi, ta có thể làm bất kỳ điều gì mà bạn muốn. Có thể đến một lúc nào đó, ta sẽ đạt được mục tiêu của mình, nhưng cần nhớ rằng, ta nên tập đi trước khi tập chạy, nếu không chắc chắn sẽ ngã đau.

6 tháng sau, vị phó giám đốc nói trên vẫn tiếp tục phàn nàn rằng “công ty ngớ ngẩn” đó vẫn ăn nên làm ra trong khi một người đầy năng lực như anh ta vẫn phải xoay sở để kiếm việc làm.

Yếu điểm của người giỏi… thất nghiệp lâu

Cũng từ câu chuyện trên và liên hệ với nhiều câu chuyện trong lĩnh vực nhân sự khác, chúng ta có thể nhận thấy rằng, không ít người được thừa nhận có năng lực khi được nhận công việc mới, đặc biệt là trên một vị trí lãnh đạo thường tỏ ra rất sốt sắng. Những nỗ lực nhằm chứng tỏ bản thân này một phần xuất phát từ nguyên nhân anh ta đã không có việc làm trong một thời gian khá dài.

Một khi những người có năng lực và trình độ gặp khó khăn trong công việc, họ thường muốn chứng tỏ với người khác và cả chính họ rằng họ là người tài. Bởi thế, họ cố gắng làm việc một cách nhiều nhất, nhanh nhất và chính điều này thường phản tác dụng và làm trầm trọng thêm những vấn đề mà họ đang phải đối mặt.

Các chuyên gia cho rằng, những người thất nghiệp lâu ngày một khi có việc làm thường cố gắng làm thật nhiều để bù đắp lại khoảng thời gian đó. Cho nên, họ không đủ sáng suốt để nhận thức được vai trò và vị trí thực sự của họ đến đâu.

Học cách thích nghi

Giới phân tích khẳng định rằng, đối với các nền kinh tế phát triển hoặc các thành phố lớn, nơi thị trường nhân sự, đặc biệt là nhân sự cao cấp phải có đến gần 2/3 số quản lý thuê ngoài không thành công trong công việc mới của họ vì lý do họ coi thường những thách thức mà họ phải đương đầu ở một môi trường làm việc hoàn toàn mới.

Thách thức ở đây chính là nề nếp và lề lối làm việc của công ty vừa tiếp nhận họ. Thất bại của vị phó giám đốc marketing ở phần đầu bài viết một phần do anh ta đã không chịu dành thời gian để nghiên cứu cách thức làm việc ở công ty mới và xây dựng những mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Một nữ giám đốc kinh doanh 52 tuổi sau khi mất việc ở một công ty tư vấn danh tiếng muốn tìm ngay một công việc khác. Trong hoàn cảnh đó, bà chấp nhận làm việc cho một công ty tư vấn khác mà trước đây bà vốn không mấy tôn trọng, thậm chí từng là đối thủ. Sau đó, chính bà cũng mắc phải một sai lầm nghiêm trọng ngay trong 3 tháng đầu tiên bắt đầu công việc mới này.

Một lần, sau khi bà trình bày với một khách hàng mới đầy tiềm năng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, giám đốc điều hành hỏi ý kiến của bà về cuộc gặp gỡ đó. Mặc dù cuộc tiếp xúc diễn ra tốt đẹp, bà đã bốc đồng nói rằng dịch vụ của công ty không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Nghe xong, vị giám đốc điều hành, một người rất tâm huyết với công ty, đã cảm thấy bị xúc phạm và giận dữ. Ông nói rằng bà không phải là một người phù hợp với công ty.

Tất nhiên sau đó, vị nữ giám đốc kinh doanh này trở thành một người thất nghiệp cho đến khi bà tìm được một công việc mới.

Tranh thủ sự ủng hộ của đồng nghiệp

Xây dựng mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với những người làm công tác quản lý khi họ mới nhậm chức.

Nguyễn Thắng Anh được nhận vào vị trí trưởng phòng của một công ty quảng cáo, việc đầu tiên mà anh bắt tay vào làm là xây dựng một ê kíp làm việc đoàn kết và hiệu quả.

Để đạt được mục tiêu đó, anh đã gặp gỡ từng người trong công ty trong suốt những tuần làm việc đầu tiên. Anh bày tỏ sự tin tưởng rằng mọi hoạt động của công ty đều trôi chảy và khen ngợi cấp dưới của mình. Tuy nhiên, trong thâm tâm, anh lại không hài lòng. Anh luôn nghĩ việc mở rộng dịch vụ, tăng doanh thu, và cải thiện uy tín mới là những mục tiêu quan trọng mà công ty cần phải đạt được.

Điều quan trọng là anh biết bản thân anh không thể làm những việc đó một mình và anh cũng không có tham vọng trở thành một nhân vật kiệt xuất trong công ty. Thay vào đó, anh luôn tâm niệm rằng bên cạnh mình cần phải có đồng nghiệp. Bởi thế, thay vì chỉ trích lề lối làm việc của công ty, anh cố gắng cải thiện tình hình bằng cách thông qua cấp dưới, những người mà chính họ đã tạo ra lề lối đó trước khi anh đến.

Học cách kiềm chế bản thân

Hiểu mình và biết cách kiểm soát bản thân là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi bạn bắt đầu công việc mới. Người nữ giám đốc kinh doanh trong câu chuyện đã nói ở trên lẽ ra nên biết cách kiềm chế để có thể trình bày những suy nghĩ của mình về công ty một cách tế nhị hơn.

Thay vì đề cập đến điểm yếu của công ty quá thẳng thắn như vậy, bà ta nên bình tĩnh và tập trung vào tính hiệu quả của cuộc gặp khách hàng mà bà vừa thực hiện. Nếu bà có thể làm được điều đó, chắc chắn kết cục tồi tệ kia đã không xảy ra.

Blaze Konkol, một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự ở Mỹ có lần nói: “Đôi khi, điều khó nhất trong công việc là học cách để làm sao nói cho thật đúng lúc, đúng chỗ”. Quả thật, đối với nhiều người, kiềm chế bản thân không phải là một việc làm dễ dàng.

Việc bạn có những người mà bạn luôn tin tưởng ở bên cũng rất quan trọng, họ có thể là một chuyên viên tư vấn nghề nghiệp hoặc một người bạn thân, những người không hề biết đến công việc của bạn ở công ty.

Với những người này, bạn có thể giãi bày mọi tức giận và bất mãn của bạn trong công việc một cách an toàn nhất. Và khi đến công ty, bạn cần phải cư xử cho đúng với tư cách một nhà lãnh đạo. Bạn không nhất thiết phải trở thành một lãnh đạo được cấp dưới tung hô nhưng điều bạn nên làm là quan tâm nhiều đến việc giúp công ty của bạn đạt được những mục tiêu đề ra.

Nếu bạn không làm được những điều này thì có lẽ bạn đang đi nhầm đường và đang huỷ hoại sự nghiệp của chính mình. Một khi đồng nghiệp của bạn, cấp dưới của bạn chống lại bạn, khả năng thất bại của bạn sẽ trở nên lớn hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia cho rằng, việc vạch lỗi của người khác quá nhanh và cách xử sự đó sẽ gây nên những xung đột không cần thiết. Do đó, đôi khi chúng ta cần phải biết bỏ qua và vạch lỗi của người khác là một việc không nên làm.

Theo Blaze Konkol, khi bước vào một công ty mới, bạn đừng bao giờ quên mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bạn không nên để tâm quá nhiều đến những gì mà bạn không thích ở công ty mới mà hãy nhắc nhở bản thân về lý do tại sao bạn chấp nhận công việc này cũng như những mục tiêu mà bạn muốn đạt được.

Cần nhớ những gì khi thương lượng?

Điều nên nhớ trong mỗi cuộc thương lượng là: “Bạn không thể luôn luôn nhận được những gì bạn muốn. Nhưng nếu bạn cố gắng thì đôi khi, bạn cũng sẽ tìm được những gì bạn cần”.

Bạn cần chuyển sự đối lập thành sự cộng tác trong thời gian quá trình thương lượng. Mục tiêu là những thoả thuận mà cả hai bên đều chấp nhận được, do đó bạn phải hiểu các nhu cầu của mỗi bên là gì, để dễ dàng được thoả mãn.

Dù bạn đang giao dịch với các công ty hay các khách hàng, các ông chủ hay là những nhà cung cấp, thì thương lượng hiệu quả cũng nằm trong bốn nguyên tắc:

Tránh nói “không” khi không thật cần thiết

Triết lý “vâng” hiện nay đã được tán thành rộng rãi. Phần lớn những người thương lượng đều nói họ sẵn sàng trong suy nghĩ rằng hai bên đều thắng.

Tuy nhiên, trong các cuộc thương lượng ngày nay, đến khi ngồi vào bàn thương lượng thì tư tưởng “đánh bại” đối phương lại nổi lên, làm cho cuộc thương lượng không còn là một cuộc hành trình được chia sẻ. Hãy thận trọng, nếu bạn chơi trò chơi đó. Nên nhớ sự trung thực và tôn trọng các đối thủ của bạn là những điều kiện tiên quyết để có được những thoả thuận chắc chắn nhất.

Nên suy nghĩ thông qua những hậu quả của một phong cách thương lượng như thế. Phần lớn các doanh nghiệp thương lượng lặp lại nhiều lần với những người bán hoặc những khách hàng. “Đừng quên rằng phần lớn các cuộc thương lượng diễn ra trong một mối quan hệ sẽ còn được tiếp tục”, vì cuộc sống còn dài, “thắng một trận chẳng là gì nếu như những hành động của bạn đã làm bạn thua trong một cuộc chiến!”.

Thời thế đã đổi thay theo những cách khác nhau. Các cuộc thương lượng ngày nay diễn biến theo nhiều mầu sắc. Các đối thủ và những đại diện của họ đối đầu nhau qua những lối sống khác nhau, những nền tảng văn hoá, những giá trị, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc những thực tiễn kinh doanh hoặc đạo đức có một cuộc thương lượng thuộc tri giác hoặc ngấm ngầm, có thể là những động cơ thúc đẩy thực sự tốt cho các vấn đề.

Phần lớn người ta nghĩ các vấn đề cần được quyết định trong một phạm vi kinh doanh, cụ thể là những mục như: giá cả, thời hạn giao, những cải tiến, sự đúng lúc, số lượng hoặc chất lượng,vv… Đó là thực chất của thương lượng, thế nhưng không ai có đủ thời gian nghiên cứu sự năng động giữa các cá nhân

Điều đó có nghĩa những tính cách của ai đó ngồi bên bàn, là người thương lượng có tác dụng của đòn bẩy, điều khiển được sự chú ý, và được người ta nghe theo, và ai đó hành động như người lãnh đạo.

Nhiều nghiên cứu cho biết, trong một cuộc thương lượng, nếu chú ý bạn có thể sẽ phát hiện những sự thừa nhận được che giấu, những mong đợi, hoặc những việc phải làm có thể đang trượt ra khỏi các cuộc thương lượng, dù cho những người tham gia nói họ muốn gì, không thành vấn đề.

Mục tiêu là thúc đẩy về phía trước

Một giáo sư về quản lý tại Trường Quản lý Simmons, Đại học Boston, đã nhận diện những đòn bẩy chiến lược có thể giúp cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ, và các nhà thương lượng không giỏi vẫn có thể dịch chuyển được các cuộc thương lượng về phía trước.

Khi những khách hàng giao dịch lớn chậm trễ trong các cuộc họp hoặc không gọi để yêu cầu thêm thời gian, thì lúc đó, bạn cần tạo nên những khuyến khích để gợi ý khách hàng nói rõ lý do. Điều này có thể làm tăng thêm giá trị cho giao dịch, hoặc tìm được những đồng minh là những người có thể thuyết phục khách hàng hành động theo một chương trình về thời gian, địa điểm, ngày giờ cho các cuộc thảo luận.

Bạn cũng có thể phát đi sớm các dấu hiệu báo trước về những thay đổi hay những giải pháp cho các vấn đề, khi các cuộc thương lượng không dịch chuyển. Các chủ doanh nghiệp nhỏ có xu hướng vạch một đường kẻ trên cát vào giữa thời gian quá trình bán hàng kết thúc, và quá trình thương lượng bắt đầu. Nhưng nếu bạn hỏi đủ các câu hỏi ngay từ đầu trong quá trình bán hàng, thì bạn có thể giúp nhiều trong giai đoạn thương lượng cuối cùng.

Ví dụ bạn hỏi một khách hàng từ ban đầu, rằng theo ông thì điều gì là quan trọng nhất, hoặc gây lo lắng đối với giao dịch mà ông đã đề xuất. Ông ta trả lời rằng: “Điều làm tôi không yên tâm đó là người cung cấp sẽ biến mất hoặc sẽ không giao hàng kịp thời vào tối nay”.

Đó là một tín hiệu rõ ràng, rằng cuộc họp thương lượng của bạn cần xây dựng trên những bảo đảm mạnh và những khuyến khích về độ tin cậy bước tiến hành tế nhị, cho phép các đối thủ giữ được thể diện. Ngoài ra nó còn duy trì được những đường truyền thông mở và để cho các đối thủ biết rằng bạn hiểu vị thế của họ hoặc những mâu thuẫn có thể xảy ra.

Sáu bước để trở thành nhà quản lý quyết đoán

Có nhiều ý kiến cho rằng làm lãnh đạo là khả năng bẩm sinh; khả năng đó không thể rèn luyện hay học hỏi mà có được. Thật ra, thuật lãnh đạo tùy thuộc vào sự kết hợp nhiều nhân tố…

Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo rất quan trọng. Có những loại người thường thành công trong vai trò lãnh đạo hơn một số người khác. Tuy nhiên, người ta có thể học kỹ năng lãnh đạo và có thể phát triển những phẩm chất cá nhân cần thiết để trở thành một người lãnh đạo giỏi.

Tính quyết đoán là một trong những chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công trong vai trò lãnh đạo, kết hợp với sự nhạy bén và sự hiểu biết thấu đáo về các khả năng giải quyết vấn đề.

Bước 1: Hiểu rõ các kiểu lãnh đạo

Có nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau. Ví dụ, có ba anh chàng chăn cừu. Người thứ nhất mở cửa trại, bước ra rồi cho đàn cừu theo sau, đây là làm theo kiểu lãnh đạo đi đầu. Người thứ hai thì đứng ở cuối đàn cừu, đẩy hoặc dẫn dắt chúng ra, kiểu này được gọi là lãnh đạo hỗ trợ. Người thứ ba thì đi từ đầu xuống cuối bầy và thỉnh thoảng lại chen vào giữa đàn cừu, anh ta theo kiểu lãnh đạo tương tác. Biết cách áp dụng các kiểu lãnh đạo khác nhau sẽ giúp bạn phản ứng hiệu quả trong nhiều tình huống.

Lại có quan niệm khác cho rằng có bốn kiểu lãnh đạo: chỉ huy, theo quy trình, sáng tạo và tạo điều kiện (sơ đồ). Mỗi kiểu có liên quan đến tính cách riêng.

Mỗi kiểu lãnh đạo thích hợp cho một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Một người lãnh đạo theo kiểu cấu trúc thường thành công ở những nơi xem quy trình là quan trọng. Kiểu lãnh đạo thoải mái hoặc tạo điều kiện có thể thích hợp trong việc quản lý một nhóm người có chuyên môn. Những ông sếp theo kiểu thống trị có thể tốt cho những tổ chức đang cần phải thay đổi thực sự. Một người lãnh đạo theo kiểu trực giác mạnh luôn có thể đối phó với mọi tình huống trong tầm ngắn hạn.

Có thể học các kiểu quản lý khác – thêm một chút kiểu thống trị, trực giác hay cấu trúc – khi bạn trở nên tự tin và có kinh nghiệm trong công việc lãnh đạo. Cố gắng làm theo kiểu mà bạn thích cho đến khi nào thoải mái mở rộng ra các kiểu khác.

Lời khuyên vàng: Nếu cấp trên đặt vấn đề về kỹ năng lãnh đạo của bạn, còn người lao động thuộc quyền quản lý của bạn tỏ ra thiếu động lực hoặc kém năng suất thì chìa khóa để thay đổi tình hình là: hãy bớt nghĩ về việc bạn đang làm gì và dành nhiều thời gian lên kế hoạch xem nên làm như thế nào.

Bước 2: Học lý thuyết lãnh đạo

Các khóa học thuật lãnh đạo của các trường quản trị kinh doanh thường cung cấp các nguyên tắc nền tảng tổ chức doanh nghiệp. Hãy chọn khóa học thích hợp với bạn. Các chủ đề từ lý thuyết kinh doanh đến kế hoạch chiến lược, nhận thức rủi ro. Cũng nên học về ứng xử trong tổ chức, marketing, phân tích thị trường và đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Có cảm thức công việc tốt và kiến thức quản trị kinh doanh qua đào tạo kỹ càng không chỉ đem lại cho bạn sự tự tin mà còn giúp bạn khiến người khác phải kính trọng.

