Văn học nước ngoài

Tôi Có Quyền Hủy Hoại Bản Thân

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kim Young Ha

Download sách Tôi Có Quyền Hủy Hoại Bản Thân ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu nội dung:

Tiểu thuyết ngắn này được dẫn dắt bởi một người dẫn chuyện không tên, như một bóng ma ám theo những cư dân bị tổn thương và lạc lối của cuộc sống đô thị, mời chào họ tìm sự ủy an nơi cái chết. Hai anh em C và K cùng yêu một cô gái tên Se Yeon. Cô gái Hồng Kông từng làm nghề ma nơ canh kỳ lạ. Nữ nghệ sĩ trình diễn chưa một lần cho phép ai được ghi hình. Dòng chảy cuộc đời họ có thể giao nhau, có thể không, nhưng sự tồn tại của họ trong suốt các trang sách này đều chưa từng ngưng thống khổ. Bằng một thứ văn chương mơ màng và đậm chất xi nê, gợi tình và uể oải, Kim Young Ha đã viết về cuộc vật lộn vô vọng để tìm kiếm mối liên hệ của cá nhân và thế giới nơi họ sống, về nỗi tuyệt vọng dưới hình hài sự chán chường, sự giải thoát được sinh ra từ hủy diệt, về cái chết trở thành một phần của sự sống; để rồi đến khi tựu hình, Tôi có quyền hủy hoại bản thân thực sự là một hư cấu không mấy dễ đọc, không mấy dễ chịu, nhưng đầy sức ám ảnh với những ai kiếm tìm điều gì đó nằm bên ngoài ánh sáng và niềm hân hoan đơn thuần.

TÔI NGẮM BỨC TRANH SƠN DẦU Cái chết của Marat do Jacques-Louis David vẽ năm 1793 in trong một cuốn sách về nghệ thuật. Họa phẩm này miêu tả cảnh nhà cách mạng phái Jacobin, Jean-Paul Marat, chết trong bồn tắm. Đầu Marat quấn một thứ khăn giống khăn của người theo đạo Hồi, tay buông thõng ra ngoài bồn, nắm chặt cây bút. Máu tuôn chảy giữa hai mảng màu trắng và xanh, Marat tuyệt mệnh. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là bầu không khí trầm tĩnh và thinh lặng. Dường như đâu đó đang vẳng lại khúc cầu hồn. Con dao đâm chết Marat được đặt phía dưới bức vẽ.

Tôi đã thử chép lại bức tranh đó vài lần. Phần khó vẽ nhất là vẻ mặt của Marat. Vấn đề là Marat tôi vẽ trông quá thanh thản. Marat của David không có nét uất ức của một nhà cách mạng trẻ tuổi bị tấn công bất ngờ, cũng không có cái vẻ sảng khoái của một người thoát khỏi mọi muộn phiền nhân thế. Marat của David bình thản nhưng đau đớn, đầy căm hận nhưng chan chứa cảm thông. Qua nét mặt của người chết, David đã thể hiện được tất cả những xúc cảm đối lập trong nội tâm một con người. Lần đầu tiên ngắm họa phẩm này, ánh mắt người xem thoạt đầu sẽ dừng lại ở khuôn mặt của Marat. Nét mặt không nói lên bất cứ điều gì, vậy nên ánh nhìn của người xem phần lớn sẽ di chuyển về hai hướng: hoặc là dịch về phía bàn tay đang nắm chặt bức thư, hoặc là theo cánh tay buông thõng ra ngoài bồn. Marat chết, đến phút cuối vẫn không buông bỏ lá thư và cây bút. Kẻ khủng bố đã tiếp cận Marat với cái cớ là một bức thư giả, và Marat bị sát hại trong khi đang thảo lời phúc đáp. Cây bút đến cùng vẫn được nắm chắc trong tay Marat đã đưa vào khung cảnh vốn trầm lắng và cô tịch này một nét căng thẳng ngập ngộn. David thật tuyệt. Không phải nhiệt tâm của người nghệ sĩ là thứ tạo ra nhiệt tâm; thứ tạo ra nhiệt tâm là sự khô khan và lãnh đạm. Đó mới là phẩm chất tối cao của một người nghệ sĩ.

