Văn học nước ngoài

Tự Truyện Của Một Yogi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Pritchard G

Download sách Tự Truyện Của Một Yogi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Song thân và thuở thiếu thời

Những nét đặc trưng của văn hóa Ấn Độ từ xưa đã là cuộc kiếm tìm những chân lý tối hậu và mối quan hệ song hành sư phụ-đệ tử(1).

Con đường của riêng tôi đã dẫn đến một hiền giả giống như Đức Chúa, cuộc đời cao đẹp của thầy được khắc họa cho bao đời sau. Thầy là một trong những đại sư, những người là tài sản đích thực nhất của Ấn Độ. Đời nào cũng xuất hiện, các vị đã giữ cho xứ sở mình khỏi phải chịu số phận như Ai Cập và Babylon cổ đại.

Tôi nhận ra trong những ký ức thời thơ ấu của mình có cả những nét xa xưa của một tiền kiếp. Trong tôi hiện về những hồi ức rõ ràng về một kiếp xa xăm khi tôi là một yogi(2) trên rặng Himalaya tuyết phủ. Những thoáng hiện về quá khứ ấy, nhờ một mối nối vô hình nào đó, còn cho tôi một thoáng thấy về tương lai.

Tôi vẫn còn nhớ những bẽ bàng vô vọng thời thơ ấu. Tôi đã tức tối khi thấy rõ là mình không thể đi đứng hay diễn đạt theo ý muốn. Lòng sùng đạo trào dâng trong tôi khi tôi nhận ra sự bất lực trước thể xác của mình. Đời sống cảm xúc mãnh liệt của tôi thầm được diễn đạt thành lời bằng nhiều thứ tiếng. Giữa cái rối rắm ngôn ngữ trong đầu, tôi đã dần dà quen nghe các âm tiết tiếng Bengal của gia đình mình. Phạm vi trí nhớ của trẻ con lý thú đến vậy mà lại bị người lớn cho là chỉ quanh quẩn với đồ chơi và mấy ngón chân!

Sự xáo trộn tâm lý và cơ thể không nhanh nhạy khiến tôi nhiều lần khóc lóc dai dẳng. Tôi nhớ sự bối rối của cả nhà trước nỗi khốn khổ của tôi. Những ký ức vui hơn cũng ùa về trong tôi: sự âu yếm của mẹ, những cố gắng đầu đời với các cụm từ bập bẹ và bước đi chập chững. Những thành tựu thuở ban đầu này, thường nhanh chóng bị lãng quên, lại là một nền tảng tự nhiên của sự tự tin.

Những ký ức về thời xa xưa tôi có chẳng phải là độc nhất. Nhiều yogi được xem là vẫn còn giữ lại sự tự ý thức, không bị gián đoạn bởi bước chuyển tiếp qua lại đầy kịch tính giữa “sống” và “chết”. Nếu con người chỉ là thể xác thì cái chết của xác thân đó quả đã đặt dấu chấm hết cho sự hiện hữu của hắn rồi. Nhưng nếu các bậc tiên tri hàng bao thiên niên kỷ nói đúng thì con người về bản chất là một linh hồn, bất tử và vô biên.

Mặc dù kỳ lạ song những ký ức rõ ràng của thời thơ ấu không phải là cực kỳ hiếm thấy. Trong những lần chu du qua nhiều xứ sở, tôi từng được nghe kể về những ký ức có rất sớm từ miệng của những con người trung thực.

Tôi chào đời ngày mùng 5 tháng 1 năm 1893 ở Gorakhpur vùng Đông Bắc Ấn Độ, gần rặng Himalaya. Tám năm đầu đời của tôi trôi qua ở đây. Chúng tôi có tám anh chị em: bốn trai và bốn gái. Tôi, Mukunda Lal Ghosh(3), là con trai thứ và là đứa con thứ tư.

Song thân tôi là người Bengal, thuộc đẳng cấp Kshatriya (Sát đế lợi)(4). Cả hai đều được trời phú cho tư chất thánh thiện. Tình yêu của họ dành cho nhau, thanh thoát và cao quý, không bao giờ biểu lộ hời hợt. Sự hòa thuận hết mực của cha mẹ là tâm điểm bình lặng cho sự náo động của tám đứa trẻ xoay quanh.