Lời khuyên vàng: Nếu bạn đang ở vị trí quản lý cấp trung, một khi đã học lý thuyết lãnh đạo, bạn cần tìm ra cơ hội để vận dụng vào thực tế. Hãy nói với cấp trên rằng bạn sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm nhiều hơn. Hãy thể hiện sự sẵn sàng bằng cách đề xuất làm lãnh đạo một dự án cụ thể nào đó hoặc nhận trách nhiệm ở một lĩnh vực mới, nơi bạn có thể kiểm tra kỹ năng lãnh đạo của mình.

Bước 3: Tự nhận thức bản thân

Bạn nhận thức càng rõ về bản thân thì nhận thức đó càng đem lại hiệu quả.

Tự nhận thức bản thân nghĩa là hiểu mình và biết mình, đó là:

– Bạn là gì?

– Sở thích của bạn là gì?

– Mục tiêu của bạn là gì?

– Nhận thức của người khác về bạn và mục tiêu của bạn ra sao?

– Bạn có động lực như thế nào để đạt mục tiêu?

Bước 4: Học hỏi từ kinh nghiệm của người khác

Có câu “tri thức là sức mạnh”. Hiển nhiên, một trình độ hiểu biết tốt hơn sẽ cho bạn một lợi thế so với đồng nghiệp, khiến bạn trở nên thích hợp với vị trí lãnh đạo hơn. Do vậy, bạn phải luôn tìm cơ hội học hỏi cái hay của người khác. Một trong những cơ hội rõ ràng mà bạn có thể tranh thủ lợi thế từ đó nếu có thể là:

– Tham gia tập huấn: sẽ có ích trong những tình huống thể hiện được sự cách biệt trong ứng xử, kỹ năng hay sự tự tin.

– Các chương trình đào tạo: bất luận trong hay ngoài tổ chức của bạn, các chương trình đào tạo có thể cho bạn một hiểu biết thấu đáo về năng lực của bạn cũng như mở rộng các khả năng cho bạn.

– Làm việc theo hệ thống: thể hiện cho cấp trên thấy rằng bạn khâm phục hoặc chia sẻ tuyệt đối kinh nghiệm của mình với người khác, sẽ giúp bạn được thừa nhận các tố chất cần phải có ở người lãnh đạo nhiều hơn.

Bước 5: Mở rộng kinh nghiệm cá nhân

Có nhiều chiến thuật mà bạn có thể khai thác để làm cho kiến thức, sự tự tin và khả năng lãnh đạo của bạn tăng lên.

– “Đòi” giao thêm việc. Là những việc mở thêm những đường chân trời cho bạn mà không có hậu quả xấu nếu thất bại. Cách này đặc biệt tốt cho những người thích học hỏi qua công việc.

– Thuyên chuyển sang lĩnh vực lân cận. Bạn có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo rõ rệt hơn bằng cách làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức. Như vậy, bạn sẽ được biết rõ hơn về cách thức hoạt động của công ty.

– Tranh đua với những người ngang cấp ở các công ty khác. Bằng cách thu thập thông tin và lời tư vấn từ những người làm việc trong các tổ chức khác, bạn có thể lợi dụng được kinh nghiệm của họ và đánh giá sự tiến bộ của bạn.

– Làm công việc ngoài lĩnh vực thuận tay. Bạn không thể học hỏi nếu luôn cố thủ bên trong vành đai an toàn với những gì bạn đã biết. Hãy nhận lãnh một dự án nào làm bạn sợ hãi, dự án có tính thử thách bạn, và cung cấp những kinh nghiệm mới.

Bước 6: Áp dụng các kỹ năng lãnh đạo

Những cơ hội thăng tiến thường bất ngờ đến với chúng ta. Nếu bạn làm theo những bước sau và chuẩn bị mình một cách thích hợp, bạn sẽ ở vào vị trí tốt để tận dụng được cơ hội.

– Trong hầu hết trường hợp, cách đặt cược hay nhất là phân tích tình thế. Quyết định công ty cần gì và làm thế nào để bạn xuất sắc đạt được điều đó.

– Một số vị trí lãnh đạo cần đóng vai trò trung gian giữa hai nhóm – nhóm muốn kết quả (ví dụ, ban quản lý điều hành) và nhóm sẽ làm ra kết quả đó. Trong trường hợp này, bạn cần thiết lập những kênh truyền đạt tốt với cả hai nhóm.

– Cố gắng chọn được những ê-kíp làm việc có sự cân bằng tốt đẹp giữa nhà quản lý giỏi với các thành viên giàu năng lực và trung thành. Điều cốt tử là chọn ê-kíp làm việc dựa vào sự kết hợp những tài năng cần thiết chứ không phải dựa vào quan hệ bạn bè hay phe cánh.

– Nếu bạn đang thử nghiệm một hệ thống mới hay một phương pháp mới, hãy tập hợp xung quanh bạn những con người thích hợp, tạo thành bộ khung hỗ trợ, và ghi lại tư liệu về quy trình để sau này bạn có thể đánh giá điều bạn đã làm được.

Lời khuyên vàng: Nghệ thuật lãnh đạo không bao giờ là một thành phẩm. Không thể trong một sớm một chiều có được khả năng lãnh đạo vượt trội, mà đó là một quá trình tiếp diễn cần được nuôi dưỡng và hoàn thiện không ngừng. Cần có thời gian và đòi hỏi sự tập luyện. Một phần của quá trình này đòi hỏi bạn hiểu chính mình và hiểu phản ứng của bạn trong những tình huống cần sự lãnh đạo. Hãy sử dụng kiến thức này để thẩm định xem điều gì hiệu quả và điều gì chưa hiệu quả nhằm vạch kế hoạch cho phương pháp xử lý của bạn ở lần sau.

Đàm phán trong kinh doanh

Đã có nhiều doanh nghiệp thua ngay trên sân nhà ở ngay khâu đầu tiên trong các thỏa thuận hợp tác kinh doanh, đó chính là thất bại trong quá trình đàm phán…

Công tác chuẩn bị còn yếu

Phần lớn các doanh nghiệp thường bước vào cuộc đàm phán với tư thế khá bị động, thiếu sự chuẩn bị về con người và thiếu thông tin về đối tác. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ thu thập thông tin về đối tác mà còn tìm hiểu cả phong tục tập quán và văn hóa, thì các doanh nghiệp Việt Nam thường coi nhẹ vấn đề này.

Nhiều doanh nghiệp khi sắp đàm phán mới gõ cửa các cơ quan xúc tiến thương mại để nhờ dò hỏi thông tin về đối tác. Trong khi để có thể phân tích kỹ lưỡng các thông tin như thế đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, chúng ta thường không hiểu được tâm lý và các hành vi cư xử của đối tác.

Đó là chưa kể việc lựa chọn người tham gia đàm phán cũng chưa được thực hiện một cách kỹ càng và không thật sự xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình thương thuyết, mà còn mang tính chiếu lệ, cho đầy đủ ban bệ.

Việc thay đổi trưởng nhóm thương thuyết một cách bất ngờ, không có lý do chính đáng cũng có thể gây tâm lý không thoải mái, nghi ngại cho phía đối tác nước ngoài trong suốt thời gian còn lại của quá trình đàm phán.

Người viết bài này đã có dịp làm việc cho chủ tịch một công ty nước ngoài khi ông đến Việt Nam để đàm phán với ba đối tác. Qua trò chuyện, ông cho biết là đã tìm hiểu khá kỹ về phong tục, tập quán của người Việt Nam thông qua báo chí, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ông. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, ông đã tạo được thiện cảm với phía đối tác Việt Nam.

Chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng đàm phán

Một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam, đó là các đàm phán viên chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng đàm phán. Họ thường thiếu linh hoạt trong việc tìm kiếm các giải pháp mới và thường quá tập trung vào vấn đề đang được đàm phán mà quên đi một phần rất quan trọng của quá trình đàm phán là tạo dựng được một bầu không khí mang tính hợp tác và chia sẻ, cảm thông.

Do không chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp thường không có chiến lược đàm phán hiệu quả cũng như các kịch bản tình huống dự phòng.

Trong các cuộc đàm phán với ba đối tác Việt Nam, ông chủ tịch công ty nói trên đã chuẩn bị rất nhiều phương án tình huống khác nhau cho từng đối tác. Cách ông đặt vấn đề và tiếp cận từng đối tác cũng không giống nhau. Trong khi đó, các đối tác Việt Nam hoàn toàn không có các kịch bản dự phòng.

Một công ty tham dự đàm phán với thái độ cứng nhắc và những điều kiện của họ gần như là bất di bất dịch, ngay cả với những điểm ít quan trọng có thể thỏa hiệp được. Họ luôn có thái độ e ngại khi phía đối tác nước ngoài đưa ra các yêu cầu mới. Điều này đã gây cho phía đối tác nước ngoài ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp và khả năng thích ứng trong kinh doanh.

Trong khi ấy, một doanh nghiệp khác đã dễ dàng chấp nhận điều kiện của ông đưa ra sau khi mặc cả… lấy lệ. Sau buổi đàm phán, ông chủ tịch cho biết kết quả đạt được vượt xa mọi dự kiến của ông, vì ông nghĩ sẽ phải mất nhiều thời gian để “kì kèo mặc cả” về các điều kiện.

Phân tán vì lợi ích cá nhân

Trong một vài cuộc đàm phán khác, các thành viên của phía đối tác Việt Nam cũng thường bị phân tán bởi lợi ích cá nhân như các chuyến đi khảo sát, phần trăm hoa hồng của các hợp đồng hoặc vị trí trong liên doanh.

Chính vì những lợi ích cá nhân này mà đôi khi các nhà đàm phán đã đặt bút ký vào những hợp đồng với các điều khoản có lợi cho phía đối tác nước ngoài. Thường tình huống này hay xảy ra với các doanh nghiệp nhà nước hơn là các doanh nghiệp tư nhân hay cổ phần.

Với triển vọng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới trong một tương lai gần, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng các cơ hội, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực, trong đó có việc nâng cao hiệu quả của các cuộc đàm phán kinh doanh. Cần có thái độ nhìn nhận nghiêm túc về tầm quan trọng của các cuộc đàm phán, phải xem đàm phán như là mắt xích quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, cần chuẩn bị tốt về nhân lực và thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc đàm phán.

Trong quá trình đàm phán phải tranh thủ để tạo dựng mối quan hệ tốt với đối tác, phải linh hoạt và có các kịch bản tình huống dự phòng. Nên đề ra các mục tiêu cần đạt được theo thứ tự ưu tiên để khi cần thiết có những bước nhân nhượng hợp lý mà vẫn không bị rơi vào thế bị động.

Công tác chuẩn bị tốt với các mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được tình trạng tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình đàm phán. Một cuộc đàm phán được coi là thành công nếu như cả hai phía đều cảm thấy mình được nhiều hơn mất, hai bên cùng tạo dựng được một sự thông cảm, tin tưởng lẫn nhau và quyết tâm hợp tác vì lợi ích chung.

Đội và tinh thần đồng đội

Hình thức quản lý theo đội không xa lạ với các doanh nghiệp. Khái niệm “đội, đồng đội” gần như xuất hiện trong câu chuyện hàng ngày của quản lý và nhân viên ở hầu hết mọi tổ chức.

Tuy nhiên, là câu nói cửa miệng nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu và vận dụng tốt khái niệm này vào thực tiễn kinh doanh.

Nhiều doanh nhân sau khi qua các khóa đào tạo về quản lý đã hồ hởi áp dụng khái niệm “Đội và tinh thần đồng đội” vào thực tế kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả mang lại không mấy thuyết phục. Nhiều người sinh ra ngờ vực, thậm chí còn kết luận, “Tinh thần đồng đội của nhân viên người Việt rất kém!” hoặc có người cho rằng “Nguyên tắc đa số không còn phù hợp trong quản lý doanh nghiệp”.

Vậy, làm thế nào áp dụng hình thức quản lý tiên tiến này vào thực tiễn kinh doanh?

Thay đổi tư duy lãnh đạo

Quản lý cần thay đổi tư duy. Với hình thức quản lý theo đội, lãnh đạo không chỉ là “sếp” mà còn là nhà vạch kế hoạch, điều phối viên, chuyên viên điều tra và phân bổ nguồn lực, chuyên viên thẩm định và giám sát, là thành viên thực hiện công việc, nhà ngoại giao, nhà cố vấn, chuyên gia và huấn luyện viên của đội.

Vun đắp lòng tin của tập thể

Mọi tổ chức dù lớn hay nhỏ đều phải hoạt động trên nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau. Quản lý theo đội, lãnh đạo cần nắm rõ một số kỹ thuật để phát triển lòng tin của các thành viên để họ cùng làm việc với nhau. Đây là phần khó nhất.

Tính cách trước sau như một rất dễ tạo lòng tin của tập thể. Môi trường làm việc hữu nghị và hỗ trợ, những cảm nhận được thể hiện một cách thoải mái, tự nhiên làm tăng tính thân thiện, vì thế dễ tạo niềm tin. Càu nhàu, châm biếm, theo dõi sơ hở để phê bình người khác dễ làm mất niềm tin.

Lắng nghe một cách chân thành, tích cực, nhiệt tình, dám đương đầu với rủi ro, sẵn lòng giúp đỡ người khác, cung cấp thông tin chính xác, bình tĩnh khi căng thẳng, tiếp thu ý kiến của mọi thành viên một cách tôn trọng… là những tính cách tạo dựng niềm tin của tập thể.

Tìm cách tiếp nhận thông tin phản hồi

Nhận ra khuyết điểm của mình là chuyện không dễ dàng. Để quản lý theo đội một cách hiệu quả, nhu cầu có được thông tin phản hồi từ tập thể là rất quan trọng.

Tuy vậy, đa số quản lý chưa tạo được một cơ chế để tiếp thu phản hồi từ các thành viên trong đội. Một bài nghiên cứu của Dyer, đăng trong tập san Đại học Brigham Young cách nay gần 30 năm đề nghị một số kỹ thuật sau đây:

– Đưa cho mỗi thành viên một bức thư và yêu cầu bố trí thời gian để bạn gặp riêng, trực tiếp lắng nghe phản hồi. (Phương pháp này chỉ có ý nghĩa nếu bạn có quan hệ gần gũi với thành viên trong đội).

– Thay vì mặt đối mặt, bạn có thể viết thư cho từng thành viên, nêu rõ bạn muốn lắng nghe phản hồi để nâng cao hiệu quả quản lý và hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp dù tốt dù xấu. (Bạn có thể không nhận được phản hồi vì nhân viên ngại phê bình cấp trên).

– Kỹ thuật mồi nước cho máy bơm. Bạn có thể sử dụng một số thông tin mà tập thể đã biết về bạn để khuyến khích thành viên nêu phản hồi. Chẳng hạn, “Tôi nghe người ta nói tôi hay phớt lờ sự có mặt của khách bằng cách cúi đầu ký giấy tờ hay ngắt lời người khác trong khi tranh luận, anh có thấy như thế không?”.

– Chia đội ra thành từng nhóm nhỏ, yêu cầu nhóm thảo luận một số việc họ trải nghiệm hay quan sát mà theo họ đã làm giảm hiệu quả hoạt động của đội. Bạn hướng dẫn họ viết ra giấy, không ghi tên và không có mặt trong cuộc họp. Tất cả các nhận xét được nộp cho thư ký. Khi thu lại các phản hồi, nên xem xét cẩn thận và có thái độ tiếp nhận hợp lý.

Sau đó, tại cuộc họp, nên chia sẻ và hỏi thêm cho rõ khi cần thiết, nêu rõ điểm nào bạn tin rằng mình có thể thay đổi và cảm ơn đồng đội đã giúp đỡ mình.

Cung cấp huấn luyện

Không chỉ quản lý mà toàn đội rất cần được huấn luyện kỹ năng hoạt động theo đội. Nhiều đơn vị yêu cầu các thành viên thảo luận khi trở lại công việc xoay quanh những đề tài: Mục đích của chương trình huấn luyện là gì? Những áp dụng nào có thể đưa vào thực tế công việc của đội và ở trong những hoàn cảnh nào?

Ngoài ra, thông qua tương tác và nỗ lực cùng nhau thực hiện các bài tập nhóm, các trò chơi trong huấn luyện, các thành viên cũng sẽ thật sự phát triển theo hướng trở thành một đội hoạt động hiệu quả.

ĐỌC THỬ

NHÂN LỰC VÀ CẠNH TRANH

Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp trong nước nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn.

