Kinh doanh - đầu tư

101 Cách Làm Giàu Trong Cuộc Sống Hiện Đại

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : Đại Minh

Download sách 101 Cách Làm Giàu Trong Cuộc Sống Hiện Đại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


5 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ QUẢN LÍ TIỀN BẠC

1. Xác định rõ số tiền hiện tại mà bạn kiếm được

Hiện tại bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Hãy xem xét lại thu nhập cá nhân từ năm ngoái của mình, nếu kể từ năm trước cho tới nay tình hình tài chính của bạn thay đổi một cách đều đặn thì bạn có thể ước tính được những khoản thuế phải đóng cho năm nay bằng cách sử dụng những bảng tính thuế sẵn có của chính phủ.

2. Tính toán kỹ số tiền hiện tại bạn cần dùng

Mỗi năm bạn cần dùng bao nhiêu tiền? Hãy bắt đầu tính mỗi năm bạn chi tiêu bao nhiêu tiền. Để có cái nhìn rõ ràng về các khoản chi tiêu của mình, bạn nên giữ một bản ghi thu chi tài chính. Bản ghi này có thể đơn giản chỉ là một bản ghi bằng giấy hay một bản liệt kê trên máy vi tính những khoản thu chi. Nhờ vào việc theo dõi một cách cẩn thận chi tiêu hàng tháng, bạn có thể dự tính gầnđúng về chi tiêu hàng năm của mình.

3. Tính giá trị thực của tài sản của bạn vào thời điểm hiện tại

Để xác định được giá trị thực của tài sản tại thời điểm hiện tại, một cách đơn giản là bạn chỉ cần cộng tổng số tiền tiết kiệm, số tiền đầu tư (như cổ phiếu, trái phiếu hay thẻ tín dụng) và tất cả tài sản khác của mình lại. Kết quả của việc tính toán này (tức là giá trị thực hiện tại của tài sản của bạn) sẽ là một xuất phát điểm để bạn có thể tính toán lợi nhuận đầu tư trong tương lai.

4. Ước tính số tiền bạn cần phải tích lũy qua gửi tiết kiệm hay đầu tư

Bạn cần phải kiếm được bao nhiêu tiền thì mới đạt được những mục tiêu của mình? Khi xác định điều này, bạn nên gắn nó với những vấn đề lớn như nơi ở chính, nhà nghỉ, tài sản đầu tư, các loại tiền phí, xe hơi, tàu thuyền, việc nghỉ hưu sau này v.v… Trong đầu tư thì số tiền mà bạn cần phải có ước tính là bao nhiêu? Chẳng hạn, nếu bạn đầu tư 600000 đô-la với số lãi thu về là 8% thì thu nhập chưa tính thuế của bạn sẽ là 48.000 đô-la hay 38.000 đô-la sau khi đã tính thuế.

Đây thực sự là những con số rất lớn. Tuy nhiên nếu bạn sớm bắt đầu việc tiết kiệm thì với lãi suất gộp, số tài sản của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Hãy bắt đầu tiết kiệm một khoản nào đó. Lúc này bạn cần kiên trì và nghiêm khắc với bản thân. Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó mà không thực sự cần thiết lắm là đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành kẻ ăn cắp chính túi tiền của mình. Với lãi suất 6%/năm thì mỗi đồng đô-la mà bạn dùng vào tiết kiệm hay đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 12 năm sau đó. Nếu lãi suất đầu tư là 12%/năm thì chỉ trong vòng 6 năm, một đồng đô-la sẽ tăng gấp đôi.

5. Lên kế hoạch kiếm tiền cụ thể và tiết kiệm đủ tiền cần thiết để đạt được mục tiêu của mình

Hãy tự xây dựng ngân sách riêng cho bạn.

Khi xây dựng riêng cho mình một ngân quỹ, bạn nên xác định mục đích tiết kiệm. Bạn cần phải tiết kiệm đủ tiền để:

1. Thoát khỏi tình trạng nợ nần trong chi tiêu.

2. Lập được một quỹ tích lũy tiền mặt.

3. Đầu tư cho việc nghỉ hưu của mình sau này.