Cha tôi tên là Bhagabati Charan Ghosh, tốt bụng, nghiêm nghị, đôi khi cứng nhắc. Dù rất mực yêu thương cha thì bọn trẻ chúng tôi cũng giữ một khoảng cách cung kính nhất định. Là một người xuất sắc về toán học và logic nên cha chủ yếu chỉ nghe theo trí tuệ mình. Nhưng mẹ tôi thì lại là một người vô cùng nhân hậu và dạy bảo chúng tôi chỉ bằng tình yêu thương. Sau khi mẹ qua đời thì cha tôi mới bộc lộ sự dịu dàng từ trong thâm tâm nhiều hơn. Những lúc ấy tôi nhận thấy ánh mắt của cha dường như đã biến thành ánh mắt của mẹ.

Hồi còn mẹ, bọn tôi đã sớm có cuộc làm quen đầy cay đắng ngọt bùi với kinh sách. Mẹ thường khéo léo lấy ra từ trong Mahabharata và Ramayana(5) những truyện kể phù hợp với các yêu cầu kỷ luật; trong những dịp như vậy thì kỷ luật và dạy dỗ đi liền với nhau.

Như một cử chỉ tôn kính cha, chiều chiều mẹ thường sửa soạn cho bọn trẻ chúng tôi tươm tất để đón ông đi làm về. Cha giữ một chức vụ tương tự như chức phó chủ tịch ở một trong những công ty lớn của Ấn Độ: Công ty Hỏa xa Bengal-Nagpur. Công việc của cha đòi hỏi phải đi lại; gia đình tôi đã sống ở nhiều thành phố suốt thời thơ ấu của tôi.

Mẹ mở rộng vòng tay với những kẻ khó. Cha cũng luôn tốt bụng, nhưng tính tôn trọng nguyên tắc trật tự của cha lan rộng đến tận vấn đề ngân sách. Có lần trong nửa tháng mà mẹ đã tiêu hết hơn một tháng lương của cha để nuôi ăn người nghèo.

“Tôi chỉ yêu cầu mỗi một điều thôi, xin mình,” cha nói, “là giữ cho việc thiện của mình có chừng mực.” Một lời cha quở trách dù nhẹ nhàng cũng làm mẹ buồn khổ. Không để lộ cho con cái biết là đang có bất hòa, mẹ gọi một chiếc xe ngựa.

“Chào ông, tôi về nhà mẹ tôi đây.” Tối hậu thư xưa như quả đất!

Lũ nhóc chúng tôi ngơ ngác òa lên khóc lóc kêu la. Cậu chúng tôi đến thật đúng lúc; cậu rỉ tai cha một lời khuyên sáng suốt nào đó, rõ ràng là được đúc kết từ bao đời. Khi cha đã có đôi câu giảng hòa rồi thì mẹ mới vui vẻ chịu cho xe ngựa về không. Như vậy là chấm dứt rắc rối duy nhất tôi từng thấy giữa cha và mẹ. Nhưng tôi nhớ một cuộc nói chuyện đặc biệt.

“Xin cho tôi mười rupi để bố thí cho người đàn bà bất hạnh vừa mới tới nhà.” Nụ cười của mẹ có sức thuyết phục riêng của nó.

“Sao lại mười rupi? Một là đủ rồi.” Cha nói thêm bào chữa: “Khi cha và ông bà tôi đột ngột qua đời thì tôi mới lần đầu nếm trải cái nghèo. Bữa ăn sáng duy nhất của tôi, trước khi cuốc bộ hàng dặm đến trường, là một quả chuối nhỏ. Về sau, khi lên đại học, tôi nghèo túng đến độ phải xin một vị quan tòa giàu có trợ cấp cho một rupi mỗi tháng. Ông ta từ chối, nói rằng dù một rupi đi nữa cũng là nhiều.”

“Mình nhớ lại chuyện bị từ chối một rupi đó sao cay đắng quá!” Trái tim mẹ có một lập luận tức thì. “Vậy mình có muốn người đàn bà này cũng đau lòng nhớ lại chuyện mình từ chối mười rupi mà bà ấy quá cần hay không?”

