Văn học nước ngoài

Vũ Điệu Quỷ

vu-dieu-quy-jonathan-kellerman1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jonathan Kellerman

Download sách Vũ Điệu Quỷ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cô bé 21 tháng tuổi đáng yêu khỏe mạnh, Cassie Jones, đột ngột phải nhập viện với những triệu chứng kỳ lạ mà không bác sỹ nào có thể lý giải nổi. Mọi chuyện bắt đầu trở nên phức tạp khi bác sỹ tâm lý trẻ em Alex Delaware vào cuộc, trực giác mách bảo ông: một trong số những y tá đang chăm sóc Cassie thực ra là ác quỷ. Một loạt những sự việc gây sốc liên tiếp xảy ra ngay sau đó. Liệu số phận của đứa bé vô tội sẽ ra sao? Bác sỹ Alex làm thế nào để chứng minh sự thật và tìm ra con quỷ đội lốt người để cứu được Cassie?…

Trong thời gian học tập và nghiên cứu cũng như làm công việc của một bác sĩ tâm lý trị liệu, tôi tình cờ phát hiện thấy những tình trạng tâm lý kì quái và đáng ngại, đó là hội chứng Munchausen, trong đó những người bệnh mắc phải hội chứng này thường giả vờ ốm bằng cách nói dối về các triệu chứng, tự làm tổn thương họ hay uống thuốc độc. Nhu cầu nói dối của những bệnh nhân này lớn tới mức mà họ chấp nhận nằm viện dài ngày, chịu đựng các cuộc kiểm tra y tế bên trong cơ thể thậm chí cả phẫu thuật.

Một biến thể nguy hiểm của hội chứng này là Munchausen thay thế, liên quan tới những bậc cha mẹ, chính họ đã tạo ra căn bệnh giả ở con cái mình. Việc này đã trở thành thách thức với các bác sĩ, y tá tài ba cũng như toàn bộ hệ thống y tế. Không ai thật sự hiểu được là làm thế nào và tại sao mà những biểu hiện này lại tiến triển. Munchausen vẫn còn là một bí mật y học đáng sợ và cũng là phạm vi mà sự tò mò của tôi không sao cưỡng lại được ở cả hai vị trí: một là nhà viết tiểu thuyết, và một là nhà khoa học nghiên cứu về hành vi.

Đó là một nơi đáng sợ và huyền bí, nơi của những phép ma và những thất bại tồi tệ nhất.
Tôi đã dành một phần tư cuộc đời sống ở đó, học cách đối phó với sự đơn điệu, điên rồ.
Năm năm không tới đã biến tôi thành một kẻ lạ mặt, và khi bước vào hành lang của khu nhà, lòng tôi thấy bồn chồn khó tả.
Những cánh cửa kính, sàn nhà lát đá granit đen bóng, những bức tường hình lòng chảo có tên của các Mạnh Thường Quân đã qua đời.
Đây đúng là cái trạm hào nhoáng cho một chuyến du hành bất tận không người hướng dẫn.
Bên ngoài là mùa xuân nhưng ở đây thời gian có một ý nghĩa khác.
Có một nhóm các phẫu thuật sinh thực tập rất trẻ đang lững thững đi qua tôi trên những đôi dép đế dày của các bác sĩ phụ mổ, trông họ mệt mỏi vì phải làm ca kép. Đôi giày đế da của tôi kêu lộp cộp khi bước đi trên nền đá hành lang.
Sàn hành lang trơn và lạnh như sân băng. Hồi tôi bắt đầu làm bác sĩ thực tập ở đây thì nó mới được lát đá. Tôi nhớ lại những vụ phản đối. Nhiều lá đơn phản ánh sự bất hợp lý của sàn đá, ở nơi mà trẻ con thường chạy nhảy, nô đùa và đẩy xe lăn. Nhưng một số nhà nhân chủng học lại thích kiểu dáng của sàn đá. Thời đó, nhân chủng học là lĩnh vực đang được ưa chuộng.
Sáng nay, diện tích mặt sàn đá không còn trống nhiều, một đám đông đang chen lấn khắp hành lang, phần lớn có nước da đen, mặc quần áo rẻ tiền, xếp thành hàng dài tại những chiếc quầy có thành làm bằng kính và chờ đợi ân huệ của mấy thư ký mặt lạnh như tiền. Mấy thư ký luôn tránh nhìn vào mắt các bệnh nhân và tôn thờ đám giấy msa. Dòng người dường như không hề di chuyển.
Trẻ con đứa gào khóc, đứa bú mẹ; những phụ nữ trông tiều tuỵ; mấy người đàn ông cố nuốt trôi những câu chửi rủa định phát ra khỏi miệng và nhìn không chớp mắt xuống sàn. Những người lạ mặt va vào nhau liên tục và cùng cười cầu hoà với nhau.
Một vài đứa trẻ vặn người, và vùng vằng để thoát ra khỏi cánh tay ôm của người lớn. Bọn chúng thoát ra được khoảng một hay hai giây rồi lại bị kéo trở lại. Những đứa trẻ khác xanh xao, gầy gò, hốc hác, đầu rụng hết tóc được phết lên những loai màu kỳ lạ thì đứng yên, tuân lời cha mẹ một cách đau đớn. Giọng nói lanh lảnh phát ra nghe như tiếng của một cái máy. Thỉnh thoảng có những nụ cười hay một chút vui vẻ làm sáng lên căn phòng đầy ảm đạm âm u này.
Khi tới gần hơn, một thứ mùi đặc trưng đập vào mũi tôi.
Mùi nồng của cồn rửa, vị đắng của thuốc kháng sinh, cái nhớp nháp của cồn ngọt và sự đau đớn của người bệnh.
Đó là những thứ của bệnh viện. Có nhiều thứ không hề thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi thì đã thay đổi, đôi tay tôi lạnh toát.
Tôi vừa chen vừa đẩy mới đi qua được đám đông. Vừa khi tôi bước tới thang máy thì một người đàn ông to, khoẻ trong bộ đồng phục xanh dương của cảnh sát từ đâu đó bước ra chặn lối. Anh ta có cái đầu cắt cua quá trọc tới mức lộ cả lớp da đầu bóng láng. Khuôn mặt lưỡi cày của anh ta được trang trí bởi bộ kính gọng đen.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button