Những khoản nợ khi mua sắm luôn làm thâm hụt thu nhập của bạn, do đó bạn nên cắt giảm những ưu tiên mua sắm hàng đầu của mình. Bước thứ hai để tạo ra cho mình sự an toàn về tài chính là bạn hãy dành ra một khoản tiền mặt nào đó. Luôn có sẵn một khoản tiền đủ dùng trong vòng 6 tháng chính là một quy tắc hay mà bạn nên thực hiện. Số tiền này bạn nên để ở dạng tiền mặtđể có thể dễ dàng được hưởng những lãi suất tiết kiệm cao hơn.

Để có thể sống thoải mái sau khi đã nghỉ hưu, bạn nên có một khoản tích lũy cần thiết cho mình ngay từ bây giờ. Dựa vào bước thực hiện thứ 3, bạn sẽ ước tính được số tiền cần phải tiết kiệm là bao nhiêu. Sau đó với xuất phát điểm là con số ước tính này, bạn sẽ biết được mình cần đầu tư bao nhiêu tiền để có thể đảm bảo rằng thu nhập hàng năm của mình sẽ tăng lên 10%. Lưu ý là khi bạn đặt rakế hoạch này thì việc xem xét tỉ lệ lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Một khi đã xác định được những con số cho từng bước trên, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về đích đến mà bạn muốn.

Tiết kiệm tiền bạc

Cách tốt nhất để bắt đầu việc tiết kiệm là hãy cắt giảm chi tiêu của mình. Khi đang là người nắm giữ túi tiền của mình, bạn sẽ có ý thức hơn về việc mua cái gì và lí do mua nó. Nếu luôn ý thức được điều này thì chắc chắn bạn sẽ cắt giảm được số tiền phải chi tiêu.

Một trong những mặt hàng được người Mĩ mua sắm nhiều nhất là xe hơi. Nhiều người còn cho rằng một chiếc xe hơi đẹp và mới luôn đồng nghĩa với sự giàu có. Nhưng những nghiên cứu về các nhà triệu phú tự lập lại cho thấy, hầu hết họ chọn mua những chiếc xe hơi giá cả vừa phải. Thói quen mua sắm một cách thực tế như vậy là một trong những lí do để họ trở thành triệu phú.

Bạn có thực sự cần những thứ mà bạn nghĩ là mình cần phải có hay không? Chiếc xe hơi của bạn là một phương tiện đi lại đáng hữu ích hay chỉ tượng trưng cho địa vị của bạn? Và bạn mua xe là để phục vụ lợi ích bản thân hay để gây ấn tượng với người khác? Nếu bạn biết rằng giá trị của mình không xuất phát từ sự đồng tình của người khác thì bạn có đủ tự tin để tạm thời không mua một bộ quần áo hay một chiếc xe mới nữa hay không?

Thời gian trẻ tuổi của bạn là khoảng thời gian khó khăn nhất để bạn chống lại những lôi kéo của những bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, mỗi đồng đô-la mà bạn tiết kiệm được lúc này sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Mỗi tháng bạn hãy tiết kiệm chomình một khoản tiền và trước tiên hãy dành nó cho những chi tiêu bản thân. Khi bạn còn trẻ, đừng nên quá đam mê vào hào quang của địa vị xã hội hay những sự thỏa mãn tức thì mà hãy cố gắng để có thể hưởng thụ cuộc sống sung túc về sau.

Học cách tiết kiệm

Có lẽ bạn chưa bao giờ tính toán hay nghĩ đến số tiền lương mình nhận được trong cả cuộc đời. Hãy lưu tâm đến những cột mốc quan trọng giúp bạn tìm đến sự độc lập tài chính và an nhàn tuổi về hưu.

Độ tuổi bắt đầu đi làm: 18-25 tuổi.