Vai trò chiến lược của nhân sự

Khi xây dựng hay định vị một doanh nghiệp, thông thường các yếu tố vốn và công nghệ được xem là mấu chốt của chiến lược phát triển, trong khi đó yếu tố nhân sự thường không được chú trọng lắm, nhất là trong giai đoạn khởi đầu. Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đối với yếu tố nhân sự có thể dẫn đến tình trạng “hụt hơi” hay bị loại khỏi “vòng chiến”, một khi mức độ cạnh tranh tăng đột biến về chiều rộng (số lượng của đối thủ cạnh tranh và nguồn cạnh tranh đến từ nhiều phía) và chiều sâu (tính đa dạng, giá cả và chất lượng của sản phẩm trên thị trường).

Xét cho cùng, nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới; đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chi tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện; nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Vì thế, để có thể tồn tại trong trường kỳ, một công ty (bất luận lớn hay nhỏ) cần phải tập trung tăng cường và phát huy khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực qua tất cả các giai đoạn của chu kỳ sinh trưởng của doanh nghiệp.

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng ưu thế cạnh tranh và tăng cường khả năng tồn tại của một doanh nghiệp là xác định và công nhận vai trò chiến lược của nhân lực, được thể hiện qua những hoạt động trọng điểm và chỉ tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chẳng hạn, ban giám đốc của một doanh nghiệp có thể khẳng định sự quan tâm phát triển nhân sự qua việc thiết lập một bộ phận quản lý nhân sự thường trực và chuyên nghiệp ở một cấp độ tương đối cao trong cơ cấu tổ chức của công ty. Đồng thời, để tăng tính thuyết phục, ban giám đốc cũng thể hiện sự quyết tâm của mình bằng cách ấn định và đưa những chỉ tiêu về phát triển nhân lực và đánh giá thành quả (cho từng chức năng) vào chiến lược dài hạn của công ty.

Biểu đồ 1 cho thấy mức độ quan trọng của nhân sự tuy có thay đổi trong từng giai đoạn (khởi đầu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái) nhưng tính xuyên suốt và nhất quán được duy trì qua các giai đoạn chính trong suốt chu kỳ phát triển của một doanh nghiệp.

Các chức năng chính của quản lý nhân sự

Nói chung, các hoạt động quản lý nhân sự trong một tổ chức (công hay tư) đều xoay quanh bốn trục chính yếu: thu hút và tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm và sử dụng nhân sự, huấn luyện và phát triển nhân sự, khích lệ và duy trì nhân sự, tái tạo nhân sự.

Như biểu đồ đã mô tả, một doanh nghiệp có thể tạo được ưu thế cạnh tranh nhờ có một đội ngũ nhân sự năng động, khả năng đáp ứng nhạy bén, trình độ chuyên nghiệp cao và thích hợp. Điều kiện tiên quyết để có được một đội ngũ nhân sự có chất lượng là các cấp nhân viên và lãnh đạo trong công ty phải được tuyển dụng và phát triển (liên tục) theo những tiêu chí khả thi đã đặt ra, nghĩa là phải được gắn liền với chiến lược tổng thể dài hạn của doanh nghiệp. Khi sự quản lý bốn khâu hoạt động mấu chốt nói trên đã tốt, với sự hỗ trợ và đồng lòng của nhân viên các cấp (cùng hướng về mục tiêu chung), trong mối liên hệ hài hòa giữa nhân viên và ban giám đốc trong công ty thì bài toán về nhân sự hầu như đã được giải quyết thỏa đáng: Năng suất lao động gia tăng, các chỉ tiêu được thực hiện, kỹ năng cần thiết được đào tạo hợp thời và hợp lý, nhân viên được khích lệ và thưởng tương xứng, nhiệt tình và lòng trung thành của nhân viên đối với công ty cao… giúp doanh nghiệp có thể vượt qua những thách đố gắt gao của cạnh tranh và hội nhập.

Sử dụng nhân sự hữu hiệu

Một trong những phản ứng tự nhiên của các doanh nghiệp để tăng tính cạnh tranh của mình là tinh giản (downsizing), tái cơ cấu hay tái tổ chức (restructuring/reorganization) với hy vọng rằng số lượng nhân viên ít hơn sẽ tiết giảm chi phí và công ty sẽ gọn nhẹ hơn, có thể quản lý chặt chẽ hơn và hoạt động có hiệu quả hơn. Thật ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy sự giảm số lượng nhân sự không ảnh hưởng mấy đến khả năng tăng cường tính cạnh tranh của một doanh nghiệp. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có thể mất dần những tiềm năng hay kỹ năng quý giá (competencies) do hậu quả của các đợt thay đổi không có mục đích rõ rệt và kém hiệu quả.

Kinh nghiệm quản lý cho thấy một doanh nghiệp chỉ có thể tạo được ưu thế cạnh tranh khi có giải pháp sử dụng các nguồn nhân lực khác nhau một cách hợp lý cho mỗi yêu cầu về quản lý nhân sự. Trên nguyên tắc, có thể phân loại hai nguồn nhân lực chính yếu: nhóm nhân sự nòng cốt (core employees) và nhóm nhân sự bổ sung gồm có tạm thời (temporary employees) hay gia công (outsourcing).

Một ví dụ cụ thể, một công ty không cần phải duy trì chức năng chuyên trách về an ninh, chuyên chở, phiếu báo lương hay vệ sinh, mà có thể “gia công” cho những công ty chuyên môn cung ứng các dịch vụ này với chi phí thấp hơn và chất lượng bảo đảm hơn. Làm như vậy, công ty đó có thể “tinh giản” để tập trung vào việc phát triển và sử dụng thành phần nhân sự biên chế “nòng cốt”. Trong trường hợp thiếu hụt nhân sự theo dự án (lắp đặt một hệ thống máy mới, quản lý tạm thời) và theo “thời vụ” (quản lý dự án, sản xuất bổ sung), công ty có thể tuyển nhân sự “có thời hạn” (contractual) hay “thuê ngắn hạn” từ các công ty dịch vụ cung ứng nhân dụng khác (xem biểu đồ).

Điều cần lưu ý là doanh nghiệp cần phải có một chính sách nhân lực cụ thể để sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực khả hữu trong hướng phát triển và thực hiện chiến lược nền tảng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một công ty cần “gia công” và khai thác giải pháp “nhân lực bổ túc” đến mức tối đa, nhưng cần giữ lại các hoạt động có tính chiến lược để bảo đảm sự bền vững của công ty như quản lý tài chính, nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Để thực hiện được điều này, một doanh nghiệp cần có giải pháp phát triển và bồi dưỡng dài hạn cho các nhân viên “có tiềm năng” và “có khả năng” vào các chức vụ/vị trí thích hợp. Đồng thời, cũng cần áp dụng các biện pháp “sàng lọc” hợp lý để một mặt duy trì và phát triển lực lượng nhân sự nòng cốt cơ hữu; mặt khác, giảm thiểu thành phần nhân sự “bất khiển dụng” và “dư thừa” (redundant hay surplus) bằng các phương pháp nhân dụng hữu hiệu hơn (tạm thời hay gia công).

Làm thế nào để giữ chân người giỏi?

Làm cách nào để thu hút, sử dụng, phát triển và giữ chân người giỏi? Dưới đây là bốn gợi ý của ông Huy Nguyễn, Giám đốc Điều hành Công ty Darwin, nhằm giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực.

Trao quyền thực sự cho người dưới quyền

Là lãnh đạo, chắc chắn phải có tầm nhìn, khả năng nhận định cơ hội, khả năng lên kế hoạch và triển khai. Nhưng có một điều nhà lãnh đạo không thể bỏ qua là sự ý thức về tầm quan trọng của việc nhìn ra được người giỏi và ủy thác những quyền hạn nhất định để họ có thể làm việc tốt. Một khi đã quyết định ủy thác trách nhiệm cho ai, người lãnh đạo phải thực sự tin tưởng họ và để cho họ làm công việc của mình chứ không nên “dòm ngó” hoặc gây khó dễ họ.

Quản lý theo định hướng con người và minh bạch

Quản lý theo định hướng con người sẽ giúp cho nhân viên tối ưu hóa được khả năng nếu nhà quản lý biết tạo ra chế độ thưởng cho sự sáng tạo và dám chấp nhận rủi ro (có tính toán). Kiểu quản lý này chú trọng đến tâm lý nhân viên, thông cảm với nhu cầu của họ, cân nhắc giữa việc xây dựng phát triển đội ngũ nhân viên sao cho nhu cầu của họ thống nhất với nhu cầu của doanh nghiệp.

Quản lý một cách minh bạch có nghĩa là người lãnh đạo chia sẻ với nhân viên những thông tin về hướng phát triển, tình hình thực tế cũng như những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Bằng cách truyền đạt công khai, các quyết định của doanh nghiệp sẽ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân viên. Nhân viên cần hiểu trách nhiệm, quyền lợi của mình cũng như biết rõ các mục tiêu mà mình phải đạt được cùng với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải xây dựng và công bố các tiêu chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng để mọi người yên tâm phát huy sự sáng tạo mà không sợ bị tranh công hay trù dập. Phát huy được sự sáng tạo trong nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh.

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau

Môi trường làm việc gồm có hai phần: Cứng và mềm.

Môi trường mềm chính là mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp, bao gồm tinh thần tôn trọng, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết nhiều vấn đề và để gắn bó với nhau. Nói một cách khác, môi trường mềm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau của mọi thành viên trong một tổ chức.

Môi trường cứng bao gồm cơ sở vật chất, văn phòng, phương tiện vận chuyển, bàn ghế, thiết bị máy móc… Môi trường này lệ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Môi trường mềm quan trọng hơn môi trường cứng rất nhiều vì không thể giải quyết tất cả vấn đề bằng tiền được. Mà muốn cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp phải có môi trường mềm thật tốt. Một trong những lý do chính mà doanh nghiệp Việt Nam thường không tìm ra được người giỏi hoặc để “chảy máu chất xám” cho doanh nghiệp nước ngoài là do môi trường mềm chưa được tốt.

Thu nhập chưa phải là tất cả

Thu nhập bao gồm lương bổng, lợi ích xã hội, trợ cấp, tiền thưởng và lợi nhuận. Thu nhập sẽ khẳng định và làm thỏa mãn giá trị và địa vị của nhân viên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện tài chính để thực hiện những điều trên. Sự thiếu thốn về tài chính cũng không thể cản trở việc thu hút và giữ chân người giỏi nếu doanh nghiệp có được ba điều trên.

Vì vậy, lãnh đạo và nhà quản lý doanh nghiệp phải có tầm nhìn về chiến lược (điều 1), truyền đạt tầm nhìn đó cho nhân viên (điều 2) một cách thuyết phục, và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên (điều 3) thì người giỏi sẽ có niềm tin và lòng trung thành để ở lại với doanh nghiệp.

Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể giữ chân và sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực của mình.

Dùng người tùy tài

Trước nấm mồ của một nhà doanh nghiệp nổi tiếng người Mỹ có một tấm bia khắc những dòng thơ sau đây: (tạm dịch) Nơi đây yên nghỉ một người mà tài nhất là lôi kéo được những người giỏi hơn mình.

Một nhà doanh nghiệp dám dùng tài hay không, là vấn đề quan niệm, còn có khéo dùng tài hay không lại là vấn đề phương pháp và vấn đề năng lực. Có thể hiểu như thế này, “những người giỏi hơn mình” tức giỏi hơn nhà doanh nghiệp kia, từ góc độ lý tính mà nói, vẫn còn khiêm tốn hơn một chút so với “năng lực trội nhất”, bởi vì người nói đến trước là do người khác, trên cơ sở người khác đã lựa chọn, sắp đặt vị trí cho mình, còn người nói đến sau thì thừa biết chọn người như thế nào, biết đặt một người có tài vào chỗ nào mới phát huy được năng lực của họ với mức độ lớn nhất.

Với một nhà doanh nghiệp, dùng tài tất phải chọn nhân tài, chọn tài là để dùng tài cho tốt hơn, dùng thép tốt vào chỗ lưỡi dao. Một chức trách quan trọng của người nắm quyết sách ở tầng thử cao của tập đoàn lớn, công ty lớn, doanh nghiệp lớn là khi nêu quyết sách về nhân sự của bộ môn mình, phải làm sao biết người và khéo dùng. Nhà doanh nghiệp lớn, chỉ bằng sức mình, không thể nào chống đỡ được một căn nhà lớn, buộc phải có nhân tài đắc lực giúp sức thêm vào. Ông ta có biết dùng người hay không, dùng người như thế nào, có thể biết người khéo dùng thực sự hay không, đối với bản thân nhà doanh nghiệp, mà ngay cả với toàn doanh nghiệp đều có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc và tác dụng hết sức quan trọng.

Một nhà quân sự từng nói: Muốn cầm quân được tốt trước hết phải chọn tướng. Việc quản lý kinh doanh trong xí nghiệp cũng cần phải chọn được nhân tài đắc lực để phục vụ cho xí nghiệp.

Công ty nước giải khát Coca – Cola lớn nhất nước Mỹ từ nhũng năm 70 đến nay luôn bị Công ty Pepsi Cola công kích và ở vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nhưng từ khi có chủ tịch hội đồng quản trị mới, tình hình đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp. Đối với một công ty hành động chậm chạp, ông đã cải cách một cách mạnh dạn, một trong sự cải cách đó là tổ chức thành một tập đoàn lãnh đạo năng động nhanh nhạy. Ông đã mạnh dạn thay thế hơn chục nhân viên quản lý không có năng lực, chọn một số giám đốc khỏe trẻ điều lên tổng công ty trở thành thành viên lãnh đạo chủ chốt. Trong quá trình chọn lựa đề bạt thành viên lãnh đạo, ông nhắc đến nghiệp vụ ở nước ngoài của công ty sẽ ngày một mở rộng, đòi hỏi thành viên lãnh đạo phải là những người có tầm cỡ quốc tế, thế là ông lần lượt điều những cán bộ giỏi ở các chi nhánh là người Ai Cập, người Đức, người Argentina về tổng công ty để chuẩn bị đi khai thác thị trường nước ngoài.

Trong công ty, ông đã tạo một không khí tự do ngôn luận, ông đặc biệt chú ý đề phòng sự đổ bể gây nên từ sự mất đoàn kết trong nội bộ những người lãnh đạo cao cấp của công ty, cho nên với cán bộ lãnh đạo ông nêu ra một yêu cầu hết sức nghiêm khắc, mong có một sự hợp tác thật tốt đẹp, không cho phép có một sai sót nào. Nếu một giám đốc nào có biểu hiện không tốt, ông đều sa thải không một chút nể nang. Bởi vậy một người hiểu rõ nội tình của công ty đã nói: “Về nghiệp vụ xưa nay ông chưa bao giờ nói đến tình bạn bè, tình quen biết, thậm chí tình người”.

Vị chủ tịch hội đồng quản trị cũng nêu gương trước mọi người, ông nghiêm khắc với mình, mọi việc đều đi ở phía trước mọi người. Ông bền bỉ thực hiện ngày ngủ dậy lúc 5 giờ 30, đọc báo buổi sớm, soạn thảo văn bản trả lời, ông khéo biết phân tích tình thế khác nhau của công ty, không cho phép các giám đốc cấp cao mùa hè thoát ly sản xuất để nghỉ phép, vì đó là mùa vụ tiêu thụ nước giải khát, cũng là mùa vụ của sản xuất. Thành viên lãnh đạo ai ở vị trí người ấy, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất. Những viên chức có thâm niên từ 20 năm trở lên theo quy định có thể nghỉ phép 5 tuần lễ, thường thường cũng chỉ cho phép vài ngày. Ông cho rằng, nghỉ phép là chuyện của công nhân, lãnh đạo không cần phải nghỉ phép, bản thân ông, từ trước đến nay cũng chỉ nghỉ một tuần lễ.

Lý trí sáng suốt trong công tác quản lý xí nghiệp của con người này được thể hiện ở chỗ ông chẳng những chỉ áp dụng kỷ luật với công nhân viên chức, mà trước hết là với cán bộ lãnh đạo. Bởi vì khi nào người lãnh đạo trở nên mạnh mẽ, tập thể những người lãnh đạo mới sáng suốt mạnh mẽ được. Nếu không kỷ luật chỉ là lời nói suông.

Ở một nhà máy cán thép của Đức có một nữ tổng giám đốc. Bà rất khéo giải quyết những mối quan hệ giữa người với người cho nên trong xí nghiệp luôn luôn xuất hiện cục diện ngày càng vươn lên.

