Kinh doanh - đầu tư

Bí Mật Chiếc Xô Cảm Xúc

bi mat chiec xo cam xuc all1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tom Rath, Donald O. Clifton

Download sách Bí Mật Chiếc Xô Cảm Xúc ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng yêu thương và có thể đã bị tổn thương hoặc gây ra thương tổn cho một người nào đó. Những lúc như vậy, ắt hẳn tất cả chúng ta đều cảm thấy lòng nặng nề và nhiều trăn trở. Chúng ta đều biết, cuộc sống của mỗi người được hình thành thông qua hàng loạt mối quan hệ tương tác trong xã hội, nhưng không phải ai cũng biết cách tự điều chỉnh thái độ để những mối quan hệ này diễn ra như những gì mình mong muốn.

Có thể nói, trong mỗi người chúng ta đều ẩn chứa một “chiếc xô” vô hình. Nó tràn đầy hay trống rỗng tùy thuộc vào cung cách ứng xử của ta với những người xung quanh và ngược lại. Khi “chiếc xô” đầy, cảm giác của ta lúc ấy thật thoải mái và dễ chịu nhưng khi nó trống rỗng, ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật tồi tệ.

Mỗi người chúng ta ai cũng có một “cái gáo” vô hình. Khi dùng “cái gáo” ấy làm đầy “chiếc xô” của người khác – bằng lời lẽ hay hành vi khơi gợi cảm xúc tích cực trong họ – thì đồng thời, ta cũng đang làm đầy “chiếc xô” của mình. Nhưng khi ta dùng “cái gáo” đó làm cạn “chiếc xô” của người khác – bằng những lời lẽ và hành vi làm giảm cảm xúc tích cực của họ – thì ta cũng đang làm vơi đi “chiếc xô” hạnh phúc của chính mình.

Như niêu cơm thần trong những câu chuyện cổ, “chiếc xô” đầy đem đến cho ta cái nhìn tích cực và niềm vui sống mỗi ngày. Từng giọt nước trong “chiếc xô” ấy khiến ta sống mạnh mẽ và lạc quan hơn.

Ngược lại, “chiếc xô” rỗng khiến ta cảm thấy bi quan trước cuộc đời, mỏi mệt và không muốn phấn đấu cho tương lai. Đó là lý do tại sao mỗi khi ai đó làm vơi “chiếc xô” cảm xúc của ta, ta cảm thấy tổn thương và đau lòng.

Mỗi ngày, chúng ta luôn có hai sự chọn lựa: hoặc làm đầy hoặc khiến cho chiếc xô của người khác vơi đi. Mỗi sự chọn lựa đều ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ, năng suất làm việc cũng như sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Vì vậy, hãy làm cho cuộc sống của mình cũng như mọi người xung quanh tốt đẹp hơn bằng một lựa chọn sáng suốt, bạn nhé!

– Với văn phong nhẹ nhàng, lối ẩn dụ đơn giản cùng những kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong hơn 50 năm nghiên cứu của tác giả, cuốn sách Bí mật Chiếc xô Cảm xúc không chỉ giúp bạn hiểu về ảnh hưởng tương tác của thái độ sống đến những mối quan hệ xã hội, năng suất lao động, sức khỏe, cũng như tuổi tác của con người mà còn đem đến cho các bạn phương pháp tăng cường những khoảnh khắc tích cực trong cuộc sống, nâng cao năng suất lao động cũng như hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đối với mỗi người – First News

ĐỌC THỬ

TỪ MỘT CÂU CHUYỆN THỜI HẬU CHIẾN…

Khi bắt đầu những trang viết đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã ngạc nhiên hỏi ông: “Tại sao ông lại quyết định nghiên cứu về những hành vi chuẩn mực ở con người?”. Trả lời cho câu hỏi này, ông bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện về một trường hợp nghiên cứu mà kết quả của nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến ông, khiến cho sự nghiệp cũng như toàn bộ cuộc đời ông chuyển sang một bước ngoặt mới. Câu chuyện ấy thật sự khiến người nghe phải xúc động và suy nghĩ.

Sau chiến tranh Triều Tiên, thiếu tá quân y William E. Mayer, sau này trở thành nhà tâm lý học hàng đầu của quân đội Mỹ, đã nghiên cứu 1.000 tù binh Mỹ, những người đã trở về từ trại giam của đối phương. Ông đặc biệt quan tâm đến những trường hợp bị tác động ghê gớm từ một cuộc chiến tranh tâm lý kỳ lạ nhất được ghi chép lại trong lịch sử.