Bạn mới đi làm, vẫn còn độc thân và chưa có nhiều khoản chi tiêu lớn, vì vậy hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ những tháng lương đầu.

Chỉ cần dành ra khoảng vài năm đầu không tiêu những khoản lớn như đi du lịch xa, mua sắm quá nhiều thứ đắt tiền… bạn sẽ có một khoản tiết kiệm ổn định trong ngân hàng.

Hãy dành ra 15% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm dài hạn (khoảng 30 năm). Khoản này sẽ không được sử dụng dù với bất cứ lý do gì, và sau 30 năm bạn có thể an tâm về tài chính.

Một trong những sai lầm của bạn trẻ là muốn “ra riêng” ngay khi độc lập về tài chính. Họ nghĩ rằng cuộc sống thực sự chỉ bắt đầu khi không sống chung với bố mẹ.

Bạn chưa hình dung được sống độc lập phải đối mặt với những gì và lương hàng tháng của mình có đủ chi tiêu không. Bạn sẽ phải mua đồ đạc, sắm sửa cho ngôi nhà dù chỉ có mình bạn ở, rồi các loại hoá đơn điện, nước, Internet… sẽ ngốn sạch lương. Lời khuyên dành cho bạn là nên lùi kế hoạch ở riêng lại khoảng 1-2 năm, khi đã đủ chín chắn và có số tiền ổn định trong tài khoản.

Những năm 25 – 30 tuổi

Nếu bạn muốn kết hôn và mua nhà trong tương lai thì nên bắt đầu bỏ thêm ra 10% từ lương để có một khoản tiết kiệm khác. Kết hôn là một việc trọng đại và khá tốn kém, bởi kéo theo nó là trách nhiệm mua một ngôi nhà mới và chăm sóc các con. Ngoài ra, bạn cũng nên bắt đầu mua một số loại bảo hiểm cho bản thân cũng như gia đình để đề phòng rủi ro, có thể coi đó là đầu tư lâu dài mà không quá tốn kém.

30 – 40 tuổi

Đây là quãng thời gian các bạn cần tiêu nhiều nhất, đặc biệt là những khoản lớn như chuyển đến ngôi nhà rộng hơn, lên đời xe, cho con đi du học v.v…

Rất khó để thực hiện các “việc lớn” này khi chúng đến dồn dập nếu bạn không có kế hoạch tiết kiệm lâu dài từ trước đó. Đây là lúc có thể dùng đến những khoản tiết kiệm có kỳ hạn từ khi bạn bắt đầu đi làm.

40 – 45 tuổi

Ở độ tuổi này bạn đã có mọi thứ ổn định: nhà, xe, các con ăn học tốt. Bạn có thể chi tiêu thoải mái cho gia đình bởi số tiền tiết kiệm đã bằng 1/3 số lương cả cuộc đời cộng thêm lãi.

Trong khi nhiều người mới chỉ bắt đầu nghĩ đến tiết kiệm khi 40 tuổi thì giờ đây, ngoài số tiền trong tài khoản (sau khi đã chi trả cho tất cả những khoản chi quan trọng) bạn có lương ổn định của cả vợ lẫn chồng cùng những khoản bảo hiểm được mua từ ngày lập gia đình, do vậy sẽ không vướng bận vào bất kỳ vấn đề tài chính nào.

45 – 55 tuổi

Theo thời điểm bạn kết hôn thì con của bạn bây giờ đã độc lập hoặc cũng không cần dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ. Do vậy, bạn có thể an nhàn hưởng thụ như du lịch nước ngoài hay mua một chiếc ô tô sang trọng từng ao ước.

55 tuổi, bạn đã có thể an tâm nghỉ hưu với số tiền trong tài khoản. Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc thêm 10 năm nữa thì thu nhập sẽ tăng thêm. Khi đó bạn có thể sử dụng tiền giúp con cái mua nhà hay cho các cháu tiền ăn học.

