Kỹ năng mềm

Thoát Nạn Trong Gang Tấc Tập 2: Trong Nhà

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alphabooks biên soạn

Download sách Thoát Nạn Trong Gang Tấc Tập 2: Trong Nhà ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Các bạn nhỏ thân mến, đối với ba mẹ, ngôi nhà chính là “đại bản doanh” an toàn nhất trên thế giới. Và thế là, chúng mình thường xuyên phải nghe những câu đại loại như: “Ba mẹ cấm con không được đi ra khỏi nhà một mình” hay “Ở nhà khóa chặt cửa đợi bố mẹ về, đừng có đi lang thang đấy!”…

Và đó cũng là lý do vì sao chúng mình trở thành những “chú bò đội nón” mỗi khi rơi vào trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài đườngmột mình. “Bò đội nón” không hiểu biển giao thông chỉ dẫn điều gì, “bò đội nón” cũng chẳng biết cần phải làm gì để tự mình đi tàu xe một cách an toàn, “bò đội nón” càng không biết phải làm sao khi đối mặt với những kẻ lạ mặt, hoặc những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống.

Đó là lý do mà những “chú bò đội nón” nênđọc thật kỹ cuốn sách này. Thoát nạn trong gang tấc gồm 11 chương, tập hợp thật đầy đủvà chi tiết những tình huống bất ngờ, nguy hiểm mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong sinh hoạt, đời sống. Đồng thời, nó cũng dạy bạn cách xử lí thật thông minh để có thể “thoát nạn trong gang tấc” và ngày càng trưởng thành.

Hãy giữ cuốn sách như một cuốn cẩm nangđể nó có thể là người bạn thông thái đi cùng bạn nhỏ trên mọi nẻo đường, bạn nhé!

ĐỌC THỬ

BỎNG NƯỚC, BỎNG BÀN LÀ, BỎNG BÔ THẬT ĐÁNG SỢ

Đừng đùa nghịch bên nồi canh nóng!

Tranh thủ lúc mẹ vừa mới bê nồi canh nóng lên để ở góc nhà, mấy đứa nhỏ chúng tớ bàn với nhau sẽ cùng khiêng nồi canh ra giữa nhà và chơi trò thổ dân nhảy múa quanh bếp lửa.

Sau khi đặt nồi canh giữa nhà, chúng tớ nắm tay nhau cùng nhảy múa tung tăng, hát hò ầm ĩ. Trò chơi đang diễn ra vui vẻ thì đột nhiên tớ bị vấp. Thế là cả cánh tay tớ đã chống “gọn” trong nồi canh vẫn còn đang bốc hơi nghi ngút! Ôi, cái tay của tớ giống như là bị luộc chín vậy! Bây giờ nhớ lại vẫn thấy sợ quá đi thôi!

Nếu không muốn cánh tay bị luộc chín như tớ hay cái chân bị nhúng nước sôi thì các bạn nhỏ nhớ đừng dại gì mà đùa nghịch, chạy nhảy quanh nồi canh nóng, phích nước nóng đấy nha!

“Chấm điểm” cho bạn nước nóng!

Tắm nước nóng thật là sảng khoái! Đặc biệt, trời lạnh mà được tắm nước nóng thì thật tuyệt vời. Làn nước nhẹ nhàng mơn man cơ thể mới ấm áp làm sao! Thế nhưng bạn cũng đừng lơ là với sự dễ chịu đó. Bởi vì cái vòi hoa sen hay chậu nước nóng đôi khi có tính khí rất thất thường.

Một hôm, tớ bật vòi hoa sen lên mà quên không thử nước trước khi xả lên người. Nước nóng rẫy như muốn tuốt hết lớp da khiến tớ phải la lên oai oái. Từ lần ấy, tớ chừa kiểu tắm nước nóng dùng vòi hoa sen một cách “hồn nhiên”. Thay vào đó, tớ luôn bật vòi lên, thử vặn một chút nước ra tay và điều chỉnh độ nóng lạnh đến khi phù hợp. Mà các bạn nhớ thử bằng tay nha! Bởi vì bàn tay của chúng mình có phản ứng rất nhanh khi gặp nước nóng đấy! Tay sẽ ngay lập tức rụt lại khi thấy nước nóng không an toàn. Còn nếu tay xòe ra hồ hởi với nước nóng thì có nghĩa là chúng mình có thể yên tâm tắm được rồi.

