Văn học nước ngoài

Vô Tri

Vo tri - Milan Kundera1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Milan Kundera

Download sách Vô Tri ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Cậu vẫn còn ở đây được cơ à?” Giọng cô không độc ác, nhưng cũng không hề thân thiện, Sylvie đang bực bội.

 

“Thế tớ phải ở đâu?” Irena hỏi.

 

“Nhà cậu!”

 

“Cậu muốn nói là tớ đang không ở nhà tớ?”

 

Tất nhiên, cô không muốn đuổi bạn ra khỏi nước Pháp, cũng không muốn làm bạn nghĩ rằng mình là một kẻ ngoại cuộc không được mong đợi ở đây: “Cậu biết thừa tớ muốn nói gì!”

 

“Phải, tớ biết, nhưng cậu quên mất là ở đây tớ còn có công việc? có căn hộ của tớ? có các con của tớ?

 

“Nghe này, tớ biết Gustaf mà. Anh ấy sẽ làm mọi thứ để cậu có thể về nước. Còn mấy đứa con gái nhà cậu ấy hả, thôi đừng xạo nữa đi! Chúng đã có cuộc sống riêng rồi! Chúa ơi, Irena, những gì diễn ra tại nước cậu thật là quyến rũ hết sức! Trong hoàn cảnh như thế chuyện gì cũng có thể dàn xếp được tuốt.”

 

“Nhưng này, Sylvie! Đó mới chỉ là những điều thực tiễn, công việc, căn hộ. Tớ sống ở đây được hai mươi năm rồi. Cuộc đời tớ là ở đây!”

 

“Ở chỗ các cậu đang có cách mạng cơ mà!” Cô dùng cái giọng không chấp nhận sự phản đối nào hết. Rồi cô im lặng. Qua sự im lặng đó, cô muốn nói với Irena rằng không được phép lãng tránh khi sự kiện vĩ đại đang diễn ra.

 

“Nhưng nếu tớ về nước, chúng ta sẽ không còn gặp nhau nữa”, Irena nói, với mục đích làm cô bạn cảm thấy bối rối.

 

Sự lừa mị đánh vào tình cảm ấy chẳng ăn thua gì. Giọng Sylvie trở nên nồng ấm: “Bạn thân mến ơi, tớ sẽ đến gặp cậu! Hứa đấy, hứa đấy!”

 

Họ ngồi đối diện nhau trước hai tách cà phê rỗng không đã từ khá lâu. Irena nhìn thấy những giọt nước mắt đầy xúc cảm trong mắt Sylvie, giờ đây đang cúi người chồm sang phía cô và nắm lấy tay cô: “Đó sẽ là cuộc trở về vĩ đại của cậu.” Và một lần nữa: “Cuộc trở về vĩ đại của cậu.”

 

Được nhắc lại, những từ ấy mang một sức mạnh lớn đến mức, trong thâm tâm, Irena nhìn thấy chúng được viết ra bằng chữ in hoa: Cuộc Trở Về Vĩ Đại. Cô không cố cưỡng lại nữa: cô bị mê hoặc bởi các hình ảnh đột nhiên hiện lên từ những cuốn sách đọc từ xưa, những bộ phim, từ ký ức của chính cô và có lẽ cả ký ức của tổ tiên cô nữa: đứa con trai lưu lạc trở về nhà với bà mẹ già; người đàn ông trở về với người vợ thân yêu, mà số phận tàn độc ngày xưa từng buộc anh rời bỏ; ngôi nhà tuổi thơ mà ai cũng mang trong lòng; lối đi nhỏ tìm thấy lại, nơi còn in dấu những bước chân nhỏ; Ulysee nhìn thấy lại hòn đảo của mình sau những năm lang thang; cuộc trở về, cuộc trở về, sự màu nhiệm của cuộc trở về.

Cuộc trở về trong tiếng Hy Lạp là nostos. Algos thì có nghĩa đau đớn. Như vậy hoài nhớ là nỗi đau đớn gây ra bởi ham muốn trở về không được thỏa mãn. Để chỉ khái niệm nền tảng này, phần lớn người Âu châu có thể sử dụng một từ gốc Hy Lạp (nostalgie, nostalgia) rồi lại có những từ khác lấy gốc rễ trong ngôn ngữ dân tộc, añoranza, người Tây Ban Nha nói vậy; saudade, người Bồ Đào Nha nói vậy. Trong mỗi thứ tiếng, các từ này lại mang một sắc thái ngữ nghĩa khác nhau. Thường thì chúng chỉ diễn đạt nỗi buồn gây ra bởi nỗi trở về quê hương bất khả. Nhớ quê. Nhớ nhà. Cái trong tiếng Anh gọi là: homesickness. Hoặc trong tiếng Đức: Heimweh. Trong tiếng Hà Lan: beimwee. Nhưng những từ ấy rút ngắn cái khái niệm lớn lao này xuống chỉ còn khía cạnh không gian. Một trong những ngôn ngữ cổ nhất của Âu châu, tiếng Iceland, phân biệt rõ hai ý niệm: Söknuður, hoài nhớ ở nghĩa rộng; và beimfra: nhớ nhà. Người Séc, ngoài từ hoài nhớ lấy lại từ tiếng Hy Lạp, còn có danh từ riêng của mình, stesk, và động từ riêng của mình; câu tình tự xúc động nhất trong tiếng Séc: stýská se mi po tobě: anh hoài em; anh không thể chịu đựng nỗi đau khổ vì vắng em. Trong tiếng Tây Ban Nha, añoranza phát xuất từ động từ añorar (cảm thấy hoài nhớ), từ này lại phát xuất từ enyorar trong tiếng Catalan, một phát sinh của từ Latinh ignorate (bất tri). Dưới ánh sáng của từ nguyên học, hoài nhớ trông như thể là sự đau đớn của vô tri. Em ở xa, anh không biết em đã ra sao. Quê tôi xa quá, tôi không biết chuyện gì đang xảy ra ở đó. Một số ngôn ngữ gặp khó khăn với nỗi hoài nhớ: người Pháp chỉ có thể diễn đạt nó bằng cái danh từ có nguồn gốc Hy Lạp chứ không có động từ; họ có thể nói: anh nhớ em nhưng nhớ là một từ quá yếu, quá lạnh lẽo, dù thế nào thì cũng là: quá nhẹ cho một cảm giác nghiêm trọng đến chừng đó. Người Đức hiếm khi dùng từ hoài nhớ ở dạng Hy Lạp của nó mà thích dùng từ Sehnsucht hơn: ham muốn những cái gì vắng mặt; nhưng Sehnsucht cũng có thể nhằm tới những gì đã có cũng như những gì chưa từng bao giờ có (một cuộc phiêu lưu mới) và do vậy không nhất thiết hàm ý một nostos, để gộp vào trong Sehnsucht nỗi hoang mang cuộc trở về, cần phải thêm vào một bổ ngữ: Sehnsucht nach der Vergangenheit, nach der verlorenen Kindheit, nach der ersten Liebe (ham muốn về quá khứ, về tuổi thơ đã mất, về tình đầu).

 

 

[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button