Hãy nhớ rằng thói quen “chơi trước tiết kiệm sau” sẽ làm bạn ngày càng “nghèo” đi, nên suy nghĩ cẩn thận về kế hoạch tiết kiệm lâu dài khi bắt đầu có việc làm.

ĐỌC THỬ

Phần IMUỐN GIÀU PHẢI BIẾT QUẢN LÝ VÀ TIẾT KIỆM TIỀN

5 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ QUẢN LÍ TIỀN BẠC

1. Xác định rõ số tiền hiện tại mà bạn kiếm được

Hiện tại bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Hãy xem xét lại thu nhập cá nhân từ năm ngoái của mình, nếu kể từ năm trước cho tới nay tình hình tài chính của bạn thay đổi một cách đều đặn thì bạn có thể ước tính được những khoản thuế phải đóng cho năm nay bằng cách sử dụng những bảng tính thuế sẵn có của chính phủ.

2. Tính toán kỹ số tiền hiện tại bạn cần dùng

Mỗi năm bạn cần dùng bao nhiêu tiền? Hãy bắt đầu tính mỗi năm bạn chi tiêu bao nhiêu tiền. Để có cái nhìn rõ ràng về các khoản chi tiêu của mình, bạn nên giữ một bản ghi thu chi tài chính. Bản ghi này có thể đơn giản chỉ là một bản ghi bằng giấy hay một bản liệt kê trên máy vi tính những khoản thu chi. Nhờ vào việc theo dõi một cách cẩn thận chi tiêu hàng tháng, bạn có thể dự tính gầnđúng về chi tiêu hàng năm của mình.

3. Tính giá trị thực của tài sản của bạn vào thời điểm hiện tại

Để xác định được giá trị thực của tài sản tại thời điểm hiện tại, một cách đơn giản là bạn chỉ cần cộng tổng số tiền tiết kiệm, số tiền đầu tư (như cổ phiếu, trái phiếu hay thẻ tín dụng) và tất cả tài sản khác của mình lại. Kết quả của việc tính toán này (tức là giá trị thực hiện tại của tài sản của bạn) sẽ là một xuất phát điểm để bạn có thể tính toán lợi nhuận đầu tư trong tương lai.

4. Ước tính số tiền bạn cần phải tích lũy qua gửi tiết kiệm hay đầu tư

Bạn cần phải kiếm được bao nhiêu tiền thì mới đạt được những mục tiêu của mình? Khi xác định điều này, bạn nên gắn nó với những vấn đề lớn như nơi ở chính, nhà nghỉ, tài sản đầu tư, các loại tiền phí, xe hơi, tàu thuyền, việc nghỉ hưu sau này v.v… Trong đầu tư thì số tiền mà bạn cần phải có ước tính là bao nhiêu? Chẳng hạn, nếu bạn đầu tư 600000 đô-la với số lãi thu về là 8% thì thu nhập chưa tính thuế của bạn sẽ là 48.000 đô-la hay 38.000 đô-la sau khi đã tính thuế.

Đây thực sự là những con số rất lớn. Tuy nhiên nếu bạn sớm bắt đầu việc tiết kiệm thì với lãi suất gộp, số tài sản của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Hãy bắt đầu tiết kiệm một khoản nào đó. Lúc này bạn cần kiên trì và nghiêm khắc với bản thân. Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó mà không thực sự cần thiết lắm là đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành kẻ ăn cắp chính túi tiền của mình. Với lãi suất 6%/năm thì mỗi đồng đô-la mà bạn dùng vào tiết kiệm hay đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 12 năm sau đó. Nếu lãi suất đầu tư là 12%/năm thì chỉ trong vòng 6 năm, một đồng đô-la sẽ tăng gấp đôi.

5. Lên kế hoạch kiếm tiền cụ thể và tiết kiệm đủ tiền cần thiết để đạt được mục tiêu của mình

Hãy tự xây dựng ngân sách riêng cho bạn.