Việc chúng mình phải tự pha nước tắm cũng tương tự như vậy. Đầu tiên nên xả nước lạnh gần đầy chậu rồi từ từ thêm nước nóng vào. Chúng mình cũng dùng tay để thử nhiệt độ của chậu nước tắm mỗi lần thêm nước nóng nhé! Lưu ý, chúng mình tuyệt đối không nên làm ngược lại. Bởi nếu cho nước nóng vào chậu trước rồi dần dần thêm nước lạnh, nước có thể vẫn còn nóng rát khiến tay bạn bị bỏng khi thử nước đấy!

Các bạn nhớ là chỉ bắt đầu tắm khi nước nóng đã được bàn tay “chấm điểm” nha!

Cháo nóng hổi vừa thổi vừa ăn!

Đừng tưởng bát cháo gà đang bốc hơi nghi ngút hay miếng nem rán giòn thơm lựng mẹ mới vớt ra từ chảo kia là ngon lành và tuyệt đối vô hại các bạn nhỏ nha!

Đã có không ít trường hợp các bạn nhỏ vì thiếu cảnh giác với những thứ ngon lành như trên mà làm bỏng cái miệng chúm chím xinh xinh của mình. Cháo nóng và đặc biệt là những đồ chiên qua dầu mỡ luôn giữ nhiệt rất lâu. Vì vậy, dù trông bề ngoài có vẻ đã nguội thì các bạn nhỏ vẫn nên cẩn thận thử độ nóng của chúng trước khi “cho gọn” vào miệng nhé!

Vậy, chúng mình có thể thử bằng cách nào? Đương nhiên, miệng sẽ cử một vài nhân vật như lưỡi, răng, môi ra kiểm tra độ nóng của mấy thứ đồ ăn kia trước. Với những đồ ăn dạng cháo, xúp, có thể dùng đầu lưỡi và môi để thử xem nhiệt độ đã phù hợp để chúng mình ăn hay chưa. Còn với những đồ ăn dạng chiên, xào, rán trong dầu mỡ thì có thể dùng răng cắn một ít để thử trước khi quyết định có nên cho cả miếng thức ăn đó vào miệng ngay lập tức hay không.

Để tránh làm tổn thương cái miệng xinh xinh của mình, các bạn nhỏ phải nhớ luôn thử trước khi ăn nhé! Nếu đồ ăn còn nóng, chúng mình nhất định phải thổi nhẹ đến khi thật nguội mới được cho vào miệng nha!

Bàn là là quần áo… chớ nên là làn da

Bác bàn là khó tính hơn bạn nghĩ đấy! Này, bình thường trông bác ấy rất lạnh lùng nhé! Còn khi làm việc cần mẫn dưới đôi tay của mẹ, bác ấy có thể làm cho áo sơ mi của ba phẳng lì, quần vải của mẹ thẳng nếp… khiến tớ cứ tưởng ai cũng có thể cầm bác bàn là để là quần áo. Nhưng thực ra bác bàn là chỉ dễ tính (nguội ngắt) khi đã nghỉ ngơi một lúc lâu rồi thôi. Còn khi đang làm việc hoặc mới là quần áo xong, bác ấy thở phì phò, đặc biệt là toàn thân nóng bừng bừng. Khôn hồn thì lúc này các bạn nên tránh xa bác bàn là ra nhé!

Các bạn nhỏ biết không, khi làm việc nhiều, người bác bàn là như đang “phát hỏa” lên. Bác ấy thở ra cả làn khói trắng nên không còn đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là cái quần, cái áo, đâu là mảnh vải, đâu là làn da của chúng mình. Nếu lúc này chúng mình chơi loanh quanh hay mon men đến gần và vô tình chạm phải, thì chắc chắn bác bàn là sẽ là phẳng làn da của chúng mình giống như là phẳng một tấm vải đấy! Chúng mình chắc chắn sẽ bị bỏng và cảm thấy vô cùng đau rát, khó chịu.

Vậy nên, các bạn nhỏ nhớ tránh thật xa bác bàn là khi bác đang làm việc hay vừa mới làm việc xong nhé!

Cô nồi, cậu chảo nóng tính vô cùng!

