Văn học nước ngoài

Vichia Maleev Ở Nhà Và Ở Trường

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nicolai Nosov

Download sách Vichia Maleev Ở Nhà Và Ở Trường ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


 

Vichia Maleev ở nhà và ở trường là cuốn sách cho học sinh tiểu học. Nhân vật chính trong câu chuyện là một cậu bé học lớp Bốn. Những “bao biện” hồn nhiên khi trốn học đi đá bóng, khi giả vờ ốm để nghỉ học, khi học yếu một môn học nào đó, khi cô giáo hay bố mẹ giảng bài mãi mà không hiểu hay khi bị điểm kém hiện lên vô cùng sinh động. Hẳn tác giả Nikolay Nosov phải rất yêu trẻ, rất hiểu trẻ thì mới có thể kể về những lầm lỗi ấy một cách đáng yêu đến như vậy.

Nhưng Vichia Maleev ở nhà và ở trường cũng là một cuốn sách cho người lớn. Tác giả không dạy dỗ, phê phán thói xấu, những khuyết điểm ngây thơ mà bất cứ đứa trẻ nào cũng mắc phải. Người lớn hiểu hơn cách nghĩ và cách hành xử theo logic của trẻ để tiếp cận chúng tốt hơn. Đứa trẻ lại có những phát hiện riêng về các giá trị cuộc sống: tình bạn, tình cảm gia đình, sự trung thực, lòng dũng cảm, trách nhiệm, tình thương yêu…

ĐỌC THỬ

Chương một

Các bạn nghĩ mà xem, thì giờ trôi mới nhanh làm sao chứ! Ngoảnh đi ngoảnh lại kỳ nghỉ hè đã kết thúc mất rồi, và lại đã đến ngày học sinh phải đi học. Suốt cả mùa hè tôi chỉ làm mỗi một việc là chạy rong khắp các phố, rồi đá bóng, quên béng mất việc đọc sách. Không, tức là thỉnh thoảng tôi cũng có đọc sách, nhưng là truyện cổ tích hay là truyện ngắn gì đó thôi, chứ không phải là sách giáo khoa, còn việc học tiếng Nga hay số học á – chẳng bao giờ. Tôi vốn học khá môn tiếng Nga, nhưng lại không thích số học lắm. Việc nặng nhọc nhất đối với tôi là giải bài tập toán. Cô Olga Nicolaevna thậm chí đã muốn cho riêng tôi bài tập số học, nhưng lại động lòng thương, và cho tôi lên lớn bốn mà không cần phải làm thêm bài tập hè.

– Cô không muốn làm hỏng kỳ nghỉ hè của em, – cô nói. – Cô cho em lên lớp, nhưng với điều kiện em phải hứa sẽ tự học môn số học trong hè.

Lẽ dĩ nhiên là tôi đã hứa ngay lập tức, thế nhưng ngay khi những giờ học cuối cùng vừa mới chấm dứt thì toàn bộ môn số học đã bay khỏi đầu tôi, và tôi, có lẽ đã chẳng bao giờ nhớ đến nó nếu như ngày khai giảng không đến. Tôi thấy cũng xấu hổ vì đã không giữ lời hứa, nhưng đã muộn, giờ thì chẳng làm được gì nữa rồi.

Thế đấy, có nghĩa là những ngày hè đã bay vèo qua mất rồi! Vào một buổi sáng đẹp trời – tức là ngày 1 tháng 9 ấy – tôi dậy sớm, xếp sách vở của mình vào cặp sách và đến trường. Vào ngày đó, như người ta thường nói, trên phố nhộn nhịp vô cùng. Tất cả các cô bé cậu bé, cả lớn cả nhỏ, tất cả đều thức dậy sớm để đi học, như là theo cùng một mệnh lệnh vậy. Học sinh đi học một mình, hoặc đi hai người, hoặc thậm chí đi cả nhóm nhiều người. Người thì đi chậm rãi, như tôi chẳng hạn, người thì cắm đầu chạy, như là đi cứu hoả vậy. Các em bé mang theo hoa để trang trí lớp học. Lũ con gái kêu rít lên. Bọn con trai cũng có những đứa rít lên, và cười. Mọi người đều vui vẻ, tôi cũng thấy rất vui. Tôi vui, vì lại được gặp lại cả đội nhi đồng của mình, tất cả các bạn đội viên trong lớp và anh Volodia, đã phụ trách chúng tôi từ năm ngoái. Tôi có cảm giác của một người vừa đi ngao du xa lắm, giờ đây trở về nhà và sắp được trông thấy những bến bờ thân quen cùng với tất cả những gương mặt thân thương của bạn bè và người quen.

Thế nhưng dù sao thì tôi cũng không được vui lắm, bởi tôi biết rằng trong số bạn học ở trường tôi sẽ không còn được gặp Fedia Rybkin, cậu bạn thân nhất, suốt năm học trước ngồi cùng bàn với tôi. Cậu đã chuyển đi thành phố khác cùng với bố mẹ mình, và giờ đây chẳng ai biết trong đời chúng tôi có còn được gặp nhau nữa hay không.

Và tôi cũng hơi buồn, bởi tôi không biết nói gì với cô Olga Nicolaevna, nếu cô hỏi tôi mùa hè có tự học số học không. Chao ơi, cái môn số học khủng bố ấy! Chỉ vì nó mà tâm trạng vui vẻ của tôi đã mất rồi.

Mặt trời rực rỡ vẫn chiếu sáng theo kiểu mùa hè, nhưng gió mát mùa thu đã bắt đầu thổi rơi những cái lá vàng đầu tiên. Chúng xoay tròn trong không khí và rơi xuống đất. Gió thổi chúng dọc theo vỉa hè, và gây cảm tưởng rằng hình như chúng cũng đang vôi đi đâu đó.

Từ xa tôi đã nhận thấy trên cổng trường một tấm biểu ngữ màu đỏ rất to. Nó được kết những chùm hoa khắp bốn xung quanh, và trên nền đỏ là một hàng chữ trắng nổi bật «Chào mừng các em học sinh!» Tôi vẫn nhớ, tấm biểu ngữ như thế này đã được treo trên cổng trường vào ngày này năm ngoái, vào ngày này năm trước nữa, và cả vào cái ngày mà tôi còn bé xíu, lần đầu tiên cắp sách đến trường. Và tôi nhớ lại tất cả các năm học trước. Nhớ ngày chúng tôi học lớp một, và tất cả cùng có chung một ước mơ lớn nhanh để được vào đội thiếu niên.

Tôi nhớ lại tất cả những điều đó, và cảm thấy trong lồng ngực mình trào lên một niềm vui khó gọi tên, như kiểu vừa xảy ra một cái gì đó rất-rất hạnh phúc! Đôi chân tôi dường như tự bước nhanh hơn, và tôi thật khó kiềm chế để khỏi cất bước chạy. Nhưng tôi cảm thấy chạy là không hợp với mình, vì tôi có phải là em bé lớp 1 nữa đâu, chẳng gì thì tôi cũng là học sinh lớp 4 rồi cơ mà!

Sân trường đã đông kín học sinh. Học sinh tụ tập thành từng nhóm. Mỗi lớp một nhóm riêng. Tôi tìm thấy lớp mình rất nhanh. Bọn bạn trông thấy tôi từ xa, hò hét chạy bổ đến đón, và nào là vỗ vai, nào là vỗ lưng. Tôi chẳng thể ngờ là chúng nó lại mừng vui khi tôi đến như vậy.

– Này, thằng Fedia Rybkin đâu nhỉ? – Grisa Vasiliev hỏi.

– Phải đấy, Fedia đâu? – cả bọn kêu lên. – Hai cậu lúc nào cũng đi cùng nhau mà. Cậu để nó lạc đi đâu rồi?

– Không có Fedia đâu, – tôi trả lời. – Nó không học lớp mình nữa đâu.

– Tại sao?

– Nó chuyển đi thành phố khác với bố mẹ rồi.

– Thế là thế nào?

– Rất đơn giản.

– Cậu không nói dối đấy chứ? – Alik Sorokin hỏi.

– Lại thế nữa! Tớ mà thèm nói dối!

Cả bọn nhìn tôi, và cùng mỉm cười nghi ngờ.

– Ôi này, cả Vania Pakhomov cũng không thấy đâu cả, – Lionia Astaphiev nói.

– Cả Seriogia Bukatin nữa! – Cả bọn kêu.

– Có khi là chúng nó cũng đã chuyển nhà rồi, mà bọn mình thì không biết, – Tolia Diogiơkin nói.

Thế nhưng ngay lúc đó cái cổng trường lại mở ra, và chúng tôi trông thấy cậu Vania Pakhomov.

– Hoan hô! – Chúng tôi cùng gào.

Tất cả chạy bổ nháo nhào ra đón Vania và ôm chầm lấy nó.

– Bỏ ra đã nào! – Vania giãy khỏi tay chúng tôi. – Các cậu chưa bao giờ trông thấy người chắc?

Thế nhưng ai cũng muốn vỗ vai hay vỗ lưng nó một cái đã. Tôi cũng định vỗ vào lưng nó, nhưng hụt tay, vỗ ngay vào gáy cu cậu.

– А, lại đánh người ta hay sao thế này! – Vania phát cáu và gắng hết sức để vùng ra khỏi vòng vây.

Nhưng chúng tôi càng vây nó chặt hơn.

Tôi chẳng biết sự thể sẽ ra sao, nếu như đúng lúc đó Seriogia Bukatin không đến. Tất cả quên ngay Vania, bỏ mặc nó để nhảy bổ vào Bukatin.

– Hình như bây giờ lớp mình đủ rồi đấy, – Giênia Komarov nói.

– Đủ, nếu như không tính Fedia Rybkin, – Igor Grachev trả lời.

– Sao lại tính nó nữa, nó đã chuyển nhà rồi mà?

– Nhưng có thể không phải thế. Để hỏi cô Olga Nikolaevna đã.