Khi xây dựng riêng cho mình một ngân quỹ, bạn nên xác định mục đích tiết kiệm. Bạn cần phải tiết kiệm đủ tiền để:

1. Thoát khỏi tình trạng nợ nần trong chi tiêu.

2. Lập được một quỹ tích lũy tiền mặt.

3. Đầu tư cho việc nghỉ hưu của mình sau này.

Những khoản nợ khi mua sắm luôn làm thâm hụt thu nhập của bạn, do đó bạn nên cắt giảm những ưu tiên mua sắm hàng đầu của mình. Bước thứ hai để tạo ra cho mình sự an toàn về tài chính là bạn hãy dành ra một khoản tiền mặt nào đó. Luôn có sẵn một khoản tiền đủ dùng trong vòng 6 tháng chính là một quy tắc hay mà bạn nên thực hiện. Số tiền này bạn nên để ở dạng tiền mặtđể có thể dễ dàng được hưởng những lãi suất tiết kiệm cao hơn.

Để có thể sống thoải mái sau khi đã nghỉ hưu, bạn nên có một khoản tích lũy cần thiết cho mình ngay từ bây giờ. Dựa vào bước thực hiện thứ 3, bạn sẽ ước tính được số tiền cần phải tiết kiệm là bao nhiêu. Sau đó với xuất phát điểm là con số ước tính này, bạn sẽ biết được mình cần đầu tư bao nhiêu tiền để có thể đảm bảo rằng thu nhập hàng năm của mình sẽ tăng lên 10%. Lưu ý là khi bạn đặt rakế hoạch này thì việc xem xét tỉ lệ lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Một khi đã xác định được những con số cho từng bước trên, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về đích đến mà bạn muốn.

Tiết kiệm tiền bạc

Cách tốt nhất để bắt đầu việc tiết kiệm là hãy cắt giảm chi tiêu của mình. Khi đang là người nắm giữ túi tiền của mình, bạn sẽ có ý thức hơn về việc mua cái gì và lí do mua nó. Nếu luôn ý thức được điều này thì chắc chắn bạn sẽ cắt giảm được số tiền phải chi tiêu.

Một trong những mặt hàng được người Mĩ mua sắm nhiều nhất là xe hơi. Nhiều người còn cho rằng một chiếc xe hơi đẹp và mới luôn đồng nghĩa với sự giàu có. Nhưng những nghiên cứu về các nhà triệu phú tự lập lại cho thấy, hầu hết họ chọn mua những chiếc xe hơi giá cả vừa phải. Thói quen mua sắm một cách thực tế như vậy là một trong những lí do để họ trở thành triệu phú.

Bạn có thực sự cần những thứ mà bạn nghĩ là mình cần phải có hay không? Chiếc xe hơi của bạn là một phương tiện đi lại đáng hữu ích hay chỉ tượng trưng cho địa vị của bạn? Và bạn mua xe là để phục vụ lợi ích bản thân hay để gây ấn tượng với người khác? Nếu bạn biết rằng giá trị của mình không xuất phát từ sự đồng tình của người khác thì bạn có đủ tự tin để tạm thời không mua một bộ quần áo hay một chiếc xe mới nữa hay không?

Thời gian trẻ tuổi của bạn là khoảng thời gian khó khăn nhất để bạn chống lại những lôi kéo của những bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, mỗi đồng đô-la mà bạn tiết kiệm được lúc này sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Mỗi tháng bạn hãy tiết kiệm chomình một khoản tiền và trước tiên hãy dành nó cho những chi tiêu bản thân. Khi bạn còn trẻ, đừng nên quá đam mê vào hào quang của địa vị xã hội hay những sự thỏa mãn tức thì mà hãy cố gắng để có thể hưởng thụ cuộc sống sung túc về sau.

Học cách tiết kiệm

Có lẽ bạn chưa bao giờ tính toán hay nghĩ đến số tiền lương mình nhận được trong cả cuộc đời. Hãy lưu tâm đến những cột mốc quan trọng giúp bạn tìm đến sự độc lập tài chính và an nhàn tuổi về hưu.

