Văn học nước ngoài

Ước Mơ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Christine Arnothy

Download sách Ước Mơ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuộc sống con người luôn cho ta những ước mơ, có những ước mơ rất đơn giản, bình dị, có những ước mơ lại cao siêu kỳ vĩ, có những ước mơ có thể thỏa mãn khát vọng của con người, nhưng cũng có những ước mơ suốt đời làm cho người ta đau khổ, dằn vặt vì không sao chạm được vào nó. Ước Mơ gồm hai phần: Phần một là “Mười lăm tuổi, tôi không muốn chết” và phần hai với tựa “Sống không phải dễ”. Hãy hòa cùng tác phẩm và tác giả Christine Arnothy để xem các nhân vật của Ước Mơ suy nghĩ và mơ ước điều gì.
Tối hôm ấy Pista đến hầm của chúng tôi và mọi người xem sự kiện ấy như là được giải thoát. Màn đêm đã buông xuống, nhưng chẳng khác nào chúng tôi bị chôn vùi trong cái hầm hôi mốc hôi meo của toà nhà chung cư bên bờ sông Danube, không biết ngày đêm là gì.

Tuy nhiên, đồng hồ vẫn tiếp tục chỉ giờ một cách bình thản, kim vẫn chạy một cách ung dung chung quanh mặt đồng hồ, phải chăng tôi đã sống như con chuột nhũi hai tuần hay là đã hai năm rồi?

Sẽ có chăng một “ngày hôm nay”, một “ngày mai” hay một thời gian vô tận trong những căn hầm tối tăm và ngột ngạt?

Ba ngày đầu trôi qua một cách khá nhanh chóng. Mỗi khi cái cầu thang kêu lên răng rắc, chúng tôi nghĩ: quân Nga đã đến rồi, các trận đánh đã chấm dứt ở gần đâu đây, chúng tôi sẽ có thể trở lên trên căn hộ của chúng tôi và tiếp tục làm công việc mà chúng tôi đã phải bỏ dở một cách đột ngột để trốn xuống dưới hầm. Như đọc cho xong quyển sách mới đọc được một nửa, như chơi lại khúc nhạc mà bản nhạc còn để mở trên chiếc đàn dương cầm, như mở quyển vở bao giấy xanh ra để làm cho xong bài luận tiếng Hungari.

Ở dưới hầm đến ngày thứ năm, chúng tôi biết rõ là quân Đức đã quyết định bảo vệ thành phố. Lúc ấy chúng tôi mới hết khái niệm về tiếng. Những ngày hồi hộp, lo âu, đối diện với tử thần tiếp nối nhau chậm rãi một cách không thể chịu nổi. Giàn súng cao xạ phòng không lưu động khạc đạn không ngừng trước ngôi nhà chung cư, thu hút tai họa đến trên đầu chúng tôi. Nó bắn một vài tràng đạn, rồi chạy đến cách xa đó một hay hai đường và lại bắn một vài tràng đạn khác, rồi lại trở về chỗ cũ. Các máy bay oanh tạc hạng nặng của Nga bay trên các ngôi nhà chung cư kêu ầm ầm như tiếng sấm và xạ kích xối xả, tìm kiếm quân thù đang chơi trò ú tim với chúng. Trong trò chơi trốn tìm ma quỷ ấy, chính chúng tôi lại là người bị bịt mắt. Chúng tôi đưa tay che mặt và nhắm mắt lại, chờ phi cơ bay qua và với các ngón tay run rẩy, chúng tôi sờ soạng một cách lo âu các bức tường rịn nước. Không biết các bức tường ấy có chịu đựng nổi mãi mãi những chấn động dữ dội ấy hay không?
Những người ở trong chung cư, mãi cho đến bây giờ đã sống bên nhau mà không hề quen biết nhau, đều tập trung tất cả ở đây, chen chúc nhau trong cùng một cái hầm. Họ ăn, ngủ, rửa ráy và cãi cọ nhau rất ồn ào. Đa số họ đã quyết định chọn căn hầm chính. Căn hầm ấy được biến đổi thành hầm núp máy bay và đã được gia cố cho vững chắc bằng cách chống thêm những cái cột bằng gỗ tùng. Trong các trận đánh dữ dội tiếp diễn một cách ác liệt chung quanh và bên trên đầu chúng tôi, các cây cột chống ấy chẳng có vẻ gì là những vật bảo vệ hơn là những cây tăm xỉa răng xếp hàng.

Về phần mình, chúng tôi chọn một căn hầm nhỏ nằm hơi xa căn hầm chính một chút, trong thời bình chúng tôi đã dùng nó để chứa than. Trong căn hầm chính còn dính than bột và hoả tiêu ấy, có hai cái giường, một cái sập và một cái bàn. Lúc đầu, chúng tôi cũng có một cái lò sưởi nhỏ, ống thoát khói trổ ra cửa sổ căn hầm, phía trông ra sân. Nhưng chúng tôi phải nhanh chóng từ bỏ hệ thống sưởi ấm ấy, vì ban đêm các tia lửa thoát ra từ ống khói bằng tôn ấy có thể trở thành một điểm nhắm cho quân thù.
Chung quanh chúng tôi, thành phố phát hoả, trong lúc ai nấy run lập cập trên đống than của mình. Chúng tôi đi lấy nước tại đường Con Vịt; đó là một sự ngẫu nhiên lạ lùng, tại đấy còn một vòi nước có nước. Ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã không còn điện nữa. Chúng tôi bỏ mỡ heo nước vào trong một cái hộp xi, với một sợi dây giày làm tim đèn. Ngọn đèn có mùi hôi buồn nôn ấy chỉ có thể cho một thứ ánh sáng vàng vọt và kỳ cục đến buồn cười.
Gia đình người gác cổng ở trong một căn hầm nhỏ sát một bên căn hầm của chúng tôi. Bà vợ là một người cao lớn và mạnh khoẻ, đã quen nhận những món tiền thưởng công hậu hĩnh; ông chồng, một người gầy nhom, ốm yếu, xanh xao. Con trai của họ ở ngoại ô thành phố và vừa mới lấy vợ. Anh ta là nhân viên trong một công sở, nơi bố anh đã làm việc với tư cách là nhân viên tiếp tân trong hai mươi năm. Anh ta tên là Jancsi và là niềm hãnh diện của bố mẹ anh, vì đối với họ, anh là một “nhà trí thức”. Gia đình này có rất nhiều lương thực. Họ có cả rượu để uống. Cái phòng nhỏ ở kế phía bên kia căn hầm của chúng tôi là nơi trú ngụ của Ilus và đứa con mới sáu tháng của bà. Bà vào khoảng ba mươi sáu tuổi. Tóc hung, mặt mày có vẻ tàn tạ. Bà phải tô vẽ lông mày cẩn thận, vì lông mày của bà nhợt nhạt không có màu sắc. Bà không bao giờ quên làm điều đó, ngay cả trong những lúc máy bay oanh tạc dữ dội nhất. Bị chồng bỏ rơi từ vài tuần rồi, Ilus ở một mình với đứa con sáu tháng. Bố mẹ bà cũng ở tại thành phố, nhưng bà không có can đảm băng qua các tràng đạn đại bác để đến với bố mẹ ở bên kia bờ sông Danube.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button