Trong nhà mình không chỉ có bác bàn là mới nóng tính đâu nhé! Các bạn nhỏ biết không, cô nồi, cậu chảo cũng là những người hay cáu gắt và bẳn tính lắm đấy! Đành rằng khi được rửa sạch sẽ thì cô cậu ấy vui vẻ kêu loảng xoảng, xủng xẻng; khi được treo trong góc tủ thì thảnh thơi dễ chịu, thế nhưng hễ cứ cho lên bếp là cô cậu ấy cáu gắt ngay đấy! Giận cá chém thớt, ai mà động đến cô cậu ấy lúc này thì biết tay ngay, đặc biệt là bọn con nít chúng mình.

Bọn trẻ con cứ lảng vảng đến gần cô nồi cậu chảo mà chẳng may chạm tay, đá chân vào thì bỏng tay, bỏng chân là cái chắc! Đứa nào dại dột còn cầm lấy tay cậu chảo (phần cán) hay túm lấy tai cô nồi (phần quai) khi không đeo găng tay bắc bếp thì e rằng không khóc thét cũng phải sụt sùi. Thậm chí, vết bỏng còn đau điếng đến mấy ngày sau nữa đấy!

Và đây là lời cảnh báo đến từ cô nồi và cậu chảo tính khí thất thường: “Bọn con nít hãy tránh xa ra khi chúng ta đang làm nhiệm vụ!”. Các bạn nhỏ phải tuyệt đối nhớ đấy nhé!

Chạy đến đón ba… nhưng tránh xa ống xả!

“Ôi, cái bọn trẻ con này! Hãy tránh xa ta ra trước khi quá muộn!” – chiếc xe máy của ba thều thào sau một ngày dài làm việc cật lực. Ấy vậy mà bọn trẻ chẳng mấy khi nghe thấy vì chúng còn mải quấn lấy ba. Cũng chính vì thế chúng đã vô tình chạm phải chiếc bô xe đang nóng ran rồi giãy nảy và khóc thét lên.

“Thật tội nghiệp đứa trẻ! Ta đâu muốn làm nó bị thương!” – chiếc xe của ba lại thều thào.

Các bạn nhỏ thấy không, bác xe không muốn chúng mình bị thương một chút nào. Đó hoàn toàn là do sự bất cẩn của chúng mình thôi! Chúng mình không cho chiếc xe với cái ống xả đang “phát hỏa” lên sau một ngày làm việc được yên tĩnh, nghỉ ngơi để lấy lại nhiệt độ cân bằng mà vô tình chen ngang nên mới bị bỏng bô đấy!

Ngoài ra, do bô xe máy thường nằm ngang tầm chân nên chân chúng mình rất dễ chạm phải. Vết sẹo bỏng bô lại vô cùng xấu xí! Nó thường là một vùng thâm đen nên sẽ trở thành một trở ngại đối với các bạn gái sau này khi muốn khoe đôi chân dài trong chiếc váy ngắn đó nha!

Để không bị bỏng bô, chúng mình nên tránh xa chiếc xe máy lúc nó vừa dừng lại sau khi chạy một quãng đường dài. Nếu muốn chạy ra đón ba đi làm về, các bạn hãy nhớ đứng về bên không có ống xả, như thế chúng mình có thể tránh được va chạm và tất nhiên là sẽ không bị bỏng rồi!

Khi bị bỏng phải làm sao?

Khi không may bị bỏng nước sôi, bỏng bàn là, bỏng pô, bỏng lửa… mà không có ai giúp đỡ, chúng mình cần nhanh chóng thoát khỏi nguồn gây bỏng, đồng thời thực hiện các bước sau:

– Làm mát vết bỏng, tránh làm cho da bị rộp bằng cách mở vòi nước chảy từ từ lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm cũng như độ sâu của vết thương. Lưu ý, chúng mình tuyệt đối không được dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da đâu nhé!

– Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bị bỏng như giày, dép, vòng trước khi vết bỏng bị sưng, phù nề.

– Che phủ vùng bị bỏng bằng gạc vô trùng. Nếu không có gạc, chúng mình có thể dùng vải sạch thay thế.

– Lưu ý, chúng mình tuyệt đối không được dùng nước mắm, kem đánh răng, nước muối dưa cà… hoặc các loại thuốc mỡ không dùng chữa bỏng bôi lên vết bỏng. Bởi việc sơ cứu không đúng cách như vậy sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm, gây khó khăn trong quá trình điều trị đấy!

– Tóm lại, khi bị bỏng, chúng mình cần bình tĩnh, đồng thời nhanh chóng, nhẹ nhàng sơ cứu, sau đó gọi và đợi người lớn đến giúp nhé!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button