– Muốn tin thì tin, không tin thì thôi. Tớ cần gì phải nói dối các cậu chứ! – tôi nói.

Cả bọn xoay ra ngắm nghía nhau và hỏi nhau đã nghỉ hè như thế nào. Có đứa đã đi trại hè thiếu nhi, có đứa ra nhà nghỉ ngoại ô với bố mẹ. Sau một mùa hè tất cả đều cao lên trông thấy và rám nắng, nhưng đen nhất là cậu Gleb Skameikin. Mặt nó đen như là bị hong trên đám khói vậy, chỉ còn mỗi đôi lông mày là trắng lấp loá.

– Cậu phơi nắng ở đâu mà khiếp thế? – Tolia Diogiơkin hỏi. – Chẳng lẽ suốt mùa hè cậu ở trại hè thiếu nhi à?

– Không. Đầu tiên thì tớ ở trại hè, nhưng sau đó thì đi Crym.

– Sao cậu được đi Crym thế?

– Rất đơn giản. Bố tớ được nhà máy cho vé nghỉ, nên mang theo cả hai mẹ con tớ.

– Tức là cậu đã đến Crym cơ đấy?

– Ừ, tớ đã đến đấy.

– Thế cậu đã thấy biển chứ?

– Thấy cả biển nữa. Thấy mọi thứ.

Cả bọn xúm lại quanh Gleb và xem xét nó mọi phía như xem một vật thể lạ.

– Thế thì cậu kể cho chúng tớ nghe về biển đi chứ. Sao lại cứ im lặng thế? – Seriogia Bukatin nói.

– Biển rộng lắm, – Gleb Skameikin nói. – To lớn mức là đứng trên bờ bên này không trông thấy bờ kia. Đằng này thì có bờ, còn đằng kia không có bờ nào cả. Nhiều nước vô kể, các cậu ạ. Nói gọn là chỉ toàn là nước thôi. Mặt trời thì nóng đến nỗi tớ bị tuột hết cả da.

– Phét!

– Tớ thề đấy! Đầu tiên tớ còn phát hoảng, nhưng sao hoá ra là dưới lớp da ấy tớ còn một lớp da khác nữa. Các cậu xem, giờ trên người tớ là lớp da thứ hai ấy đấy.

– Thôi đừng nói chuyện da, cậu kể chuyện về biển đi!

– Ừ tớ kể đây… Biển á – rộng vô kể! Nước thì hàng ổng! Nói gọn là cả một biển nước.

Không rõ cậu Gleb còn kể được những gì về biển nữa, nhưng đúng lúc đó anh Volodia đến chỗ chúng tôi. Tất cả cùng gào thét mới ghê chứ! Tất cả vây quanh anh, ai cũng muốn kể cho anh nghe chuyện gì đó của mình. Tất cả cùng hỏi, liệu năm nay anh có còn làm phụ trách đội của chúng tôi không, hay là một người khác sẽ làm.

– Nào, các em nói gì thế! Chẳng lẽ anh lại có thể nhường các em cho người khác hay sao? Tất nhiên là chúng ta lại sẽ làm việc cùng nhau, như hồi năm ngoái. À nhưng nếu mà các em chán anh rồi thì lại lại là chuyện khác! Anh Volodia cười to.

– Anh á? Làm chúng em chán á?.. – tất cả chúng tôi cùng kêu to. – Không, không bao giờ chúng em chán anh đâu. Làm việc với anh thật là vui!

Anh Volodia kể cho chúng tôi nghe mùa hè anh đã cùng với các đoàn viên thanh niên khác đi thám hiểm trên sông bằng thuyền cao su. Rồi sau khi hứa sẽ còn kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện đáng ngạc nhiên khác, anh về lớp lớn của mình. Anh cũng phải được gặp và nói chuyện với các bạn của mình nữa chứ. Chúng tôi rất tiếc khi anh đi, nhưng cô Olga Nikolaevna đã đến. Chúng tôi rất vui mừng khi nhìn thấy cô.

– Chúng em chào cô ạ, cô Olga Nikolaevna! – Chúng tôi đồng thanh hét.

– Chào các em, chào các em! – Cô Olga Nikolaevna mỉm cười. – Sao nào, mùa hè vui chơi đã rồi chứ?

– Đã rồi ạ, thưa cô Olga Nikolaevna!

– Các em nghỉ ngơi tốt chứ?

– Thưa cô tốt lắm ạ.

– Chưa chán nghỉ chứ?

– Chán lắm rồi ạ, thưa cô Olga Nikolaevna! Chúng em muốn học rồi ạ!

– Thế thì tốt lắm!

– Em í, thưa cô Olga Nikolaevna, nghỉ nhiều đến mức mệt quá rồi! Nghỉ thêm tí nữa có khi em kiệt sức mất, – Alik Sorokin nói.

– Em, Alik ạ, cô thấy em có thay đổi gì đâu. Em vẫn hay đùa như năm ngoái.

– Như năm ngoái thôi ạ, thưa cô Olga Nikolaevna, chỉ có lớn thêm một chút.

– À, chuyện lớn thì em lớn lên khá nhiều đấy,… – Cô Olga cười cười.

– Nhưng mà trí thông minh thì vẫn thế, – cậu Iura Kasatkin đế theo. Cả lớn cười ầm lên.

– Thưa cô Olga Nikolaevna, Fedia Rybkin không học lớp mình nữa đâu ạ, – Dima Balakirev nói.

– Cô biết rồi. Bạn ấy đã cùng với bố mẹ chuyển nhà về Matxcơva.

– Thưa cô Olga Nikolaevna, còn Gleb Skameikin thì đã đến Crym và đã nhìn thấy biển ạ

– Hay lắm, khi nào làm văn, Glev sẽ kể về biển.

– Thưa cô Olga Nikolaevna, bạn ấy bị bong da.

– Ai cơ?

– Gleb ạ.

– А, được rồi, được rồi. Chúng ta sẽ nói về chuyện đó sau, bây giờ thì xếp hàng, vào lớp!

Chúng tôi xếp hàng. Tất cả các lớp khác cũng xếp hàng. Thầy hiệu trưởng Igor Alexandrovich xuất hiện trên bậc thềm. Thầy chúc mừng tất cả chúng tôi khi năm học mới bắt đầu và chúc tất cả học sinh trong năm học mới đạt được nhiều thành tích. Rồi giáo viên chủ nhiệm từng lớp dẫn học sinh của mình vào các phòng học. Các em bé học sinh lớp một đi đầu tiên, sau đó là lớp hai, rồi đến lớp ba, sau lớp ba thì đến lượt chúng tôi và cuối cùng là các lớp lớn hơn.
Cô Olga Nikolaevna dẫn chúng tôi vào phòng học. Mọi người ngồi vào chỗ cũ của mình hồi năm ngoái, vì thế nên tôi ngồi một mình, không có bạn ngồi bên cạnh. Hình như là phòng học của chúng tôi năm nay bé hơn phòng học năm ngoái hay sao ấy.

– Phòng học vẫn vậy thôi, kích thước vẫn như năm ngoái, các em ạ, – cô Olga Nikolaevna giải thích. – Các em có cảm giác lớp học nhỏ đi là vì sau một mùa hè các em đã lớn hơn đấy thôi.

Cô giáo nói đúng. Trong giờ nghỉ giải lao, tôi đã quay lại phòng học lớp ba ngày trước xem thế nào. Phòng ấy đúng là giống hệt phòng học của lớp bốn bây giờ.

Ngay tiết học đầu tiên cô Olga Nikolaevna đã nói năm nay, lên lớp bốn chúng tôi sẽ phải học tập chăm chỉ hơn trước rất nhiều, bởi năm nay có thêm rất nhiều môn học mới. Ngoài tiếng Nga, số học và các môn đã học hồi lớp ba, chúng tôi còn phải học địa lý, lịch sử và tự nhiên. Vì thế cần học tập nghiêm túc ngay từ đầu. Chúng tôi chép thời gian biểu. Sau đó cô Olga Nikolaevna nói chúng tôi cần bầu lớp trưởng và lớp phó.

– Gleb Skameikin làm lớp trưởng, Gleb Skameikin! – Cả lớp hét.

– Trật tự nào các em! Các em ồn quá! Chẳng lẽ các em không biết phải bầu thế nào à? Ai muốn nói phải giơ tay lên chứ.

Chúng tôi bắt đầu cuộc bầu cử có trật tự, và bầu cậu Gleb Skameikin làm lớp trưởng. Lớp phó là cậu Sura Malikov.

Tiết thứ hai, cô Olga Nikolaevna nói, đầu tiên chúng tôi sẽ phải ôn lại các kiến thức cũ, đã học trong năm ngoái, cô sẽ kiểm tra ai quên điều gì khi nghỉ hè. Cô bắt đầu kiểm tra ngay lập tức, và thật khổ, hóa ra tôi quên cả bảng cửu chương. Tất nhiên không phải là tất cả, chỉ phần cuối thôi. Đến bảy lần bảy là bốn chín thì tôi còn nhớ, thế mà sau đó thì lẫn lộn hết.

– Trời ơi, Maleev, Maleev! – cô Olga Nikolaevna nói. – Rõ ngay là trong hè em chẳng cầm đến quyển sách lần nào nhé.

Họ của tôi là Maleev. Cô Olga Nikolaevna chỉ gọi tôi như thế khi nào cô giận tôi lắm, còn bình thường cô vẫn gọi tôi bằng tên đơn giản là Vichia.

