Văn học nước ngoài

Trái Tim Hoàng Gia

Trai tim hoang gia - Jennifer Donnelly1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jennifer Donnelly

Download sách Trái Tim Hoàng Gia ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng PDF                  Download

Định dạng MOBI               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 Cái chết của cậu em trai Truman đã khiến Andi ngày càng suy nhược. Tình trạng đó chỉ có thể giảm bớt đi khi cô dùng thuốc chống trầm cảm hoặc mỗi khi chơi guitar đến bật cả móng tay, máu chảy lan xuống thùng đàn. Tình trạng của mẹ cô cũng bi đát không kém.
Trước sự suy sụp của cả mẹ và cô, cha Andi vẫn tỏ ra ghẻ lạnh và chỉ chăm chăm vào nghiên cứu để giành giải Nobel. Ông nhanh chóng gửi mẹ cô đến một bệnh viện tâm thần và nhấn mạnh rằng Andi sẽ cùng ông đến Paris trong kỳ nghỉ đông, ở đó ông sẽ kiểm tra gen một quả tim mà người ta tin rằng thuộc về Thái tử Louis Charles, người đã bị giam cầm và đối xử tồi tệ đến mức phải tìm đến cái chết trong cuộc Cách mạng Pháp.
Trong thời gian ở Paris, Andi tìm thấy cuốn nhật ký của Alexandrine Paradis, một người bạn của thái tử, giấu trong hộp đựng đàn guitar từ thế kỷ XVIII. Những trang đầu tiên của Alex viết trong cuốn nhật ký khẳng định tình cảm yêu mến mà cô dành cho Thái tử và tội lỗi của cô trong vai trò mà cô tình cờ chơi cùng số phận trước cái chết của thái tử. Mối liên hệ giữa họ trở nên không thể tách rời, dệt thành câu chuyện đau buồn trong điểm nhìn tự sự của Andi – nơi cô thâm nhập vào thế giới phức tạp của Alex để tiếp cận với một thái tử bị hại có nét gì đó tương đồng với số phận của em trai cô.
Cuốn sách là một câu chuyện đa tầng bao gồm vô vàn những chi tiết tỉ mỉ, chất chứa sự thông minh cũng như nỗi lòng của các nhân vật. Andi và Alex là hai nghệ sĩ rạn nứt, đã sáng tạo nên thời gian của chính họ. Sự tương tác giữa hiện tại và lịch sử diễn ra liên tục trong cả hai cốt truyện và chủ đề. Bạn đọc thích thú với lịch sử Pháp, sức mạnh của âm nhạc, và tiểu thuyết hiện thực đương đại sẽ tìm thấy trong tác phẩm tuyệt vời này những điều hấp dẫn đến cực điểm.

