Văn học nước ngoài

Về Từ Cõi Chết

ve-tu-coi-chet-elie-wiesl1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Elie Wiesel

Download sách Về Từ Cõi Chết ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng PDF                  Download

Định dạng MOBI               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Về từ cõi chết là nhan đề tiếng Việt của một bộ ba tiểu thuyết tự truyện của Elie Wiesl.
ELIE WIESEL là nhà văn gốc Do thái.  Ông sinh năm 1928 tại Roumania, gần biên giới Hungary.  Năm 1944, cậu bé mười sáu tuổi Wiesel với toàn gia đình bị gom vào trại tập trung của Đức Quốc Xã.  Tại Trại Auschwitz, cậu chứng kiến mẹ và cô em út bị đưa vào lò thiêu.  Sau đó, tại Trại Buchenwald, cậu lại thấy tận mắt cha bị đánh tới chết.  Nỗi tuyệt vọng sâu xa mà Wiesel trải qua từ thời niên thiếu đã khắc sâu những vết sẹo mãn tính trong tâm trí ông.  Sau chiến tranh, ông dời đến Paris, theo học Triết tại Đại học Sorbonne và vào quốc tịch Pháp, làm ký giả cho một tờ báo Do thái ở Israel.  Kế đó, ông qua Mỹ, làm giáo sư ở City College, N.Y.(1972), rồi Boston College (1976)…

 

NIGHT (Đêm) là tác phẩm đầu tay của ông, tự truyện, xuất bản ở Paris năm 1958; bản tiếng Anh do Stella Rodway dịch xuất bản năm 1960.  Từ đó đến nay đã được tái bản trên hai mươi lăm lần.  Tác phẩm đã được Alfred Kazin đánh giá là, “Không ai để lại đằng sau mình một bản tường trình quá đổi thương tâm như thế.”  Và Daniel Stern, người phụ trách mục điểm sách của tạp chí The New York Times đã nhận xét về ông, “Kể từ Albert Camus tới nay, chưa có người phát ngôn nào về con người hùng biện đến thế,”

 

Nếu Nhật ký Anne Frank cho thấy những đau đớn, mơ ước và cùng quẩn của con người khi bị săn đuổi đưa vào các trại tập trung, thì Đêm cho thấy những gì xảy ra bên trong trại tập trung và đời sống của những người sống tại cõi địa ngục trần gian đó.  Họ là những con thú kiệt sức, chờ giờ lên giàn tế cho ác thần mà chủ tế là những tên đồ tể thời đại mới.  Đêm là cuốn thứ nhất của bộ ba tác phẩm này, hai cuốn tiếp là Dawn (Rạng Sáng, 1960) và Accident (Tai Nạn, 1960).  Từ con người sống để chờ giờ vào lò thiêu trong Đêm, Wiesel hoá thân làm kẻ săn lùng và hủy diệt mạng sống người khác với vai trò kẻ khủng bố của phong trào phục quốc Do thái trong Rạng Sáng; và sau đó, trong Tai Nạn, ông mang tâm cảnh của một người trí thức bơ vơ, không tình yêu chẳng niềm tin, với nỗi ám ảnh dằng dặc về cái chết của Thượng đế và ước muốn tự hủy của con người.

Mỗi dòng chữ trong Về từ cõi Chết đều chất ngất dấu hỏi làm sao quên được quá khứ thống khổ và nhục nhã để sống đời đáng sống, để có tình yêu và tình người.

 

Đây là cuộc hành trình của tuổi trẻ sống sót từ địa ngục trần gian để sau đó thấy mình quằn quại giữa sống và chết.  Tuổi xuân tuẩn nạn ấy vừa sáng suốt vừa mê sảng trong một thế giới phi đạo lý, chẳng tình người, không còn đấng thượng đế được quan niệm như một người cha chí công và nhân từ, không còn hiện tại như một điểm xuất phát tươi mát cho tương lai, không còn đời sống vì cõi người đã nặng mùi chết chóc.  Tuổi trẻ đặc biệt của thế kỷ hai mươi bị lừa dối vì những chiêu bài mệnh danh là lý tưởng và bị vắt kiệt trong hận thù.
WIESEL LÀ TÁC GIẢ CỦA TRÊN BỐN MƯƠI TÁC PHẨM, NHƯ:
The Town Beyond the Wall – Thị Trấn Bên Kia Tường, 1964;

