Văn học trong nước

Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ma Văn Kháng

Download sách Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

– Khoan đã, Tự! Hình như có ai đến tìm cậu – Đột ngột Kha ngắt lời Tự, ngẩng lên, nghênh nghênh hai cái tai lá mít. – Tớ vừa nghe thấy tiếng vợ cậu gắt với ai đó ở dưới sân…
Tự mím môi, rời bỏ một ý nghĩ đang nấu nung, nghiêng đầu, hai con mắt e dè chớp chớp. Có nghe thấy gì đâu nhỉ? Chỉ có hơi men nắng đầu mùa hạ bốc tỏa lâm râm và vệt âm thanh mờ mờ xam xám của cái ống nước rò rỉ chảy suốt ngày len lỏi giữa cuộc cãi lộn tranh giành quyền sở hữu đất đai chốc chốc lại dào lên như cơm sôi ở dưới cái sân của căn nhà đông hộ. Có ai đâu mà Kha bảo là có người đến tìm Tự? Hai con mắt trầm sâu của Tự lướt qua một ánh nhìn phủ định, rồi lại chắm chúi rọi xuống trang giấy chi chít những dòng chữ Việt, chữ Nho nhỏ ti trong cuốn sổ tay để ngửa đặt trên mặt sàn.
– Nói tóm lại thế này, Kha ạ. Nhưng, Kha ơi – Tự tiếp tục ngập ngừng, – ông phải suy ngẫm một cách phi cổ điển đã. Mình nói thế có thể là thừa với ông. Nhưng cứ phải nói, bởi vì rất nhiều người, kể cả mình đã từng khốn khổ vì những cái tưởng như đã ổn định, xong xuôi cả rồi. Thêm nữa như các cụ nhà ta xưa vẫn nói : có chữ, nghĩ ba năm chưa thông tỏ, giảng ngàn năm chưa thông suốt.
– Thôi thôi… xem ra cậu nhai văn nhá chữ còn tỉ mẩn hơn cả hồi đại học.
– Để mình nói nốt đã, chẳng hạn như câu mở đầu của Truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta. Thuật, giáo viên toán, bạn của chúng mình, dịch là: cent années, dans cette limite de la vie humaine. Sát từng chữ. Nhưng theo mình, hoàn toàn không phải vậy. Phải hiểu câu đó như thế này…
– Thôi ! Đã bảo là thôi mà. Rào đón gì mà khiếp thế!
– Thế này, Kha ạ – Tự cười nhè nhẹ, khiêm nhường – Nghĩa là mình rất nghi ngờ ý kiến của các học giả từ xưa đến nay cho rằng : Nguyễn Du buồn vô vọng khi ông viết : bất tri tam bách dư niên hậu… Nguyễn tiên sinh đâu có buồn ! Trái lại, ở đây là một tâm trạng sảng khoái và một nụ cười hóm hỉnh, tự lại.
– Ừ… ừ… Có thể… Có thể…
Kha gật đầu, vòng hai tay ôm hai đầu gối thúc trong ống quần si xanh vừa co lên. Tự hào hứng, vung tay, cao giọng.
Ấy là lúc Tự đẹp nhất. Giọng Tự tròn âm vang, đầm ấm. Mặt Tự lấm tấm đỏ, như dị ứng trong cái nhìn cảm phục của Kha. Được biểu hiện mình là lúc Tự đẹp cả hình lẫn sắc và thanh. Ấy là lúc Tự phát tiết anh hoa. Và Kha thực tình rất phục Tự. Tự được cả phần tâm lẫn phần tài. Tự là khối kiến thức quảng bác, là sự bất ngờ của những khám phá mới mẻ. Tự, cái anh chàng giáo viên dạy văn ở trường trung học, nghèo khổ có lẽ còn hơn cả cái anh giáo Thứ trong Sống mòn của Nam Cao, dưới một hình vẻ đơn sơ, mờ nhạt, thực tình lại rất dồi dào và sắc sảo cơ đấy. Chao ôi! Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, người người đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang. Ở cái gác xép chật chội đang bắt đầu ngôn ngốt vì cái nắng trưa hè này mà lại còn cao đàm khoát luận về cái sâu xa, thâm thúy của văn chương, mà lại còn say sưa, mầy mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật, lặn lội trong các ẩn dụ, nghịch lý, nát óc ngẫm nghĩ để giải mã cái bí ẩn của câu thơ, lời văn… thì hẳn phải là một kẻ đam mê cao cả và có bản lĩnh mạnh mẽ vô cùng. Bây giờ, hay bao giờ chẳng thế, thiên hạ đang đầu tắt mặt tối lo cái ăn cái mặc, đang đua chen làm giàu, đang tìm cách lấn át anh hàng xóm, người đồng nghiệp? Bây giờ… mô tả cái toàn cảnh cuộc sống như thế, liệu có cực đoan? Nhưng, rõ ràng đã có một thời : cái sùng bái không phải là đời sống vật chất. Và con người sống với nhau lấy nhường nhịn hoà thuận làm phương châm xử thế hàng đầu, chứ không động một tí là lợi dụng, lôi bè kéo cánh, đấu đá, gây chuyện om sòm; lại còn coi đó mới là cách sống có đấu tranh và tiên tiến… Còn bây giờ, ngay dưới cái sân chung cư của nhiều con ngưòi kia, ngay trước mắt Kha và Tự, đang có cuộc cãi cọ tranh giành. Lúc dắt xe đạp vào sân chung cư lên gác xép tìm Tự, tận mắt Kha đã thấy cuộc co kéo, xô đẩy nhau quyết liệt giữa một cô gái khoèo đại diện cho cư dân lâu đời ở căn hộ này với gã đàn ông mới nhập cư đến mà đã dám tự tiện thuê thợ đào móng và cho chiếc Bông sen chở cát sỏi, xi măng đến, định xây cất một căn buồng ở chỗ đất trống, ngay đầu hồi buồng Tự. Gã định chơi trò xâm lược chớp nhoáng. Đất là đất công. Nhưng, vì vậy mà tất cả những kẻ ngụ cư ở căn nhà này bỗng thấy mình bấy lâu ngu hèn, không nhìn thấy nguồn lợi to lớn sờ sờ trước mắt và nhất là thấy mình bị hớt tay trên. Thôi thì đủ các ngôn từ hạ đẳng được tuôn ra thốc tháo, không một chút thẹn thùng.
– Tự này… đúng là có người nào đó tìm cậu…
– Làm gì có ai?
– Tớ nghe thấy hình như…
– Không có ai dâu. Ông nghe tôi trình bày nốt cái ý này đã…
Tự giơ tay gạt một trở lực vô hình trong không khí, tâm trí hoàn toàn đi về một hướng say mê.
– Nguyễn Du không yếm thế dâu. Ở bài Độc tiểu thanh ký này, ông bộc lộ niềm thương cảm hết mực với con người tài hoa thuở trước. Hơn nữa, ông thấy mình cùng đội ngũ với họ. Và ông cho rằng : trầm luân đấy, nhưng tài hoa là bất diệt, là vĩnh hằng. Hai câu thực trong bài thơ nói ý tưởng này. Quen miệng thì ông trách trời xanh ăn ở bất công mà thôi. Cũng là một cách nói tu từ nữa. Chú ông trí tuệ lắm! Hóa công nào có thiên vị với ai. Tài mệnh tương đố trong Kiều chỉ là một cách nói thôi, Kha ạ. Chứ mình tin rằng Nguyễn Du chịu nhận số phận hẩm hiu của mình một cách kiêu hãnh. không than vãn. Ai đổi cái may mắn của họ lấy cái oan khổ của đời ông, ông cũng không đổi dâu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button