Charlotte Corday, cô gái sát hại Marat, sau đó đã bị kết liễu mạng sống trên đoạn đầu đài. Là đảng viên trẻ của phái Girondin, Charlotte Corday quyết tâm trừ khử Marat, phái Jacobin. Với một bức thư giả làm mồi nhử, cô đã tiếp cận Marat và đâm một nhát dao vào ngực ông khi ông đang tắm. Đó là ngày 13 tháng Bảy năm 1793, khi ấy cô mới 25 tuổi. Hung thủ Corday bị bắt ngay sau khi sự việc diễn ra, và bốn ngày sau đó, ngày 17 tháng Bảy năm 1793, thì bị chặt đầu.

Sau khi Marat, người đứng đầu phái Jacobin chết, đường lối chính trị khủng bố của Robespierre bắt đầu được thi hành. David thừa hiểu thứ mỹ học của phái Jacobin. Cỗ xe cách mạng sẽ không thể chuyển bánh nếu không có nhiên liệu là sự khủng bố. Nhưng sau một thời gian, mối quan hệ đó sẽ bị đảo ngược. Cách mạng sẽ bắt đầu lăn theo hướng khủng bố. Cũng như một nghệ sĩ, kẻ tạo ra sự khủng bố phải lãnh đạm, bàng quan. Y phải nhận ra được sự thực rằng, thứ năng lượng khủng bố mà y phát tán ra cuối cùng có thể sẽ nuốt chửng cả bản thân y. Robespierre kết cục cũng bị rơi đầu trên máy chém.

 

 

Tôi gấp cuốn sách lại, dậy đi tắm. Cơ thể tôi phải thật sạch sẽ trong những ngày tác nghiệp. Tắm xong, tôi cạo mặt cho thật sảng khoái rồi lên thư viện. Tôi làm cả đống việc ở thư viện, như tìm kiếm khách hàng và tra cứu tài liệu. Công việc lằng nhằng và rất chán, nhưng tôi vẫn phải kiên trì. Có khi mất một tháng trời, cũng có khi phải mất đến nửa năm mà không tìm được ai. Nhưng chỉ cần tìm được một người là tôi có thể tạm sống đến tận nửa năm nữa, nên tôi không ngại dành thời gian tra cứu.

Ở thư viện, tôi chủ yếu đọc sách lịch sử và cẩm nang du lịch. Khi công việc kết thúc và nhận được tiền, tôi sẽ đi du lịch. Những cuốn cẩm nang du lịch thường nén những sự thực phức tạp lại, khiến chúng trở nên giản đơn và nhanh gọn. Mỗi thành phố đều có hàng trăm nghìn sinh mạng, hàng trăm năm lịch sử, và vô vàn vết tích do sinh mạng và lịch sử đan xen tạo thành. Tất cả những điều này đều bị rút gọn lại chỉ trong vài dòng ngắn ngủi trong cẩm nang du lịch. Ví dụ như lời giới thiệu về Paris được bắt đầu thế này:

 