Trích đoạn

Những ai có khả năng thì chơi nhạc.
Những ai không có khả năng, thì làm DJ.
Như Cooper van Epp. Đứng trong phòng mình – toàn bộ tầng năm của một căn nhà đá nâu trên phố Hicks – cố beatmatch[2] John Lee Hooker[3] bằng đoạn nhạc trip-hop[4] kinh khủng. Bộ nhạc cụ trị giá hai mươi ngàn đô vậy mà gã vẫn mù tịt cách dùng.
“Giời, blue đây này!” gã reo lên. “Là Memphis mod[5].” Gã dừng chơi, rót cho mình ly scotch thứ hai trong buổi sáng. “Nó như thể hồi đó và bây giờ. Brooklyn và Beale Street cùng một lúc. Giống như tham gia một bữa tiệc tại gia với John Lee. Rít Kents và nốc bourbon vào bữa sáng. Tất cả những gì thiếu sót, tất cả những gì chúng ta cần…”
“… là cái đói, bệnh tật, và hoàn toàn rỗng túi,” tôi nói.
Cooper xoay chiếc mũ phớt lại trên đầu và cười ré lên.
Gã vận một chiếc áo ba lỗ và một áo vest cũ. Gã mười bảy tuổi đầu, trắng bóc và giàu sụ, cố ăn vận giống một tay chơi nhạc blue vùng Mississippi. Nhưng trông gã không giống thế chút nào. Trông gã như Norton trong The Honeymooners[6].
“Nghèo khổ, Coop ạ,” tôi nói thêm. “Đó là thứ mà cậu cần. Đó là nơi khởi nguồn của dòng nhạc blue. Nhưng thế thì khó cho cậu lắm. Ý tớ là, con trai của một ông trùm quỹ phòng hộ này nọ ấy.”
Nụ cười ngơ ngẩn của gã héo đi.
“Giời, Andi, sao lúc nào cậu cũng cay nghiệt với tớ thế? Sao lúc nào cậu cũng rất…”
Simone Canovas, con gái một nhà ngoại giao, cắt lời gã. “Oài, đừng bận tâm, Cooper. Cậu biết tại sao mà.”
“Chúng ta đều biết. Nhạt lắm rồi đấy.” Arden Tode, con của một minh tinh màn bạc cất tiếng.
“Và một thứ cuối cùng,” tôi nói, lờ bọn nó đi. “Tài năng. Cậu cần tài năng. Bởi vì John Lee Hooker có cả núi tài năng. Cậu đã thực sự viết một bài nhạc nào chưa hả Coop? Cậu có chơi bất cứ thứ gì không? Hay là cậu chỉ ghép thứ của người khác lại với nhau rồi coi cái thứ thảm họa đó là của cậu?”
Mắt Cooper sầm xuống. Miệng gã nhăn nhó.
“Cậu là đồ cay nghiệt. Cậu biết không?”
“Tớ biết chứ.”
Tôi đúng là như vậy. Chẳng nghi ngờ gì.
Tôi thích sỉ nhục Cooper. Tôi thích làm gã tổn thương. Cảm giác rất thích thú. Thích thú hơn rượu whiskey của bố gã, hơn thuốc lá của mẹ gã. Bởi trong vài giây, ai đó cũng bị tổn thương. Chỉ trong vài giây thôi, tôi không cô độc.
Tôi cầm guitar lên chơi những nốt đầu tiên trong bản “Baby Please Don’t Go” của Hooker. Dở ẹc, nhưng có tác dụng. Cooper chửi tôi rồi sầm sầm bỏ đi.
Simone trừng trừng giận dữ. “Thế hơi ác đấy, Andi ạ. Tâm hồn nó mỏng manh lắm,” ả nói; rồi bỏ đi theo gã. Arden bỏ đi theo ả.
Simone chẳng quan tâm khỉ gì tới Cooper hay tâm hồn gã. Ả chỉ lo gã sẽ phá bĩnh bữa tiệc sáng thứ Sáu của bọn tôi. Ả chưa bao giờ tới trường học mà không gây ra một vụ ồn ào nào. Đứa nào cũng vậy. Bọn tôi cần phải có thứ gì đó, loại rào chắn do của cải đem lại để đẩy bật đi những áp lực nặng nề có nguy cơ sẽ bóp nát bọn tôi như những lon bia ngay giây phút bọn tôi đặt chân vào trường.
Tôi thôi chơi “Baby” mà chuyển dần sang “Tupelo.” Chẳng ai để ý. Cha mẹ Cooper đang đi nghỉ ở Cabo. Người hầu gái không để ý, chị này đang chạy quanh nhà mở cửa sổ để khói thuốc bay ra ngoài. Và đám bạn cùng lớp của tôi cũng không để ý, bọn nó đang bận bấm tới bấm lui iPod, nghe hết bài này sang bài khác. Bọn tôi không thèm nghe Billboard Hot 100[7]. Bọn tôi khá hơn thế. Những giai điệu đó là dành cho bọn nhóc tì ở trường công khỉ gì cũng được. Bọn tôi học ở St. Anselm’s, trường tư danh giá nhất ở Brooklyn. Bọn tôi đặc biệt. Bọn tôi là những ngoại lệ. Bọn tôi siêu phàm, đứa nào cũng siêu phàm. Giáo viên dạy bọn tôi nói vậy và bố mẹ bọn tôi trả ba mươi ngàn đô một năm để được nghe điều đó.
Năm nay, năm cuối cấp, là năm của nhạc blue. Và William Burroughs, nhạc soul Balkan, những giọng nam cao Đức, các ban nhạc nữ Nhật, và New Wave. Nó đã được tính trước, cái hỗn hợp này. Như mọi thứ khác bọn tôi làm. Sở thích của bọn tôi càng khó hiểu bao nhiêu, bằng chứng chúng tôi là thiên tài càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

ĐỌC THỬ

1

 

Những ai có khả năng thì chơi nhạc.

Những ai không có khả năng, thì làm DJ.

Như Cooper van Epp. Đứng trong phòng mình – toàn bộ tầng năm của một căn nhà đá nâu trên phố Hicks – cố beatmatch[2] John Lee Hooker[3] bằng đoạn nhạc trip-hop[4] kinh khủng. Bộ nhạc cụ trị giá hai mươi ngàn đô vậy mà gã vẫn mù tịt cách dùng.

“Giời, blue đây này!” gã reo lên. “Là Memphis mod[5].” Gã dừng chơi, rót cho mình ly scotch thứ hai trong buổi sáng. “Nó như thể hồi đó và bây giờ. Brooklyn và Beale Street cùng một lúc. Giống như tham gia một bữa tiệc tại gia với John Lee. Rít Kents và nốc bourbon vào bữa sáng. Tất cả những gì thiếu sót, tất cả những gì chúng ta cần…”

“… là cái đói, bệnh tật, và hoàn toàn rỗng túi,” tôi nói.

Cooper xoay chiếc mũ phớt lại trên đầu và cười ré lên.

Gã vận một chiếc áo ba lỗ và một áo vest cũ. Gã mười bảy tuổi đầu, trắng bóc và giàu sụ, cố ăn vận giống một tay chơi nhạc blue vùng Mississippi. Nhưng trông gã không giống thế chút nào. Trông gã như Norton trong The Honeymooners[6].

“Nghèo khổ, Coop ạ,” tôi nói thêm. “Đó là thứ mà cậu cần. Đó là nơi khởi nguồn của dòng nhạc blue. Nhưng thế thì khó cho cậu lắm. Ý tớ là, con trai của một ông trùm quỹ phòng hộ này nọ ấy.”

Nụ cười ngơ ngẩn của gã héo đi.