Độ tuổi bắt đầu đi làm: 18-25 tuổi.

Bạn mới đi làm, vẫn còn độc thân và chưa có nhiều khoản chi tiêu lớn, vì vậy hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ những tháng lương đầu.

Chỉ cần dành ra khoảng vài năm đầu không tiêu những khoản lớn như đi du lịch xa, mua sắm quá nhiều thứ đắt tiền… bạn sẽ có một khoản tiết kiệm ổn định trong ngân hàng.

Hãy dành ra 15% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm dài hạn (khoảng 30 năm). Khoản này sẽ không được sử dụng dù với bất cứ lý do gì, và sau 30 năm bạn có thể an tâm về tài chính.

Một trong những sai lầm của bạn trẻ là muốn “ra riêng” ngay khi độc lập về tài chính. Họ nghĩ rằng cuộc sống thực sự chỉ bắt đầu khi không sống chung với bố mẹ.

Bạn chưa hình dung được sống độc lập phải đối mặt với những gì và lương hàng tháng của mình có đủ chi tiêu không. Bạn sẽ phải mua đồ đạc, sắm sửa cho ngôi nhà dù chỉ có mình bạn ở, rồi các loại hoá đơn điện, nước, Internet… sẽ ngốn sạch lương. Lời khuyên dành cho bạn là nên lùi kế hoạch ở riêng lại khoảng 1-2 năm, khi đã đủ chín chắn và có số tiền ổn định trong tài khoản.

Những năm 25 – 30 tuổi

Nếu bạn muốn kết hôn và mua nhà trong tương lai thì nên bắt đầu bỏ thêm ra 10% từ lương để có một khoản tiết kiệm khác. Kết hôn là một việc trọng đại và khá tốn kém, bởi kéo theo nó là trách nhiệm mua một ngôi nhà mới và chăm sóc các con. Ngoài ra, bạn cũng nên bắt đầu mua một số loại bảo hiểm cho bản thân cũng như gia đình để đề phòng rủi ro, có thể coi đó là đầu tư lâu dài mà không quá tốn kém.

30 – 40 tuổi

Đây là quãng thời gian các bạn cần tiêu nhiều nhất, đặc biệt là những khoản lớn như chuyển đến ngôi nhà rộng hơn, lên đời xe, cho con đi du học v.v…

Rất khó để thực hiện các “việc lớn” này khi chúng đến dồn dập nếu bạn không có kế hoạch tiết kiệm lâu dài từ trước đó. Đây là lúc có thể dùng đến những khoản tiết kiệm có kỳ hạn từ khi bạn bắt đầu đi làm.

40 – 45 tuổi

Ở độ tuổi này bạn đã có mọi thứ ổn định: nhà, xe, các con ăn học tốt. Bạn có thể chi tiêu thoải mái cho gia đình bởi số tiền tiết kiệm đã bằng 1/3 số lương cả cuộc đời cộng thêm lãi.

Trong khi nhiều người mới chỉ bắt đầu nghĩ đến tiết kiệm khi 40 tuổi thì giờ đây, ngoài số tiền trong tài khoản (sau khi đã chi trả cho tất cả những khoản chi quan trọng) bạn có lương ổn định của cả vợ lẫn chồng cùng những khoản bảo hiểm được mua từ ngày lập gia đình, do vậy sẽ không vướng bận vào bất kỳ vấn đề tài chính nào.

45 – 55 tuổi

Theo thời điểm bạn kết hôn thì con của bạn bây giờ đã độc lập hoặc cũng không cần dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ. Do vậy, bạn có thể an nhàn hưởng thụ như du lịch nước ngoài hay mua một chiếc ô tô sang trọng từng ao ước.

55 tuổi, bạn đã có thể an tâm nghỉ hưu với số tiền trong tài khoản. Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc thêm 10 năm nữa thì thu nhập sẽ tăng thêm. Khi đó bạn có thể sử dụng tiền giúp con cái mua nhà hay cho các cháu tiền ăn học.