“Khác xa với một nơi thế tục đơn thuần, Paris là thánh địa của tự do tôn giáo, chính trị và nghệ thuật, luôn phô bày sự tự do ấy hoặc âm thầm khao khát thêm nhiều tự do nữa. Nổi tiếng với tinh thần khoan dung, Paris đã trở thành chốn lưu vong cho các nhà tư tưởng, nhà cách mạng, các nghệ sĩ và vô số nhân vật phi phàm như Robespierre, Curie, Wilde, Sartre, Picasso, Hồ Chí Minh, Joyce và Khomeini. Tuy Paris là thành quả xuất sắc của quy hoạch đô thị thế kỷ 19, nhưng, cũng giống như âm nhạc, nghệ thuật và kịch trường của thành phố này, kiến trúc Paris đã hòa quyện các phong cách đa dạng từ Trung cổ cho đến Tiền vệ, đôi khi cả siêu Tiền vệ. Bằng lịch sử, sự cách tân, văn hóa và văn minh của mình, đối với thế giới này Paris là không thể thiếu: Nếu Paris không tồn tại, chúng ta sẽ phải cố gắng kiến tạo nên Paris.”

 

Ta không cần những lời lý tưởng hơn nữa để nói về Paris. Chính sự súc tích ấy cũng là lý do khiến tôi thích đọc cẩm nang du lịch và sách lịch sử. Những kẻ không biết cách tóm gọn thật đáng xấu hổ. Những kẻ kéo lê cuộc sống bừa bộn của mình một cách vô dụng cũng vậy. Ai không biết đến vẻ đẹp của sự đơn giản thì đến chết cũng sẽ không hiểu nổi ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Tôi sẽ đi Paris. Đến đó tôi sẽ dành thời giờ đọc các tác phẩm của Henry Miller và Oscar Wilde, hoặc tới bảo tàng Louvre chép tranh của Ingres. Những ai lên đường đi du lịch rồi mà còn đọc cẩm nang du lịch thì thật đáng ngán. Đi du lịch, tôi chỉ thích đọc tiểu thuyết. Ở Seoul thì không. Bởi tiểu thuyết là thể loại chỉ thích hợp cho cuộc sống dư nhàn.

Thoạt tiên, tôi lật tìm các cuốn tạp chí trong thư viện. Trong số các bài đăng, thú vị nhất là dạng bài phỏng vấn. Nếu may mắn, tôi có thể tìm ra khách hàng của mình trong số đó. Đám phóng viên, được trang bị năng lực cảm thụ tầm thường và thấp kém, đã giấu nhẹm đi bản chất tính cách của các khách hàng tiềm ẩn của tôi. Họ tuyệt đối không đưa ra những câu hỏi như, “Anh (chị) đã bao giờ có cảm giác kích động muốn giết người chưa?” Đương nhiên họ cũng chẳng bao giờ băn khoăn kiểu, “Khi nhìn thấy máu, anh (chị) có cảm giác gì?” Và họ càng không hỏi đến cảm nhận của người được phỏng vấn sau khi được cho xem tranh của David hay Delacroix. Bởi vậy cho nên các bài phỏng vấn đầy rẫy những ngôn từ không có bất cứ ý nghĩa gì đối với cuộc sống. Nhưng điều đó không che được mắt tôi. Tôi có thể phát hiện ra manh mối cơ hội trong những từ ngữ vô vị của họ. Tôi phải tìm ra đầu mối từ những giai điệu họ thích nghe, những câu chuyện gia đình đột nhiên họ kể, những cuốn sách làm họ cảm động sâu sắc, và cả những họa sĩ họ yêu thích nữa. Dù vô tình hay hữu ý, mọi người đều muốn thể hiện những xung động sâu kín trong nội tâm mình. Họ đều đang chờ đợi những con người giống như tôi.

Lấy ví dụ, một vị khách thân tín từng nói với tôi rằng cô ta thích Van Gogh. Tôi hỏi cô là giữa tranh phong cảnh và tranh tự họa của Van Gogh cô thích loại nào hơn. Vị khách hơi chần chừ, rồi nói rằng thích tranh tự họa hơn. Tôi hay để tâm quan sát những người say mê tranh tự họa của Van Gogh. Họ đều là những người cô độc, có xu hướng muốn khám phá nội tâm, những người từng thực sự vật lộn với sự tồn tại của chính mình. Và họ biết rằng quá trình khám phá nội tâm ấy, dù đớn đau, vẫn mang lại niềm khoái cảm thầm kín. Và nếu như ai đó hỏi tôi câu hỏi như vậy, thì người đó cũng là người cô độc. Song không phải tất cả những ai cô độc sẽ đều có thể trở thành khách hàng của tôi.