“Giời, Andi, sao lúc nào cậu cũng cay nghiệt với tớ thế? Sao lúc nào cậu cũng rất…”

Simone Canovas, con gái một nhà ngoại giao, cắt lời gã. “Oài, đừng bận tâm, Cooper. Cậu biết tại sao mà.”

“Chúng ta đều biết. Nhạt lắm rồi đấy.” Arden Tode, con của một minh tinh màn bạc cất tiếng.

“Và một thứ cuối cùng,” tôi nói, lờ bọn nó đi. “Tài năng. Cậu cần tài năng. Bởi vì John Lee Hooker có cả núi tài năng. Cậu đã thực sự viết một bài nhạc nào chưa hả Coop? Cậu có chơi bất cứ thứ gì không? Hay là cậu chỉ ghép thứ của người khác lại với nhau rồi coi cái thứ thảm họa đó là của cậu?”

Mắt Cooper sầm xuống. Miệng gã nhăn nhó.

“Cậu là đồ cay nghiệt. Cậu biết không?”

“Tớ biết chứ.”

Tôi đúng là như vậy. Chẳng nghi ngờ gì.

Tôi thích sỉ nhục Cooper. Tôi thích làm gã tổn thương. Cảm giác rất thích thú. Thích thú hơn rượu whiskey của bố gã, hơn thuốc lá của mẹ gã. Bởi trong vài giây, ai đó cũng bị tổn thương. Chỉ trong vài giây thôi, tôi không cô độc.

Tôi cầm guitar lên chơi những nốt đầu tiên trong bản “Baby Please Don’t Go” của Hooker. Dở ẹc, nhưng có tác dụng. Cooper chửi tôi rồi sầm sầm bỏ đi.

Simone trừng trừng giận dữ. “Thế hơi ác đấy, Andi ạ. Tâm hồn nó mỏng manh lắm,” ả nói; rồi bỏ đi theo gã. Arden bỏ đi theo ả.

Simone chẳng quan tâm khỉ gì tới Cooper hay tâm hồn gã. Ả chỉ lo gã sẽ phá bĩnh bữa tiệc sáng thứ Sáu của bọn tôi. Ả chưa bao giờ tới trường học mà không gây ra một vụ ồn ào nào. Đứa nào cũng vậy. Bọn tôi cần phải có thứ gì đó, loại rào chắn do của cải đem lại để đẩy bật đi những áp lực nặng nề có nguy cơ sẽ bóp nát bọn tôi như những lon bia ngay giây phút bọn tôi đặt chân vào trường.

Tôi thôi chơi “Baby” mà chuyển dần sang “Tupelo.” Chẳng ai để ý. Cha mẹ Cooper đang đi nghỉ ở Cabo. Người hầu gái không để ý, chị này đang chạy quanh nhà mở cửa sổ để khói thuốc bay ra ngoài. Và đám bạn cùng lớp của tôi cũng không để ý, bọn nó đang bận bấm tới bấm lui iPod, nghe hết bài này sang bài khác. Bọn tôi không thèm nghe Billboard Hot 100[7]. Bọn tôi khá hơn thế. Những giai điệu đó là dành cho bọn nhóc tì ở trường công khỉ gì cũng được. Bọn tôi học ở St. Anselm’s, trường tư danh giá nhất ở Brooklyn. Bọn tôi đặc biệt. Bọn tôi là những ngoại lệ. Bọn tôi siêu phàm, đứa nào cũng siêu phàm. Giáo viên dạy bọn tôi nói vậy và bố mẹ bọn tôi trả ba mươi ngàn đô một năm để được nghe điều đó.

Năm nay, năm cuối cấp, là năm của nhạc blue. Và William Burroughs, nhạc soul Balkan, những giọng nam cao Đức, các ban nhạc nữ Nhật, và New Wave. Nó đã được tính trước, cái hỗn hợp này. Như mọi thứ khác bọn tôi làm. Sở thích của bọn tôi càng khó hiểu bao nhiêu, bằng chứng chúng tôi là thiên tài càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

Khi ngồi đây bật bông lung tung bài “Tupelo,” tôi thoáng nghe thấy một đoạn trò chuyện ngắt quãng đang diễn ra ở gần tôi.

“Nhưng thiệt tình, cậu không thể tiếp cận được Flock of Seagulls[8] mà không bị dính líu vào hệ hình siêu tiểu thuyết,” một người nói.

Và, “tớ nghĩ Plastic Bertrand có thể được hiểu đúng nhất là nhà quan niệm âm nhạc có ý nghĩa theo thuyết hư vô hậu châm biếm[9].”

Và: “Nhưng, chẳng hạn như, ý nghĩa của New Wave khởi phát từ sự vô nghĩa của chính nó. Bồ ơi, sự lặp lại là hết sức có chủ định.”

Và rồi, “Chẳng phải đó là một thời vĩ đại sao, chẳng phải đó là một thời vĩ đại sao…”

Tôi nhìn lên. Đứa đang hát bài “Tupelo,” một thằng dâm dật khét tiếng ở Slater, học ở một trường Heights khác, đột nhiên ngồi xuống đầu bên kia chiếc sofa mà tôi đang ngồi. Nó dịch lại gần cho đến khi đầu gối bọn tôi chạm nhau.

“Cậu chơi hay đấy,” nó nói.

