Văn học nước ngoài

Tới Ngọn Hải Đăng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Virginia Woolf

Download sách Tới Ngọn Hải Đăng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Tới ngọn hải đăng” của Virginia Woolf được Tạp chí Time xếp hạng là một trong số 100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923-2005.

“Tới ngọn hải đăng” là câu chuyện kể về gia đình Ramsay trong kỳ nghỉ trên hòn đảo ở Scotland vào khoảng năm 1910 và 1920. Thông qua những điều bình dị, tác phẩm thể hiện được những tâm tư, suy nghĩ của Virginia Woolf về bản chất của cuộc sống và khát vọng tìm câu trả lời cho câu hỏi: Ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người là gì? Tác phẩm cũng được coi là cuốn tiểu thuyết viết theo dòng ý thức thành công nhất của Virginia Woolf. Tuy nhiên đây không phải là một cuốn sách dễ đọc, như cách nói của nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng người Canada Margaret Atwood: “Có một số cuốn sách phải đợi cho tới lúc bạn đã sẵn sàng cho nó. Trong việc đọc, có rất nhiều điều phụ thuộc vào sự may mắn”.

Nhìn chung, những phê bình/nhận xét của độc giả trên những website văn học hoặc có liên quan tới văn học và liên quan tới tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng như amazon, sparknote, librarything, goodreads, britannica, search.barnesandnoble, v.v… đã hình thành nên hai quan điểm cực kỳ đối lập với nhau. Quan điểm thứ nhất khen ngợi và đánh giá rất cao Tới ngọn hải đăng, đại khái là nhận định rằng những chi tiết trong truyện rất gần gũi với tâm lý, cảm xúc của người đọc, với những trải nghiệm trong đời sống thật của họ; rằng văn phong của Virginia thật du dương, toàn tác phẩm là một bài thơ văn xuôi đậm chất nhân văn và là một bước cách tân lớn về mặt nghệ thuật cả đối với bản thân tác giả lẫn nền văn học Anh ngữ hiện đại nói chung. Quan điểm còn lại (may thay chỉ là thiểu số) lại cho rằng văn phong của tác giả quá rườm rà, câu cú dài lê thê, đầy những phần mở rộng, khai triển quá nhiều ý phụ khiến cho người đọc khó lòng theo dõi nắm bắt nội dung ý chính, hành động (actions) – nếu có thể gọi chúng là hành động – thì đa phần diễn ra trong dòng ý thức của các nhân vật, với một nhịp điệu quá là chậm chạp, nói tóm lại một câu, như nhận xét của một độc giả, là: “Chẳng hơi đâu phí thì giờ để đọc một cuốn như cuốn này!”

Và cả hai quan điểm trên đều đúng!

Nếu nhìn từ góc độ của một bạn đọc thích loại truyện thiên về giải trí, có cốt truyện ly kỳ, đầy ắp những hành động diễn tiến với tốc độ cực nhanh, thì rõ ràng là cuốn tiểu thuyết này quá đáng chán, quá nặng nề. Nhiều khi không thể hiểu ý chính của tác giả là gì nếu không đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui một câu văn có khi dài tới cả trang giấy.

Nhưng đối với dạng bạn đọc khác, chấp nhận tác phẩm như nó vốn có, như nó là vậy, dành thời gian cho nó, bình thản và chậm rãi đi vào nó, khám phá nó, rung động với từng câu chữ, từng nhịp điệu, các bạn này sẽ dần quên đi ngoại vật, dần chìm đắm vào những diễn biến tâm lý của nhân vật, cùng buồn, vui, kinh ngạc, chán chường, bực tức, lo âu… với những buồn vui của họ.

Lý do của hai quan điểm trên đều xuất phát từ chính văn phong đặc biệt và độc đáo mà tác giả sử dụng ở tác phẩm này: sự khai thác “Dòng Ý thức” (Stream of Consciousness) của nhân vật.

Thuật ngữ “Dòng Ý thức” bắt nguồn từ các văn bản Phật giáo sơ kỳ (theo chữ Pali là viññāna-sota), sau đó được phát triển mở rộng bởi hệ phái Yogachara (Du già tông) của Phật giáo Đại thừa thành một lý thuyết về tinh thần. Theo Đại đức người Sri Lanka Hammalawa Saddhatissa Maha Thera (1914-1990) thì: “Dòng ý thức, chảy qua nhiều kiếp sống, cũng thay đổi y như dòng nước. Đây là học thuyết anatta (vô ngã) của Phật giáo liên quan tới cá thể con người.”

Triết gia, tâm lý học gia người Mỹ William James (1842-1910) là người đầu tiên vận dụng thuật ngữ Dòng Ý thức trong tác phẩm Principles of Psychology (Các nguyên tắc của Tâm lý học – 1890). Ngay lập tức, khái niệm này đã có một ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới nền văn học nghệ thuật hiện đại avant-garde thời bấy giờ, hình thành nên bút pháp Dòng Ý thức. Bút phápDòng Ý thức có nghĩa là người thuật chuyện thể hiện lại dòng ý thức của nhân vật bao gồm những ý nghĩ, liên tưởng, cảm xúc liên tục đan xen vào nhau và chuyển động liên miên tiếp nối như một dòng nước chảy.

Dù Dòng ý thức có phần tương tự với Độc thoại nội tâm (Interior monologue) và người ta thường hay nhầm lẫn giữa hai thủ pháp này, thật ra Độc thoại nội tâm có một điểm hoàn toàn khác biệt, do cú pháp tương đối có cấu trúc của nó và khả năng cho phép người độc thoại trực tiếp nói với chính bản thân mình (thường ở thì hiện tại). Còn ở Dòng ý thức, người thuật chuyện thường đứng ở vị trí kẻ quan sát thứ ba, cấu trúc cú pháp và trình tự thời gian bị đẩy tới một mức độ hoàn toàn hỗn loạn. Nói cách khác, theo quyển 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, Dòng Ý thức là “mức tới hạn, là dạng cực đoan của độc thoại nội tâm.”

Có rất nhiều nhà văn khai thác bút pháp Dòng Ý thức trong tác phẩm của mình, chẳng hạn Dostoievsky, Leon Tolstoi, Knut Hamsun, Marcel Proust, James Joice, T.S, Eliot, vv…, nhưng với Virginia Woolf, đặc biệt, ở tác phẩm Tới ngọn hải đăng, bút pháp khai thác Dòng Ý thức đã được sử dụng ở một cấp độ đậm đặc nhất, nhuần nhuyễn nhất, tuyệt diệu nhất.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button