Với công nhân làm những công việc khác nhau, bà tiến sĩ áp dụng chế độ trả lương khác nhau và tiền thưởng khác nhau. Với những người có năng lực khác nhau, bà cũng có những cách cư xử khác nhau, sắp đặt họ vào những cương vị khác nhau, để phát huy được trí tuệ tài năng của họ ở mức độ cao nhất. Bởi bà luôn cho rằng: Trong việc dùng người và sản xuất sản phẩm, thì dùng người quan trọng hơn nhiều. Chỉ có dùng người được thỏa đáng, dùng đúng tài sức, phát huy đầy đủ tài năng của mỗi người mới có thể sản xuất ra những sản phẩm nhiều hơn, tốt hơn. Bà còn cho rằng sở dĩ một doanh nghiệp được quản lý kinh doanh tốt, chủ yếu là nhờ những người làm công tác quản lý đã làm việc xuất sắc và có hiệu quả. Một giám đốc hay một người lãnh đạo của xí nghiệp phải biết người và khéo dùng họ, tìm hiểu được năng lực làm việc của mỗi một người dưới quyền cũng như những sở trường và sở thích của họ. Khi sắp xếp công việc, nên đặt những người thích hợp vào cương vị thích hợp với năng lực và sở trường của họ, nói cách khác là dùng người tùy tài. Giám đốc hay người lãnh đạo của xí nghiệp nhất định phải có tài cán và kinh nghiệm lãnh đạo người khác, điểm đó quan trọng hơn sản phẩm nhiều.

Trên cơ sở nhận thức đó, nhà máy của bà năm nào cũng họp hội nghị công nhân viên chức một đến hai lần, mỗi lần khoảng một ngày. Trong cuộc gặp gỡ đó, công nhân viên toàn nhà máy hoàn toàn có thể ăn cơm với nhau, tâm sự với nhau, ca hát hay nhảy múa. Như vậy vô tình những người cán bộ công nhân viên tăng cường hiểu biết nhau hơn, có cảm tình sâu sắc với nhau hơn và làm cho quan hệ giữa mọi người với lãnh đạo cũng mật thiết hơn. Họ còn lập ra Ủy ban Công nhân, cứ ba năm bầu lại một lần. Ủy ban có 9 Ủy viên, mỗi thành viên này trong nhiệm kỳ của mình được học tập và đào tạo ba tuần lễ, học tập những điều cơ bản của hoạt động công đoàn. Ủy ban công nhân mỗi quý mở một cuộc họp toàn thể cán bộ công nhân viên. Phía nhà máy với Ủy ban công nhân mỗi tháng gặp nhau ít nhất một lần, để thảo luận hiệp thương những vấn đề tranh chấp. Ủy ban công nhân có quyền ký với nhà máy những hiệp nghị về tiền lương, chế độ nghỉ phép v.v… còn có quyền thẩm định những hồ sơ nhân sự, tìm hiểu cả những vấn đề lớn lao như tình hình sản xuất, quản lý, kế hoạch xây dựng nhà máy và những biện pháp kỹ thuật. Do bà tổng giám đốc biết tìm mọi cách khơi dậy tính tích cực của cán bộ công nhân viên, khiến họ đồng lòng nhất trí đoàn kết phấn đấu đi lên, cho nên việc sản xuất của nhà máy tăng trưởng gấp bội, hiệu quả kinh tế ngày một tăng, dần dần trở thành nhà máy nổi tiếng ở Đức.

Dùng người phải nhìn vào sự việc thực tế. Khi chọn người dùng vào những vị trí then chốt trong sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nhà doanh nghiệp tuyệt đối không được chỉ tin vào văn bằng, thành tích học tập và danh vọng, cũng không thể chỉ tin vào những người chỉ quen “đánh giặc trên giấy” khéo mồm khéo miệng, mà nhất định phải chọn người biết làm thực sự để gánh vác nhiệm vụ nặng nề.

Chia sẻ gánh nặng cho giám đốc

Một giám đóc – chủ doanh nghiệp khi làm việc với công ty tư vấn đưa ra một yêu cầu rất ngắn gọn và đời thường: “Các cậu làm thế nào để tôi có thể đi gội đầu thư giãn mà ở nhà công việc vẫn chạy tốt”. Vâng, đơn giản như vậy thôi nhưng đây quả là một nhu cầu rất thực của các giám đốc, chủ doanh nghiệp hiện nay.

Rất nhiều giám đốc đang bị quá tải trong công việc. Vậy làm thế nào để họ bớt được gánh nặng những công việc sự vụ, có nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, suy nghĩ, tái tạo sức lao động. Gội đầu chẳng qua chỉ là một cách nói vui, dí dỏm. Tôi nghĩ, thực chất các giám đốc đều muốn có thời gian rảnh rỗi dành cho việc phát triển thị trường hay tập trung suy nghĩ về định hướng, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Nếu giám đốc quá mải mê vào sự vụ, đâu còn thời gian và đầu óc cho các chiến lược dài hạn?

Có được một đội ngũ, hay thu hút được những nhân sự giỏi liệu đã là giải pháp cho vấn đề này chưa? Có được đội ngũ cùng nghĩ, cùng làm quả là điều rất tốt. Thế nhưng làm thế nào để có thể duy trì được đội ngũ này, hay rồi họ cũng lại lần lượt ra đi, khi mà sân chơi quá chật hẹp hoặc chỉ phù hợp theo kiểu quản lý gia đình. Giữ chân người tài ra sao đây? Điều quan trọng đây là giám đốc, chủ doanh nghiệp phải tạo ra được một môi trường, một cơ chế, một hệ thống cho bộ máy, đội ngũ mình tự hoạt động. Thiếu vắng điều căn bản này, các công ty tư vấn, những nhân sự giỏi cũng đành bó tay, chào thua. Có những doanh nghiệp Việt Nam tuyển được các giám đốc giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong các công ty đa quốc gia nhưng cũng không trụ được bao lâu. Họ không thể hiện được mình trong các doanh nghiệp này không chỉ vì không thích ứng được với môi trường mới, mà còn do chủ doanh nghiệp không tạo được một cơ chế để họ có thể làm việc và thể hiện tài năng. Thậm chí, có những người được đào tạo từ nội bộ cũng rất khó có thể xử lý thay toàn bộ công việc, khi mà mọi việc lớn nhỏ trong công ty cũng đều phải thông qua quyết định của một người.

Một trong những sai lầm của các giám đốc chủ doanh nghiệp khi tìm người chia sẻ gánh nặng, chính ở kiểu “trút gánh nặng”. Cần chú ý là san sẻ, cùng gánh vác chứ không phải là trút toàn bộ gánh nặng lên đôi vai mới. Tìm kiếm được người đủ sức gánh vác trách nhiệm điều hành doanh nghiệp cho giám đốc không phải đơn giản. Còn nếu may mắn tìm được thì sao? Cái gánh nặng mà bản thân vị giám đốc, chủ doanh nghiệp, người sáng lập đã không chịu nổi, nhưng vì sự nghiệp công ty mình tạo dựng nên còn cố gắng chống đỡ đến cùng, thử hỏi với một người mới, chưa gắn bó nhiều với doanh nghiệp kể cả có được chia cổ phần điều hành đi nữa, liệu có chống đỡ nổi không, hay trong một phút khó khăn, áp lực lớn quá cũng sẽ rời bỏ vị trí? Nhiều chủ doanh nghiệp đã phải ngậm ngùi chấp nhận những sự chia tay này, quay lại với vai trò vừa làm chủ, vừa điều hành.

Vậy phải làm gì để tạo được một cơ chế cho bộ máy tự vận hành? Vai trò cá nhân rất quan trọng; thế nhưng, một người không thể làm hết mọi việc, vì thế cần phải tập chia sẻ gánh nặng cho toàn bộ hệ thống của mình. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc này. Nếu chưa có điều kiện xây dựng hệ thống ISO, có thể xây dựng cơ cấu tổ chức với việc hoạch định chức năng, quyền hạn của các bộ phận rõ ràng, bằng văn bản. Thiết lập các quy trình, các lưu đồ cho mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Xác lập các bản mô tả của từng vị trí công việc phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là việc rất mất công và tốn thời gian nên các giám đốc đôi khi không kiên quyết thực hiện đến cùng. Do áp lực kinh doanh, chi tiêu doanh số nên thường bỏ bước, làm tắt, cắt xén quá trình. Công việc tuy nhanh, đạt hiệu quả về thời gian, tiền bạc, nhưng đổi lại tốn rất nhiều công sức của các bộ phận và điều quan trọng hơn là sẽ luôn phụ thuộc vào một cái đầu, người có quyền quyết định những công đoạn làm tắt. Vâng, quả là chỉ có giám đốc mới có thể quyết định được điều này. Bằng kinh nghiệm, thậm chí bằng cả linh cảm ông có thể quyết định những việc như vậy. Có nghĩa là lần sau rồi cũng sẽ chỉ có ông mới có thể làm được, thiếu ông mọi việc sẽ rối tung lên ngay. Kinh nghiệm, theo thời gian có thể tích lũy học hỏi, chứ linh cảm làm sao đào tạo đây. Có nhiều giám đốc nhầm, nghĩ rằng như thế mình mới là người quan trọng, tổ chức không thể thiếu vắng mình. Kết quả là gì? Không có cả thời gian đi học nâng cấp, tiếp thu cái mới, thiết thực ngay cho công việc đang làm hằng ngày nói gì đến thời gian cho suy nghĩ chuyện tương lai.

Việc xây dựng hệ thống, cơ chế cho bộ máy phải song song và đồng bộ với việc đào tạo hay thu hút nhân sự. Một máy tính muốn hoạt động phải có đủ cả phần cứng và phần mềm. Nó hoạt động hiệu quả chỉ khi hai phần cứng và mềm này tương thích với nhau. Phần mềm hiện đại Windows XP không thể chạy trên cấu hình cổ lỗ sĩ 486. Những nhân sự giỏi không thể phát huy nếu không tạo ra cơ chế đúng cho bộ máy vận hành. Hay ngược lại, một cơ chế hoàn hảo không thích hợp cho những nhân sự tồi. Chúng ta hình dung như hình ảnh của người công nhân vận hành máy ép lốp cao su tái chế chỉ cần trình độ văn hóa cấp hai là quá đủ. Nếu chúng ta sắp một kỹ sư tin học ở vị trí này, cho dù mức lương có hấp dẫn đến mấy, chắc không quá ba bảy hai mốt ngày anh ta sẽ ra đi. Ngược lại, công nhân vận hành nhà máy sản xuất CD, DVD trình độ tối thiểu phải là tốt nghiệp đại học, rồi sau đó còn phải gửi đi đào tạo tiếp ở nước ngoài. Thật không hình dung nổi điều gì sẽ xảy ra, nếu một công nhân trình độ phổ thông cơ sở đứng vận hành.

Trong thời gian đầu khi xây dựng hệ thống mới, giám đốc sẽ rất vất vả. Từ trước quen làm việc theo cảm tính, nói miệng, bây giờ mọi việc đều phải theo quy trình phải có văn bản, chứng từ lưu trữ. Việc này nếu không kiên trì sẽ khó mà thực hiện được. Theo kinh nghiệm của các công ty tư vấn, trong số người hay làm sai quy trình nhiều nhất cũng có tên các cấp lãnh đạo. Chính vì thế nên đối với yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO, điều đầu tiên là sự cam kết của lãnh đạo và sự cam kết này phải được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói và bằng cả các hành động cụ thể. Cam kết xây dựng hệ thống, xây dựng cơ chế cũng chính là để nhân tài lại với chúng ta. Thu hút không chưa đủ, còn phải tạo điều kiện để họ làm việc hiệu quả, muốn họ làm việc hiệu quả, phải có được cơ chế rõ ràng. Ngoài các yếu tố về thu nhập và quyền lợi, đó là cách giữ chân nhân tài hiệu quả nhất. Giám đốc, chủ doanh nghiệp chỉ có thể chia sẻ gánh nặng cho cả bộ máy hay các giám đốc thuê, dựa trên cơ chế hoạt động khoa học của hệ thống. Thiếu một trong hai điều này đều dẫn đến việc giám đốc vẫn phải tự mình làm mọi việc hay theo cách nói vui là vẫn không thể rảnh rang đi gội đầu thư giãn.

Lôi kéo cả tập thể cùng hành động

Trong chiếc máy tính đặt trên bàn làm việc của ông Tổng Giám đốc Công ty xi măng Holcim Việt Nam, có một ngăn (folder) lưu trữ những ý tưởng tâm huyết của các nhân viên. Đó là những lá thư được các nhân viên gửi qua e-mail cho Tổng Giám đốc Martin Foreman để bày tỏ suy nghĩ cũng như công việc mà họ định thực hiện nhằm đạt đến các mục tiêu công ty đề ra.

Xác lập đích đến

Các giáo trình thường nói rằng điểm khởi đầu cho việc quản trị hiệu quả là phải thiết lập mục tiêu. Đó là những gì mà doanh nghiệp kỳ vọng sẽ đạt đến và có kế hoạch để đạt đến điều đó. Lý thuyết là thế, nhưng áp dụng vào thực tế thì khó hơn nhiều.

Trên thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải tình trạng là kết quả công việc luôn có khoảng cách với mục tiêu đặt ra. Vì thế, điều nhà quản lý phải làm là lấp đi khoảng cách giữa chiến lược được hoạch định với việc thực hiện trong thực tế. Quan trọng hơn, làm sao từng cá nhân trong tổ chức đồng lòng hướng đến mục tiêu đó, có những đóng góp thực sự bằng hành động cụ thể.

Quay trở lại Công ty Holcim, Tổng Giám đốc Foreman luôn tìm cách lôi kéo cả tập thể cùng hành động để đạt đến nhiệm vụ ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Theo ông, ”triển khai mục tiêu chiến lược phải là một quy trình từ trên xuống, được thấm sâu vào trong tổ chức và đến từng cá nhân”.

Để đi đến đích

Kinh nghiệm để thu hút được các nhân viên cùng suy ngẫm và cùng tìm cách vượt qua các trở ngại để đi đến đích của ông Foreman là những công việc rất cụ thể. Một lần đọc được bài viết về quản trị có tựa đề là Must – win battles (Trận quyết chiến, quyết thắng), ông cho sao chụp và gửi đến từng nhân viên. Đó là một bài viết đưa ra một số gợi ý về quy trình để nhà quản lý công ty có thể dẫn dắt nhân viên đạt đến mục tiêu.

Ông yêu cầu từng nhân viên của mình phải đọc bài viết này và ở vị trí công việc hiện tại, mỗi người phải chỉ ra cho bằng được đâu là những trở ngại mà theo họ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch mục tiêu của công ty. Từ việc xác định khó khăn cụ thể như thế, từng người sẽ đưa ra đề xuất để có thể góp phần hoàn thành các chỉ tiêu trong ngắn hạn và đạt đến mục tiêu dài hạn đã đề ra. Những góp ý như thế không phải là đúng hoàn toàn, có nhiều điều ông Foreman không thể áp dụng được. Nhưng đó lại là một cách để nhà quản lý ghi nhận phản hồi từ thực tế trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược.

Theo như lý thuyết hướng dẫn, thì dựa trên những ý kiến đóng góp như vậy, nhà quản lý sẽ xác định từ ba đến năm điểm mấu chốt mà toàn công ty phải dốc toàn lực giải quyết. Khi đã định ra được đâu là những trận chiến quan trọng, nhà quản lý sẽ đưa ra chương trình hành động cụ thể và theo dõi sát sao suốt quá trình thực hiện.

Xác định các trở ngại quan trọng trong công việc thực tế nhằm kịp thời tìm ra hướng giải quyết để đạt đến mục tiêu là điều không có gì phải bàn cãi. Nhưng xác định cho được đâu là các trở ngại quan trọng để sau khi dốc toàn lực ra có thể giành thắng lợi một cách toàn diện là việc làm không đơn giản chút nào. Theo các tác giả của bài viết Must – win battles, để có thể xác định đâu là trận chiến quyết định, các nhà quản lý nên đặt cho mình câu hỏi: ”Nếu chúng ta thắng trận chiến này thì có thay đổi gì?”. Nếu câu trả lời là ”trận chiến này sẽ làm thay đổi toàn bộ cục diện”, thì đó là sự lựa chọn đúng. Thường thì người lãnh đạo chỉ cần xác định khoảng ba (tối đa là năm) ”trận chiến” như vậy là đủ.

Tuy thế, một khi đã lựa chọn xong, chắc chắn các nhà quản lý phải chú ý đến một vài vấn đề cần thiết như sự thay đổi các nhân tố cạnh tranh trên thị trường, các chỉ tiêu đã định ra, trong đó bao gồm cả yếu tố tăng trưởng và lợi nhuận, nguồn nhân lực và cả những tham vọng mà chính những nhà quản lý muốn đạt đến. Kinh nghiệm cho thấy các cuộc họp, thảo luận trực tiếp giữa người lãnh đạo và đội ngũ nhân viên là rất cần thiết để mọi việc có thể triển khai tốt. Sau cùng, để cho mỗi cá nhân và tập thể hiểu rằng mỗi nỗ lực, công sức đóng góp của họ được ghi nhận xứng đáng thì nhà quản lý đừng quên thiết lập hệ thống đánh giá thưởng, phạt minh bạch và công bằng.