Hãy nhớ rằng thói quen “chơi trước tiết kiệm sau” sẽ làm bạn ngày càng “nghèo” đi, nên suy nghĩ cẩn thận về kế hoạch tiết kiệm lâu dài khi bắt đầu có việc làm.

BÍ QUYẾT TIẾT KIỆM TIỀN DÀNH CHO PHỤ NỮ

1. Phải hướng đến mục tiêu lớn

Nhiều phụ nữ dành dụm tiền với mục đích mua được đôi giày hiệu, chai nước hoa đắt tiền hay bộ đầm mới. Thế nhưng nhiều khi mua về rồi họ chẳng sử dụng, cứ để từ năm này qua tháng nọ, đến khi hàng hết hạn sử dụng hoặc cũ lại mang đi bỏ. Trường hợp này không thể gọi là tiết kiệm mà chỉ là cái vỏ bọc cho tính nghiện mua sắm.

Bạn phải có những mục tiêu lớn, dài hạn. Chẳng hạn, có kế hoạch mua đất trong 2 năm nữa, xây nhà trong 3 năm tiếp theo… Chỉ như vậy bạn mới có được một khoản tiết kiệm đúng nghĩa.

2. Để dành tiền là hạn chế chi tiêu hoang phí chứ không chỉ là giữ lại tiền dư

Rất nhiều phụ nữ hàng ngày luôn cân nhắc trong việc chi tiêu nhưng khi mua hàng lại không để ý đến những tính năng của sản phẩm. Với họ, tiết kiệm đồng nghĩa với việc mua những đồ rẻ. Vì thế, họ sẵn lòng chọn mua sản phẩm với giá thấp nhất mà không để ý rằng hàng hạ giá thường được sản xuất theo công nghệ cũ, lỗi mốt và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Bên cạnh đó, những sản phẩm giá rẻ, không có thương hiệu sẽ thường xuyên gặp phải sự cố khi vận hành. Chúng không có chế độ hậu mãi, bảo hành tốt. Khi đồ dùng hỏng hóc, chủ nhân phải tốn thêm một khoản tiền và không ít thời gian để sửa chữa. Nhiều trường hợp họ phải bỏ tiền mua sản phẩm mới. Như thế, chính sách tiết kiệm xem như hoàn toàn thất bại.

3. Luôn giữ tay hòm chìa khóa nếu có ông chồng rộng rãi, phóng khoáng

Một số phụ nữ thích giao khoán toàn bộ việc quản lý tiền bạc cho người chồng, chỉ khi cần đến tiền bạc mới vỡ lẽ. Tuy kiếm được nhiều tiền nhưng chồng họ đã bỏ vào những buổi chiêu đãi đối tác, cho bạn bè, nhân viên vay mượn…

Bạn đừng để mình rơi vào hoàn cảnh như thế. Người ta thường nói, đàn ông kiếm tiền, đàn bà giữ tiền. Đây cũng là một cách để tiết kiệm. Có như vậy, tương lai của gia đình, con cái mới được đảm bảo. Dù không muốn dính dáng đến chuyện tiền bạc, bạn cũng cần phải làm quen với nó.

4. Chuyện hôm nay không để ngày mai

Đừng bao giờ cho rằng tiết kiệm là công việc lâu dài, lúc nào để dành chẳng được, hoặc dư lúc nào để dành lúc đó.

Nếu có suy nghĩ như vậy, bạn sẽ chi tiêu đến đồng xu cuối cùng và chẳng bao giờ có thể thực hiện được những kế hoạch đã đề ra. Hãy bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt và phải cương quyết không đụng đến chúng khi chưa thật cần thiết.

5. Tiết kiệm một cách khôn ngoan, sáng suốt

Một số người có thói quen dùng tiền để mua đất, mua nhà như một khoản tiết kiệm cho tương lai. Điều này hoàn toàn hợp lý nếu xét theo thực tế quỹ đất, đặc biệt là ở các thành phố lớn, ngày càng hẹp lại và giá nhà đất ngày càng tăng.