 

Tôi nhận thấy không hiểu sao việc học vào đầu năm học mới hình như là khó khăn hơn. Các giời học lê thê cứ như là người ta cố tình kéo dài chúng. Giá như tôi được trở thành người lãnh đạo chính của tất cả các trường học, hẳn tôi đã tìm cách sao đó để các bài học không bắt đầu ngay lập tức thế, mà phải thêm vào dần dần, để học sinh bỏ thói quen rong chơi và quen với việc học một cách từ từ. Ví dụ, có thể làm cách này: Trong tuần đầu tiên mỗi ngày chỉ có một tiết học thôi, tuần thứ hai – hai tiết, tuần thứ ba thì ba tiết mỗi ngày, và cứ thế, cứ thế. Hoặc cũng có thể trong tuần đầu tiên chỉ có các môn học dễ thôi, như thể dục, sang tuần thứ hai thì thêm các tiết học hát, sang tuần thứ ba thêm môn tiếng Nga, và cuối cùng thì mới đến lượt số học. Có thể có người cho rằng tôi lười, tôi không thích học, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi rất thích học là đằng khác, nhưng tôi thấy bắt đầu tất cả các môn học ngay sau hè như vậy là hơi nặng: Đang chơi rong, tự nhiên cái guồng chơi bị chặn đứng đột ngột – hãy vào học ngay đi.

Tiết thứ ba là giờ địa lý. Tôi cứ tưởng địa lý là môn học khó lắm, như kiểu số học vậy, nhưng hóa ra đây lại là môn rất dễ. Địa lý là khoa học về Trái đất, hành tinh chúng ta đang sống, nó kể về các con sông, các ngọn núi, biển và đại dương. Trước đây tôi cứ tưởng Trái đất phẳng như cái bánh tráng, nhưng cô Olga Nikolaevna nói Trái đất hoàn toàn không phẳng, mà tròn như quả bóng. Ngày trước tôi cũng có nghe nói thế, nhưng cho là chuyện cổ tích hay chuyện người ta cố tình bịa ra. Giờ thì tôi đã biết chắc chắn, đó không phải là chuyện bịa. Khoa học đã chứng minh được rằng Trái đất của chúng ta là một quả cầu to – to tướng, và trên khắp mặt quả cầu đó có người sinh sống. Hoá ra là Trái đất có sức hút để giữ chặt mọi người và vật trên đó, cho nên những người sống ở nửa dưới của nó cũng không bị rơi đi đâu cả. Còn điều này nữa cũng rất hay: Những người sống ở nửa dưới, tức là đi ngược, chân ở dưới đầu ở trên, nhưng chính họ thì không nhận ra điều ấy, mà vẫn nghĩ là mình đang đi bình thường. Nếu họ cúi xuống nhìn thì họ vẫn nhìn thấy đất ở dưới chân mình, và ngẩng đầu lên thì vẫn thấy trời, cho nên họ mới tin là họ vẫn đang đi đứng bình thường.

Trong tiết học địa lý chúng tôi vui lên đôi chút, và sang đến tiết học sau thì xảy ra một một còn vui nữa. Khi chuông đã reo, và cô Olga Nikolaevna đã vào lớp thì cửa lớp lại mở ra, và một cậu học sinh lạ hoắc xuất hiện. Ngần ngừ ở giữa cửa một lát, cậu cúi chào cô Olga Nikolaevna và nói:

– Chào cô ạ!

– Chào em, – cô Olga Nikolaevna trả lời. – Em muốn hỏi gì nào?

– Không hỏi gì ạ.

– Thế em đến đây làm gì, nếu như không cần hỏi gì cả?

– Đơn giản thôi ạ.

– Cô không hiểu em lắm!

– Em đi học ạ. Đây có phải là lớp bốn không ạ?

– Đúng rồi.

– Vậy đúng là em cần vào học lớp bốn.

– Em là học sinh mới, có phải không?

– Học sinh mới ạ.

Cô Olga Nikolaevna mở sổ điểm và nhìn vào đó:

– Họ của em là Siskin có phải không?

– Vâng Siskin, tên là Kostia ạ.

– Vậy tại sao em, Kostia Siskin, lại đi học muộn thế? Em không biết là phải đi học từ sáng sao?

– Em đến trường từ sáng đấy chứ ạ. Em chỉ đến muộn tiết học đầu tiên thôi.

– Muộn tiết đầu tiên thôi à? Nhưng bây giờ là tiết thứ tư rồi. Thế hai tiết học trước em ở đâu?

– Em ở đằng kia… ở lớp năm.

– Làm sao em lại vào lớp năm mà ngồi thế?

– Em đến trường thì nghe thấy tiếng chuông, tất cả học sinh chạy tán loạn vào các lớp… Em cũng chạy theo một bọn, thế là chạy vào lớp năm. Hết tiết học, các bạn mới hỏi em: «Cậu là học sinh mới à?» Em nói: «Học sinh mới». Chẳng ai nói gì với em nữa cả, cho nên mãi giờ học sau nữa em mới phát hiện ra mình vào nhầm lớp. Chuyện là thế đấy ạ. – Vậy em ngồi xuống đi và đừng vào nhầm lớp nữa nhé, – cô Olga Nikolaevna nói. Siskin đến bàn tôi và ngồi xuống, vì trong lớp chỉ có tôi là ngồi một mình, và chỗ bên cạnh tôi còn trống.

Suốt tiết học cả lớp ngó ngoáy nhìn trộm cậu học sinh mới và bí mật cười nhạo, nhưng Siskin không để ý đến chuyện đó, làm ra vẻ chẳng có chuyện gì đáng cười cả. Môi dưới của cu cậu hơi trề ra, còn mũi thì hếch, vì thế cả khuôn mặt cậu ta có một vẻ gì đó như kiểu ngạo mạn, dường như cậu có một điều gì đó đáng tự hào lắm.

Sau tiết học đó cả bọn bắt đầu quây xung quanh cậu ta.

– Sao cậu lại rơi vào lớp năm thế? Chẳng lẽ cô giáo không kiểm tra danh sách lớp à? – Slava Vedernikov hỏi.

– Có lẽ có kiểm tra, nhưng cô đã kiểm tra từ đầu tiết học thứ nhất rồi, mà tớ thì đến tiết hai mới vào lớp.

– Thế sao cô cũng không nhận ra là tiết thứ hai trong lớp có một học sinh mới?

– Tiết thứ hai lại là một thầy khác dạy, – Siskin trả lời. – Học lớp năm không giống như học lớp bốn đâu. Lớp năm mỗi môn học có một thầy riêng, và vì thầy giáo chưa thuộc hết mặt học sinh trong lớp nên tớ mới bị lẫn như thế chứ.

– Đó là mỗi cậu lẫn thôi, chứ có ai lẫn lộn gì đâu, – Gleb Skameikin nói. – Mỗi người đều phải biết chắc mình học ở lớp nào chứ.

– Thế nếu tớ là học sinh mới thì sao? – Siskin nói.

– Đã là học sinh mới thì đừng đi học muộn. Hơn nữa, cậu không có miệng sao? Có thể hỏi mà.

– Hỏi ai mới được chứ? Tớ thấy mọi người đều chạy thì tớ cũng chạy thôi.

– Thế thì không khéo cậu phải lẫn vào lớp mười ấy chứ chả chơi!

– Không, sao tớ vào nhầm lớp mười được. Vào đấy thì tớ biết ngay, các anh ấy lớn thế cơ mà, – Siskin cười.

Tôi thu xếp sách vở của mình và ra về. Cô Olga Nikolaevna gặp tôi ở hành lang.

– Vichia ơi, em định năm học này sẽ học hành ra sao đây? – cô hỏi. – Anh bạn nhỏ ơi, đã đến lúc phải học cho đến nơi đến chốn rồi đấy. Em phải học môn số học chăm chỉ hơn vào, năm ngoái em đã bị hổng kiến thức lắm rồi. Bảng cửu chương mà cũng chưa thuộc thì thật là đáng xấu hổ. Các em được học bảng cửu chương từ lớp hai kia mà.

– Dạ em biết chứ, thưa cô Olga Nikolaevna. Cuối bảng em mới quên một chút thôi mà!

– Phải thuộc lòng bảng cửu chương từ đầu đến cuối cơ. Nếu không thuộc thì em không thể học lớp bốn được đâu. Mai là em phải học thuộc đấy, cô sẽ kiểm tra.

Chương hai

Tất cả bọn con gái đều cho rằng bản thân chúng nó thông minh lắm. Tôi không thể hiểu nổi vì sao chúng nó giàu trí tưởng bở đến thế không biết!
Cái Lika em gái tôi đấy, mới lên lớp ba đã tưởng là không cần phải nghe lời tôi nữa rồi, cứ như thể tôi không phải là anh của nó, và đối với nó tôi không có uy tín gì hết. Đã bao lần tôi bảo nó đừng ngồi vào bàn học ngay khi từ trường về nhà, rất hại người, thế mà nó có nghe tôi đâu. Khi học ở trường đầu óc người ta đã mệt mỏi lắm rồi, phải cho đầu óc nghỉ ngơi một vài tiếng đồng hồ đã, rồi sau đó hãy ngồi học bài. Nhưng Lika thì nói hay không cũng thế, nó không muốn nghe lời tôi.

Đấy, ngay bây giờ đấy: Tôi về đến nhà, nó cũng vừa ở trường về. Thế mà nó đã bày sách vở ra bàn và ngồi học bài.

Tôi bảo:

– Em làm gì thế, em bé? Chẳng lẽ em không biết rằng phải để cho đầu óc được nghỉ ngơi một chút sau giờ học ở trường?

– Em biết chứ, – nó bảo, – em biết, nhưng học thế này em thấy tiện hơn. Em làm bài về nhà ngay lập tức, sau đó thì thoải mái muốn chơi gì thì chơi.

– Giời ơi, – tôi bảo, – sao chậm hiểu thế! Năm ngoái anh dạy bảo em ít hay sao! Anh còn biết làm gì nữa nếu như em không nghe lời anh nhỉ? Lớn lên thế nào cũng bị lú lẫn, đến lúc ấy thì biết thân!

– Thế em biết làm sao bây giờ? – nó nói. – Em không thể ngồi yên một phút nào, nếu như vẫn còn việc phải làm.

– Cứ như là làm sau thì không được ấy! – tôi trả lời. – Phải biết chịu đựng chứ.

– Không, tốt nhất là em cứ làm hết công việc phải làm đã, như thế yên tâm hơn. Vì bài học của chúng em cũng dễ thôi mà. Chẳng khó như bài của lớp bốn đâu.