Triết lý dùng người của Sony

Triết lý trong kinh doanh của Sony, tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới luôn là: “Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu”.

Sony luôn coi trọng khả năng làm việc của các nhân viên. Theo hãng thì một sản phẩm được làm ra sẽ chỉ hoàn hảo nếu do những “người thợ” thật sự lành nghề làm ra bằng cả tài năng và tâm huyết của mình.

Sony luôn muốn các nhân viên của mình có năng lực hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Làm việc tại Sony các nhân viên sẽ được trả lương xứng đáng theo năng lực. Sony sẽ không hề tiếc tiền để giữ chân một nhân viên giỏi.

Một số nhân viên của Sony hẳn chưa thể có ngay những kỹ năng cần thiết và Sony sẵn sàng cho họ tham gia các khóa đào tạo phù hợp với trình độ của từng người. Phần lớn nhân viên đều đánh giá tốt những cơ hội được học hỏi thêm như vậy và chính là động cơ để họ có thể làm việc có hiệu suất cao hơn.

Sau đây là hai hình thức đào tạo phổ biến nhất của Sony:

– Đào tạo trên thực hành công việc: Đây là hình thức đào tạo kỹ năng mới cho nhân viên ngay trong các xưởng sản xuất ôtô của Sony khắp nơi trên thế giới.

– Các khóa đào tạo ngoài: Hình thức đào tạo này tốn kém hơn và chỉ phù hợp với các kỹ năng phức tạp.

Ngoài ra, trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự của Sony thì không thể thiếu yêu cầu đánh giá kết quả công việc. Mục đích của việc đánh giá kết quả công việc là để cải thiện hiệu suất làm việc.

Đánh giá kết quả công việc của nhân viên luôn là một việc không dễ dàng. Tuy nhiên, Sony cho rằng nếu hãng đã có sẵn bản miêu tả chi tiết công việc và thông báo rõ yêu cầu công việc cho nhân viên thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Nếu nhân viên của Sony hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó, Sony sẽ thông báo cho họ biết càng sớm càng tốt bằng cách thể hiện sự đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Nếu nhân viên làm một việc nào đó chưa tốt, Sony cũng giải thích rõ vấn đề cho nhân viên để họ có cơ hội sửa sai.

Sony cũng tìm hiểu xem liệu nhân viên đã hiểu rõ yêu cầu nhiệm vụ cần hoàn thành và kết quả cần có hay chưa. Nếu nhân viên đó đã thực sự hiểu rõ nhiệm vụ của mình thì Sony sẽ tiến hành kiểm tra lại năng lực làm việc của họ.

Sony luôn nghĩ tới kế hoạch đào tạo thêm cho nhân viên. Đồng thời, trong buổi trao đổi này, các nhà quản lý của hãng cũng nêu rõ Sony chờ đợi có được kết quả làm việc như thế nào ở nhân viên và thời hạn cho công việc đó là bao lâu. Nếu kết quả làm việc của nhân viên này sau một thời gian vẫn không tiến triển tốt hơn thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên đó.

“Liệu pháp sốc”

Lãnh đạo cao cấp một ngân hàng lớn của Nga rất tâm đắc với “liệu pháp sốc” khi phỏng vấn các ứng viên vào các chức vụ top manager. Sau nhiều câu hỏi hóc búa xoay quanh nghiệp vụ chuyên môn ông thường đưa ra một số câu hỏi khác hơi “khó chịu” mang tính chất cá nhân riêng tư, ví dụ như: “Anh chị có tình nhân (ngoài vợ, chồng) không?”.

Đối với đa số các ứng viên thì riêng cuộc phỏng vấn đã là một quá trình stress, đó là chưa kể đến các “mánh nhà nghề” của chuyên viên tuyển dụng thường dùng để “quay” ứng viên. Theo ý kiến của nhiều top manager và chuyên viên tuyển dụng thì các bài test mang tính chất gây căng thẳng (stress test) thường được dùng để nhận diện những yếu điểm cũng như những “vết đen” trong bản CV của ứng viên.

Nói chung, liệu pháp gây căng thẳng thường được dùng như một phương pháp hữu hiệu trong các cuộc phỏng vấn các ứng viên cao cấp. Theo ý kiến của một chuyên gia tuyển dụng của Mỹ thì việc “tra tấn” ứng viên bằng một loạt các câu hỏi “khó chịu”, nhiều khi còn mang tính chất khiêu khích hoặc lăng nhục, sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận diện một cách đầy đủ về ứng viên hơn.

Các nhà tuyển dụng người Nga chấp nhận sử dụng phương pháp này, nhưng ở một mức độ nhẹ nhàng hơn: đó là các trò chơi mang tính chất giải quyết tình huống, đó là các câu hỏi khiêu khích hoặc nhiều kiểu câu hỏi mang tính chất kiểm tra độ trung thực của ứng viên.

Ví dụ, ứng viên có thể được mời đến dự phỏng vấn không phải tại văn phòng công sở mà là tại một quán bar. Tại đây nhà tuyển dụng vờ như thân thiện lắm, mời ứng viên uống rượu và tự gọi thực đơn, và họ sẽ không bỏ sót một cử chỉ nào của ứng viên, từ tửu lượng cho tới cách chọn món ăn. Và nếu ứng viên tỏ vẻ là một kẻ “rượu vào lời ra”, chắc chắn anh ta sẽ không bao giờ được mời vào những chức vụ liên quan đến các thông tin bảo mật.

Nói chung, có rất nhiều cách để tạo ra một buổi phỏng vấn “gây sốc”. Bạn có thể dẫn ứng viên đến trước một ngọn đèn điện sáng, mời đến đó ba, bốn top manager khác của công ty để họ lần lượt thay nhau “quay” ứng viên.

Một số các chuyên gia tuyển dụng lại cố tình đến phỏng vấn muộn để kiểm tra phản ứng của ứng viên. Cũng có nhiều chuyên gia tuyển dụng tiếp chuyện ứng viên rất nhẹ nhàng, lịch sự, thậm chí còn mời ứng viên tự nhiên hút thuốc để rồi vài giây sau đó nói rằng tại công ty này không có chỗ dành cho những người hút thuốc.

“Dĩ nhiên, bạn có thể hỏi thẳng ứng viên xem họ hút thuốc hay không, nếu chỉ vậy thôi thì quá là đơn giản. Tôi muốn nhấn mạnh là nhiều khi bạn phải tạo ra tình huống để ứng viên có thể bộc lộ ra tính cách của mình” – Mikhail Bogdanov, chuyên gia tư vấn tuyển dụng của BLM Consort nhận xét.

Khi cần phải tìm một ứng viên bản lĩnh về nghề nghiệp cũng như về tâm lý, các ông chủ doanh nghiệp thường sử dụng cái gọi là “liệu pháp sốc”. Một ứng viên tiến cử vào chức vụ Phó Tổng Giám đốc có khi phải trải qua những tình huống hết sức gay cấn và “khó chịu”.

Anh ta được mời đến phỏng vấn với hai vị lãnh đạo ngân hàng. Trong khi hai bên đang say sưa tìm hiểu về nhau, bỗng thình lình một trong hai vị lãnh đạo kia chớp lấy cái ly đựng trà và thản nhiên vẩy nước vào mặt khách. Đây là một chiêu mà các ông chủ nhà băng muốn kiểm tra mức độ bản lĩnh về tâm lý của ứng viên: những ông chủ nhà băng luôn là những người xung động và vì vậy họ phải tìm được những người có những nét tương đồng giống họ để cộng tác.

Hầu hết các ứng viên không lường trước được các câu hỏi mà chuyên gia phỏng vấn sẽ hỏi họ. Thậm chí trong buổi phỏng vấn các ứng viên cao cấp, các chuyên gia tuyển dụng còn cố tình nói chuyện thật lâu qua điện thoại với một ai đó, hoặc còn quát tháo nhân viên dưới quyền một cách ầm ĩ, om sòm. Và thực ra các “thủ thuật” này cũng chỉ nhằm kiểm tra phản xạ của ứng viên trước các áp lực “khó chịu”.

Kiểu phỏng vấn gây căng thẳng nói trên cũng có thể được áp dụng để tiết kiệm thời gian. Theo Sergei Truskin – Partner của Top Management Personnel thì ông thường tiếp nhận vài ba ứng viên cùng một lúc với sự có mặt của một chuyên viên khác. Và kết quả là trong vòng 20 phút ông có thể nói chuyện được với ba ứng viên thay vì phải mất khoảng 30 – 40 phút cho một ứng viên.

Tuy nhiên, nếu như không nắm vững được cách phỏng vấn theo “liệu pháp sốc”, các nhà tuyển dụng có thể để “sổng” rất nhiều ứng viên tốt. “Khi bạn cần những ứng viên mẫn cán, cẩn thận, chính xác ví dụ như kế toán, thủ quỹ hoặc lập trình viên, kiểu phỏng vấn “gây sốc” có thể sẽ làm bạn mất đi những ứng viên sáng giá” – Truskin nhận xét.

Giám đốc nhân sự của Nikoil Alla Stadnik kể rằng bà không muốn đặt ứng viên vào những tình thế “khó chịu”: các câu hỏi gây stress, các câu hỏi gợi ý về sex, về tình trạng hôn nhân hoặc về lứa tuổi – những thứ mà ở Mỹ người ta rất kiêng kỵ hỏi.

Còn Anna Ivanova – lãnh đạo bộ phận đào tạo của Trung tâm thực hành tâm lý và quản lý “Novoe Dvizenhie” thì cho rằng nhà tuyển dụng có thể biết được rất nhiều điều về ứng viên mà không cần phải đẩy ứng viên vào tình thế stress.

Chỉ cần đưa ra ba câu hỏi đại loại như: “Anh/chị sẽ làm gì nếu có những chỉ trích, than phiền vô cớ từ phía khách hàng?”, “Anh/chị sẽ phản ứng thế nào nếu như cấp trên đánh giá công việc không được khách quan?”, “Giữa anh/chị và đồng nghiệp có thường xảy ra các mâu thuẫn không? Và anh/chị giải quyết các mâu thuẫn này như thế nào?”

Chỉ cần chú ý lắng nghe ứng viên trả lời, để ý xem sự thay đổi về tâm lý trên gương mặt, trong cử chỉ của ứng viên, như thế cũng có thể tạm đủ rồi – Anna Ivanova khẳng định.

Anna Ivanova cho biết: “Tôi chỉ thật sự cảnh giác với ứng viên nào mà họ cho rằng họ không hề có mâu thuẫn nào với khách hàng hay đồng nghiệp. Còn những ứng viên tốt là những người có thể kể lại rạch ròi cho bạn biết nguyên nhân của các mâu thuẫn cũng như cách anh ta vượt qua mọi cản trở để giải quyết mâu thuẫn đó”.

Để giúp thành viên trong nhóm

Vấn đề phổ biến nhất mà các nhà quản lý ở mọi cấp thường gặp phải là các nhân viên, cách này hay cách khác không làm việc hiệu quả như ý của nhà quản lý. Ví dụ điển hình mà chúng tôi muốn nêu ra ở đây là một người rất giỏi về mặt chuyên môn nhưng lại thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất.

Bạn có gặp phải tình huống tương tự như vậy không? Nếu có thì hãy xem những điểm mà chúng tôi đề cập dưới đây. Bạn sẽ nhận ra rằng, dù những quan ngại của bạn chưa được giải quyết ngay, ít nhất thì bạn cũng có được một số bước tiếp cận để giải quyết tình huống.

Câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần tự hỏi mình là: “Mình làm rõ và đã khiến cho người đó hiểu chính xác vấn đề là gì và cần phải làm gì để khắc phục chưa?”. Câu trả lời mà chúng tôi thường nghe là: “Nói chung là chưa”. Và tất nhiên phải được hiểu là “Chưa!”.

Vì thế hãy kiên nhẫn và sắp xếp một cuộc họp với người đó. Hãy đảm bảo rằng vào cuối cuộc họp, họ biết chắc là có tồn tại vấn đề đồng thời hiểu được cần làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Điều này không có nghĩa là bạn mắng nhiếc hay công kích người này. Thường sẽ tốt hơn nếu đưa người đó vào một cuộc nói chuyện như trong một cuộc phỏng vấn. Một câu hỏi mở đơn giản như: “Bạn thấy việc tiếp xúc với những người khác trong công việc của bạn như thế nào?” có thể đem lại câu trả lời cụ thể và xác định họ đã nhận thức được vấn đề tồn tại.

Nếu như người đó vẫn không hiểu được những khuyết điểm của họ, bạn hầu như không còn cách nào khác là phải đưa ra quan điểm rõ ràng đối với người này. Mọi người thường dễ chấp nhận hơn nếu như bạn thấu hiểu những khó khăn của họ. Ví dụ như, nếu bạn nói: “Tôi biết là rất khó để có thể quản lý con người, chắc chắn là tôi cũng mắc rất nhiều lỗi khi tôi mới bắt đầu”. Như thế sẽ dễ dàng hơn nhiều cho người khác khi thừa nhận điểm yếu của họ.

Khi đã kiên nhẫn, bạn cần phải cụ thể về bản chất của vấn đề. Đừng có ẩn ý bằng cách đưa ra những cái chung chung như “Bạn cần phải nâng cao kĩ năng giao tiếp” hay “Hãy cố gắng để trở thành một thành viên tích cực và hoà đồng hơn trong nhóm”. Bằng cách đưa ra những ví dụ cụ thể, hãy mô tả chính xác cách họ cư xử và bạn muốn họ cư xử như thế nào thì tốt hơn. Ví dụ như, có thể là người đó trông rất căng thẳng và không thân thiện khi một đồng nghiệp muốn nói chuyện với họ. Họ cần được cho biết cụ thể về điều này hơn là được nhắc cần phải phát triển kĩ năng giao tiếp.

Các nhà quản lí thường tránh những cuộc trao đổi thẳng thắn như vậy bởi họ ngại phản ứng của người đối thoại. Tuy nhiên trong thực tế, hiếm khi phản ứng này xấu đến mức như chúng ta dự đoán.

Vì thế hãy đưa ra giải pháp thay vì cứ để cho vấn đề tiếp diễn và hãy nhớ luôn tuân thủ một nguyên tắc rất giản đơn – hãy thẳng thắn!

Xác định mục tiêu cho nhân viên

Một trong những điều cơ bản mà một nhà quản trị kinh doanh cần phải ghi nhớ là: luôn đề rõ mục tiêu cho nhân viên của mình. Các nhà quản trị kinh nghiệm đều khẳng định rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi họ biết rõ họ đang làm gì và sẽ phải làm gì. Do vậy, các mục tiêu cần phải được trình bày rõ ràng và bằng văn bản.

Mục tiêu có thể được đưa ra một cách rất đơn giản và cụ thể. Ví dụ, đối với một công nhân may, mục tiêu có thể rõ ràng là: ngày hôm nay phải may xong 100 chiếc quần. Đối với những nhiệm vụ phức tạp, người quản lý nên định thứ tự công việc được ưu tiên hơn là định ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ, đối với nhân viên bán hàng, công việc mà anh ta cần ưu tiên hàng đầu là phải bán được hàng cho một nhân vật đặc biệt quan trọng. Đối với nhân viên kế toán, mục tiêu có thể là giảm thời gian lập hoá đơn, hoặc thu lại những khoản nợ quá hạn.

Một nhà quản lý giỏi sẽ luôn bàn bạc cởi mở với nhân viên về các mục tiêu. Đồng thời, nhà quản lý đó cũng cần huy động được nỗ lực của tập thể để cùng thực hiện những mục tiêu này. Thực tế đã chứng minh rằng, khi được cùng tham gia hoạch định mục tiêu và sắp xếp tiến độ thực hiện những mục tiêu đó, các nhân viên sẽ cảm thấy phải chia sẻ trách nhiệm và do đó, họ sẽ tự giác hơn trong công việc của mình. Ở một số công ty, công việc này còn được thực hiện rất sáng tạo. Ví dụ, trong năm tài chính 2002, công ty ô tô A sẽ đưa ra một thương hiệu ô tô mới. Mục tiêu là cần xây dựng thương hiệu này. Phòng đối ngoại là bộ phận đầu tiên được giao lập kế hoạch và xác định mục tiêu kinh doanh. Các nhân viên trong phòng sẽ cùng tham gia ý kiến và tự xác định mục tiêu cho mình. Kết quả của việc thảo luận này sẽ được đưa tới từng bộ phận như marketing, bán hàng, tài chính trong công ty. Tại mỗi bộ phận, các nhân viên sẽ làm theo cách này, nghĩa là cùng bàn bạc, xác định mục tiêu công việc. Sau đó, ban lãnh đạo công ty sẽ xem xét toàn bộ mục tiêu cũng như tiến độ của từng bộ phận. Cuộc họp cuối cùng sẽ gồm ban lãnh đạo công ty và lãnh đạo các bộ phận. Văn bản về mục tiêu của các nhân viên trong công ty sẽ được gửi đến cho từng nhân viên. Do vậy, mỗi nhân viên sẽ nhìn rõ hơn trách nhiệm của họ và đặt công việc này trong tổng thể hoạt động của công ty. Không phải ngẫu nhiên mà kinh doanh thường được gắn với sự thay đổi và đòi hỏi tính năng động, mềm dẻo. Chính vì vậy, trong quá trình theo dõi việc thực hiện công việc, nhà quản lý phải luôn luôn sẵn sàng để thay đổi mục tiêu khi có lý do hoặc điều kiện.

