Văn học nước ngoài

Tin Tức Trái Đất Phẳng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nick Davies

Download sách Tin Tức Trái Đất Phẳng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                       Xem giá bán

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Tin tức Trái đất phẳng” – tác phẩm để đời của Nick Davies, nhà báo kỳ cựu với hơn 30 năm làm việc trong gần như tất cả những tờ báo lớn ở Anh – phơi bày báo chí theo đúng cái cách mà báo chí vẫn dùng để “soi” các chính trị gia, thành viên hoàng tộc và vô số mục tiêu khác: khắc nghiệt, tàn nhẫn và không nể nang bất cứ thế lực nào khác. Và cuốn sách đã gây ra một cơn chấn động trong giới báo chí toàn cầu, có thể thay đổi vĩnh viễn cách bạn nhìn nhận báo chí nói riêng và tất cả các phương tiện truyền thông khác nói chung!

Lời khen tặng dành cho Tin tức trái đất phẳng:

“Tỉ mỉ, nhìn xa trông rộng và cực kỳ thú vị.” – Sam Leith, Daily Telegraph

“Được viết bởi một người trong cuộc thực sự hiểu biết về những gì diễn ra bên trong các ban biên tập tin tức.” – Tim Luckhurst, Independent on Sunday

“Một cuộc phiêu lưu được ghi chép bằng ngòi bút tuyệt vời, trong đó khẳng định những lo sợ tồi tệ nhất của chúng ta về sự vận hành của báo chí thế kỷ 21.” – Steven Barnett, Political Quarterly, Westminster University ***

Đọc trước Tin tức Trái đất phẳng

[…] Chuyện hoang đường lớn nhất của báo chí hiện đại là tính khách quan, quan điểm cho rằng một tờ báo hoặc đài phát thanh, truyền hình tốt chỉ thu thập và kể lại sự thật khách quan. Đó là câu chuyện Trái đất phẳng kinh điển, được nhiều người tin nhưng thiếu thực tế. Nó chưa từng xảy ra, sẽ không bao giờ xảy ra bởi vì nó không thể xảy ra.

Thực tế tồn tại khách quan, nhưng bất kỳ cố gắng nào nhằm ghi lại sự thật về nó ở mọi lúc mọi nơi đều cần đến sự lựa chọn, bằng cách sử dụng loại phán xét mà Harry Evans mô tả. Xét về mặt này, tất cả mọi tin tức đều là cái được sáng chế tinh xảo. Mọi bài báo đều xem xét hiện thực từ một quan điểm cụ thể, cũng như ai đó bước vào một căn phòng đều phải nhìn nó từ một điểm cụ thể. Một bài báo không thể cùng lúc bao quát mọi nơi. Những cơ quan báo chí tốt, lành mạnh đưa ra những phán xét đối với từng trường hợp, chọn lựa câu chuyện, khía cạnh, ngôn ngữ, cách thể hiện để hé mở tốt nhất những điều quan trọng nhất. Họ làm việc đó mà không hạn chế các phán xét trong khuôn khổ yêu cầu của bất kỳ hệ tư tưởng, ông chủ, nhà quảng cáo, chính phủ hay bất kỳ thế lực bao trùm nào. Họ làm việc đó mà vẫn biết rằng luôn luôn còn những lựa chọn khác. Họ làm việc đó “một cách trung thực”.

Nhiều nhà báo lâu năm hiểu điều đó. Như Evans có lần phát biểu trên tờ Listener: “Sự thật có thể là thiêng liêng nhưng sự thật nào? Báo chí không phải là lăng kính trung lập: chúng ta lựa chọn những gì mà chúng ta phản ánh.” George Orwell, James Cameron, Martha Gellhorn đều chế giễu ý tưởng về sự khách quan. Nicholas Tomalin, một người từng viết bài cho tờ Sunday Times, đã phát biểu rành mạch trong một bài chuyên đề về đưa tin: “Ý tưởng về ‘sự thật’ thật quá đơn giản, đó là lời nói dối. Sự thật không thiêng liêng; vào thời khắc mà một phóng viên bắt đầu viết bài, anh ta đã lựa chọn thứ này chứ không phải là thứ khác, và đã bóp méo tình hình. Thời khắc anh ta chuyển những ‘sự thật’ thành hình thức tường thuật, anh ta cũng đã bình luận về tình hình. Ý tưởng về ‘sự thật’ được đẩy cho độc giả như cho những kẻ đần độn bé nhỏ thì tốt nhất là quên cho thật nhanh. Nói rằng công việc của nhà báo là ghi chép sự thật cũng giống như nói rằng công việc của kiến trúc sư là chồng gạch lên nhau – đúng, nhưng bỏ qua điều cốt yếu nhất.” Reuters đã hoàn toàn bỏ qua điều cốt yếu ấy đến mức Todd Eastham mất việc làm.

Tội lỗi thực sự của Todd, tất nhiên, không phải là đã phán xét về cái thông cáo báo chí kia mà phán xét một cách công khai. Những người quản lý báo chí như David Schlesinger hưởng thụ cuộc sống an nhàn đằng sau câu chuyện hoang đường về tính khách quan. Nó cho phép họ giả vờ quan tâm đặc biệt đến sự thật. Trên thực tế, cái mà họ nhìn chung đang thúc đẩy tuyệt đối không phải là tính khách quan. Đó là tính trung lập, một thứ khác hẳn. Tính trung lập đòi hỏi các nhà báo trở thành vô hình, kiềm chế một cách có chủ ý (dưới sức ép của kỷ luật) những phán xét, điều tối quan trọng của nghiệp vụ báo chí. Tính trung lập đòi hỏi phải đóng gói mọi ý kiến đối kháng vào với nhau, điều hoàn trái với việc kể sự thật.