– Đúng, – tôi nói. – bài của bọn anh chẳng phải như của bọn em. Đấy khi nào lên lớp bốn thì sẽ biết thân.

– Thế hôm nay bài về nhà của anh có gì? – nó hỏi.

– Chẳng phải việc của em, – tôi nói. – Đằng nào thì em cũng chẳng hiều gì đâu, vì thế chẳng đáng bỏ công kể.

Kỳ thực tôi chẳng thể nào kể cho nó nghe về nhà tôi phải học lại bảng cửu chương! Học sinh lớp hai đã phải học bảng cửu chương rồi mà.

Tôi hạ quyết tâm phải học hành đến nơi đến chốn ngay từ đầu năm học và vì thế ngồi ngay vào bàn để học lại bảng cửu chương. Tất nhiên tôi chỉ dám đọc thầm để Lika không nghe tiếng, nhưng nó học nhanh quá, chẳng mấy chốc đã làm xong hết bài về nhà và bỏ đi chơi với lũ con gái. Khi đó tôi bắt đầu học bảng cửu chương một cách thật sự, đọc to thành tiếng, và học thuộc lòng đến mức giả dụ ban đêm khi đang ngủ mà bị đánh thức dậy, hỏi bảy lần bảy là mấy, hay tám lần chín là bao nhiêu tôi cũng trả lời được ngay. Ngày hôm sau, cô Olga Nikolaevna gọi tôi lên kiểm tra bài, xem tôi đã thuộc bảng cửu chương chưa.

– Đó, em thấy không, – cô nói, – khi em muốn thì em cũng học được thật tốt đấy chứ! Cô luôn biết em cũng có khả năng mà.

Giá như cô chỉ kiểm tra bảng cửu chương thôi thì mọi việc đã tốt đẹp biết bao. Đằng này cô lại còn muốn biết tôi giải bài tập số học thế nào, và bắt tôi lên bảng làm. Tất nhiên vì thế cô đã làm hỏng tất cả mọi việc.

Tôi bước lên bảng, và cô Olga Nikolaevna đọc cho tôi đề bài về những người thợ mộc nào đó đang dựng nhà. Tôi cầm phấn viết đầu bài lên bảng và bắt đầu nghĩ. Tức là, tất nhiên chỉ là cách nói là tôi bắt đầu nghĩ thôi. Bài khó đến mức đằng nào thì tôi cũng chẳng giải được. Tôi cố tình nhăn trán, để cô Olga Nikolaevna tưởng tôi đang suy nghĩ, nhưng thực ra tôi đang nhìn trộm bọn bạn, cầu cứu chúng nó nhắc bài. Nhưng nhắc bài cho người đang đứng trên bảng thật khó, và cả lớp im lặng.

– Sao, em bắt đầu giải bài toán như thế nào? – cô Olga Nikolaevna hỏi. – Câu hỏi đầu tiên thế nào nhỉ?

Tôi chỉ nhăn trán nhiều hơn, và quay nửa người về phía lớp, lấy hết sức nháy nháy mắt. Bọn bạn hiểu ra là tôi đang gặp khó khăn, và bắt đầu nhắc bài.

– Trật tự, các em, đừng nhắc bài cho bạn! Cô sẽ giúp bạn ấy nếu cần thiết, – cô Olga Nikolaevna nói.

Cô bắt đầu giảng giải cho tôi hiểu đề toán và nói cách trả lời câu hỏi đầu tiên. Dù chẳng hiểu gì mấy, nhưng cuối cùng tôi cũng trả lời được câu này.

– Đúng rồi, – сô Olga Nikolaevna nói. – Ta chuyển sang câu thứ hai. Câu hỏi thế nào nhỉ?

Tôi lại đăm chiêu suy nghĩ và nháy mắt với bọn bạn. Cả lớp lại bắt đầu xôn xao nhắc bài.

– Trật tự! Cô nghe thấy hết, mà các em thì làm bạn mất tập trung suy nghĩ! – cô Olga Nikolaevna nói và lại giảng cho tôi cách làm câu hỏi thứ hai.

Bằng cách đó, với sự giúp đỡ của cô Olga Nikolaevna và tiếng nhắc bài của bọn bạn, cuối cùng tôi cũng giải xong bài tập.

– Bây giờ em đã hiểu cách giải loại bài tập này rồi chứ? – cô Olga Nikolaevna hỏi.

– Thưa cô em hiểu, – tôi trả lời.

Kỳ thực tất nhiên là tôi chẳng hiều gì hết, nhưng nếu phải thừa nhận là không hiểu thì tôi thấy rất xấu hổ, rằng tôi là thằng chậm hiểu thế, hơn nữa nếu nói là chưa hiểu tôi sợ nhỡ cô Olga Nikolaevna cho tôi điểm kém thì sao. Tôi về chỗ, chép bài giải bào vở và quyết định khi về nhà sẽ xem kỹ lại.

Sau giờ học tôi bảo bọn bạn:

– Sao các cậu lại nhắc to thế để cô Olga Nikolaevna nghe tiếng? Gào cả lớp nghe tiếng ấy chứ! Chẳng lẽ người ta nhắc bài thế à?

– Thế nhắc bài làm sao lúc cậu đứng tận trên bảng ấy! – Vaxia Erokhin nói. – Giá mà cô kiểm tra bài cậu tại chỗ thì lại là chuyện khác.

– «Tại chỗ, tại chỗ»! Nhắc khẽ thôi chứ.

– Thì đầu tiên tớ nhắc cho cậu khẽ đấy chứ, nhưng cậu cứ đứng im có nghe thấy gì đâu.

– Thế thì tại cậu thì thầm quá khẽ ngay dưới mũi cậu thôi, – tôi nói.

– Thấy chưa! Nhắc cậu nói to cũng không được, bé cũng không xong! Chẳng hiểu cậu muốn nhắc thế nào nữa!

– Không cần phải nhắc cậu thế nào cả, – Vania Pakhomov nói. – Cậu phải tự mình suy nghĩ, chứ không phải là chờ người ta nhắc bài.

– Tớ phải chất hết những thứ ấy vào đầu tớ để làm gì, nếu như đằng nào thì tớ cũng chẳng hiểu loại bài ấy phải giải như thế nào? – tôi nói.

– Tại cậu chẳng chịu suy nghĩ, nên mới không hiểu, – Gleb Skameikin nói. – Cậu cứ nhăm nhăm chờ nhắc bài, bản thân thì không chịu học. Riêng tớ sẽ chẳng bao giờ nhắc bài cho ai nữa. Cần phải đảm bảo trật tự trong lớp học, mà nhắc bài thì chỉ toàn có hại thôi.

– Chẳng cần cậu vẫn có đầy người nhắc, – tôi nói.

– Tớ quyết đấu tranh chống nhắc bài, – Gleb bảo.

– Thôi nào, đừng lên mặt quá thế! – tôi đáp.

– Sao lại là «lên mặt»? Tớ là lớp trưởng! Tớ sẽ đấu tranh chống nhắc bài đến cùng.

– Ừ thì sao nào, – tôi nói, – cậu tưởng mình ghê lắm nên được bầu làm lớp trưởng à! Hôm nay cậu là lớp trưởng, mai tớ sẽ là lớp trưởng.

– Thì cứ chờ đến lúc đó đã, còn bây giờ cậu có được bầu làm lớp trưởng đâu.
Đến đây thì cả lớp bắt đầu can thiệp, và cả lớp ồn ào tranh luận xem có nên nhắc bài hay không. Nhưng cuộc tranh cãi chẳng đi đến đâu cả, vì Dima Balakirev đã chạy đến. Nó phát hiện ra trên khoảng đất trốn phía sau trường học sinh các lớp lớn đã tổ chức một sân bóng đá.

Chúng tôi quyết định ngay sau bữa ăn trưa sẽ ra đó đá bóng. Ăn cơm xong, chúng tôi tụ tập ngoài sân, chia làm hai đội để có thể đá bóng cho ra trò, thật đúng luật. Thế nhưng bọn trong đội tôi tự nhiên lại cãi nhau xem ai phải làm thủ môn, vì chẳng ai muốn bị chôn chân giữa hai cột gôn cả. Đứa nào cũng muốn được chạy khắp sân và làm bàn cơ. Tất cả đều cho rằng tôi làm thủ môn là hợp nhất, nhưng tôi thì muốn một chân tiền đạo, hoặc ít ra thì cũng phải là tiền vệ. May cho tôi, cậu Siskin đồng ý làm thủ môn. Nó cởi phăng áo ngoài, đứng vào giữa hai cái cột, và chúng tôi bắt đầu đá.

Đầu tiên bên đối phương hình như mạnh hơn. Gôn của phía chúng tôi bị tấn công tơi bời, cả đội tôi bị dồn lại thành một đám. Chúng tôi chạy đôn đáo vô ích khắp sân, và làm vướng chân lẫn nhau. Mãi rồi chúng tôi mới được bóng, và chúng tôi bắt đầu chạy về phía cầu môn đối phương. Ai đó trong đội tôi đã sút bóng thành công, và tỉ số là 1:0 nghiêng về phía chúng tôi. Khỏi phải kể chúng tôi như được tiếp thêm sức lực, dồn dập tấn công đến thế nào, và chẳng mấy chốc bàn thứ hai đã được ghi. 2:0, chúng tôi dẫn trước. Thế nhưng không hiểu sao cục diện trận đấu bỗng đột ngột thay đổi, tất cả dồn hết sang phía nửa sân của chúng tôi. Bên tôi lại bị ép sân, và dù cố gắng mấy chúng tôi cũng không đưa được bóng đi xa gôn của mình. Khi đó cậu Siskin dùng cả hai tay ôm bóng, chạy sang tận gôn của đối phương, đặt nó xuống đất và định sút thì cậu Igor Grachev cướp mất, chuyển cho Slava Vedernikov. Cậu này chuyền cho Vania Pakhomov, và chúng tôi còn chưa kịp định thần thì bóng đã nằm gọn trong lưới mất rồi. Tỉ số là 2:1. Siskin vội vã quay về vị trí trấn giữ khung thành, thế nhưng trong khi nó chạy từ đầu sân này đến đầu sân kia thì bóng đã kịp vào lưới thêm lần nữa. Tỉ số bây giờ là 2 đều. Chúng tôi bắt đầu mắng mỏ cậu Siskin vì tội dám bỏ khung thành, còn nó thì cố thanh minh, lại còn hứa từ giờ sẽ chơi đúng luật. Nhưng lời hứa của nó chẳng mang lại kết quả gì. Nó bỏ khung thành mà chạy ra ngoài suốt, và cứ thế bóng lăn vào lưới của chúng tôi. Trận bóng kéo dài đến tận tối mịt. Phía chúng tôi ăn được 16 quả, còn đội bạn – những 21. Chúng tôi còn định đá tiếp nữa, nhưng trời sập tối nhanh chóng, và không còn trông rõ quả bóng nữa, vì thế cả bọn đành phải về nhà. Trên đường về tất cả đều nói chúng tôi thua là tại Siskin, tại vì cậu cứ bỏ vị trí của mình suốt.