Le Chant des Morts – Bài Ca Của Những Kẻ Chết, 1964;

Le Mendiant de Jérusalem – Người Hành Khất Thành Giêrusalem, 1968;

Les Portes de la Forêt – Cửa Rừng, 1968;

Souls on Fire – Những Linh Hồn Bừng Lửa, 1972;

Le Testament dõun Poète Juif Assassiné – Bản Tự Kiểm Của Một Nhà Thơ Do Thái Bị Ám Sát, 1980

v.v…
Năm 1986, ông được trao giải Nobel Hoà Bình, như một ngôn sứ của thời đại.  Bản Tuyên dương của Ủy ban Hòa bình ghi:  “Sự dấn thân của Wiesel phát xuất từ những khổ đau của dân tộc Do thái, đã mở rộng ra để ôm vào lòng tất cả các dân tộc và chủng tộc bị áp bức.”  Về phần Wiesel, trong ngày nhận giải, ông đã tóm tắt sứ mạng của mình: “Tôi đã quyết định cống hiến đời mình để kể chuyện vì tôi cảm thấy rằng được sống sót là mắc nợ người đã chết một điều gì đó.  Đó là nỗi ám ảnh phải nhớ đến họ, và ai  không nhớ đến người đã chết là thêm lần nữa phản bội họ.”
Lời nói  đầu của Elie Wiesel
Bộ sách này là ba bản tường thuật được viết một cách riêng rẽ trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1960.  Bản tường thuật thứ nhất là lời chứng, hai bản còn lại được dùng như lời luận giải.  Tuy thế, cả ba đều được viết với ngôi thứ nhất.  Trong Đêm, thì “Tôi” là kẻ phát biểu; trong Rạng Sáng và Tai Nạn thì “Tôi” là kẻ lắng nghe và tra vấn.

 

Các câu chuyện này vẫn còn hết sức thiết thân với tôi.  Không chỉ câu chuyện đầu mà vì những lý do hiển nhiên, mãi mãi sống động thẳm sâu trong tất cả những gì tôi đã và đang viết và trong tất cả những gì tôi sắp viết.  Hai câu chuyện còn lại cũng vậy.  Ngày nay, các chủ đề của Rạng Sáng và Tai Nạn dường như mang tính cách thời sự hiện thực còn hơn thời chúng được xuất bản.  Tôi phát biểu về sự lôi cuốn xã hội vào bạo động ở mặt này và vào sự cám dỗ tự sát ở mặt kia.  Nếu không ở trong khung cảnh của Biến cố ấy, thì làm sao chúng ta giải thích được sự hận thù đang cháy bỏng dưới quá nhiều mái gia đình?  Và làm sao chúng ta hiểu được sự tuyệt vọng đang thúc đẩy những người tuổi trẻ tự sát.  Mọi con đường đều dẫn chúng ta trở lại nơi ấy.  Bất chấp  tất cả những gì tương tự, Auschwitz tự nó lập thành một điểm chỉ dẫn.

 

Vì Auschwitz tiêu biểu cho cực điểm của bạo lực, hận thù và chết chóc, nên bổn phận của chúng ta là chiến đấu chống bạo lực, hận thù và chết chóc: đó là chủ đề của Rạng Sáng.

 

Vì Auschwitz tước đoạt của chúng ta hi vọng và tình yêu tới độ làm chúng ta mất khát vọng sống, nên chúng ta phải khẳng định hi vọng và tình yêu, nhân danh chính cuộc sống, cái sẽ mang chúng ta đi trọn từ đầu tới cuối: đó là lời kêu gọi vang vọng trong Tai Nạn.

 

Nếu hôm nay phải viết lại cả ba câu chuyện này, tôi sẽ không thay đổi một chữ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

One Comment

  1. Tôi rất thích những tác phẩm của tác giả Elie Wiesel. downloadsach.com giúp tôi nhé. Thank so much!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button