Văn học nước ngoài

Thư gửi bố

Thu gui bo - Franz Kafka1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK THƯ GỬI BỐ

Tác giả :  Franz Kafka

Download sách Thư gửi bố full ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB:            Download

Định dạng MOBI:            Download

Định dạng PDF:               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giữa cha mẹ và con cái luôn có một khoảng cách nhất định, dù rằng tình yêu luôn là vô bờ bến. Có những điều tưởng như đơn giản nhưng nó tác động vô cùng sâu sắc đến tâm hồn của một con người, sự hình thành nên một nhân cách cũng bắt đầu từ đó.

Như mọi người con, Franz Kafka cũng rất sợ cha mình. Mở đầu bức thư gửi cha, ông đã viết: “Bố yêu quý, Gần đây bố có hỏi con, tại sao con cả quyết rằng con sợ bố. Như thường lệ, con không biết phải trả lời bố như thế nào, phần cũng chính vì nỗi sợ đó, phần để lí giải nó sẽ cần phải đi vào quá nhiều chi tiết mà con không thể bao quát hết được dù chỉ một phần khi nói. Và ngay cả bây giờ, khi con đang cố gắng trả lời bố qua thư, thì chắc chắn sẽ vẫn còn thiếu sót nhiều lắm, bởi ngay cả khi viết, nỗi sợ bố cùng những hệ quả của nó vẫn ngăn cản con, và cũng còn vì quy mô của vấn đề vượt quá kí ức và trí lực của con”.

“Thư Gửi Bố” không chỉ đơn giản bắt nguồn từ sự phản đối quyết liệt của cha Franz Kafka với cuộc hôn nhân của ông với Julie Wohryzek, một cô gái bị cha ông chê là không đủ nền nã, không xứng với gia đình. Tuy nhiên khi viết, Kafka nhắm tối mục đích lớn lao hơn, đó là: Nhìn lại toàn bộ mối quan hệ đau khổ giữa cha và con từ trước tới nay với hy vọng tìm được sự hoà giải với cha. Rốt cuộc lá thư dài 103 trang viết tay không bao giờ được gởi tới địa chỉ người nhận.

Người đọc sẽ bị cuốn hút từ đầu đến cuối theo từng lời tâm sự của đứa con gửi cha mình, những mâu thuẫn giữa hai thế hệ cha và con, nỗi đau âm ỉ cũng như những cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào. Đọc “Thư Gửi Bố”, chúng ta không chỉ bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình: Những cảm xúc khi còn là một đứa trẻ đứng trước người cha và khi đã trở thành cha đứng trước con cái, mà còn thấu hiểu hơn những góc khuất trong tâm hồn. Franz Kafka cuốn hút người đọc bằng sự sâu sắc, tinh tế mà cũng rất thực tế.

Bố yêu quí!

Gần đầy bố có hỏi con, tại sao con cả quyết rằng con sợ bố. Như thường lệ, con không biết phải trả lời bố như thế nào, phần cũng chính vì nỗi sợ đó, phần để lí giải nó sẽ cần phải đi vào quá nhiều chi tiết mà con không thể bao quát hết được dù chỉ một phần khi nói. Và ngay cả bây giờ, khi con đang cố gắng trả lời bố qua thư, thì chắc chắn sẽ vẫn còn thiếu sót nhiều lắm, bởi ngay cả khi viết, nỗi sợ bố cùng những hệ quả của nó vẫn ngăn cản con, và cũng còn vì qui mô của vấn đề vượt quá kí ức và trí lực của con.

Với bố thì sự việc luôn hết sức đơn giản, chí ít là trong những lần bố nói ra trước mặt con, và trước mặt nhiều người khác, bất kể đó là ai. Đại loại với bố thì chuyện chỉ thế này: Bố đã làm lụng vất vả cả đời, tất cả là vì các con, mà trước hết là vì con. Nhờ bố con được ăn sung mặc sướng, con được tự do thoải mái học cái gì con thích, con không phải lo miếng ăn, mà nói chung không phải lo bất cứ chuyện gì. Bố không đòi con phải biết ơn, bố hiểu “ơn nghĩa của con cái” lắm, nhưng ít ra bố cũng cần một thái độ đền đáp, một biểu hiện chia sẻ. Thế mà bấy lâu con luôn xa lánh bố, con ở lì trong phòng, với sách vở, với đám bạn hâm hấp, với những suy nghĩ rồ dại. Con chưa bao giờ cởi mở trò chuyện với bố, ở nhà thờ con chưa bao giờ đến chỗ bố, con chưa bao giờ tới thăm bố ở Franzensbad,[1] nói chung con chưa bao giờ nghĩ về gia đình, con chưa bao giờ quan tâm tới việc ở cửa hàng cũng như những việc khác của bố, việc xưởng nhựa[2] con để quàng lên cổ bố rồi con bỏ đi, con ủng hộ thái độ ngang ngược của em Ottla, và trong khi con không động tay động chân làm gì cho bố (thậm chí con chưa bao giờ mang biếu bố cặp vé xem kịch), con lại sẵn sàng làm tất cả vì bạn bè. Nói tóm lại, khi bố quy kết con, thì thực ra bố không quy cho con tội gì xấu xa hay độc ác (ngoại trừ chuyện con muốn lấy vợ lần vừa rồi), nhưng bố quy cho con tội lạnh lùng, xa lánh, vô ơn, và thực ra bố muốn nói rằng, tất cả là lỗi ở con, cứ như con muốn quay ngoắt mọi chuyện, trong khi bố không có một mảy may lỗi lầm nào hết, ngoại trừ việc bố đã luôn quá tốt với con.

Cách nhìn nhận vấn đề như thường lệ của bố, con chỉ coi là đúng khi chính con cũng tin rằng bố hoàn toàn không có lỗi gì trong chuyện xa lánh giữa hai bố con mình. Nhưng bố ơi, chính con cũng hoàn toàn không có lỗi gì cả. Và nếu con có thể làm cho bố hiểu ra điều đó, thì cho dù hai ta vẫn không thể có một cuộc đời mới, hai ta đều đã quá già để làm điều đó. Nhưng có thể chúng ta sẽ đạt được điều gì đó như sự hòa giải, không thể làm dứt hẳn, nhưng cũng làm vơi được phần nào những lời buộc tội không ngừng nghỉ của bố.

Thật kì lạ là cứ mỗi khi con muốn nói điều gì thì hình như bố luôn biết trước. Ví dụ như gần đây bố nói với con: “Tôi lúc nào cũng thương anh, dù tôi không làm ra vẻ như những ông bố khác, cũng vì tôi không biết vờ vĩnh như người ta.” Nhưng bố ạ, con chưa bao giờ nghi ngờ lòng tốt của bố đối với con, có điều con nghĩ rằng bố nói thế là không đúng. Bố không biết vờ vĩnh, phải rồi, nhưng chỉ vì thế mà cho rằng những ông bố vờ vĩnh thì đó chẳng qua là một cách biện hộ, không còn gì để nói, hoặc là, và con tin điều này là đúng, đó chẳng qua chỉ là cách nói che đậy sự thật rằng có điều gì đó không ổn giữa bố và con, mà bố cũng góp phần gây ra, nhưng lại không có lỗi gì cả. Có phải bố muốn nói như vậy không? Nếu vậy, hai bố con mình hãy đồng ý với nhau ở điểm này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button