Văn học nước ngoài

Vòng Tay Samurai

Vong tay Samurai - Amelie Nothomb1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Amelie Nothomb

Download sách Vòng Tay Samurai ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

“Vòng tay Samurai” kể về mối tình của Amélie Nothomb với Rinri – một chàng trai Nhật Bản – vị hôn phu Tokyo “chính hiệu”. Câu chuyện tình lạ thường này bắt đầu từ mối quan hệ: cô – trò.
Bằng cái nhìn tinh tế và bút pháp tự truyện duyên dáng nhưng không kém phần hóm hỉnh, Amélie Nothomb đã tái hiện lại một cách sinh động toàn bộ cuộc sống và con người ở xứ sở Mặt trời mọc dưới những lát cắt thú vị nhất. Đó là cuộc sống sinh hoạt của một gia đình Tokyo “kiểu mẫu”, là những phong tục khi giới thiệu bạn gái, những nét đặc sắc trong ẩm thực, âm nhạc và đặc biệt là sự phức tạp trong ngôn ngữ diễn đạt.
Từ những nhầm lẫn trong cách diễn đạt này mà vô tình, “cô giáo” Bỉ trở thành “cô bồ” của cậu trai Nhật Bản, rồi cũng lại bởi bất đồng ngôn ngữ mà cô gái một lần nữa “vô tình” đồng ý lời cầu hôn của chàng trai, để rồi bất đắc dĩ phải thực hiện cuộc chạy trốn khỏi đất nước mà cô yêu quý lẫn tôn sùng.
Có thể có một chút tiếc nuối, một chút dằn vặt khi câu chuyện tình trong tác phẩm là dang dở nhưng người đọc có quyền thở phào nhẹ nhõm, có quyền hạnh phúc như niềm hạnh phúc của Amélie trong vòng tay Rinri khi anh nói trong ngày cô trở lại: “Anh muốn ôm em bằng vòng tay bạn hữu của Samurai”
“Ta có thể tìm thấy tất thảy trong thiên diễm tình giữa Đông – Tây này…” – Marianne Payot, L’Express.