Sau khi đọc kỹ tạp chí xong, tôi giở báo ra xem. Tôi rà soát tờ báo một cách tỉ mỉ, từ tin cáo phó cho đến tin quảng cáo việc làm (nhất là các quảng cáo tìm người đặc biệt). Tôi cũng để ý xem thông tin ở mục kinh tế. Tôi tập trung vào những tin tức kiểu như công ty này từng rất phát đạt, gần đây đột nhiên khốn đốn trước nguy cơ phá sản. Và cũng không thể bỏ qua những thông tin về sự lên xuống của giá cổ phiếu, bởi cổ phiếu luôn là thứ biến động trước tiên mỗi khi xã hội có thay đổi. Trong mục văn hóa, tôi chủ yếu theo dõi khuynh hướng gần đây của giới mỹ thuật và dòng âm nhạc đang thịnh hành. Những cuốn sách mới xuất bản đương nhiên cũng là thứ tôi quan tâm. Công việc này giúp ích cho tôi trong việc nắm bắt gu hiện tại của các khách hàng tiềm năng. Những thông tin về dòng âm nhạc và hội họa họ ưa thích, về những cuốn sách họ đã đọc gần đây mà tôi đã tìm hiểu trước này sẽ giúp tôi trò chuyện với họ dễ dàng suôn sẻ. Sau khi rời khỏi thư viện, tôi tiện thể rẽ qua phường Insa xem tranh rồi vào cửa hàng băng đĩa mua vài đĩa CD. Nếu may mắn, tôi cũng có thể gặp được khách hàng trong số những người xem tranh. Tôi tìm kiếm những người trầm ngâm đắm chìm chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật, những người không buồn liếc đồng hồ đến một lần – ngay cả vào một buổi chiều thứ Bảy. Họ không còn nơi nào khác để đi. Họ chẳng cần gặp ai mà cũng chẳng có ai để gặp. Và những bức tranh đã giữ chân họ ngắm nghía hồi lâu vô hình trung lại thể hiện những khát khao sâu thẳm nhất bên trong con người họ.

Tôi trở về phòng làm việc nằm trên tầng bảy một tòa nhà cũ kỹ ở trung tâm thành phố. Phòng làm việc của tôi không có thứ gì khác ngoài điện thoại, bàn làm việc và máy vi tính. Tôi không gặp bất kỳ ai ở nơi này, kể cả chủ nhà, vì tôi đã ngoan ngoãn trả tiền thuê nhà hằng tháng thông qua hình thức chuyển khoản bằng dịch vụ ngân hàng tại nhà. Về đến phòng làm việc, tôi ngắt máy trả lời tự động, rồi ngồi chờ điện thoại đổ chuông. Trước một giờ đêm, tôi nhận được khoảng hai mươi cú điện. Họ gọi điện cho tôi sau khi đã xem quảng cáo “Lắng nghe muộn phiền của bạn” tôi đăng trên báo. Những người này đã đọc được mẩu tin ngắn ấy và đợi đến đêm mới gọi. Từ chuyện cô con gái mới lớn bị ông bố đẻ quấy rối tình dục, cho đến chuyện một anh chàng đồng tính sắp phải nhập ngũ, chuyện chồng lén lút lăng nhăng, chuyện vợ bị chồng đánh đập, tôi giãi bày tâm sự và chia sẻ với những con người mang những mối phiền muộn muôn màu muôn vẻ như thế đến tận một giờ sáng. Những câu chuyện không thể nghe được lúc ban ngày ở thư viện hay nhà sách, khu phố Hwarang, phường Insa, thì đêm về lại được nghe. Đó cũng là cách tôi tìm được phần lớn khách hàng của mình.