– Siskin này, cậu là một thủ thành giỏi đấy, – Iura Kasatkin nói. – Giá mà cậu đứng giữ khung thành cho nghiêm chỉnh thì chắc là đội mình phải bách chiến bách thắng.

– Tớ chẳng thể nào đứng yên được đâu, – Siskin bảo – Tớ thích bóng rổ hơn, vì khi chơi bóng rổ thì tất cả các cầu thủ đều được chạy khắp sân, không ai phải làm thủ môn cả, hơn thế ai cũng được chơi bóng bằng tay. Theo tớ chúng mình lập đội bóng rổ đi. Siskin bắt đầu kể cho cả bọn nghe luật chơi bóng rổ, và, theo lời cậu nói, trò chơi này vui không kém gì bóng đá.

– Phải nói với thầy giáo dậy thể dục, các cậu ạ, – Iura nói. – Có lẽ thầy sẽ giúp chúng ta lắp đặt các thứ cần thiết cho một sân bóng rổ.
Mãi tận khi về đến bùng binh, chỗ rẽ vào phố nhà chúng tôi ở, Siskin đột ngột dừng lại và kêu:

– Ối cha mẹ ơi! Tớ quên mất áo khoác ngoài ở sân bóng rồi!

Nó quay lại và cắm đầu cắm cổ chạy. Thật là một con người kỳ cục. Lúc nào cũng vậy, nhất định phải có một cái gì đó xẩy ra với nó. Thế gian vẫn có những người như thế chứ lại!

Gần chín giờ tối tôi mới về đến nhà. Mẹ tôi bắt đầu mắng mỏ về tội mải chơi, về nhà quá muộn, nhưng tôi nói đã muộn lắm đâu, mẹ cảm thấy muộn là vì bây giờ là mùa thu rồi, mà mùa thu thì trời chóng tối hơn mùa hè, cho nên ai cũng cảm thấy là đã muộn rồi, vì mùa hè ngày dài hơn nhiều, vào giờ đó ai cũng có cảm giác là còn sớm, vì trời hãy còn sáng…

 

Mẹ bảo, lúc nào tôi cũng lý do lý trấu, và bắt tôi phải đi học bài. Tất nhiên là tôi ngồi vào bàn học ngay, tức là ngồi xuống bàn, nhưng không học ngay, vì tôi đã rất mệt sau một trận đá bóng như thế, và tôi muốn nghỉ một lát.

– Sao anh vẫn chưa học bài đi? – Lika hỏi. – Vì đầu óc anh chắc là đã nghỉ ngơi lâu lắm rồi.

– Anh tự biết đầu óc mình cần nghỉ ngơi bao nhiêu! – tôi nói.

Giờ thì tôi chẳng thế nào bắt đầu học được nữa rồi, vì nếu học ngay thì hẳn là con bé Lika sẽ cho rằng nó đã bắt tôi học. Vì thế tôi quyết định sẽ nghỉ thêm một lúc nữa, và bắt đầu kể cho nó nghe chuyện cậu Siskin hậu đậu đã bỏ quên áo khoác ngoài của mình trên sân bóng. Chưa được bao lâu thì bố đi làm về và kể chuyện nhà máy nơi bố làm việc mới nhận một hợp đồng sản xuất máy mới cho nhà máy thuỷ điện Kuybyshev, và tôi vẫn không thể nào bắt tay vào học được vì chuyện bố kể rất hay.

Bố tôi là thợ sản xuất mẫu ở nhà máy đúc. Ông làm các mô hình. Mô hình là gì, chưa chắc tất cả mọi người đều biết, nhưng tôi thì biết rõ. Để đúc một chi tiết máy nào đó thì việc đầu tiên là phải làm ra một cái cốt có hình dạng giống như thế, nhưng bằng gỗ. Thế thì cái cốt gỗ ấy gọi là mô hình. Mô hình cần dùng vào việc gì? Số là thế này: Người ta đặt mô hình vào một cái hộp sắt rỗng, không có đáy, rồi đổ lèn đầy đất vào đó, và khi cái mô hình được lấy đi thì trong đất còn lại khoảng trống có hình dáng giống hệt mô hình. Người ta rót thép lỏng vào khoảng trống đó, và khi thép đã đông lại thì người ta thu được một chi tiết máy có hình dạng giống hệt như mô hình. Khi nhà máy nhận được đơn đặt hàng sản xuất các chi tiết mới, thì việc đầu tiên là các kỹ sư vẽ sơ đồ thiết kế, rồi thợ làm mô hình cứ theo sơ đồ đó mà làm. Tất nhiên là thợ làm mô hình là những người rất giỏi, vì chỉ cần nhìn sơ đồ là đã hiểu ngay phải làm như thế nào. Nếu người thợ làm mô hình không tốt thì sẽ không thể đúc được các chi tiết máy chính xác. Bố tôi là thợ làm mô hình giỏi. Thậm chí ông còn nghĩ ra một cái cưa điện thuận tiện để cắt gỗ thành các chi tiết rất nhỏ. Bây giờ ông đang suy nghĩ để làm ra một cái máy dùng để đánh bóng các mô hình bằng gỗ. Hiện nay việc đánh bóng mô hình phải làm thủ công, và khi nào bố tôi chế tạo thành công cái máy đánh bóng gỗ ấy thì tất cả thợ làm mô hình của nhà máy sẽ có máy để làm việc.

Khi đi làm về bao giờ bố tôi cũng sẽ nghỉ ngơi một chút, rồi giở các sơ đồ thiết kế cái máy mới của mình ra, hoặc là đọc sách để biết cái gì phải làm như thế nào, bởi phát minh ra một cái máy đánh bóng gỗ không phải là chuyện chơi.

Bố tôi đã ăn cơm tối xong, và ngồi vào bàn làm việc. Còn tôi lại ngồi vào bàn học. Đầu tiên tôi học thuộc bài địa lý, vì đây là bài dễ nhất. Sau môn địa lý tôi bắt tay vào học môn tiếng Nga. Cần phải chép lại đầu bài tập và tìm gốc từ, tiền tố và đuôi. Gạch dưới gốc từ một gạch, tiền tố – hai gạch còn đuôi thì ba gạch. Rồi tôi học thuộc bài tiếng Anh rồi bắt tay vào môn số học. Bài về nhà khó kinh hoàng, tôi không thể hiểu được phải giải nó như thế nào. Tôi ngồi cả tiếng đồng hồ, trố mắt nhìn vào vở bài tập, gắng sức suy nghĩ căng cả óc, nhưng cũng chẳng được tích sự gì. Thêm vào đó cơn buồn ngủ kéo đến. Mắt tôi cay xè, cứ như bị rắc cát vào vậy.

– Con ngồi thế là đủ rồi đấy, – mẹ nói, – đến lúc đi ngủ rồi con ạ. Mắt con đã díp lại rồi kia kìa, thế mà còn cứ ngồi mãi!

 

– Nhưng mai thì sao, làm sao có thể đi học mà chưa làm xong bài về nhà được? – tôi nói.

– Con phải học bài ban ngày, – mẹ trả lời. – Từ đâu ra cái thói học khuya thế không biết! Học kiểu thế chẳng được tích sự gì đâu. Đằng nào thì con cũng có hiểu gì đâu

– Thì cứ để cho nó ngồi, – bố xen vào. – Để cho nó biết thân, lần sau đừng để đến tận tối khuya mới học bài nữa.

Thế là tôi ngồi và đọc đi đọc lại đề bài cho đến khi những con chữ trong quyển sách bắt đầu gật gù, ngả nghiêng, chữ nọ trốn sau chữ kia như chúng đang chơi trò trốn tìm vậy. Tôi dụi mắt, đọc lại đề bài lần nữa, nhưng những con chữ tinh nghịch không chịu yên, thậm chí chúng còn nhảy cả lên như trẻ con chơi trò nhảy cừu.

– Sao nào, con không làm được bài gì nào? – mẹ hỏi.

– Đây này, – tôi nói, – phải cái bài tập dở hơi thế nào ấy.

– Không có bài tập nào là dở hơi hết. Đấy là các học sinh dở hơi thì có.

Mẹ đọc đề bài và giảng giải cho tôi cách làm, nhưng chẳng hiểu sao tôi không còn hiểu được một cái gì nữa.

– Thế chẳng lẽ ở trường các thầy cô không giảng cho học sinh cách giải loại bài tập này à? – Bố hỏi.

– Không, bố ạ, – tôi nói, – chẳng giảng gì cả.

– Kỳ thật đấy! Ngày bố đi học, đầu tiên cô giáo bố luôn giảng cách làm bài ở lớp rồi sau đó mới cho bài về nhà.