Theo những tài liệu được lưu lại, so với những cuộc chiến khác trong lịch sử, cuộc sống của đa số tù binh Mỹ trong các trại giam của quân đội Triều Tiên đều không quá tồi tệ. Họ có đầy đủ thức ăn, nước uống và chỗ ở cũng tương đối tốt. Họ không bị giam cầm trong những hàng rào kẽm gai với những lính canh được trang bị kỹ càng. Thậm chí, họ cũng không hề bị tra tấn hay phải gánh chịu bất kỳ nhục hình nào. Trong các trại giam này, hầu như không có trường hợp vượt ngục nào xảy ra và hơn thế nữa, một số tù binh Mỹ còn kết giao cả với những binh lính canh giữ mình. Thế nhưng tỷ lệ thiệt mạng của tù binh Mỹ trong những trại giam này lại rất cao. Tại sao lại như vậy?

Các tài liệu cũng cho biết, sau khi chiến tranh kết thúc, những tù binh sống sót được trao trả cho một đội Chữ Thập Đỏ quốc tế ở Nhật Bản, và họ được phép gọi điện báo cho người thân biết những tin tức về mình. Thế nhưng, rất ít người tận dụng cơ hội này. Không những thế, trở về sau cuộc chiến, những người lính này hầu như chẳng duy trì bất kỳ mối quan hệ nào với nhau. Theo mô tả của Mayer, mỗi người tựa như “một xà lim cô đơn… tuy không phải bằng sắt thép hay xi măng”.

Khi tiến hành nghiên cứu, Mayer đã phát hiện ra một triệu chứng lạ ở những tù binh này – chứng tuyệt vọng cực độ. Trong bóng tối của thế giới khép kín, với cặp mắt vô hồn, tinh thần rệu rã, họ không ăn uống gì và nhiều người đã chết lịm đi chỉ trong vòng hai ngày.

Một số quân nhân Mỹ tự đặt tên cho căn bệnh này là “từ bỏ”. Trong khi đó, thuật ngữ y khoa gọi là “mirasmus”, và theo cách giải thích của Mayer, đó là “sự thiếu sức kháng cự, sự thụ động chấp nhận”. Nếu các tù binh này bị đánh đập, bị phun nước bọt vào mặt hay bị bạt tai, có thể họ sẽ nổi giận, phản kháng; và cơn giận dữ sẽ trở thành động lực thúc đẩy bản năng sinh tồn trong họ. Thế nhưng trên thực tế, họ đã không có được những động lực này và đã chết một cách đơn giản mà y học chẳng thể đưa ra kiến giải nào hợp lý.

Theo kết quả của cuộc điều tra, tỷ lệ tử vong của binh lính Mỹ trong các trại tù binh này cao đến mức khó tin – 38%. Đây là tỷ lệ tù binh tử vong cao nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Nhưng điều khiến dư luận kinh ngạc hơn là một nửa trường hợp tử vong là do chính các tù binh tự bỏ cuộc. Họ hoàn toàn đầu hàng – cả về thể xác lẫn tinh thần. Rõ ràng, chứng “mirasmus” đã trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ tử vong này.

Nhưng tại sao điều này lại xảy ra? Câu trả lời nằm ở chiến lược tâm lý được áp dụng trong các trại tù binh – chiến lược mà bác sĩ Mayer gọi là “vũ khí tối thượng” của chiến tranh.

“Vũ khí tối thượng”

Theo điều tra của Mayer, trong cuộc chiến tranh tâm lý đặc biệt này, mục tiêu của quân đội Triều Tiên là “loại bỏ sự hỗ trợ về mặt tinh thần trong các mối quan hệ cá nhân của những tù binh”. Họ gần như đã đạt được mục tiêu đề ra bằng cách sử dụng bốn chiến thuật cơ bản:

 

  • Chỉ điểm
  • Tự phê
  • Từ bỏ lòng trung thành với các cấp chỉ huy và tổ quốc
  • Ngăn chặn sự hỗ trợ của cảm xúc tích cực

Để khuyến khích các tù binh thực hiện chiến thuật đầu tiên, họ thưởng thuốc lá cho những ai chỉ điểm đồng đội mình. Thật ra, mục đích của chiến thuật này là phá vỡ mối quan hệ giữa các tù binh. Quân đội Triều Tiên hiểu rằng trong thời điểm này, nếu để các tù binh Mỹ tự làm mất đi cảm xúc tích cực của đồng đội họ, thì có thể một ngày nào đó, họ sẽ quay sang làm hại lẫn nhau.

Trong khi đó, để tăng cường tự phê, tù binh Mỹ được chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 10 đến 12 người. Mỗi lần sinh hoạt nhóm, các tù binh buộc phải tự thú nhận và công khai trước cả nhóm về những hành vi tội lỗi mà họ đã phạm phải – cũng như về những điều tốt đẹp mà lẽ ra họ nên làm. Thay vì thú tội trước những người đang giam giữ mình, các tù binh Mỹ làm điều này trước mặt nhau và nó đã khiến cho sự quan tâm, tin tưởng và lòng tôn trọng mà họ dành cho nhau bị tiêu hủy một cách nhanh chóng.