Phương pháp khuyến khích nhân viên phát triển

Sự phát triển của nhân viên đem lại lợi ích hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Những nhân viên có năng lực, thông thạo công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, giải quyết các vấn đề và thích nghi với điều kiện thị trường luôn biến động. Ví dụ như công ty bạn tài trợ tiền cho nhân viên đi đào tạo chuyên môn sau đó bạn sẽ có 1 đội ngũ chuyên viên về khoa học kỹ thuật công nghệ và thị trường giúp bạn tiết kiệm chi phí về lâu dài.

Hơn nữa hầu hết các nhân viên đều thấy rằng việc học các kỹ năng mới và đảm nhận những công việc mang tính thử thách cao hơn là một điều rất thú vị. Những nhân viên hài lòng với công việc hoạt động tích cực, làm việc chăm chỉ và cộng tác với công ty lâu hơn là những nhân viên không có cơ hội phát triển. Có rất nhiều cách tạo ra một môi trường khuyến khích phát triển công ty. Đó là:

Cung cấp thêm nhiều khoá đào tạo cho nhân viên

Có 2 loại hình đào tạo khác nhau: đào tạo từ đầu và tiếp tục đào tạo. Khi một nhân viên gia nhập trong công ty hay đảm nhận chức vụ mới hãy tạo cơ hội cho họ theo học khoá đào tạo để họ có thêm kiến thức kĩ năng làm việc tốt hơn, điều này sẽ giúp họ cảm thấy họ được trọng dụng, có cơ hội thử thách năng lực và được thưởng công xứng đáng. Các khoá tiếp tục đào tạo có vẻ khá hình thức nhưng thực ra các khoá học đó đơn giản chỉ là khuyến khích nhân viên gặp gỡ nhau thường xuyên để cùng thảo luận và đóng góp các ý tưởng mới.

Chỉ định những nhân viên dày dặn kinh nghiệm đào tạo các nhân viên khác

Những nhân viên này sẽ giúp các nhân viên còn non nớt về kinh nghiệm có cơ hội học tập từ những người từng trải. Nhân viên sẽ yên tâm đối mặt với những thử thách mới bởi họ biết họ có thể xin lời khuyên từ những người đi trước. Những nhân viên kỳ cựu khuyến khích lớp đàn em phấn đấu giành được mục tiêu lớn hơn đồng thời giúp họ thực hiện ước mơ cũng như tham vọng và dạy họ phương pháp mới giải quyết các vấn đề sao cho hiệu quả.

Sẵn sàng hoàn trả tiền học phí

Đáp ứng nguyện vọng đào tạo của nhân viên sẽ làm tăng cơ sở hệ thống kiến thức của công ty và về lâu dài giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, giảm nhu cầu về nguồn chuyên viên bên ngoài và giúp công ty phát triển theo kịp xu hướng kinh tế và thị trường.

Chú trọng và khuyến khích phát triển

Đánh giá thành tích và thường xuyên kiểm tra kế hoạch đặt ra là phương pháp tốt đề ra mục tiêu và thảo luận về những dự kiến. Hãy thảo luận về những gì nhân viên của bạn được học, về trách nhiệm mới họ đảm nhận cũng như những cơ hội họ mong chờ trong tương lai.

Đánh giá cao khả năng và thưởng công xứng đáng cho sự tiến bộ của nhân viên

Nên đề xuất và khuyến khích việc công nhận thành tích của nhân viên trên phạm vi toàn công ty, ví dụ như tổ chức chương trình “Nhân viên tiêu biểu của tháng” như một phần thưởng có tính chất đổi mới.

Thăng chức

Khi công ty còn vị trí trống hãy cân nhắc thăng chức cho nhân viên, chỉ cho họ thấy những cơ hội mới để phát triển và giúp họ chuyển sang vai trò mới.

Sếp nữ và nhân viên nam

Thông thường, những người khác giới gặp rất nhiều khó khăn khi muốn nói chuyện, trao đổi một cách thành công và hiệu quả. Nhưng đừng vội thất vọng, chỉ cần học một chút và nắm được một vài công cụ giao tiếp đơn giản trong tay là bạn đã có thể sẵn sàng leo lên nấc thang cao nhất trong công ty.

Những quy tắc chung

Vân tay của mỗi người một khác nhau và bản thân con người ta cũng vậy, do đó thật khó lòng khái quát hóa được về con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần một vài sự khái quát cần thiết và phù hợp. Sau đây là cái nhìn tổng quan về đặc điểm giao tiếp của nam giới và nữ giới:

– Nam nói chuyện nhằm mục đích truyền đạt thông tin hay thông báo; nữ nói chuyện để thu thập thông tin hoặc để có mối quan hệ tốt.

– Nam nói về sự việc (công việc, thể thao, đồ ăn,…); nữ nói về con người.

– Nam tập trung vào thực tế, lý trí và logic; nữ tập trung vào cảm xúc, ý nghĩa.

– Nam có khuynh hướng cạnh tranh và thành đạt; nữ hướng về sự hòa thuận và các mối quan hệ.

– Nam “biết” bằng cách phân tích, suy luận; nữ biết qua trực giác.

– Nam tập trung vào vấn đề, cụ thể, logic; nữ nhìn nhận toàn diện, có tổ chức và từ nhiều khía cạnh khác nhau.

– Nam thích thú với mệnh lệnh, quy tắc và cấu trúc; nữ thích sự linh hoạt.

– Nam muốn suy nghĩ; nữ muốn cảm nhận.

Mặc dù có thể những khái quát trên không đúng với cá nhân bạn nhưng việc nhận thức sự khác nhau trong giao tiếp giữa nam giới và nữ giới có tầm quan trọng lớn. Đương nhiên, những khác biệt ấy diễn ra ở mọi nơi, nhưng chúng thường được nhắc đến nhiều hơn tại công sở. Đây là nơi phụ nữ bị đòi hỏi phải điều chỉnh mình cho phù hợp với môi trường mà nam giới là người thống trị và cũng là nơi mà những đặc điểm giao tiếp kể trên của phụ nữ ít được chấp nhận.

Giao tiếp với đồng nghiệp nam

Không ai muốn xích mích tại nơi làm việc, vậy bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây khi giao tiếp với đồng nghiệp nam:

1. Đừng chuyện trò khi bạn đang trong tâm trạng không tốt. Không thể có một cuộc nói chuyện hiệu quả khi tim bạn thì đập mạnh, tay đẫm mồ hôi, cảm giác xúc động và tai run lên. Để bình tĩnh lại trước khi tiếp xúc với đồng nghiệp, hãy hít thở thật sâu, chậm rãi đếm đến 10, nhắm mắt lại và tưởng tượng ra một khung cảnh êm đềm. Bạn nên đợi một tiếng, một buổi chiều hay một ngày để chắc chắn rằng cuộc nói chuyện với đồng nghiệp nam của mình hoàn toàn bình tĩnh, rõ ràng và thích hợp.

2. Đi thẳng vào vấn đề. Quá nhiều chi tiết rườm rà sẽ khiến người đồng nghiệp không muốn làm việc trong nhóm của bạn và họ sẽ không để tâm đến những gì bạn nói trong suốt cuộc nói chuyện.

3. Nói về sự việc chứ không phải cảm nghĩ. Nên nhớ rằng nam giới tập trung vào sự kiện và khi nói chuyện, họ không quan tâm đến cảm nghĩ, đặc biệt là tại công sở. Hãy để dành câu nói “Tôi nghĩ…” để tâm sự với những người bạn gái.

4. Thận trọng với những chuyện tầm phào. Nam giới không mấy thích thú với các câu chuyện “buôn dưa lê”, thậm chí với nhiều người bất kể là nam hay nữ, những chuyện ngồi lê đôi mách có thể nguy hiểm và không thích hợp tại nơi làm việc. Việc cố gắng lôi kéo đồng nghiệp nam vào câu chuyện đồn thổi nóng hổi nhất trong công ty nhằm “thắt chặt quan hệ” có thể sẽ hoàn toàn phản tác dụng.

5. Công cụ hay cách biểu cảm. Đồng nghiệp nam thường giao tiếp để tìm ra giải pháp hoặc giải quyết vấn đề chứ không phải để bày tỏ cảm nghĩ. Hãy ghi nhớ điều này nếu thấy mắt họ trở nên đờ đẫn khi bạn bày tỏ cảm nghĩ của mình về một chuyện gì đó! Thu hút và giữ cho họ chú ý bằng cách tập trung nói về hành động và cách giải quyết vấn đề.

6. Nghe bằng trí óc chứ không phải bằng cảm xúc. Dù đồng nghiệp đang nói chuyện gì thì điều quan trọng là tại công ty cần gạt những phản ứng mang tính cảm xúc sang một bên và trả lời họ một cách có mục tiêu, có lý lẽ chứ không nên dùng cảm xúc hay phản ứng lại. (Đọc lại và áp dụng quy tắc 1 tại đây).

7. Đừng tham dự vào đua tranh quyền lực. Hãy nhớ tới câu “Thăng tiến chứ không phải là chiến thắng” khi đối mặt với đua tranh quyền lực. Mục tiêu của bạn không phải chiến thắng mà là bàn bạc để đi đến một giải pháp có lợi cho công ty/phòng/đội (nhóm). Bạn có thể khiến đồng nghiệp bớt đua tranh bằng cách luôn tập trung vào giải quyết vấn đề.

Giao tiếp với nam nhân viên dưới quyền:

1. Nói về tương lai. Có nghĩa là tập trung vào những hành động và giải pháp cho tương lai chứ không nhắc lại lỗi lầm trong quá khứ.

2. Hướng dẫn so với gợi ý. Một điều quan trọng là phụ nữ ở cương vị giám đốc hay người giám sát cần phải rõ ràng khi đưa ra chỉ thị. Tránh dùng ngôn ngữ nhập nhằng khiến nhân viên hiểu nhầm rằng đó là một “gợi ý”.

3. Nói ngắn gọn. Đừng dành chỗ cho sự lúng túng và hiểu lầm. Nói thật cụ thể về việc làm như thế nào, làm cái gì, ở đâu và khi nào.

4. Hướng về hành động. Tập trung vào hành động chứ không phải cảm nhận, con người hay những chi tiết thừa thãi.

5. Khuyến khích đặt câu hỏi. Nam giới ít khi đặt câu hỏi, do vậy việc của bạn là khuyến khích nam nhân viên của mình hỏi những điều cần thiết. Một lời gợi ý đơn giản “Anh có thắc mắc gì về vấn đề này không?” sẽ rất có tác dụng.

6. Hợp tác hay cạnh tranh. Do bản tính cạnh tranh, với vai trò là người quản lý, bạn cần nhận ra, biết và khen ngợi khi công việc được hoàn thành tốt. Chúng tôi cho rằng người quản lý thành công là người luôn khuyến khích hợp tác; tuy nhiên, do đặc điểm của nam giới là chú trọng thành tích nên quan tâm đến thành công là điều mấu chốt.

7. Hiểu được sự chống đối. Khi đối mặt với sự chống đối từ nhân viên nam, cần tìm hiểu xem điều đó bắt nguồn từ đâu. Có thể đó là do anh ta cảm thấy bị đe dọa, nhưng cũng có thể anh ta cần tìm hiểu thực tế và kiểm tra thông tin. Tốt hơn hết là đừng buộc anh ta phải đồng ý ngay tức khắc, hãy khuyến khích anh ta tự tìm hiểu. Như vậy bạn có thể được anh ta ủng hộ mà không bị chống đối về sau. (Tuy nhiên nên nhớ rằng dù chống đối là hành động rất bình thường và tự nhiên, nhưng bạn là người quản lý nên bạn cần đưa ra chỉ thị vào cuối ngày!).

Như vậy, liệu điều này có đồng nghĩa với việc nỗ lực thay đổi để được lắng nghe và thấu hiểu tại nơi công sở hoàn toàn thuộc về phụ nữ? Nếu nam giới và phụ nữ làm việc chung trong một văn phòng và cùng đóng góp như nhau thì tại sao người cần học hỏi những công cụ giao tiếp mới lại là phụ nữ? Đó là do hai lý do sau đây. Thứ nhất, nó phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực làm việc hay loại công việc của bạn. Bất kỳ ai làm việc ở bộ phận thương mại trong thị trường phố Wall ở New York cũng phải cố gắng hết sức cho phù hợp với công việc ở đây. Bạn sẽ không được thăng tiến nếu khách hàng nói về “cảm giác” của họ và giải thích rằng bạn mua 10.000 cổ phiếu cho khách hàng chỉ dựa vào trực giác mà không hề xem xét các dữ liệu.

Tuy nhiên, dường như tại các tổ chức phi lợi nhuận hay khi làm những công việc như thiết kế nhà, nam giới sẽ linh hoạt hơn trong giao tiếp. Lý do thứ hai, bởi khuynh hướng tự nhiên của phụ nữ là cảm thông và hợp tác nên họ dễ dàng chấp nhận các kiểu giao tiếp khác và học cách xây dựng cầu nối. Nếu môi trường làm việc cho phép bạn nói chuyện mà không cần phân biệt nam hay nữ thì những công cụ mới này sẽ giúp cho cả hai giới có kỹ năng nói chuyện và tăng tính linh hoạt trong giao tiếp. Và cuối cùng, dù muốn hay không thì phụ nữ chúng ta cũng vẫn có nhiều điều phải học, đơn giản vì một vài đặc điểm giao tiếp của nữ giới không phù hợp và không hiệu quả trong công việc!

Làm thế nào để có một lực lượng lao động hoạt động hiệu quả?

Tuy nhiên các công ty thường làm theo cách thứ 2 hơn và điều này đưa đến việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng, thiết lập các phương pháp cụ thể và khiến cá nhân mọi người chịu trách nhiệm cho kết quả đạt được. Động cơ thúc đẩy logic, có chừng mực là điều tốt nhưng nó không có sự cân xứng và gắn bó về mặt tình cảm.

Không thể phủ nhận rằng việc giải phóng đầy đủ tiềm năng trong con người là một nhiệm vụ đòi hỏi cao, chỉ có vài công ty thành công trong việc thực hiện. Sau đây là một số phương pháp có thể giúp bạn thực hiện được điều này. Chúng được gọi là “các phương pháp cân bằng” để phản ánh tầm quan trọng then chốt của việc nâng đỡ một động lực cân bằng giữa hoạt động của nhân viên/công ty với sự đáp ứng của nhân viên. Sự cân bằng này có nghĩa là công ty đeo đuổi những cải thiện đồng thời theo tất cả các chiều chứ không phải thoả hiệp điều này chống lại điều kia.

Mỗi hướng đi thiết lập một phương pháp tiếp cận rõ ràng khác biệt để thúc đẩy lực lượng lao động hoạt động tốt hơn. Dĩ nhiên có sự chồng chéo và tương tự giữa chúng nhưng trọng tâm chủ yếu giá trị nhiệm vụ của từng hướng đi là hoàn toàn khác biệt. Một điều hiển nhiên rõ ràng đó là sự khác nhau đáng kể giữa lực lượng lao động hoạt động hiệu quả hơn và một lực lượng lao động bình thường đó là mức độ năng lượng gắn bó tình cảm mà các nhân viên đó thể hiện. Mọi người di chuyển nhanh hơn, ảnh hưởng lẫn nhau với những sự hào hứng rõ rệt, với những cảm xúc rõ ràng hơn, lắng nghe chăm chú hơn… họ ít để ý hơn tới thời gian, thường đến sớm và về muộn. Khi không làm việc họ nghĩ về việc làm cách nào để cải thiện công việc. Ngoài ra nguồn năng lượng này có vẻ như vẫn tiếp tục tồn tại trong ngày, ngày này qua ngày khác trong các phần khác nhau của công ty. Nhiều người cho rằng đó là sự nực cười, người khác lại cho rằng đó là sự thách thức và thúc đẩy, đối với các nhà quan sát bên ngoài thì đó là sự kiệt sức.