“Thôi, mình thắng rồi!” Với cử chỉ xa xưa của mấy đức ông chồng chịu thua, cha tôi mở ví. “Tờ mười rupi đây. Đưa cho bà ta với thành ý của tôi.”

Cha thường mở miệng là nói “không” với bất kỳ đề nghị mới nào. Thái độ của cha đối với người lạ, người đã giành được mối thương cảm của mẹ quá dễ dàng, là một ví dụ cho sự dè dặt thường thấy ở cha. Không thích chấp thuận ngay thực ra chỉ là thực hiện đúng nguyên tắc “phản tỉnh cần thiết”. Tôi luôn thấy cha có lý và cân bằng trong đánh giá của mình. Nếu tôi đưa ra được một đôi lý lẽ xác đáng để yểm trợ cho không biết bao nhiêu đòi hỏi của mình thì thể nào cha cũng đặt cái đích khao khát ấy cho vừa khả năng của tôi, dù đó là một chuyến đi nghỉ hay một chiếc xe máy mới.

Cha là một nhà kỷ luật nghiêm khắc đối với con cái khi chúng còn nhỏ, nhưng thái độ của cha đối với chính mình mới đúng là khổ hạnh. Ví dụ, cha không hề đến nhà hát nhưng lại tìm niềm vui trong những tu tập tinh thần khác nhau và trong việc đọc Bhagavad Gita(6). Vì xa lánh mọi xa hoa, cha thường mang riết một đôi giày cũ cho đến khi không còn dùng được nữa. Các con trai mua xe hơi khi nó đã được sử dụng rộng rãi, còn cha thì lại bằng lòng đón xe điện đi làm mỗi ngày.

Cha không màng đến việc tích cóp bạc tiền để tạo quyền thế. Một lần, khi đã lo tổ chức xong Ngân hàng Đô thị Calcutta, cha không chịu mưu cầu tư lợi khi từ chối không nắm giữ bất kỳ cổ phần nào trong đó. Cha chỉ muốn thực hiện nghĩa vụ của một công dân lúc rảnh rỗi mà thôi.

Khi cha về nghỉ hưu đã được vài năm, một kế toán từ Anh sang Ấn Độ để kiểm tra sổ sách của Công ty Hỏa xa Bengal- Nagpur. Viên thanh tra ngạc nhiên phát hiện ra là cha chưa hề xin lĩnh tiền thưởng đã quá hạn.

“Ông ấy làm việc bằng ba người!” viên kế toán báo lại với công ty. “Công ty còn nợ ông ấy 125.000 rupi (41.250 đô la) tiền thưởng.” Thủ quỹ gửi cho cha một tờ ngân phiếu với số tiền này. Cha chẳng nghĩ gì mấy đến số tiền đó đến độ quên cả nói với gia đình. Rất lâu về sau cậu em trai út của tôi là Bishnu mới hỏi cha vì em nhận thấy một khoản tiền gửi lớn trong bảng kê của ngân hàng.

“Sao lại đi hân hoan vì những lợi lộc vật chất?” cha đáp. “Kẻ nào theo đuổi mục đích đạt được cái tâm tịnh thì chẳng vui bởi được mà cũng chẳng buồn vì mất. Y hiểu rằng con người tới cõi đời này không một xu dính túi mà lúc ra đi cũng chẳng mang theo được lấy một rupi.”

Hồi đầu mới kết hôn, song thân tôi đã thành đệ tử của một đại sư, là Lahiri Mahasaya ở Banaras. Mối kết giao này càng khuyến khích thêm khí chất khổ hạnh tự nhiên ở cha. Mẹ tôi đã có một lời thú nhận lạ lùng với chị cả Roma: “Cha con và mẹ mỗi năm chỉ gần nhau một lần để sinh các con thôi.”

Cha gặp Lahiri Mahasaya qua Abinash Babu(7), nhân viên chi nhánh Hỏa xa Bengal-Nagpur. Ở Gorakhpur, ông Abinash đã dạy bảo đôi tai thơ dại của tôi bằng những truyện kể lôi cuốn về nhiều vị thánh Ấn Độ. Lần nào ông cũng khép lại câu chuyện bằng một lời tán thán sự vĩ đại cao quý của sư phụ mình.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button