Tôi chỉ cần trao đổi với người khác dăm câu là có thể đoán biết được ngay trình độ, sở thích, khả năng tài chính của họ. Từ những chi tiết phác thảo đó tôi có thể nhận biết được vị khách tiềm năng của mình. Khả năng nhận biết khách hàng rất quan trọng. Tôi thích có được năng lực lựa chọn khách cho mình.

Nhưng có một vấn đề. Trong bất cứ trường hợp nào, một khi họ vẫn còn có thể tâm sự với người khác thì cũng có nghĩa là họ vẫn chưa thất vọng tràn trề đến mức phải tìm đến tôi. Thế nên tôi chọn một phương pháp khác với những tư vấn viên tầm thường chỉ biết lắng nghe qua quýt câu chuyện của họ chứ tuyệt nhiên không thể đưa ra bất kỳ hướng giải quyết nào. Sau khi đánh giá khách, nghe trọn vẹn câu chuyện của họ thì tôi đưa ra quan điểm của mình theo hướng tích cực. Như với câu chuyện của cô con gái bị ông bố quấy rối và đánh đập hằng đêm thì dù có chăm chú lắng nghe đến mức nào cũng không có cách giải. Vậy thì với cô gái mười bảy tuổi ấy, điều tôi có thể khuyên cô bé chỉ là mau chạy thoát khỏi căn nhà ấy đi thôi. Nhưng những tên tư vấn viên tầm thường thì sẽ bảo cô hãy cố chịu đựng và nhẫn nhịn. Hoặc sẽ bảo cô đi tìm sự giúp đỡ từ những tổ chức xã hội khác hoặc đi tố giác bố mình. Những con người ấy đang làm ngơ trước bản chất sự việc. Lý do cô con gái không thể làm vậy đâu phải là vì cô ta không biết cách để làm.

Nếu người gọi hưởng ứng thì cuộc điện đàm sẽ dài thêm. Cô ta sẽ thấy dịu lòng và gột rửa được phiền muộn. Và khi cảm thấy tới lúc thích hợp thì tôi khéo léo bỏ nhỏ, “Bậc làm cha như thế thì giết quách đi có đáng hơn không?” Nếu vị khách tỏ ý thận trọng thì tôi sẽ bảo đó chỉ là nói đùa. Ngược lại, nếu cô không ngắt máy thì đó là dấu hiệu chứng tỏ cô thích lối chuyện của tôi. Nhưng không phải tôi cổ xúy việc giết người. Những lời khuyên khích động như vậy chẳng qua là để thử xem người gọi có đúng là kiểu người tôi đang tìm hay không. Tôi không mấy hứng thú với việc người giết người. Tôi chỉ muốn lôi ra khỏi con người những dục vọng bị vùi tận sâu trong vô thức. Những dục vọng ấy, một khi được giải thoát, sẽ lập tức sinh sôi. Trí tưởng tượng của họ được trả tự do và cuối cùng, vị khách của tôi sẽ khám phá ra tiềm năng của chính mình.

Khi thấy ai đó có chút hứa hẹn thì tôi sẽ gặp họ. Đương nhiên ý tôi là gặp ở một nơi khác ngoài phòng làm việc của tôi. Đôi khi chúng tôi cùng nhau uống rượu, cùng đi xem triển lãm, hay cũng có thể xem phim. Đôi khi, mặc dù rất hiếm, nếu đó là một khách hàng thật sự quan trọng thì tôi còn phải đi du lịch cùng họ. Khách hàng thật sự quan trọng ở đây không hẳn chỉ là những vị khách chi tiền hậu hĩnh, mà còn là những người có khả năng khơi gợi sự sáng tạo ở tôi. Gặp được người như thế không phải dễ, nhưng nếu đã gặp được rồi thì quả hạnh phúc vô bờ bến. Tuy nhiên khi đối mặt với vị khách ấy thì tuyệt nhiên không được lộ mặt. Họ không thể biết bất cứ điều gì về tôi. Tên họ, quê quán, tốt nghiệp trường nào, đến ngay cả sở thích cũng không biết nốt. Tôi dùng vô số câu chuyện để che đậy con người thật của mình. Những người đó thường vẫn chỉ chăm chăm hướng đến thế giới nơi con người thoát ra từ kiểu mẫu đã định hình nào đó nên cứ nhìn tôi lắc đầu không hiểu. Âu cũng là lẽ đương nhiên. Hiển nhiên như không ai có thể biết tường tận về thánh thần vậy.