– Đấy là, – tôi nói, – chuyện ngày bố còn đi học, chứ chúng con bây giờ cô Olga Nikolaevna chẳng giảng giải gì cả. Cô chỉ hỏi thôi, hỏi và hỏi.

– Bố chẳng hiểu ở trường bây giờ người ta dạy dỗ trẻ con thế nào!

– Dạy thế đấy, – tôi nói, – bố ạ.

– Thế trong lớp cô Olga Nicolaevna kể cho các con nghe những gì trong lớp?

– Chẳng kể gì cả. Chúng con phải giải toán trên bảng.

– Thế thì đưa bố xem bài toán thế nào nào.

Tôi đưa bố xem bài toán đã chép vào vở.

– À, thế đấy, thế mà con lại còn nói cô giáo này nọ! – bố kêu. – Đây chả là bài toán giống hệt bài cô cho về nhà là gì! Có nghĩa là cô giáo đã giảng cách giải các bài toán loại này rồi.

– Giống đâu mà, – tôi nói, – đâu? Bài kia về những người thợ mộc dựng nhà, đằng này là những người thợ sắt làm xô cơ mà.

– Ối giời, con trai ơi! – bố bảo. – Trong bài ấy cần phải tính được hết bao nhiêu ngày thì 25 người thợ mộc dựng được 8 cái nhà, còn trong bài này thì phải tính cần bao nhiêu thời gian để 6 người thợ sắt làm được 36 cái xô. Hai bài này cách giải như nhau mà.

Bố bắt tay vào giảng lại cho tôi cách làm bài tập, nhưng trong đầu tôi mọi thứ đã lẫn lộn hết cả, và tôi hoàn toàn không hiểu gì hết.

– Sao con chậm hiểu thế không biết! – cuối cùng thì bố nổi cáu. Chẳng lẽ lại có thể chậm hiểu đến thế!

Bố tôi không hề biết cách giảng bài. Mẹ luôn luôn nói bố chẳng có tí khả năng sư phạm nào, có nghĩa là bố không thể trở thành giáo viên được. Nửa tiếng đồng hồ đầu tiên bố giảng giải khá bình tĩnh, nhưng sau đó thì bắt đầu nổi cáu, và một khi bố đã nổi cáu thì tôi hoàn toàn không hiểu bố nói gì nữa, và ngồi ngay thộn trên ghế như một khúc gỗ.

– Nào, thế còn gì không hiểu nào? – bố nói. – Tất cả đều dễ hiểu mà.

Bố đã nhận ra là giảng giải bằng lời thì chẳng ích gì, nên cầm lấy giấy bút và bắt đầu viết.

– Đây nhá, – bố nói. – Tất cả đều rất đơn giản. Con nhìn này, xem cách giải câu thứ nhất nhé.

Bố viết đề bài ra giấy, và tự giải.

– Con có hiểu không?

Nếu nói sự thật thì tôi chẳng hiểu gì hết, nhưng tôi đã buốn ngủ chết đi được, nên nói liều:

– Con hiểu ạ.

– Đấy, thấy chưa, cuối cùng thì cũng hiểu! – bố vui mừng ra mặt – Cần phải suy nghĩ kỹ, con ạ, thì tất cả sẽ trở nên dễ hiểu. Và bố tiếp tục giải câu thứ hai.

– Con hiểu không?

– Dạ hiểu, – tôi nói.

– Nếu không hiểu thì con phải nói nhé, để bố còn giảng nữa.

– Không, con hiểu rồi, hiểu rồi.

Tự bố giải đến câu cuối cùng. Tôi chép bài giải sạch sẽ vào vở và bỏ nó vào cặp sách.

– Làm xong việc thì tha hồ mà chơi, – Lika nói.

– Đủ rồi đấy, mai anh sẽ nói chuyện với em! – tôi càu nhàu và đi ngủ.

Chương ba

Trong hè trường tôi đã được sửa chữa. Trong các lớp học tường được quét sơn trắng mới, và trông chúng mới sạch sẽ tinh tươm làm sao, chẳng có lấy một vết bẩn nào, nhìn thật thích mắt. Tất cả đều mới tinh. Ngồi học trong một phòng học như thế thật dễ chịu. Hình như sáng sủa hơn, rộng rãi hơn, và thậm chí hình như người ta vẫn nói là thấy lòng nhẹ nhàng hơn.

Nhưng chỉ sang ngày thứ hai, khi tôi vừa vào lớp đã trông thấy trên khoảng tường bên cạnh bảng ai đó đã dùng than vẽ một anh lính thuỷ. Anh ta mặc áo kẻ ngang, quần bay trước gió, trên đầu đội mũ nồi, còn miệng thì ngậm tẩu, cái tẩu đang toả khói từng vòng như ống khói tầu thủy vậy. Anh chàng thuỷ thủ trông tinh quái đến mức nhìn anh ta không ai nhịn được cười.

– Igor Grachev vẽ đấy, – Vasia Erokhin thông báo với tôi. – Nhưng mà, này, cấm bép xép nhé!

– Tớ bép xép để làm gì chứ?– tôi nói. Cả lớp về chỗ của mình, ngắm nghía chàng thuỷ thủ, bình phẩm và nói đủ mọi thứ chuyện cười.

– Anh thủy thủ sẽ học cùng lớp với chúng ta! Hay quá!

Ngay trước khi chuông reo thì Siskin chạy vào lớp.

– Trông thấy gì chưa? – tôi nói và chỉ lên tường. Nó nhìn anh lính thuỷ.

– Igor Grachev vẽ đấy, – tôi nói. – Cấm không được bép xép.

– Được rồi, tự tớ biết mà! Cậu làm bài tập tiếng Nga chưa thế?

– Tất nhiên là làm rồi, – tôi nói. – Làm sao tớ lại có thể đi học mà chưa làm xong bài tập được.

– Còn tớ, cậu biết không, chưa làm. Chưa kịp làm, cậu hiểu chứ. Cho tớ chép đi.

– Cậu còn lúc nào để chép nữa chứ?– tôi nói. – Vào lớp ngay giờ đấy

– Không sao mà. Tớ chép ngay trong lớp. Tôi đưa cho nó cuốn vở bài tập tiếng Nga, và nó bắt đầu chép ngay.

– Cậu nghe này, – nó bảo. – Sao trong từ “đom đóm” cậu lại gạch dưới tiền tố bằng một gạch thế. Phải gạch dưới gốc từ bằng một gạch chứ?

– Cậu thì biết gì! – tôi nói. – Đó chính là gốc từ đấy!

– Cái gì? Đó là gốc từ á? Chẳng lẽ gốc từ lại đứng ngay đầu tiên à? Thế theo cậu thì tiền tố ở đâu?

– Trong từ này làm gì có tiền tố.

– Chẳng lẽ lại có chuyện không có tiền tố á?

– Tất nhiên, có.

– Thế mà tớ nghĩ nát cả óc: có tiền tố, có gốc từ, thì hoá ra không còn cái gì là đuôi cả.

– Ôi giời ơi! – tôi nói. – Kiến thức này chúng ta đã học từ hồi lớp ba mà.

– Nhưng tớ chẳng nhớ gì cả. Có nghĩa là cậu làm đúng tất cả chứ? Tớ chép nguyên si nhé.

Tôi rất muốn giảng giải cho nó thế nào là gốc từ, thế nào là tiền tố, thế nào là đuôi, nhưng tiếng chuông đã vang lên, và cô Olga Nikolaevna vào lớp.
– Sao lại có những trò thế này nhỉ? – cô hỏi và đưa mắt nhìn khắp lớp. – Ai vẽ lên tường? Cả lớp im như thóc.

– Người đã làm bẩn tường phải đứng dậy và nhận lỗi. Đôi mày cô cau lại. – Chẳng lẽ các em không hiểu rằng lớp học phải giữ cho sạch sẽ hay sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu như em nào cũng vẽ một cái gì đó lên tường? Chính các em sẽ thấy ngồi trong một lớp học bẩn thỉu chẳng thích thú gì. Hay là các em thấy thích?

– Thưa cô, không ạ! – đây đó vang lên vài tiếng nói yếu ớt.
– Vậy thì ai vẽ? Tất cả im lặng.

– Glev Skameikin, em là lớp trưởng và em phải biết ai đã làm chuyện đó.

– Em không biết, thưa cô Olga Nikolaevna. Khi em tới lớp thì đã thấy anh thuỷ thủ ở trên tường rồi ạ.

– Thật đáng ngạc nhiên! – сô Olga Nikolaevna nói. – Phải có ai đó vẽ chứ. Hôm qua bức tường còn sạch nguyên mà, cô là người cuối cùng ra khỏi lớp. Ai hôm nay đến lớp sớm nhất?

Chẳng ai nhận mình đến sớm nhất. Ai cũng nói là khi vào lớp thì thấy trong lớp đã có rất đông học sinh rồi.

Trong khi mọi người mải nói chuyện đó thì cậu Siskin gắng hết sức chép bài tập tiếng Nga vào vở của mình. Nó kết thúc bằng cách đánh rơi vào vở của tôi một giọt mực tướng và trả lại tôi quyển vở.

– Thế này là thế nào? – tôi nói. – Cậu mượn vở sạch không hề có vết mưuc, thế mà khi trả lại đã có vết mực.

– Nhưng tớ có cố tình làm giây mực vào vở cậu đâu.

– Cậu cố tình hay không thì việc gì đến tớ. Tớ cần gì quyển vở bị giây mực chứ.

– Nhưng tớ làm sao trả quyển vở sạch cho cậu được, khi đã có vết mực ở đó rồi? Thôi được, lần sau tớ sẽ không làm bẩn nữa đâu!

– Lần nào, – tôi nói, – lần sau nào?

– Ừ thì lần sau, khi tớ lại chép bài của cậu ấy.

– Thế cậu tính, – tôi nói, – hôm nào cũng chép bài á?

– Hôm nào cũng chép để làm gì? Chỉ thỉnh thoảng thôi.