“Cám ơn.”

“Cậu chơi trong ban nhạc à?”

Tôi tiếp tục chơi, đầu cúi xuống, vì thế nó làm một việc sỗ sàng.

“Cái gì thế?” nó hỏi, nhoài tới kéo sợi ruy băng đỏ tôi đeo ở cổ. Trên sợi dây có chiếc chìa khóa bạc. “Chìa khóa mở cửa trái tim cậu à?”

Tôi muốn giết nó vì đã sờ vào chiếc chìa khóa. Tôi muốn nói những lời khiến nó bị băm vụn ra, nhưng tôi chẳng có lời nào cả. Chúng khô khốc trong cổ họng tôi. Tôi không nói nổi, vì thế tôi giơ tay lên, bàn tay đeo đầy những chiếc nhẫn hình xương sọ, và siết chặt thành nắm đấm.

Nó thả chìa khóa xuống. “Ối, xin lỗi nhé.”

“Đừng có bao giờ làm thế,” tôi bảo nó, nhét chìa khóa vào lại trong áo.

“Được rồi, được rồi. Đừng có nổi nóng, cô rồ,” nó khoan nhượng đáp.

Tôi bỏ guitar vào hộp và tìm lối đi ra. Cửa trước. Cửa sau. Cửa sổ. Cái gì cũng được. Khi tôi đang băng qua phòng khách, tôi cảm thấy một bàn tay gần cánh tay mình.

“Thôi nào. Mới có tám giờ mười lăm mà.”

Đó là Vijay Gupta. Chủ tịch Hiệp hội Danh dự, Hiệp hội Tranh luận, Câu lạc bộ Cờ vua, và Liên hiệp Người mẫu. Tình nguyện viên tại một bếp ăn miễn phí cho người nghèo, một trung tâm xóa mù chữ, và ASPCA[10], đã đạt được học bổng Davidson Fellow[11], Presidential Scholar[12], người đạt giải thưởng thơ ca của trường Princeton, nhưng khốn nỗi, nó không phải là đứa sống sót sau khi bị bệnh ung thư.

Orla McBride là đứa sống sót sau khi bị ung thư, và trong đơn xin nhập học, nó đã viết về chuyện đó và được vào Harvard theo diện xét tuyển sớm. Điều trị hóa chất, bị rụng tóc và nôn mửa mọi thứ ra ngoài đã chiến thắng những hoạt động ngoại khóa thông thường. Vijay chỉ vào được danh sách dự bị, vì vậy nó vẫn phải đi học như thường.

“Tớ không đi,” tôi bảo nó.

“Sao lại không?”

Tôi lắc đầu.

“Chuyện gì?”

Vijay là bạn thân của tôi. Đứa bạn duy nhất của tôi, ở thời điểm này. Tôi không hiểu nổi sao nó vẫn còn chơi với tôi. Tôi nghĩ nó coi tôi như một đối tượng cải huấn, như mấy người khốn khổ mà nó chăm sóc ở trại tế bần.

“Andi, thôi nào,” nó nói. “Cậu phải đi. Cậu phải hòa nhập. Beezie sẽ tống cổ cậu ra ngoài đấy. Năm ngoái nó đã đá đít hai đứa năm cuối vì không chịu chơi.”

“Tớ biết thế. Nhưng tớ không đi.”

Vijay nhìn tôi lo ngại. “Hôm nay cậu uống thuốc chưa?” nó hỏi.

“Rồi.”

Nó thở dài. “Gặp cậu sau.”

“Ừ, gặp sau.”

Tôi ra khỏi Castle van Epp, xuống Promenade. Tuyết đang rơi. Tôi chọn ghế cao trên BQE, nhìn xuống Manhattan, và rồi tôi chơi đàn. Bốn tiếng đồng hồ. Tôi chơi cho đến khi tay mình bỏng rát. Cho tới khi tôi dứt một cái móng tay ra và máu vương trên dây đàn. Cho tới khi tay tôi đau đến nỗi tôi quên đi nỗi đau trong tim mình.

2

 

“Khi còn nhỏ chú tin vào tất cả mọi điều mà người ta nói với chú,” Jimmy Shoes nói khi chúng tôi nhìn một đứa bé trai chập chững đi qua ôm một con búp bê Grinch. “Tất cả mọi thứ. Chú tin là có ông già Noel. Thỏ Phục sinh. Ông ba bị. Và tin vào Eisenhower.” Chú nốc một ngụm lớn từ chai bia bọc trong túi giấy. “Cháu thì sao?”

“Cháu vẫn còn nhỏ, chú Jimmy ạ.”

Jimmy là một chú người Ý già. Thỉnh thoảng chú ngồi cùng tôi ở Promenade. Chú thực sự không nắm bắt tình hình lắm. Chú nghĩ LaGuardia vẫn là thị trưởng và đội Dodgers chưa bao giờ rời khỏi Brooklyn. Chú đi giày cũ. Vì thế người ta mới đặt cho chú cái tên như vậy. Loại giày chú đi là giày cho dân mê nhạc jazz từ hồi những năm năm mươi, đỏ choét và bóng loáng.

“Chúa thì sao? Cháu có tin vào Chúa không?” Chú hỏi tôi.

“Của ai cơ?”