Với chiến thuật thứ ba, quân đội Triều Tiên đã từng bước đạt được mục tiêu đề ra bằng cách triệt tiêu lòng trung thành của những tù binh đối với cấp trên của họ. Trong báo cáo của mình, Mayer kể: Có lần, một đại tá ra lệnh cho một người lính của mình không được uống nước đọng trên cánh đồng gần trại. Ông biết những vi khuẩn trong vũng nước đó có thể giết chết người lính này. Thế nhưng, người lính nhìn lại vị chỉ huy rồi lên tiếng: “Này, ở đây ông không còn là đại tá nữa. Ông chỉ là thằng tù dơ bẩn như tôi thôi. Hãy lo việc của ông, còn tôi, tôi tự biết lo cho mình”. Và chỉ vài ngày sau đó, người lính xấu số ấy đã chết vì bị bệnh kiết lỵ. Trong một câu chuyện khác, Mayer kể rằng, một lần, bốn mươi tù binh đã hoàn toàn thờ ơ và vô cảm trước cảnh ba đồng đội của họ đang lâm bệnh nặng bị một số tù binh khác ném ra khỏi lều và bị bỏ mặc cho đến chết. Tại sao họ lại bàng quan như vậy? Mayer lý giải, bởi vì họ cho rằng “đó không phải chuyện của họ”. Mối liên hệ giữa những con người này đã hoàn toàn bị cắt đứt. Bao nhiêu thâm tình trước đây đã bị lãng quên. Giờ đây, họ chẳng còn chút ý niệm gì về tình bạn, tình đồng đội một thời từng gắn kết họ với nhau

Nhưng có thể nói, chiến thuật ngăn chặn sự hỗ trợ của cảm xúc tích cực cùng với việc nhận chìm tù binh trong biển suy tư tiêu cực mới chính là đỉnh điểm của cuộc chiến tranh đặc biệt này. Quân đội đối phương giữ lại hoặc thủ tiêu mọi thư từ có nội dung động viên, an ủi và chuyển tận tay các tù binh những bức thư báo tin người thân qua đời hoặc vợ nộp đơn ly dị. Thậm chí, các tù binh còn nhận được cả những hóa đơn quá hạn gửi từ Mỹ – chỉ trong thời gian hai tuần kể từ ngày chúng được ký. Và ảnh hưởng của chiến thuật này thật khủng khiếp. Nhiều tù binh đã hoàn toàn tuyệt vọng khi cho rằng mình chẳng còn gì để phấn đấu và tồn tại. Mất niềm tin vào chính mình, người thân, tổ quốc và cũng không còn cả đức tin, những tù binh này “sa vào kiểu sống cô độc trong cảm xúc và tâm lý, điều mà từ xưa đến nay, chưa người nào phải trải qua” – Mayer kết luận.

Nghiên cứu thái độ tích cực

Quả thật, câu chuyện đã gây một ấn tượng mạnh cho những ai được biết đến nó. Và thế là ông tôi cùng những đồng nghiệp đã quyết định tiến hành nghiên cứu vế trái của phương trình. Vấn đề được đặt ra là: Nếu con người có thể bị giết chết bởi sự lặp đi lặp lại của những trạng thái tình cảm tiêu cực thì liệu họ có thể phấn chấn và thiết tha với cuộc sống hơn nhờ những cảm xúc tích cực không? Hay nói cách khác: Cảm xúc tích cực có thể tác động mạnh hơn cảm xúc tiêu cực không? Hay nói cách khác

Cảm xúc tích cực có thể tác động mạnh hơn cảm xúc tiêu cực không?

Đi tìm đáp án cho câu hỏi này đã dẫn đến sự ra đời của học thuyết “Cái Gáo và Chiếc Xô”. Học thuyết này dựa trên những nguyên tắc sau đây:

 

Mỗi người đều có một chiếc xô cảm xúc vô hình. Ta cảm thấy hạnh phúc nhất khi chiếc xô đầy tràn và cảm giác tồi tệ nhất khi nó trống rỗng.

 

Mỗi người cũng có một cái gáo vô hình. Mỗi lần tiếp xúc với ai đó, ta dùng cái gáo ấy để đổ đầy hoặc làm vơi đi chiếc xô của người khác.

 

Mỗi khi quyết định làm đầy chiếc xô người khác, nghĩa là ta cũng đang làm đầy chiếc xô của chính mình.

Trong hơn năm mươi năm qua, học thuyết “Cái Gáo và Chiếc Xô” đã được hàng triệu người trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và công nhận. Và ngay từ bây giờ, bạn cũng có thể vận dụng học thuyết này vào cuộc sống của mình để cảm nhận những điều khác biệt mà nó đem lại.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button