Câu chuyện kết thúc ở đấy vì đúng lúc đó cô Olga Nikolaevna gọi Siskin lên bảng giải bài tập số học về các thợ nề, sơn các bức tường trong trường học, và phải tính xem trường sẽ tốn bao nhiêu tiền để mua sơn đủ cho tất cả các bức tường trong lớp và ngoài hành lang.

«Xem nào, – tôi nghĩ, – chết anh cu Siskin rồi! Lên bảng giải toán không ngon ăn như chép bài của người khác đâu nhé!»

Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên vì Siskin giải bài toán không tồi. Nói cho đúng ra thì nó giải khá chậm, đến tận khi hết tiết học mới xong, vì đầu bài khá dài và còn khó nữa.

Dĩ nhiên cả lớp cũng đoán ra lý do vì sao cô Olga Nikolaevna lại cố tình chọn đề bài này, và đều cảm thấy sự việc với anh lính thủy chưa thể chấm dứt được. Đến tiết học cuối cùng thì thầy hiệu trưởng Igor Alexandrovich đến. Trông thầy chẳng có gì là tức giận. Vẻ mặt thầy lúc nào cũng rất bình thản, giọng nói khẽ khàng và có vẻ rất nhân hậu nữa, nhưng tôi lúc nào cũng thấy hơi sợ sợ thầy, vì tầm vóc thầy rất to lớn. Thầy cũng cao như bố tôi, có khi còn cao hơn, áo vét của thầy mặc rất rộng rãi, cài đủ cả ba cúc, và thầy đeo kính.

Tôi cứ tưởng thầy Igor Alexandrovich thế nào cũng mắng mỏ chúng tôi một trận ra trò, nhưng thầy rất nhẹ nhàng kể cho chúng tôi nghe hàng năm nhà nước đã phải chi bao nhiêu tiền cho việc học tập của một học sinh, nên việc học tập tốt là rất quan trọng, ngoài ra cần phải giữ gìn trường sở cùng với mọi thứ tài sản của trường. Thầy nói trò nào đã làm hỏng tài sản của trường và các bức tường tức là làm hại đến nhân dân, vì nhân dân là người cung cấp toàn bộ tài sản chung cho nhà trường. Cuối cùng, thầy nói:

– Em học sinh đã lỡ vẽ lên tường, có lẽ cũng không cố tình muốn gây thiệt hại cho trường đâu. Nếu như em ấy tự giác nhận lỗi, tức là chứng minh được mình là con người trung thực và đã làm việc đó do thiếu suy nghĩ mà thôi.
Tất cả những điều thầy Igor Alexandrovich nói có tác dụng đến tôi một cách sâu sắc, và tôi cứ tưởng rằng thằng Igor Grachev sẽ phải đứng lên ngay, nhận rằng nó đã làm chuyện đó, nhưng thằng Igor có vẻ như chẳng hề muốn chứng minh nó là người ngay thẳng, nên nó cứ ngồi im tại chỗ của mình. Khi đó, thầy Igor Alexandrovich nói, có lẽ em học sinh phạm lỗi hiện đang rất xấu hổ nên chưa muốn công khai nhận lỗi, vậy thì ta hãy cho em ấy thì giờ để suy nghĩ kỹ càng về hành động của mình, rồi khi nào đủ dũng cảm thì đến phòng Hiệu trưởng để gặp riêng thầy.

Buổi học kết thúc thì đội trưởng đội thiếu niên Tolia Deigiơkin tiến lại gần Grachev và nói:

– Ê này! Ai bảo cậu làm bẩn tường chứ? Cậu thấy sự thể đã đến mức nào rồi đấy!

Igor dang cả hai tay ra:

– Tớ thì sao nào? Chẳng lẽ tớ cố tình hay sao?

– Thế thì tại sao cậu lại vẽ lên tường?

– Chính tớ cũng không biết. Tớ cầm lấy than và vẽ chẳng cân nhắc gì cả.

– «Chẳng cân nhắc gì»! Tại cậu mà bây giờ cả lớp mình thành có khuyết điểm.

 

– Tại sao lại cả lớp?

– Là vì ai cũng có thể bị nghi ngờ.

– Thế lỡ đấy là có ai đó từ lớp khác chạy vào lớp mình và vẽ thì sao.

– Cứ cẩn thận đấy, lần sau chớ có làm thế nữa nghe chưa, – Tolia nói

– Thôi được rồi, các cậu, tớ hứa sẽ không làm thế nữa đâu, lúc đấy chẳng qua là tớ chỉ muốn… chỉ muốn thử thôi mà, – Igor thanh minh.

Nó cầm lấy giẻ lau và cố gắng lau cái hình anh lính thủy trên tường, thế nhưng nó càng lau thì càng bẩn thêm. Hình vẽ vẫn còn, mà xung quanh đấy lại bị bôi lem luốc. Thấy vậy cả lớp giằng lấy cái giẻ trong tay Igor và không cho nó bôi bẩn tường thêm nữa.

Sau giờ học chúng tôi lại đi đá bóng đến tận tối mịt, và khi chia tay nhau về nhà thì Siskin muốn lôi tôi đến nhà cậu ta. Hóa ra gia đình cậu ta ở ngay cùng phố với nhà tôi, trong một cái nhà gỗ hai tầng không xa nhà tôi mấy. Nhà trên phố tôi đa số là những ngôi nhà lớn cao bốn hoặc năm tầng, giống như nhà tôi ở. Tôi đã tự hỏi không biết bao lâu nay, không hiểu ai sống trong cái nhà gỗ nhỏ ấy. Thì hóa ra là gia đình Siskin.

Tôi thì không muốn rẽ vào chơi nhà nó, vì đã muộn rồi, nhưng nó nói:

– Cậu hiểu không, nếu về một mình thì thế nào tớ cũng bị mắng vì về nhà muộn quá, nhưng nếu có cậu cùng đi thì tớ sẽ không bị mắng

– Nhưng tớ cũng sẽ bị mắng vì về muộn mà, – tôi nói.

– Không sao. Nếu cậu muốn thì đầu tiên là hai đứa về nhà tớ, rồi hai đứa lại cùng về nhà cậu. Như thế thì cả cậu lẫn tớ chẳng ai bị mắng cả.

– Thế thì được, – tôi đồng ý.

Chúng tôi vào phòng đằng trước, theo cái cầu thang gỗ cọt kẹt có tay vịn nham nhở đi lên tầng hai, rồi Siskin gõ vào cánh cửa bọc nilông màu đen, có những sợi gì màu vàng vàng thò ra ở những lỗ rách nhỏ.

– Thế là thế nào hả, Kostia! Con mất mặt ở đâu muộn thế mới về nhà? – mẹ nó hỏi khi mở cửa cho chúng tôi.

– Mẹ ơi mẹ hãy làm quen, đây là Maleev, bạn cùng học lớp con. Con với bạn ấy ngồi cùng một bàn đấy mẹ ạ.

– Cháu vào nhà đi, vào nhà đi, – mẹ nó nói, giọng đã dịu đi đôi chút.
Chúng tôi vào nhà.

– Ối cha mẹ ơi! Các con nghịch ở đâu mà bẩn thế? Thử nhìn lại mình xem!
Tôi nhìn sang Siskin. Mặt nó đỏ lựng, những vết gì bẩn thỉu chảy thành dòng dọc theo má và trán. Chóp mũi đen sì. Có lẽ mặt mũi tôi chẳng hơn gì nó, vì tôi bị xơi một cú bóng vào mặt. Siskin dùng khuỷu tay huých tôi:

– Đi rửa mặt đi, nếu không thì cậu cũng sẽ bị mắng nếu cứ để mặt mũi thế này mà về nhà.

Chúng tôi vào phòng, và nó giới thiệu tôi với cô nó:

– Cô Zina ơi, đây là Maleev, bạn cùng học với cháu ở trường. Chúng cháu cùng học một lớp.

 

Cô Zina còn rất trẻ, đến mức đầu tiên tôi cứ tưởng là chị của Siskin, nhưng thật ra cô là cô của nó. Cô nhìn tôi một cách giễu cợt. Có lẽ trông tôi cũng buồn cười thật, vì chắc là bẩn lắm. Siskin huých vào sườn tôi. Chúng tôi vào phòng rửa mặt, và bắt đầu kỳ cọ rửa ráy.

– Cậu có thích động vật không? – Siskin hỏi trong khi tôi trát xà phòng lên mặt.

– Cũng còn tuỳ, – tôi nói. – Nếu mà hổ hay cá sấu thì tớ chẳng thích. Nó cắn chết.

– Nhưng tớ không hỏi về những con vật ấy. Cậu có thích chuột không?

– Chuột tớ cũng không thích, – tôi nói. – Chuột gặm hỏng tất cả mọi đồ vật, bạ gì gặm nấy.

– Chúng chẳng gặm hỏng cái gì cả. Cậu bịa đặt thế để làm gì?

– Sao lại không gặm? Một lần chúng cắn nát hết cả sách vở của tớ trên giá sách kìa.

– Thế thì chắc là tại cậu không cho chúng ăn hẳn thôi?

– Lại còn thế nữa! Tớ mà lại đi cho chuột ăn á!

– Tất nhiên rồi! Ngày nào tớ cũng cho chuột ăn. Thậm chí còn làm nhà cho chúng ở nữa cơ.

– Cậu bị thần kinh rồi! Ai lại đi xây nhà cho chuột bao giờ?

– Chuột thì cũng phải có chỗ ở chứ. Giờ thì đi xem nhà chuột của tớ nào.

Chúng tôi rửa mặt xong thì vào bếp. Trong bếp, ngay dưới gầm bàn có một cái nhà nhỏ, dán bằng bao diêm cũ, có rất nhiều cửa sổ và cửa ra vào. Những con vật gì nhỏ xíu, màu trăng trắng bò qua bò lại trên tường, chui ra cửa nọ chui vào lỗ kia. Trên mái nhà có cái ống khói nhỏ, và ngay miệng ống khói cũng có một con trăng trắng như thế ló đầu ra.

Tôi ngạc nhiên hết mức.