“Đừng tỏ ra thông minh quá.”

“Xin lỗi chú. Quá muộn rồi.”

“Cháu đi nhà thờ St. Anselm’s phải không? Ở đó họ không dạy gì về tôn giáo cho cháu à?”

“Chỉ còn cái tên thôi. Vị thánh ấy đã bị tống đi xa, nhưng người ta vẫn giữ lại tên của ông ấy.”

“Họ cũng làm thế với Betty Crocker, cái lũ khốn nạn. Vậy ở đó họ dạy gì cho cháu?”

Tôi ngả người ra ghế và nghĩ một lúc. “Họ bắt đầu với thần thoại Hy Lạp – Zeus, Poseidon, Hades, những ông đó,” tôi nói. “Cháu vẫn giữ thứ đầu tiên cháu viết trong đời. Hồi học mẫu giáo. Lúc đó cháu bốn tuổi. Viết về Polyphemus. Hắn là một tên chăn cừu. Và là tên khổng lồ một mắt Cyclops. Và là một kẻ ăn thịt người. Hắn chuẩn bị ăn thịt Odysseus nhưng Odysseus trốn được. Ông ta dùng một cây gậy chọc mù mắt Polyphemus.”

Jimmy sững sờ nhìn tôi. “Họ dạy cháu cái thứ của nợ đó ở trường mẫu giáo á? Dẹp đi.”

“Cháu thề. Sau đó thì bọn cháu học thần thoại La Mã. Rồi những huyền thoại Norse. Các vị thần dân Da đỏ. Các truyền thống Phiếm thần. Các vị thần Celtic. Đạo Phật. Những kiến thức cơ bản Judeo-Christian. Và những kiến thức đạo Hồi.”

“Để làm cái khỉ gì?”

“Bởi vì họ muốn ta phải biết. Việc ta biết rất quan trọng với họ.”

“Biết cái gì?”

“Biết rằng đó là huyền thoại.”

“Huyền thoại là gì?”

“Tất cả, chú Jimmy ạ. Tất cả mọi thứ.”

Jimmy im lặng một lúc; rồi chú nói, “Vậy cháu học xong cái trường hay ho đó mà không thu nhận được gì? Không có gì để giữ lại? Không có gì để mà tin vào ư?”

“Chà có lẽ là có một điều…”

“Điều gì?”

“Quyền năng biến hình của nghệ thuật.”

Jimmy lắc đầu. “Đó là một tội ác. Họ không nên làm thế với một đứa trẻ. Đó là đối xử tàn tệ với trẻ em. Cháu có muốn chú báo cảnh sát không?”

“Chú báo được à?”

“Để chú lo vụ đó. Chú có bạn làm trong sở cảnh sát,” chú nói với một cái gật đầu đầy ẩn ý.

Hay quá, tôi nghĩ. Sẽ có một Dick Tracy trong vụ này đây.

Tôi thu dọn đồ đạc. Chân tôi lạnh buốt. Tôi đã ngồi ngoài này rất lâu. Giờ là hai rưỡi. Còn nửa tiếng nữa là tới giờ học. Chỉ có một thứ và là thứ duy nhất khiến tôi tới trường: thầy Nathan Goldfarb, trưởng khoa âm nhạc của St. Anselm.”

“Này nhóc,” Jimmy nói khi tôi đứng lên đi về.

“Vâng?”

Chú lấy một đồng xu trong túi ra. “Mua một cái kem trứng mà ăn. Một cái cho cháu và một cho bạn.”

“Thôi nào chú Jimmy. Cháu không nhận được đâu.”

Jimmy không có nhiều tiền. Chú sống trong một căn nhà trên phố Hicks. Mỗi tuần chú chỉ có vài đô tiêu vặt.

“Nhận đi. Chú muốn thế. Cháu còn nhỏ. Cháu nên ngồi ở quán nước với bồ, chứ không ngồi ngoài trời rét như thể không có nơi nào để đi, nói chuyện với những kẻ vô gia cư như chú.”

“Được rồi. Cám ơn chú,” tôi nói, cố mỉm cười. Nhận tiền của chú khiến tôi thấy rất khổ sở, nhưng không nhận thì lại khiến chú khổ sở.

Jimmy mỉm cười đáp lại. “Để nó hôn cháu một cái. Cho chú.” Chú giơ một ngón tay lên. “Chỉ một cái thôi. Trên má.”

“Cháu sẽ làm thế,” tôi nói. Tôi không nỡ lòng nào bảo với chú là tôi có hàng tá bạn bè. Hay chuyện hôn lên má giờ không còn nữa. Giờ là thế kỷ hai mốt rồi, hoặc là phang nhau hoặc là ngậm mồm lại.

Tôi giơ tay nhận đồng tiền. Chú Jimmy khẽ huýt sáo.

“Sao?”

“Tay cháu.”

Tôi nhìn tay mình. Móng tay bị bật ra vẫn còn chảy máu. Tôi chùi chỗ máu vào quần.

“Cháu nên băng bó lại đi. Trông kinh quá,” chú nói.

“Chắc vậy.”

“Cháu đau lắm nhóc nhỉ. Đau không?”

Tôi gật đầu. “Vâng, chú Jimmy. Đau miết.”

3

 

“Trò Alpers?”