Tôi sẻ chia nhiều tâm tư cùng những con người thiểu não ấy cho đến tận phút cuối chia tay. Về những câu chuyện gia đình và quá trình khôn lớn, chuyện yêu đương, thất bại và thành công của họ, về cuốn sách họ từng đọc, loại nhạc hay họa sĩ mà họ mến mộ. Hầu hết mọi người đều không mấy ngần ngại kể tôi nghe chuyện của mình. Và họ đều thành thật. Cũng có người đến lúc tôi đã lắng nghe hết chuyện thì lại đề nghị hủy hợp đồng với tôi. Dĩ nhiên tôi trả lại hết tiền cho họ, trừ khoản đặt cọc ban đầu. Nhưng đa phần những người này sau đó quay lại tìm tôi. Lúc đấy thì hầu hết hợp đồng lại tái lập mà chẳng cần phải nhiều lời.

Nếu công việc kết thúc êm xuôi thì tôi sẽ đi du lịch, và sẽ lấy câu chuyện cùng với vị khách đó làm nguyên liệu để viết lách sau khi đi du lịch về. Thông qua việc này tôi cố gắng biến mình trở nên giống thần thánh hơn. Ở thời đại ngày nay, chỉ có hai con đường trở thành thần thánh: thông qua sáng tạo hoặc là sát nhân.

Nhưng không phải vụ giao dịch nào tôi cũng viết hết lại thành truyện. Chỉ những vị khách đủ tư cách mới được tái sinh dưới ngòi bút của tôi. Thật là khổ tâm. Nhưng cũng thông qua quá trình đó mà tôi càng thêm thông cảm và yêu thương khách hàng của mình.

Shakespeare từng viết: “Liệu có gì tội lỗi khi ta lao xộc vào ngôi nhà bí mật của cái chết, trước khi nó dám cả gan đến với ta[1]?” Hàng trăm năm sau thời của nhà soạn kịch vĩ đại ấy, Sylvia Plath đã tiến xa thêm một bước nữa. “Thơ ca là dòng máu phun trào. Không gì ngăn lại được.” Nữ thi nhân viết nên dòng thơ ấy đã mở van an toàn của bình gas mà tự sát.

Những vị khách của tôi không có tài năng văn chương như Sylvia Plath, nhưng họ cũng đã thiết kế cái kết của đời mình với cùng một vẻ đẹp như bà từng làm. Số câu chuyện được viết ra của họ đến giờ đã lên tới mười. Bây giờ chỉ còn thong thả đưa ra công chúng nữa thôi. Tôi chẳng cần những thứ như nhuận bút hay danh tiếng. Tôi đã có một số tiền đủ để nuôi sống bản thân. Mà nếu vì tiền thì thật không tôn trọng khách hàng của tôi. Tôi chỉ bỏ bản thảo vào bì thư gửi đến nhà xuất bản, không kèm theo điều kiện hay yêu cầu gì. Và rồi tôi sẽ ẩn danh, vô định hình, quan sát những sáng tạo của mình tái sinh.

Tôi bật máy tính lên, cửa sổ hỏi mật khẩu hiện ra. File đầu tiên chính là câu chuyện về một vị khách của tôi, vào mùa đông hai năm về trước.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button