– Những con gì thế này? – tôi hỏi.

– Thì, chuột đấy

– Nhưng chuột xám mà, đây lại là những con gì trắng trắng

– Thì, chuột bạch mà lại. Cậu chưa bao giờ trông thấy chuột bạch à?

Siskin bắt một con chuột và đưa cho tôi cầm. Nó trắng tinh, trông như sữa, chỉ mỗi cái đuôi là rất dài, hồng hồng, như bị rụng hết lông. Nó ngồi ngoan ngoãn trên lòng bàn tay tôi, cái mũi nhỏ hồng hồng nhíu nhíu như đang ngửi xem có mùi gì trong không khí, đôi mắt đỏ lóng lánh như hai hạt cườm san hô.

– Nhà tớ cũng có chuột, nhưng chỉ có chuột xám thôi, không có chuột trắng, – tôi nói

– Chuột bạch không phải là nhà nào cũng có đâu, – Siskin cười phá lên. – Chuột bạch phải đi mua. Tớ mua ở cửa hàng thú cảnh bốn con, mà bây giờ, cậu trông đấy, nó đẻ ra nhiều chưa. Nếu cậu muốn tớ sẽ tặng cậu một đôi.

– Thế nó ăn gì?

– Gì nó chả ăn. Các loại hạt, bánh mì, sữa.

– Thế thì được, – tôi đồng ý.

Siskin tìm được ở đâu đó một cái hộp các tông nhỏ, tóm lấy một đôi chuột bỏ vào đó và bỏ cái hộp vào túi mình.

– Để tớ giữ cho, lỡ cậu không quen làm bẹp chúng nó mất, – nó nói.

Chúng tôi ra mặc áo khoác ngoài để về nhà tôi.

– Thế con còn định đi đâu nữa thế? – mẹ Kostia hỏi nó.

– Con về ngay giờ mà mẹ, con đến nhà Vichia một phút thôi, vì con đã hứa với nó rồi.

Chúng tôi chạy ù ra phố và chỉ một phút sau đã về đến nhà tôi. Mẹ trông thấy tôi không về nhà một mình, nên cũng không mắng mỏ gì về tội đã la cà đến nỗi về muộn

– Đây là bạn Kostia học cùng trường con, – tôi nói với mẹ.

– Cháu là học sinh mới à, Kostia? – mẹ hỏi.

– Dạ vâng ạ. Năm nay cháu mới vào học ạ.

– Thế trước đấy thì cháu học ở đâu?

– Ở Nalchich ạ. Cả gia đình cháu sống ở đó, rồi khi cô Zina học hết lớp mười và muốn vào học ở trường sân khấu thì cả nhà chuyển về đây, vì ở Nalchich không có trường sân khấu.

– Thế ở đâu cháu thấy thích hơn, ở Nalchich hay ở đây?

– Ở Nalchich tốt hơn ạ, nhưng ở đây cũng không tồi. Nhà cháu còn ở Krasnozavodsk nữa, ở đó cũng thích lắm.

– Thế thì có nghĩa là cháu tốt tính đấy, nếu ở đâu cháu thấy cũng thích cả.

– Không đâu ạ, cháu xấu tính lắm. Mẹ cháu bảo cháu chả có cá tính gì cả, và vì thế sẽ không làm được trò trống gì nên hồn trong cuộc đời.

– Sao mẹ cháu lại nói thế nhỉ?

– Là vì cháu chẳng bao giờ ngồi vào bàn học bài đúng lúc cả.

– Thế thì cháu cũng giống thằng Vichia nhà bác thôi. Nó cũng chẳng thích ngồi vào bàn học bài đúng lúc. Hai đứa phải cùng quyết tâm sửa chữa tính đó thôi.

Đúng lúc đó thì Lika đến, tôi nói:

– Cậu làm quen đi, đây là Lika, em gái tớ.

– Chào cô! – Siskin nói.

– Chào anh! – Lika trả lời và bắt đầu ngó nghiêng xem xét Siskin, như kiểu nó không phải là một thằng bé bình thường, mà là một tác phẩm hội hoạ nào đó đang được triển lãm.

– Tôi không có chị em gái, – Siskin bảo. – Anh em trai cũng không có. Không có ai cả, tôi hoàn toàn cô đơn.

– Thế nếu mà được ước thì anh muốn có em trai hay em gái nào? – Lika hỏi.

– Muốn cả hai. Nếu thế thì tôi sẽ làm đồ chơi cho chúng này, tặng chúng các con vật nhỏ này, quan tâm nhiều đến chúng nữa. Mẹ tôi bảo tôi là đứa vô tâm. Nhưng tại sao tôi vô tâm chứ? Đó là vì chẳng có ai để tôi quan tâm cả.

– Thế thì anh quan tâm đến mẹ đi.

– Quan tâm đến mẹ thế nào được? Suốt ngày mẹ đi làm, nên cả ngày cứ phải chờ mẹ suốt, có khi buổi tối đã về đến nhà rồi mẹ còn đi làm nữa ấy chứ.

– Thế mẹ anh làm nghề gi?

– Mẹ tôi là lái xe, làm việc trên xe ô tô.

– Thế thì anh quan tâm đến bản thân mình vậy, vì như thế thì mẹ anh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

– Cái ấy thì tôi thừa biết, – Siskin trả lời.

– Thế anh có tìm được cái áo khoác ngoài không? – Lika hỏi.

– Áo nào cơ? À, có! Tất nhiên là tìm thấy. Thì nó vẫn ở ngoài sân bóng, chỗ tôi để quên ấy mà.

– Cứ thế thì có ngày anh sẽ bị cảm lạnh đấy, – Lika nói.

– Không đâu, thưa cô!

– Tất nhiên là sẽ bị cảm lạnh. Thế nào anh chả thêm một lần quên mũ hay áo palto ở đâu đó.

– Không, áo palto thì tôi không thể quên được… Cô thích chuột chứ?

– Chuột … mmm… – Lika do dự.

– Nếu cô thích tôi sẽ tặng cô một đôi nhé?

– Ồ không, anh nói gì vậy!

– Chúng rất xinh nhé, – Siskin nói và lôi cái hộp có hai con chuột bạch từ trong túi ra.

– Ôi, xinh quá! – Lika kêu rít lên.

– Sao cậu lại định đem chuột của tớ cho nó thế hả? – Tôi hoảng hốt. – Cậu tặng tớ rồi mà, bây giờ lại cho nó?

– Nhưng tớ chỉ cho nó xem những con này thôi mà, tớ sẽ cho nó đôi khác, nhà tớ còn nhiều, – Siskin nói. Hoặc là, nếu cậu đồng ý thì tớ cho Lika đôi này, và cho cậu đôi khác sau.

– Không, không, – Lika nói, – Hai con này sẽ là của Vichia.

– Thôi được rồi, mai tôi sẽ mang lại cho cô một đôi khác, còn đôi này cô chỉ xem thôi nhé.

Lika đưa tay về phía lũ chuột:

– Thế chúng có cắn không?

– Không đâu! Nó quen người rồi!

Khi Siskin về rồi, tôi và Lika lấy một cái hộp bánh quy cũ, khoét cửa sổ, cửa ra vào và thả lũ chuột vào đó. Chúng thập thò, ló đầu ra khỏi các cửa sổ, và ngắm chúng thật là thích mắt.

Tất nhiên tôi lại ngồi vào bàn học muộn. Theo thói thường, tôi lại học những bài dễ trước, sau cùng mới bắt tay vào bài tập số học. Lại bài khó ơi là khó, vì thế tôi gập vở bài tập lại, xếp sách vở vào cặp sách với ý định là sáng ra mượn vở của ai đó để chép bài. Nếu mà tôi quyết giải bài tập, thì mẹ hẳn sẽ biết là đến tận giờ tôi vẫn chưa làm xong bài về nhà, sẽ mắng mỏ vì tôi cứ để bài tập lại đến tận tối khuya mới làm. Tất nhiên là bố sẽ lại giúp tôi làm bài tập, nhưng thôi, làm ảnh hưởng đến công việc của bố mà làm gì! Hãy cứ để bố vẽ các sơ đồ cái máy đánh bóng gỗ của bố hay là suy nghĩ xem làm mô hình như thế nào là tốt hơn. Đối với bố việc đó là rất quan trọng.

Trong khi tôi học bài, Lika đã cho vào ngôi nhà của chuột một ít bông để chúng làm ổ, rắc cho chúng một ít hạt ngũ cốc, ít mẩu bánh mì vụn và đặt vào đó một đĩa sữa nhỏ. Nhìn qua cửa sổ có thể thấy lũ chuột gặm nhấm hạt. Thỉnh thoảng có một con còn ngồi lên hai chân sau, lấy hai chân trước rửa mặt. Trông buồn cười lắm! Cái chân trước nhỏ xiu xíu gạt qua cái mặt chuột cũng nhỏ xíu, trông không thể nhịn được cười. Lika suốt thời gian đó ngồi trước cái nhà, nhìn qua cửa sổ và cười khanh khách.

– Anh có người bạn thật tốt, Vichia ạ! – nó nói khi tôi đến để xem chuột

– Kostia ấy à? – tôi nói.

– Vâng.

– Thế nó tốt thế nào?

– Lịch sự. Nói chuyện rất hay. Thậm chí còn nói chuyện với em nữa.

– Thế tại sao không nói chuyện với em được?

– Thì em là đứa con gái mà.

– Thế sao? Chẳng lẽ là đứa con gái thì không được nói chuyện à?

– Những đứa con trai khác không nói đâu. Chúng rất tự cao, chắc thế. Anh kết bạn với anh ấy nhé.

Tôi muốn nói với nó rằng thằng Kostia cũng chẳng tốt đến thế đâu, rằng nó chép bài tập của tôi và làm giây mực vào vở tôi nữa, nhưng không hiểu tại sao lại bảo:

– Cứ làm như tự anh thì không biết là nó tốt ấy! Lớp anh học đứa nào cũng tốt cả.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button