Bị tóm rồi. Tôi dừng lại, rồi từ từ quay người trên hành lang. Tôi biết giọng nói đó. Ai ở trường St. Anselm’s cũng biết. Đó là Adelaide Beezemeyer, hiệu trưởng nhà trường.

“Em rảnh không?”

“Không hẳn, thưa cô Beezemeyer. Em đang trên đường tới buổi học nhạc.”

“Cô sẽ gọi thầy Goldfarb để báo thầy biết là em đến trễ. Mời em vào văn phòng tôi.”

Cô vẫy tôi vào trong và gọi thầy Nathan. Tôi đặt guitar xuống và ngồi xuống. Đồng hồ trên tường chỉ 3:01. Trọn một phút học hành quý giá của tôi vừa trôi qua. Sáu mươi giây âm nhạc tôi sẽ không bao giờ lấy lại được. Chân tôi bắt đầu nhịp. Tôi ép chặt đầu gối để bắt nó dừng lại.

“Trà thảo dược nhé?” Beezie hỏi khi cô đặt điện thoại xuống. “Cô vừa pha một ấm.”

“Không ạ, cám ơn cô.”

Tôi nhìn thấy một tập hồ sơ trên bàn. Trên đó có tên tôi – Diandra Xenia Alpers, đặt theo tên cả hai bà nội ngoại. Tôi đổi sang là Andi ngay khi biết nói.

Tôi đánh mắt khỏi tập hồ sơ – chuyện không lành rồi – và nhìn Beezie khi cô đi quanh. Trông cô như một người lùn Hobbit – thấp và tóc tai bờm xờm. Dù là thời điểm nào trong năm, cô cũng đi giày Birkenstock, và mặc đồ màu tím. Cô đột ngột quay lại và thấy tôi đang nhìn, thế nên tôi đưa mắt nhìn quanh phòng. Trên bậu cửa sổ có đặt các loại bình hoa, những chậu hoa treo lủng lẳng trên trần nhà, chén bát đựng trong một tủ búp phê – tất cả đều được tráng men những sắc màu của bùn đất.

“Em có thích chúng không?” cô hỏi tôi, hất đầu về mấy cái bát.

“Đẹp lắm ạ.”

“Của cô đấy. Cô đã nặn các chậu hoa.”

Mẹ tôi cũng vậy. Trên tường.

“Chúng là phương tiện thỏa mãn sự sáng tạo của cô,” cô nói thêm. “Nghệ thuật của cô.”

“Chà.” Tôi chỉ vào một giỏ hoa. “Cái đó làm em nhớ tới Guernica.”

Beezie mỉm cười. Mặt cô sáng ngời lên. “Thật à?”

“Không ạ.”

Nụ cười biến khỏi mặt cô, rơi xuống sàn, vỡ tan tành.

Giờ thì chắc chắn là cô sẽ tống tôi ra khỏi đây. Tôi sẽ đi. Nhưng cô không làm thế. Cô đặt một cốc trà lên bàn và ngồi vào ghế của mình. Tôi lại nhìn đồng hồ. 3:04. Chân tôi nhún bần bật.

“Andi, cô sẽ đi thẳng vào vấn đề. Cô lo ngại,” cô nói, mở tập hồ sơ của tôi ra. “Mai là kỳ nghỉ đông, và em chưa nộp đơn theo học đại học nào cả. Không một trường nào. Em cũng chưa nộp đề cương cho luận văn năm cuối. Ở đây cô thấy là em đã chọn đề tài… một nhà soạn nhạc người Pháp thế kỷ mười tám, Amadé Malherbeau… một trong những nhà soạn nhạc đầu tiên viết cho guitar.”

“Cho dụng cụ sáu dây,” tôi nói. “Các nhà soạn nhạc khác viết cho đàn luýt, măng đô lin, viola, và ba rốc.”

“Thú vị quá,” Beezie nói. “Cô thích tiêu đề… ‘Bố của bạn là ai? Lần theo DNA về mặt Âm nhạc của Amadé Malherbeau tới Jonny Greenwood’.”

“Cám ơn cô. Vijay nghĩ ra tên đó. Cậu ấy bảo tên cũ em đặt – ‘Di sản âm nhạc của Amadé Malherbeau’ không hề đủ độ hoành tráng.”

Beezie lờ tịt câu đó đi. Cô đặt tập hồ sơ xuống và nhìn tôi. “Sao không có tiến triển gì?”

Vì em không quan tâm nữa, cô Beezemeyer ạ, tôi muốn nói thế. Không phải vì Amadé Malherbeau, trường lớp, đại học, hay cái gì cả. Mà bởi cái thế giới xám xịt hai năm qua tôi vất vả sinh tồn đã bắt đầu chuyển sang màu đen ở ngoài rìa. Nhưng tôi không thể nói như thế. Nó chỉ khiến tôi nhận tíc-kê trở lại văn phòng bác sĩ Becker để tái diễn một đợt trị liệu bằng thuốc tê cứng cảm giác. Tôi vén một lọn tóc trên mặt, cố câu giờ nghĩ ra cái gì đó để nói.

“Chúa ơi, Andi. Tay của em,” cô nói. “Em bị sao thế?”

“Bach.”