Vậy điều gì tạo ra nguồn năng lượng này? Hiển nhiên là nó phải cơ bản xuất hiện ở chính trong con người khi có điều gì xảy ra và gắn liền với cảm xúc của họ. Năng lượng tình cảm có thể tạo ra bằng động lực học của thương trường tức là sự tăng trưởng, các khách hàng hay các đối thủ cạnh tranh. Nó cũng có thể đến từ một sự việc cũ, các thành quả đáng chú ý, các anh hùng… Dù nguồn tạo ra năng lượng đó là gì thì hệ thống lãnh đạo phải có những nỗ lực thích hợp để thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Không may là việc thừa năng lượng hơn mong đợi có thể giống như là trận mưa xối xả khiến các dòng sông tràn nước và chảy một cách dữ dội. Trừ khi nguồn năng lượng được sử dụng hợp lí nếu không nó sẽ tạo ra sự hỗn loạn, gây ra rất nhiều tổn thất và làm chệch hướng công ty ra khỏi chủ định và mục tiêu của mình. Các công ty duy trì được một lực lượng lao động hiệu quả hơn bằng cách tạo ra nguồn năng lượng vượt quá mong đợi không thể có đủ điều kiện để sự liên kết của năng lượng đó trở thành cơ hội. Bằng cách liên kết chúng ta muốn nói đến các quyết định cá nhân và các hành động củng cố để làm tăng hiệu quả của công ty. Các cơ chế này có thể được phân loại trong phạm vi vài phương pháp liên kết. Hơn nữa việc quyết định chọn lựa là một yêu cầu bắt buộc, một công ty khôn ngoan sẽ chỉ chọn một vài phương pháp mà nó mong đợi được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều công ty đang cố gắng chú ý đến rất nhiều phương pháp liên kết. Điều này đòi hỏi sự cố gắng đáng kể từ phía công ty lẫn các nhân viên.

Tất nhiên việc lôi kéo cảm xúc của nhân viên có thể khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy, có rất nhiều nhân tố mà không phải nhân tố nào cũng là tích cực có thể khuấy động cảm xúc của lực lượng lao động. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ rõ 3 nguyên tắc để giúp các công ty học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Đó là:

1. Những con đường cố kết nào dẫn đến sự gắn bó về mặt cảm xúc, một lực lượng lao động hiệu quả? Chúng có những điều gì giống và khác nhau? Những ưu điểm nào mà phương pháp này có so với những phương pháp khác?

2.Tại sao hơn 20 công ty hàng đầu cẩn thận chọn lựa và nghiên cứu kĩ càng, làm theo các phương pháp khác nhau? Họ tạo ra và chuyển nguồn năng lượng tình cảm mà sự lựa chọn của họ yêu cầu như thế nào?

3. Một công ty sử dụng cơ cấu tổ chức này như thế nào để chọn lựa con đường đúng đắn để theo đuổi, nguồn năng lượng để sử dụng, phương pháp tiếp cận, cơ chế để sử dụng năng lượng đó ở mức độ hiệu quả hơn?

Đánh giá kỹ năng làm việc của nhân viên

Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu. Một số nhân viên hẳn chưa thể có ngay những kỹ năng đó nên cần cho họ tham gia các khóa đào tạo phù hợp với trình độ của từng người. Phần lớn nhân viên đều đánh giá tốt những cơ hội được học hỏi thêm như vậy và chính là động cơ để họ có thể làm việc có hiệu suất cao hơn.

Sau đây là hai hình thức đào tạo phổ biến nhất:

Đào tạo trên thực hành công việc – đây là hình thức đào tạo kỹ năng mới cho nhân viên ngay trong doanh nghiệp.

Các khóa đào tạo ngoài – hình thức đào tạo này tốn kém hơn và chỉ phù hợp với các kỹ năng phức tạp. Ngoài ra, trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự của một doanh nghiệp thì không thể thiếu yêu cầu đánh giá kết quả công việc. Mục đích của việc đánh giá kết quả công việc là để cải thiện hiệu suất làm việc. Đánh giá kết quả công việc của nhân viên luôn là một việc không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn đã có sẵn bản tả công việc chi tiết và thông báo rõ yêu cầu công việc cho nhân viên thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Nếu nhân viên của bạn hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó, bạn phải thông báo cho họ biết càng sớm càng tốt bằng cách thể hiện sự đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Nếu họ làm một việc nào đó chưa tốt, bạn cũng phải giải thích rõ vấn đề cho họ để họ có cơ hội sửa sai.

Giải quyết, đối phó với những kết quả công việc chưa thỏa đáng. Trong doanh nghiệp, không phải nhân viên nào cũng làm tốt công việc được giao. Nếu một nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thì bạn cần trao đổi lại về vấn đề đó với anh/chị ta và thông báo những gì bạn còn chưa đồng ý trong công việc. Bạn hãy xem xét lại kỳ vọng của riêng bạn và cả của người nhân viên đó. Bạn hãy tìm hiểu xem liệu anh/chị ta đã hiểu rõ yêu cầu nhiệm vụ cần hoàn thành và kết quả cần có hay chưa. Nếu người nhân viên đó đã thực sự hiểu rõ nhiệm vụ của mình thì bạn nên kiểm tra lại năng lực làm việc của họ. Bạn cần nghĩ tới kế hoạch đào tạo thêm cho nhân viên. Đồng thời, trong buổi trao đổi này, bạn cũng nên nêu rõ bạn chờ đợi có được kết quả làm việc như thế nào ở họ và thời hạn cho công việc đó là bao lâu. Nếu kết quả làm việc của nhân viên này sau một thời gian vẫn không tiến triển tốt hơn thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người đó.

Giúp nhân viên chiến thắng stress

Cách phản ứng trước stress mỗi người mỗi khác. Chỉ khi nào hiểu rõ được thuộc tính đặc trưng của phản ứng cá nhân đó, bạn mới có thể chiến thắng stress của chính bạn hay của người khác.

Các công ty có thể giống nhau về lĩnh vực hoạt động nhưng lại có thái độ với stress rất khác nhau: một số chỉ ngồi nhìn nhân viên tự nỗ lực đối phó; một số khác quan tâm giúp đỡ nhân viên giải quyết.

Công ty giúp nhân viên giải quyết stress như thế nào?

Hiểu rõ công việc

Ghi chép lại những hành vi và thái độ công tác của nhân viên; đánh giá các biện pháp có liên quan đến stress của công ty. Nếu chính bản thân công việc đã tạo stress thì việc thay đổi nội quy công tác không hiệu quả bằng việc điều chỉnh stress phát triển theo hướng tích cực. Đã dấn thân vào một công việc thì không thể tránh được stress phát sinh từ công việc đó, như làm việc ở công ty khai thác dầu mỏ, nhân viên phải sống xa nhà; làm việc ở công ty tư vấn, nhân viên phải làm thêm giờ. Do đó, việc xác định mức độ chịu đựng stress tối đa là một năng lực rất quan trọng. Che giấu stress chỉ gây ra một hiệu ứng phản tác dụng kéo dài, và cũng khiến cho việc chiến thắng stress thêm khó khăn.

Thừa nhận stress

Rất nhiều người có chức vụ trong công ty phải đảm đương một khối lượng công việc quá lớn. Họ thường khoe trọng trách, mượn nó để che giấu stress cùng nỗi sợ hãi thất bại.

Ví dụ dưới đây phản ánh vấn đề phổ biến này:

Một vị uỷ viên hội đồng quản trị một công ty thương mại lớn khoe rằng bản thân mình dùng phần lớn thì giờ để di chuyển lo việc mua bán chứ không ngồi làm tại bàn giấy.

Khi lãnh nhiệm vụ cho ra đời một dịch vụ mới, ông ta đêm ngày ra sức, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận công tác khác, bay đi bay lại thu lượm tin tức, thiết lập các mối quan hệ để bảo đảm cho sự thành công. Như vậy giờ nghỉ ngơi của ông bị rút lại rất ngắn, sinh hoạt gia đình bị tổn hại, bản thân mệt mỏi kéo dài, chán ăn, mất ngủ… Ông biết rõ trong công ty ít ai không biết công việc ông làm, nên kiên trì bám việc. Và rồi ông bị đau bụng dữ dội, xét nghiệm mới biết bị loét dạ dày.

Công ty thừa nhận bệnh của ông là do stress, do gánh vác công việc quá nặng gây nên. Theo lời khuyên của bác sĩ, ông phải nghỉ ngơi một thời gian dài. Thế là sau đó công ty buộc phải mời chuyên gia tư vấn về stress giúp để tránh trường hợp trên xảy ra lần nữa.

Sửa đổi thái độ

Nếu công ty của bạn chẳng chú ý đến những nhân viên stress “thấy hoài quen mắt” thì phải tận lực thuyết phục những người lãnh đạo công ty nhận thức được những vấn đề tương quan đến stress nhằm thay đổi thái độ chỉ chạy theo lợi nhuận. Chẳng hạn, bạn chỉ ra stress đã gây nên tình trạng nhân viên bỏ việc khiến công ty thiệt hại ra sao, đồng thời giải thích thêm nếu công ty khéo xử lý vấn đề stress sẽ tránh được tổn thất lớn lao. Rất nhiều công ty Mỹ tuyên bố, nhờ tổ chức tư vấn stress cho nhân viên, nên tỷ lệ bỏ việc đã giảm 60%, hơn nữa khi nhân viên vui vẻ làm việc năng suất lao động chắc chắn sẽ tăng cao.

Một công ty quan tâm giảm thiểu stress cho nhân viên

Dự toán ngân sách dành một khoản kinh phí cho việc huấn luyện và phát triển nhân viên.

Xem trọng năng suất lao động, khen thưởng các nhân viên mẫu mực bằng tiền bạc hoặc những hình thức khác, thậm chí cả thăng chức.

Quá trình tuyển chọn càng cứu xét cẩn thận, hoặc đối chiếu tham khảo càng tỉ mỉ, càng chứng tỏ sự quan tâm của công ty đối với nhân viên.

Lập quỹ trợ cấp cho nhân viên, thường xuyên quan tâm đến công tác phúc lợi, bao gồm cả việc cải thiện điều kiện làm việc.

10 mẹo khi làm việc dưới áp lực

Thế giới việc làm ngày nay phát triển nhanh, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bằng ngân sách eo hẹp và trình độ nhân viên kém. Người sử dụng lao động trên toàn thế giới đang sắp xếp lại khối lượng công việc và giờ giấc làm việc. 10 mẹo giúp bạn trở thành một người làm việc tuyệt vời dưới nhiều áp lực.

1. Chạy theo công việc

Khả năng thích nghi là một kỹ năng vô giá. Nếu ưu thế thay đổi, sếp bạn yêu cầu bạn di chuyển khỏi dự án đến một dự án khác, hãy nắm lấy thời cơ thử thách mới và chứng minh khả năng của bạn. Nên nhớ: khi bạn luôn linh động, bạn sẽ không bao giờ bị chệch hướng.

2. Tìm sự rõ ràng

Đừng lo bị hỏi quá nhiều câu hỏi. Nếu được phân công một công việc nóng hổi, đó là thời cơ của bạn, nhưng nên nói với sếp về thời hạn và những kế hoạch của bạn trước khi bắt đầu công việc, cả về những mong đợi cá nhân và toàn bộ mục tiêu.

3. Quyền ưu tiên, sau đó là vạch kế hoạch

Hãy dành ít thời gian để phát triển một kế hoạch thay vì lao đầu một cách hấp tấp vào bất kỳ dự án nào. Bằng việc suy nghĩ chiến thuật và xây dựng một bản đồ con đường có điểm kết, bạn có thể phát hiện chướng ngại vật trước khi chúng đến dưới chân bạn. Có một kế hoạch sẽ giúp bạn giữ cho đầu óc nhạy bén trong suốt quá trình thực hiện.

4. Đừng trì hoãn

Đừng lo lắng về một dự án khác khi đang làm việc. Thà cởi bỏ thời hạn cấp bách nhất, còn hơn nhảy cóc, nếu muốn giải quyết tốt tất cả mọi việc.

5. Nghỉ ngơi

Hãy dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, làm dịu đi sự căng thẳng. Sắp xếp lại những ý nghĩ bằng cách đi bộ, vươn vai hay tán gẫu để giải nhiệt. Nếu bạn không thể rời bàn làm việc của mình, hãy nhắm mắt lại, thở sâu và cố xóa sạch khỏi đầu trong vài phút.

6. Giữ mát

Thậm chí người nhã nhặn và lịch sự nhất vẫn có thể trở nên bối rối và thất thường khi bị stress. Đừng làm cho không khí căng thẳng. Mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng, hãy phê bình một chút khi vui vẻ. Suy nghĩ trước khi nói và đừng để thái độ vô lễ của người khác ảnh hưởng đến bạn.

7. Yêu cầu sự giúp đỡ

Ngay với năng lực và một cố gắng phi thường, một số công việc đơn giản không thể được hoàn thành bởi một người. Nếu bạn đang làm một điều gì, hãy dự đoán trước vấn đề, yêu cầu sự giúp đỡ. Những nhiệm vụ có thể được ủy quyền hoặc yêu cầu sự hỗ trợ từ người quản lý của bạn. Sếp sẽ sẵn lòng giúp bạn không bị chệch hướng, chứ không thì đến cuối cùng lại thấy bạn làm sai.

8. Hãy tập trung

Khi hoạt động quá sức, thật dễ mất những mục tiêu, những cái nhìn toàn cảnh lớn sẽ làm bạn gặp khó khăn khi hoàn thành công việc. Hãy giữ cho mắt bạn minh mẫn đến cuối đường hầm.

9. Bật thời gian chết thành thời gian chuẩn bị

Sau một kỳ làm việc cường độ cao đã qua, giảm sức ép bằng việc lưu ý đến bài bạn vừa học. Những điều gì, nếu có, gây cho bạn chệch khỏi thời khóa biểu? Nếu bạn phụ trách một đội làm dự án, bạn có thể liên lạc những mục tiêu hiệu quả hơn bằng cách nào? Suy nghĩ để rút kinh nghiệm cho dự án sau.

10. Khuyến khích sự giúp đỡ nhau trong doanh nghiệp

Luôn là thông minh khi xây dựng quan hệ tốt với đồng nghiệp. Nếu đồng nghiệp gặp khó khăn, hãy đưa tay ra giúp đỡ. Bạn sẽ là một đồng minh với họ vì cũng có lúc bạn cần sự giúp đỡ sau này.

Để thực hiện tốt công việc, bạn cần tập trung, tổ chức và quyết tâm cao. Để những thử thách trước mắt như là những cơ hội phát triển.

Đi tìm nhân sự marketing

Một trong những nhân sự then chốt của một doanh nghiệp là người quản lý và phát triển nhãn hiệu (brand/product manager), là hạt nhân của phòng marketing.

Xuất phát từ công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách: nghiên cứu người tiêu dùng, phát triển ý tưởng sản phẩm, xây dựng định vị, phát triển ý tưởng quảng cáo và truyền thông, tổ chức khuyến mãi và kích hoạt cho nhãn hiệu, xác định mức giá và quản trị tài chính nhãn hiệu…, người quản lý nhãn hiệu phải chăm lo và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho đứa con tinh thần của mình.

Họ là người phải tính toán và phân tích dữ liệu về người tiêu dùng như các nhà toán học, nhưng lại là người phải đánh giá về hình ảnh và âm nhạc cho các đoạn quảng cáo chẳng khác gì các nhà phê bình nghệ thuật! Chính vì yêu cầu kỹ năng phức tạp như vậy, nhân lực quản lý nhãn hiệu giỏi quả là “như lá mùa thu”!

Người ta thường tìm kiếm các nhà quản lý nhãn hiệu được đào tạo chuyên nghiệp trong các công ty nổi tiếng. Điều đó chỉ đúng trong quá khứ và chỉ diễn ra tại một số công ty lớn, khi họ đổ bộ vào đem theo kỹ năng và kinh nghiệm truyền đạt lại cho đội ngũ địa phương nhằm phát triển các chiến lược marketing dành riêng cho thị trường Việt Nam. Chính điều này giúp hình thành một nhóm nhỏ nhân sự marketing giỏi nghiệp vụ toàn diện và được đào tạo bài bản.

Nhưng tình hình hiện nay đã khác đi khi các công ty lớn chuyển sang sử dụng chiến lược toàn cầu hóa và các nhân sự marketing trong nước chỉ làm mỗi việc áp dụng (adaptation) các chiến lược này vào thị trường Việt Nam. Như vậy, các công ty nước ngoài từ nay sẽ chỉ chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi (execution) cho nhân viên của họ mà thôi.