Nếu có hai người cùng đi cắt một bãi cỏ, một người quay về và nói “Công việc đã xong”, còn người kia quay về lại nói “Chúng tôi chưa hề cắt một ngọn cỏ nào”, tính trung lập đòi hỏi nhà báo phải kể lại cuộc tranh cãi xung quanh tình trạng của đồng cỏ, phải đưa tuyên bố của cả hai người cùng nhau và công bố cho thế giới kèm theo dấu hiệu ẩn ý trên đó rằng “Chúng tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra – các bạn hãy quyết định”. Hoạt động dưới danh nghĩa tính khách quan, cách tiếp cận này đã trở thành thứ đáng kính – khiến cho nghiệp vụ báo chí xào xáo trở nên dường như đáng kính. Ngay cả ở BBC, thiên đường của báo chí phục vụ công chúng, khái niệm tính trung lập đã rối tung lên trong hướng dẫn của tòa soạn về việc đưa tin về chủ nghĩa khủng bố như sau: “Trách nhiệm của chúng ta là giữ thái độ khách quan và đưa tin sao cho độc giả có thể tự đánh giá về việc ai gây ra điều gì cho ai.”

Tác hại vượt xa hơn việc từ bỏ mục tiêu hàng đầu của nghề báo. Nó thực sự chuyển những phán xét nói lên sự thật ra khỏi phòng biên tập và đặt vào tay người ngoài. Thực tế đó xảy ra trong xưởng tin tức. Mô hình cũ, trong đó những người biên tập tin và phóng viên lựa chọn câu chuyện và khía cạnh, đang sụp đổ. Chúng ta đã chứng kiến cấu trúc sản xuất tin tức kiểu công ty đã biến các nhà báo từ những người chủ động thu thập tin tức thành những người thụ động xử lý tài liệu – chỉ có 12% trong đó không có dấu hiệu của bàn tay các hãng thông tấn và tư vấn PR. Chính những người ngoài cuộc này là người phán xét hàng đầu về tin tức mà các cơ quan báo chí đang trông cậy vào. Các tổ chức như NRL gửi thông cáo báo chí cho các hãng thông tấn như Reuters bởi vì họ biết rất rõ rằng có nhiều cơ hội để họ được ấn định trong danh mục tin tức.

Các nhà báo “trung lập” vô hình trong xưởng tin tức xử lý chúng để phát hành theo “dây chuyền thẳng” như Harry Evans phàn nàn. Tuy nhiên, có điều gì đó khác nữa đang hoạt động ở đây, ngoài sự yếu kém về kết cấu của tổ chức sản xuất tin tức kiểu công ty. Thực tế là xưởng tin tức không sử dụng tất cả những chất liệu gián tiếp được đặt vào đầu dây chuyền. Có một kiểu chọn lọc nào đó diễn ra trong nội bộ xưởng. Một phần trong đó có thể vẫn bao gồm việc các nhà báo đưa ra những phán xét có đạo đức, như Harry Evans mô tả; và các chủ báo cũng gán những phán xét riêng của họ, như chúng ta đã thấy. Tuy nhiên, chủ yếu là sự chọn lọc này bao gồm những quy tắc đã ăn sâu vào quy trình làm việc của báo chí xào xáo, một kiểu hệ thống kiểm soát chất lượng theo đó lập tức loại bỏ những chất liệu thô không đáp ứng yêu cầu của xưởng.

Những quy tắc sản xuất này chưa bao giờ được đúc kết chính thức trong trong một bảng tổng kết có bảng biểu ngăn nắp. Chúng chỉ phát triển để đáp ứng nhu cầu hậu cần của việc sản xuất đại trà tin tức. Một số trong đó là những quy tắc cũ đã được chuyển đổi cho thích hợp. Một số mới xuất hiện. Một số trùng lặp. Tất cả gộp lại để thay thế cho những phán xét lựa chọn mà không có nó thì báo chí không thể thực hiện được chức năng của mình. Điều đặc biệt thú vị là những quy tắc sản xuất bất thành văn này có xu hướng tạo ra một hình dung về thế giới, trong đó vừa khẳng định giá trị của tính khách quan lại vừa có ba điểm yếu có tính chất sống còn đối với việc kể sự thật: lựa chọn đề tài mang tính áp đặt, về cơ bản bóp méo hiện thực bởi sự bỏ sót có hệ thống; sử dụng đến phát nhàm một đống những tuyên bố sự việc nhưng lại thường không đáng tin cậy và đôi khi là sai lệch; liên tục để lại dấu ấn về sự đồng thuận chính trị và đạo đức có xu hướng phản ánh giá trị của riêng những nhóm có quyền lực nhất trong xã hội xung quanh. Tôi xin nhấn mạnh rằng đó là những quy tắc của báo chí xào xáo.

Chúng vẫn bị phá vỡ bởi một số lượng đáng kể những nhà báo có năng lực, khinh thường chúng. Nhưng, những nhà báo này liên tục gặp rắc rối với các nhà quản lý chỉ thích tuân thủ theo các quy tắc này. Tình cờ, tất cả các quy tắc này đều bắt nguồn từ hai nguyên tắc thương mại chủ đạo: cắt giảm chi phí sản xuất, và tăng doanh thu. […]

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button