Cô lắc đầu. “Tất cả là về nỗi đau, phải không? Bỏ học, điểm kém, và giờ thậm chí em còn tìm ra cách dùng thứ âm nhạc đẹp đẽ để làm đau mình. Như thể em đang hành xác miên viễn vậy. Em phải chấm dứt ngay chuyện này, Andi. Em phải tìm được sự tha thứ cho chuyện đã xảy ra. Tha thứ cho bản thân em.”

Cơn giận bắt đầu dâng lên trong tôi, đỏ ngầu và chết chóc. Hệt như lúc thằng nhỏ ở trường Slater chạm vào cái chìa khóa. Tôi nhìn đi chỗ khác, cố gắng nén giận, ước gì Beezie sẽ nhảy qua cửa sổ và mang theo những cái bình xấu xí của cô đi. Ước gì tôi đang nghe những nốt nhạc và gam nhạc, chứ không phải giọng cô ta. Ước gì tôi đang nghe bản Suite no. 1 viết cho cello và chuyển thể cho guitar của Bach. Nhẽ ra tôi đang phải chơi bản đó với thầy Nathan. Ngay lúc này.

“Cục cưng điên rồ của tôi thế nào?” thầy lúc nào cũng nói vậy khi tôi bước vào lớp. Nhạc sĩ yêu thích của thầy là Bach, Mozart, và ban Pink Floyd.

Nathan già rồi. Thầy bảy mươi lăm. Khi còn nhỏ, thầy mất cả gia đình ở Auschwitz. Mẹ thầy và chị gái bị xử tử bằng hơi ngạt cái ngày họ đến vì họ không đủ mạnh khỏe để làm việc. Nathan sống sót vì là thần đồng, một bé trai tám tuổi chơi violon như một thiên thần. Thầy chơi trong nhà ăn tập thể của các sĩ quan hàng đêm. Các sĩ quan thích âm nhạc của thầy, vì thế họ cho thầy ăn đồ ăn thừa. Thầy sẽ về lại trại của mình lúc đêm khuya và nôn thức ăn ra cho bố thầy ăn. Thầy cố làm thật khẽ khàng, nhưng một đêm bọn cai ngục bắt được. Chúng đánh thầy thừa sống thiếu chết và đưa cha thầy đi.

Tôi biết thầy Nathan sẽ nói gì về tay tôi. Thầy sẽ nói chảy máu vì Bach thì chả là gì cả. Thầy sẽ bảo rằng những người như Beethoven và Billie Holiday và Syd Barrett từ bỏ mọi thứ họ có cho âm nhạc của họ, vậy một cái móng tay thì có xá gì? Thầy sẽ chẳng coi chuyện đó bi thương. Thầy hiểu đời hơn. Thầy biết thế nào là bi thương. Thầy biết thế nào là mất mát. Và thầy biết không có thứ gì gọi là sự thứ tha.

“Andi? Andi, em có nghe cô đang nói gì không đấy?”

Beezie vẫn đang lải nhải.

“Vâng có ạ, thưa cô Beezemeyer,” tôi nghiêm nghị nói, hy vọng nếu trông tôi hối lỗi tôi có thể thoát ra khỏi đây trước nửa đêm.

“Cô đã gửi thư về nhà em. Về việc em không nộp đề cương luận văn. Có lẽ em đã biết chuyện thư từ này. Cô gửi một lá cho bố em và một cho mẹ em.”

Tôi biết lá thư gửi cho mẹ tôi. Người đưa thư nhét qua khe cửa. Nó nằm trên sàn trong sảnh trước một tuần liền cho đến khi tôi đá nó qua một bên. Tôi không biết là Beezie đã gửi một lá nữa cho bố tôi nhưng chuyện đó cũng chả quan trọng. Bố không mở thư. Thư từ là dành cho những chuyện ít trọng đại hơn.

“Em có gì để nói về tất cả những chuyện này không, Andi? Bất cứ điều gì?”

“Chà, em đoán là… Ý em là, chỉ là em nghĩ sẽ không xong, cô Beezemeyer, cô biết không? Chuyện luận văn năm cuối ấy. Chắc là không xong. Em nhận bằng vào tháng Sáu rồi ra đi thôi thì có được không?”

“Hoàn thành luận văn tốt nghiệp giá chót cũng ở mức điểm trung bình là điều kiện để em nhận được bằng. Em biết điều đó. Cô không thể cho em tốt nghiệp mà không có luận văn. Thế sẽ là bất công với các bạn khác.”

Tôi gật đầu. Không quan tâm. Mảy may. Tuyệt vọng muốn đến lớp nhạc.

“Thế còn đơn xin nhập học đại học thì sao? Vào trường Juilliard? Curtis? Eastman School?” Beezie hỏi. “Em viết các bài luận chưa? Có kế hoạch đi diễn thử nào chưa?”

Tôi lắc đầu, ngắt lời cô. Giờ thì cả hai chân tôi đều rung bần bật. Tôi đổ mồ hôi. Run rẩy. Tôi cần lớp học. Thầy giáo của tôi. Tôi cần nhạc của tôi. Cực kỳ. Cần. Ngay bây giờ.