Nhưng đừng vì thế mà cứ nhắm mắt mua đất hoặc nhà chỉ vì nó phù hợp với ngân sách của bạn. Hãy tính đến những yếu tố như địa thế, điều kiện hạ tầng trong khu vực để có thể dễ dàng bán ngay khi cần tiền mặt.

Bạn cũng đừng bao giờ mang hết số tiền đã dành dụm để cho người khác vay. Bạn có thể mất trắng số tiền tiết kiệm chỉ trong chốc lát.

ĐỪNG MẮC NỢ TÀI CHÍNH

Đây là một số lời khuyên dành cho các bạn trẻ để chuẩn bị cho một nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai. hãy tin những câu nói “muôn thuở”.

Lời khuyên về tài chính cá nhân cũng tương tự nhau và thường lặp lại, nên nghe có vẻ nhàm chán. Nhưng chúng rất có ích cho bạn. Đó là:

– Sống trong phạm vi mức thu nhập cho phép.

– Lập ra một quỹ khẩn cấp bằng 3-6 tháng chi phí sinh hoạt

– Đừng để mắc nợ.

– Mở một tài khoản nghỉ hưu cá nhân, hoặc tài khoản tiết kiệm và để dành ít nhất 10-20% thu nhập một năm.

– Có một danh mục đầu tư đa dạng tại các quỹ hỗ tương uy tín như VFI, PFI, MFI để góp số tiền đầu tư của bạn tăng dần theo thời gian.

Các bạn trẻ ở độ tuổi 20-30 thường có một nghịch lý về tài chính cá nhân. Đây là độ tuổi có năng lực tài chính mạnh nhất (ví dụ, một người mỗi năm tiết kiệm 10 triệu đồng trong tài khoản về hưu từ 21-30 tuổi và sau đó ngưng lại, thì người ấy sẽ có tài khoản về hưu nhiều hơn những người bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 31 cho đến khi 65 tuổi. Nhưng những người ở độ tuổi này lại có xu hướng mắc nợ nhiều nhất.

Ở độ tuổi này, các bạn trẻ khao khát được khẳng định mình. Và khi các phương tiện truyền thông nói bạn có thể tạo ra phong cách riêng bằng cách xài toàn hàng hiệu, bạn sẽ không ngại vung tiền cho những món đồ đó.

Khi bước qua tuổi 30 – 40, có nhiều hiểu biết hơn, ý thức hơn về bản thân, bạn sẽ biết cách sử dụng tiền như một công cụ để giúp bạn trở thành người mình mong muốn. Nhưng đó cũng là khi cáithời tiêu xài phung phí của tuổi 20 quay trở lại, ám ảnh bạn với những món nợ bạn đã vay trước đó. Khi tôi 20 tuổi, cha tôi khuyên tôi tránh xa các buổi đi chơi đêm với bạn bè và phải biết tiết kiệm.

Tôi đã làm theo lời khuyên đó và làm thường xuyên như một thói quen. Tất nhiên, tôi cũng có nhiều niềm vui. Tôi mua giấy ở các cửa tiệm bình dân và đi du lịch nước ngoài trên những chuyến bay giá rẻ.

Khi tôi 38 tuổi, cuộc sống của tôi rất thoải mái, không phải vì tôi thắng lớn khi chơi chứng khoán hay bất động sản, mà bởi vì tôi đã tránh xa được các khoản nợ và thường xuyên tiết kiệm tiền trong gần 20 năm qua.

Để có được nền tảng tài chính vững chắc, hãy làm theo những lời khuyên trên và làm thường xuyên như một thói quen. Một ngày nào đó, nó sẽ mở ra cho bạn nhiều sự chọn lựa và với số tiền tích lũy được, bạn sẽ không còn bận tâm về tài chính và từ đó có thể theo đuổi các giá trị của mình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button