Do vậy, nếu doanh nghiệp bạn đang nhắm đến những người quản lý nhãn hiệu làm cho các công ty lớn thì nên cẩn trọng, vì chính tính chuyên môn hóa của họ sẽ khó đáp ứng được nhu cầu đa dạng của công ty bạn.

Với các doanh nghiệp, thông thường công việc quản lý và phát triển nhãn hiệu do các giám đốc hay các ông chủ trực tiếp đảm nhận. Một số chủ doanh nghiệp bằng tài năng cá nhân đã đem lại những thành công vang dội cho thương hiệu nhưng họ lại không “giải mã” và “truyền” lại được cho đội ngũ của mình.

Nói cách khác, họ không có một phương pháp và tiến trình marketing chuyên nghiệp để bảo đảm tính bền vững, nhất quán cho thương hiệu và để dựa vào đó giúp đào luyện, phát triển nhân viên marketing.

Vậy thì lối ra nào cho giải pháp nhân sự marketing?

Vội vã tìm kiếm những người giỏi từ các công ty khác để lắp vào bộ máy chưa đồng bộ thường không đem lại kết quả, vì mỗi doanh nghiệp đều có những nét đặc thù riêng. Kinh nghiệm thành công từ một số công ty trong nước cho thấy một cách làm hiệu quả: sử dụng một nhóm tư vấn rất am tường và có kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng thương hiệu.

Nhóm tư vấn này cùng ban lãnh đạo đề ra chiến lược marketing dài hạn, thực hiện việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực marketing cho doanh nghiệp. Thời gian đầu họ sẽ trực tiếp giúp doanh nghiệp thực thi các nhiệm vụ marketing trước mắt, sau đó sẽ hướng dẫn cho các nhân viên mới được tuyển dụng và sau cùng sẽ là chìa khóa trao tay.

Cách làm này đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì, nhưng kết quả là doanh nghiệp sẽ được thừa hưởng một đội ngũ và một hệ thống quản trị marketing thích hợp cho riêng mình.

Về lâu dài có thể khẳng định một điều: các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhân tài marketing đam mê nghề. Trong môi trường năng động, khả năng sáng tạo của họ sẽ được phát triển. Chính vì vậy, như đã phân tích, sự linh hoạt trong marketing đang và sẽ là ưu thế lớn của các công ty địa phương.

Chính sách nhân sự quyết định sự cống hiến

Nhiều doanh nhân thường không nhận ra rằng chính họ và những chính sách do họ đưa ra là tác nhân chính ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên.

Tinh thần làm việc của nhân viên có ba cấp độ cơ bản. Cấp độ một là thái độ bất mãn với công việc, không có động lực làm việc. Nói một cách bình dân là “xìu”. Cấp độ hai là không bất mãn, cũng không hưng phấn. Tức là không “sung” cũng không “xìu”. Cấp độ ba là thỏa mãn và làm việc một cách hưng phấn. Gọi chung là “sung”.

Dĩ nhiên doanh nhân, nhà quản lý nào cũng muốn đội ngũ nhân viên mình làm việc trạng thái hưng phấn vì hiệu quả sẽ cao gấp nhiều lần hai trạng thái kia. Nhiều khi họ bứt đầu bứt tai vì không thể thay đổi tinh thần làm việc của nhân viên từ cấp độ một hay cấp độ hai sang cấp độ ba.

Câu chuyện dưới đây là một trường hợp để tham khảo.

Hoàng là trưởng phòng kinh doanh một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Ngoài khả năng và kinh nghiệm quản lý anh còn là người am hiểu thị trường. Chính vì thế mà công ty gần như giao hẳn quyền điều hành mạng lưới kinh doanh cho anh.

Nhưng bất ngờ, cách đây vài tháng, Hoàng nộp đơn xin việc. Mọi người ngạc nhiên vì anh vốn là người rất tâm huyết với công ty. Giám đốc ra công tìm hiểu nhưng cũng chỉ được anh trả lời với lý do hết sức chung chung là không hài lòng với chính sách ở đây.

Cuối cùng, phòng nhân sự phải dùng đến cách “khai thác” vợ anh, qua đó mới hiểu nguyên nhân chính khiến Hoàng quyết định ra đi vì công ty đã trả lương cho trưởng phòng tiếp thị cao hơn anh. Hoàng không thể chấp nhận việc mình đã làm cho công ty bốn năm, có kinh nghiệm nhiều hơn lại nhận mức lương thấp hơn người mới vào công ty được vài tháng và thuộc lớp đàn em.

Khi biết rõ nguyên nhân, giám đốc đã phải vội vàng giải thích cho Hoàng biết anh vẫn được công ty đánh giá cao khả năng làm việc, nhưng vì công ty cần một trưởng phòng tiếp thị nên đã phải đồng ý trả mức thu nhập trên. Giám đốc thuyết phục Hoàng ở lại vì công ty đã có kế hoạch điều chỉnh lương của anh và các trưởng phòng khác cho tương xứng.

Rõ ràng, bài học rút ra từ câu chuyện trên cho các nhà quản lý là việc phải bảo đảm tính công bằng về thu nhập giữa các nhân viên. Nếu không bảo đảm được sự công bằng về lương bổng trong một thời gian ngắn thì nên đích thân giải thích cặn kẽ cho họ biết lý do, cũng như kế hoạch khi nào điều chỉnh.

Thông thường, để giải tỏa tâm lý bất mãn, mất động lực làm việc của nhân viên, các nhà quản lý cần phải hiểu rõ những tác nhân gây ra nó. Dưới đây là một số gợi ý:

Thu nhập thấp hơn mức chuẩn. Nếu thu nhập của nhân viên thấp hơn mức đáng ra họ được trả theo vị trí, tính chất công việc và khả năng thực hiện công việc (tạm gọi là mức chuẩn) thì xác suất rất lớn là nhân viên đó cảm thấy không còn hứng thú với công việc.

Thu nhập không công bằng. Nhân viên sẽ tự tính ra một hệ số tạm gọi là hệ số công bằng trong thu nhập. Tử số là toàn bộ thu nhập, kể cả thưởng và những chế độ ưu đãi. Mẫu số là hiệu quả công việc cộng với khả năng làm việc gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.., và mức độ đóng góp cho công ty. Khi nhân viên cảm nhận hệ số này của họ nhỏ hơn của một hay nhiều đồng nghiệp khác, họ sẽ thấy khó chịu và không hài lòng với lãnh đạo.

Chính sách khen thưởng, thăng tiến, đào tạo không rõ ràng. Những chính sách liên quan đến quyền lợi và tương lai của nhân viên nếu không được công khai và không được thực hiện rõ ràng, công bằng cũng sẽ làm cho nhân viên không hài lòng và bất mãn.

Nhân viên không được giao đúng công việc. Khi được giao việc dưới khả năng hay không đúng chuyên môn, kinh nghiệm, nhân viên sẽ cảm thấy bất công, không hài lòng với cấp quản lý.

Nhân viên “được” theo dõi, kiểm soát quá gắt gao. Một số nhà quản lý, vì lo nhân viên không làm được việc, hoặc sợ nhân viên không trung thực… đã quản lý và theo dõi quá gắt gao. Khi đó, nhân viên sẽ thấy rất khó chịu và bất mãn.

Nhân viên cấp trung gian bị bỏ qua. Nhiều nhà quản lý thường xuyên làm việc thẳng với nhân viên phía dưới, không thông qua và cũng không thông báo với cấp quản lý trung gian. Việc này có thể xảy ra trong những trường hợp đặc biệt, nhưng nếu thường xuyên sẽ làm cho cấp quản lý trung gian khó chịu và cảm giác mình là người “thừa”.

Nhân viên không được hỗ trợ về nguồn lực. Để thực hiện công việc, nhiều lúc nhân viên cần sự hỗ trợ của cấp trên về tài chính, thời gian và nhân lực. Khi không được hỗ trợ đúng mức và đúng lúc, họ sẽ có cảm giác mình không được công ty quan tâm và từ đó bất mãn với công việc.

Nhân viên không nhận được chỉ đạo cụ thể. Đôi khi các nhà quản lý giao việc và mục tiêu cho nhân viên không rõ ràng, hoặc giả thay đổi liên tục mục tiêu hay quyết định cũng làm cho nhân viên bối rối và không hài lòng với công việc.

Nhân viên không được phát triển. Nếu nhân viên không được đào tạo thường xuyên, không có điều kiện để học hỏi, phát triển cá nhân và nghề nghiệp, họ sẽ cảm thấy bị “vắt” sức lực và trí tuệ thay vì có cảm giác cống hiến.

Nhân viên không được phát huy tính sáng tạo. Tính chất công việc quá đơn điệu, môi trường làm việc không phát huy tính sáng tạo cũng làm cho nhân viên nản lòng.

Nhân viên bị thử thách liên tục. Một số nhân viên do hoàn thành công việc quá xuất sắc, đã “được” sếp liên tục giao cho những chỉ tiêu cao và khó hơn. Những nhân viên đó cảm giác rằng sếp không bao giờ hài lòng với thành quả của họ dù họ đã làm tốt công việc.

Sếp “bắt” nhân viên nhận lỗi thay cho mình. Khi nhà quản lý phạm sai lầm, thái độ tốt nhất là họ phải chấp nhận lỗi và đề ra hướng giải quyết. Nếu nhà quản lý thường xuyên không nhận lỗi và đưa nhân viên ra nhận lỗi trước sếp cao hơn hay đối tác sẽ làm cho nhân viên không phục và dẫn đến bất mãn với sếp và công ty.

Hệ thống phục vụ nội bộ không tốt. Trong một công ty mà các phòng ban được lập ra không phải để hỗ trợ nhau mà là để kiểm tra và làm khó nhau cũng sẽ tạo ra sự bất mãn lớn trong nhân viên. Hệ thống cồng kềnh, thủ tục nội bộ phức tạp sẽ làm nhân viên không hài lòng và triệt tiêu hưng phấn làm việc của nhân viên.

Không có tinh thần đồng đội. Nhân viên làm việc trong một môi trường mà sếp không tạo ra được một tinh thần đồng đội – mọi người không gắn bó với nhau, châm chọc nhau, làm khó nhau – họ cũng sẽ rơi vào tình trạng không hài lòng với bản thân, với đồng nghiệp và công ty.

Phát triển nhân lực – giảm gánh nặng chi phí

Trong kinh doanh, để tồn tại, mọi doanh nghiệp đều phải thay đổi. Và thực tế cho thấy, những doanh nghiệp đã thành công là do họ biết dự đoán xu thế và có sự chuẩn bị trước về nội lực, trong đó phát triển yếu tố con người – nhân lực là quan trọng nhất.

Quản lý quan hệ khách hàng dù đã hay chưa trở thành những chiến lược định hướng của mỗi doanh nghiệp thì cũng đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của giới lãnh đạo. Song điều thực sự khiến các ông chủ doanh nghiệp phải đau đầu là phải bắt đầu từ cái gì: thành lập các call centre, thiết kế các chương trình khuyến mãi, phân nhóm khách hàng, thu thập dữ liệu hay tổ chức các buổi gặp mặt khách hàng?

Ông chủ chỉ nên quan tâm đến chiến lược phát triển

Đâu đó đã xuất hiện những chương trình quen thuộc, được tổ chức hàng năm nhưng hiệu quả của nó ra sao, khách hàng, doanh thu có nhờ đó mà tăng lên thì không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được.

Chính vì thế, trong khi có rất nhiều các cách thức để thu hút khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành thì các ông chủ vẫn cặm cụi “đầu tắt mặt tối” với hàng lô cú điện thoại cho khách hàng, e-mail cho khách hàng, hẹn ăn trưa, ăn tối với khách hàng, trao đổi, thuyết phục hay thậm chí cả giải quyết khiếu nại khách hàng,…

Nguyên nhân không phải vì công ty có quy mô quá nhỏ gọn, mà đơn giản vì những lý do như: “đó là những khách hàng quan trọng, nhân viên không thể tiếp cận được” hoặc “nhân viên không thể giải đáp được những vấn đề quan tâm của khách hàng”,… Và kết quả là thời gian để suy ngẫm hoạch định chiến lược được các ông chủ bố trí vào những bữa ăn sáng hoặc sau những buổi làm việc mệt mỏi tới tận khuya ở nơi công sở.

Khách hàng và nhân viên là hai đối tượng không tách rời của một doanh nghiệp. Không có khách hàng, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại. Song để phát triển, doanh nghiệp cần phát huy một đội ngũ nhân viên có năng lực và giàu tính sáng tạo. Vậy đâu là vấn đề cần phải ưu tiên? Để trả lời được câu hỏi đó, doanh nghiệp cần xác định rõ được mục đích cuối cùng của mình là gì và đâu là những con đường đến cái đích đó.

Làn sóng công việc hàng ngày cuốn con người vào những guồng quay không có điểm dừng. Đôi khi việc bố trí sử dụng nhân sự cũng mới chỉ đáp ứng những mục tiêu cấp thiết trước mắt. Được việc đấy, thành công đấy, nhưng lâu dần doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề nhân lực vừa thừa, vừa thiếu. Người có khả năng thì ôm đồm quá nhiều việc trong khi một đội ngũ đông đảo khác lại chỉ đơn thuần xử lý những công việc nhỏ lẻ hàng ngày. Và chủ yếu lớp người “được việc” đó lại thuộc vào số ít lãnh đạo cấp cao và những nhà quản lý trung gian.

Đó là chưa kể đến những tình huống trớ trêu vẫn xảy ra hàng ngày như “sếp” cố công mời chào khách hàng, trong khi chỉ sau vài lần tiếp xúc giao dịch với các nhân viên tác nghiệp, khách hàng đã lặng lẽ rút lui hoặc thậm chí khiếu nại tới cả ban giám đốc. Chính vì vậy, để giảm nhẹ gánh nặng cho lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt trong các công tác khách hàng, việc đầu tư vào yếu tố con người sẽ là giải pháp hiệu quả nhất nhưng cũng đòi hỏi thời gian lâu dài nhất.

Tạo cho nhân viên lòng nhiệt tình phục vụ

Phát triển con người là vấn đề mọi doanh nghiệp đã quan tâm và có những đầu tư nhất định. Nhưng phát triển con người để phục vụ cho chiến lược quản lý quan hệ khách hàng thì không phải doanh nghiệp nào cũng đã quan tâm đúng mức.

Thực tế đã chứng minh, giữa sự thoả mãn của khách hàng và sự thoả mãn của nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ. Một khi nhân viên không được huy động một cách đúng mức, hiệu quả công việc do đó cũng không thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khó tính của khách hàng.

Việc quản lý quan hệ khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển cả ba yếu tố: con người – quá trình – công nghệ, trong đó yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Suy cho cùng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng dù khách hàng đó là tổ chức hay cá nhân thì đó vẫn là mối quan hệ giữa con người với con người. Và mối quan hệ đó cần được nuôi dưỡng bằng thái độ thực, tình cảm thực.

Để đạt được điều đó, mọi nhân viên trong tổ chức, đặc biệt là đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng phải thấu hiểu và thấm nhuần tinh thần định hướng khách hàng, hay nói cách khác là doanh nghiệp phải tạo được văn hoá tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự thay đổi. Doanh nhiệp nào nắm bắt và tiến hành thay đổi nhanh hơn đối thủ, có nghĩa là doanh nghiệp ấy đã đi trước một bước trên chặng đường đua không có điểm dừng…

Có lẽ đã đến lúc, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần ngừng công việc hàng ngày lại, giành thời gian để nhìn nhận một cách khách quan thực trạng của doanh nghiệp mình, từ đó xác định những chương trình cần thiết nhằm phát triển lâu dài nguồn tài nguyên nhân lực.

Cách thức phục vụ khách hàng, khả năng phục vụ khách hàng và hiệu quả trong quan hệ khách hàng phụ thuộc vào những nỗ lực và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp vào việc tuyển chọn nhân viên phù hợp, phát triển kỹ năng cho nhân viên, tạo môi trường làm việc nhóm, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, các khuyến nghị cải tiến cũng như sự trao đổi và phối hợp trong nội bộ, trong việc triển khai yêu cầu khách hàng để sản xuất và dịch vụ khách hàng.

Bên cạnh đó, trong việc tổ chức doanh nghiệp cũng cần tạo ra những cơ chế phân quyền phù hợp để vừa đảm bảo hiệu quả quản lý, vừa tạo cho nhân viên quyền chủ động và thách thức trong công việc.

Hãy tạo cho nhân viên sự nhiệt tình và mong muốn trong phục vụ khách hàng. Hãy đào tạo cho nhân viên phương pháp và kỹ năng cần thiết để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Và hãy trao quyền cho nhân viên để có thể chủ động trong giao dịch với khách hàng. Nói cách khác, hãy chuẩn bị cho tương lai bằng những bắt đầu từ hiện tại…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button