Beezie thở dài sườn sượt. “Em cần phải khép lại chuyện cũ, Andi ạ,” cô nói. “Cô biết là vẫn còn khó khăn. Cô biết em cảm thấy thế nào. Về Truman. Về chuyện đã xảy ra. Nhưng đây không phải là về Truman. Đây là về em. Về tài năng xuất chúng của em. Tương lai của em.”

“Không. Không phải thế, thưa cô Beezemeyer.”

Tôi muốn ngăn những lời đó lại, nhưng tôi không thể. Beezie có ý tốt. Cô ấy tốt theo kiểu của cô ấy. Cô ấy quan tâm. Tôi biết cô quan tâm. Nhưng tôi không đừng được. Lẽ ra cô không nên nói về Truman. Không nên nói tên em. Cơn giận lại nổi dậy, trào lên cao hơn, và tôi không ngăn nổi nó.

“Đây không phải là về em. Mà là về cô,” tôi nói với cô. “Nó là về các con số. Nếu năm ngoái có hai đứa cuối cấp được vào Princeton, năm nay cô muốn có bốn đứa. Ở đây mọi chuyện là vậy và chúng ta đều biết tỏng. Không ai trả tiền học phí ngang với mức lương trung bình hàng năm ở bang New Hampshire để con họ vào một trường vớ vẩn. Các bậc phụ huynh muốn Harvard, MIT, Brown. Em vào đại học Juilliard thì cô thêm phần danh giá. Chỉ riêng cô thôi, cô Beezemeyer ạ, không phải em. Chuyện ở đây là thế.”

Beezie trông như thể cô vừa bị tát. “Chúa ơi, Andi,” cô nói. “Nếu em cố gắng thì cũng không thể nào nói những lời gây tổn thương hơn những lời này.”

“Em đã cố đấy.”

Cô im lặng vài giây. Mắt cô ngấn lệ. Cô hắng giọng nói, “Hạn nộp đề cương luận văn cuối năm là lúc trường mở cửa lại – mùng năm tháng Giêng. Cô thực lòng hy vọng là em sẽ nộp. Nếu không, cô e là em sẽ bị đuổi học.”

Giờ thì tôi chả nghe cô nói gì nữa. Tôi đang tan rã. Trong đầu tôi và tay tôi có nhạc, và tôi cảm giác như thể mình sẽ nổ tung ra nếu tôi không cho nó thoát ra ngoài.

Tôi túm lấy cây đàn. Đồng hồ chỉ 3:21. Chỉ còn có ba mươi chín phút. May là hành lang gần như trống không. Tôi chạy như điên. Tôi không để ý, co giò chạy thẳng, thì đột nhiên chân tôi vấp phải gì đó và tôi bay vèo lên. Tôi nện đánh bụp xuống sàn nhà, cảm thấy đầu gối, ngực, cằm mình nện xuống. Chiếc thùng đựng guitar cũng nện xuống sàn và trượt văng đi chỗ khác.

Đầu gối phải của tôi đang hát. Tôi có thể nếm được máu trong miệng mình, nhưng tôi không quan tâm. Tất cả những gì tôi quan tâm là chiếc guitar. Nó là một chiếc Hauser từ những năm 1940. Nó là của Nathan. Thầy cho tôi mượn. Tôi bò về phía cái hộp. Phải một lúc tôi mới mở được khóa vì tay tôi run bần bật. Khi cuối cùng tôi nâng nắp hộp lên, tôi thấy mọi thứ đều ổn. Không có gì bị vỡ cả. Tôi đóng hộp lại, thở phào nhẹ nhõm.

“Ối.”

Tôi nhìn lên. Là Cooper. Nó đang đi lại trên hành lang, cười đểu. Arden Tode đi cùng nó. Tôi hiểu rồi. Nó chơi tôi. Trả đũa vụ sáng nay.

“Cẩn thận đấy Andi. Chạy kiểu đó thì gãy cổ có ngày,” nó nói.

Tôi lắc đầu. “Không, không gãy đâu,” tôi nói. “Kiểu đó không gãy. Tớ thử rồi. Cám ơn cậu vì đã giúp, Coop ạ. Tớ rất cảm kích.” Máu nhỏ ra từ miệng tôi khi tôi nói.

Cooper đứng chết trân. Nụ cười khểnh của nó biến mất. Trông nó bối rối, rồi sợ hãi.

“Thần kinh,” Arden rít lên. Cô ả khoác tay cậu ta.

Tôi đứng dậy và khập khiễng bước đi. Xuống hành lang. Vòng qua góc. Và rồi tôi đến nơi. Cuối cùng cũng đến nơi. Tôi mở toang cửa lớp.

Nathan nhìn lên từ một bảng nhạc. Thầy mỉm cười. “Cục cưng điên rồ của tôi thế nào?”

“Điên rồ,” tôi nói, giọng nức nở.

Đôi mày bạc trắng rậm rịt của thầy nhướng cao. Cặp mắt thầy mở to đằng sau cặp kính dày, nhìn từ cái miệng đầy máu tới bàn tay đầy máu của tôi. Thầy băng qua phòng và nhấc một chiếc guitar ra khỏi bục.

“Ta chơi chứ?” thầy nói.

Tôi dùng ống tay áo chùi miệng. “Vâng, thầy Nathan,” tôi nói. “Mình chơi đi. Xin thầy. Mình chơi đi ạ.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button