Trích đoạn

Tôi thấy có lẽ cách học tiếng Nhật hiệu quả nhất là đi dạy tiếng Pháp. Vậy nên tôi để lại mẩu tin rao vặt tại siêu thị: “Nhận dạy kèm tiếng Pháp, giá cả hấp dẫn”.
Ngay tối hôm đó, điện thoại đổ chuông. Cuộc hẹn được ấn định vào ngày hôm sau, tại một quán cà phê trên đại lộ Omote-Sando. Người gọi có nói tên anh ta, nhưng tôi chẳng hiểu gì cả, anh cũng không hiểu tên tôi. Lúc bỏ điện thoại xuống, tôi mới chợt nhận ra là cả tôi và anh đều không biết sẽ nhận ra nhau bằng cách nào. Đã vậy, tôi lại không nhanh trí hỏi số điện thoại của anh, thật chẳng biết phải làm sao nữa. “Có thể anh ta sẽ gọi lại cho mình vì lý do đó”, tôi nghĩ vậy.
Anh chẳng gọi lại cho tôi. Tôi nhớ giọng anh có vẻ còn trẻ. Điều đó không giúp ích gì nhiều. Vào năm 1989, ở Tokyo không hiếm thanh niên. Huống chi là vào tầm ba giờ chiều ngày 26 tháng Giêng tại quán cà phê trên đại lộ Omote-Sando này.
Tôi không phải là người nước ngoài duy nhất, còn rất nhiều người khác nữa. Song anh đi thẳng tới chỗ tôi ngồi mà không hề do dự.
– Cô là giáo viên dạy tiếng Pháp phải không?
– Sao anh biết?
Anh nhún vai. Rồi anh ngồi xuống lưng thẳng đơ và chẳng nói năng gì. Tôi hiểu mình là giáo viên nên phải là người quan tâm tới anh. Tôi hỏi anh vài câu và được biết anh hai mươi tuổi, tên là Rinri và đang học tiếng Pháp ở trường đại học. Anh thì biết tôi hai mươi mốt tuổi, tên là Amélie và đang học tiếng Nhật. Anh không hiểu tôi là người nước nào. Tôi quen với điều này rồi.
– Kể từ bây giờ, chúng ta không được nói tiếng Anh nữa, tôi nói.
Tôi nói chuyện bằng tiếng Pháp vì muốn biết trình độ của anh: nó thật kinh hoàng. Tệ nhất là cách phát âm của anh: nếu không biết trước Rinri đang nói tiếng Pháp với tôi thì có lẽ tôi đã nghĩ mình gặp phải người vừa mới ậm ọe vài câu tiếng Trung. Vốn từ của anh quá nghèo nàn, cấu trúc câu thì bắt chước sai cấu trúc tiếng Anh, mà chẳng hiểu sao anh cứ lôi tiếng Anh ra mà quy chiếu. Ấy vậy mà anh đang là sinh viên tiếng Pháp năm thứ ba cơ đấy. Trường hợp của anh khẳng định rằng việc dạy ngoại ngữ ở Nhật đã thất bại thảm hại. Ở cấp độ như vậy thì thậm chí không thể đổ tại cá tính cư dân hải đảo nữa.
Chàng trai hẳn ý thức được tình thế nên vội vàng xin lỗi, rồi im lặng. Tôi không thể chấp nhận thất bại này nên cố làm cho anh nói trở lại. Vô ích. Anh ngậm cứng miệng như thể để che đi hàm răng gớm ghiếc. Chúng tôi lâm vào ngõ cụt.
Tôi bèn chuyển sang nói với anh bằng tiếng Nhật. Suốt từ hồi năm tuổi đến giờ tôi không hề dùng lại thứ tiếng này và tôi mới quay trở lại đất nước Mặt Trời Mọc được có sáu ngày, sau mười sáu năm vắng mặt. Sáu ngày không thể đủ, còn lâu mới đủ, để khởi động lại những kỷ niệm thơ ấu của tôi về tiếng Nhật. Vậy nên tôi tuôn ra cho anh nghe thứ ngôn ngữ trẻ con ngây ngô chẳng ra đầu cua tai nheo gì cả. Đó là những chuyện về nhân viên cảnh sát, về chó và về hoa anh đào. Chàng trai ngơ ngác nghe tôi nói rồi cuối cùng phá lên cười. Anh hỏi có phải một đứa trẻ lên năm đã dạy tôi tiếng Nhật không.
– Đúng đấy, tôi trả lời. Đứa trẻ đó chính là tôi đây.
Và tôi kể cho anh nghe hành trình của mình. Tôi chậm rãi kể cho anh nghe, bằng tiếng Pháp; nhờ một tình cảm đặc biệt, tôi cảm nhận được rằng anh hiểu những điều tôi nói.
Tôi đã hóa giải ức chế cho anh.
Bằng thứ tiếng Pháp còn tệ hơn cả tệ, anh bảo tôi rằng anh biết vùng Kansai nơi tôi sinh ra và sống năm năm đầu đời.
Anh là người gốc Tokyo, nơi bố anh điều hành một trường kim hoàn có tiếng. Nói đến đó, anh dừng lại, mệt phờ vì gắng sức, và uống một hơi hết cốc cà phê.
Với anh, diễn giải mấy ý đó mệt không kém gì vượt sông đang mùa lũ mà trên lối qua sông những hòn đá nằm cách xa nhau đến năm mét. Tôi thích thú ngắm nhìn anh thở hổn hển sau chiến công.
Phải thừa nhận rằng tiếng Pháp thật khó học. Tôi chẳng muốn phải ở vào địa vị cậu học trò của mình. Học để nói được thứ ngôn ngữ của tôi hẳn cũng khó như học để viết được thứ tiếng của anh.
Tôi hỏi anh thích gì trong đời. Anh suy nghĩ hồi lâu. Tôi những muốn biết anh phải suy nghĩ lâu như vậy là do bản chất hay vì khó khăn ngôn ngữ. Sau một hồi đào sâu suy nghĩ, câu trả lời của anh làm tôi hết sức lúng túng:

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button