Văn học nước ngoài

Thần Tượng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nadine Gordimer

Download sách Thần Tượng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

William, tên thường gọi là Will, trốn học, băng qua cả thành phố đi coi phim, cốt để không bị người quen bắt gặp. Nhưng cậu lại chạm trán cha mình ở ngay phòng đợi của rạp xi-nê ấy. Ông đang đi cùng với một người đàn bà da trắng, tóc vàng.

Đó là một rủi ro rất bình thường. Song cha cậu không phải là một người bình thường, và gia đình cậu, bị biết bao sự việc đang xảy ra đe dọa cuộc sống của họ, cũng không phải là một gia đình bình thường.

Thần tượng là một câu truyện rất cảm động, viết về tình yêu của một người đàn ông với hai người phụ nữ, của người cha với con trai và ngay cả cái tình yêu trừu tượng hơn – tình yêu tự do – cũng được nhắc tới trong tác phẩm. Trong Thần tượng, những mâu thuẫn cá nhân và cuộc đấu tranh của cả cộng đồng chống lại chủ nghĩa Apartheid được đẩy lên kịch tính rất cao. Đó cũng chính là cái giá mà những con người như Sonny và gia đình ông phải trả để tạo nên những chuyển biến trong xã hội Nam Phi.

Làm sao tôi biết?

 

Tôi đã lừa dối ông.

 

Tháng mười một. Tôi đang nghỉ để ôn bài, học sinh các lớp cuối bậc trung học được nghỉ tại nhà hai tuần lễ trước kỳ thi để chuẩn bị. Tôi đã nói dối là đến nhà một bạn cùng lớp học bài, và rồi chuồn đi xem chiếu bóng. Các rạp xi-nê chỉ mới mở cửa cho chúng tôi được vào xem cách đây khoảng một năm, thành thử tôi được hai thứ tự do một lúc, vừa khỏi học, vừa ngồi chễm chệ trên một cái ghế bọc ny-lông màu nâu trong rạp xi-nê ở một khu ngoại ô của người da trắng. Cha tôi không giàu có, nhưng cha mẹ tôi đã muốn cho chị tôi và tôi luôn luôn có nhiều tiền túi hơn họ ngày xưa, và nhiều hơn là hoàn cảnh bấp bênh – vào thời đó – của cha mẹ tôi cho phép. Vì vậy tôi đang đứng ở phòng đợi của một rạp xi-nê trong một khu nhà ở mới, để chờ vào xem xuất năm giờ, thì cha tôi và một người đàn bà bước ra, sau khi xuất trước vãn ở một rạp kế bên.

 

Đó là cha tôi. Ngay khi chúng tôi thấy nhau, tôi là kẻ khám phá ra ông, không phải ông khám phá ra tôi. Chúng tôi ngó sững nhau một lát trong khi nhiều người khác đi qua mắt tôi. Rồi thì ông cùng bà ta tiến đến phía tôi, với vẻ mặt ngơ ngác của những người vừa từ một rạp chiếu bóng tối om bước ra ánh sáng.

 

“Con nhớ bà Hannah không?” ông hỏi.

 

Và bà ta mỉm cười để làm cho tôi không chú ý đến ông – bởi vì tôi đang tập trung vào ông những câu hỏi, câu trả lời dồn dập, vừa dễ tin, vừa chán chường, làm cho cổ tôi cứng đờ và lạnh toát. Bà ta nhắc: “Hannah Plowman”, dĩ nhiên chúng tôi đã quen nhau.

 

“Chào bà”, – tôi nói do thói quen từ thưở còn lên sáu, lúc gia đình tôi còn ở căn nhà nhỏ trên vùng thảo nguyên Benoni khi được giới thiệu với một người dì hay chị họ, và được cha tôi thúc đẩy để vượt qua sự nhút nhát.

 

“Con đi xem gì?” – cha tôi lại hỏi. Trong khi nói, ông thụt lùi lại một chút như sợ tôi có thể ngửi thấy mùi của bà ta ở ông. Tôi không biết. Họ mỉm cười thành tiếng, như muốn làm cho cuộc trò chuyện trở nên bình thường. Nhưng thật thế, tên cuốn phim tôi định xem đã bị xua đuổi khỏi đầu óc tôi, cũng như cuộc gặp gỡ này rồi cũng sẽ vậy, sẽ bị chà nát dưới gót chân tôi, và chôn chặt với cái tên ấy. “Phim của Bertolucci – một phim của Ý – rất hay” – ông tiếp. Ông tế nhị cố tránh cách nói “chúng tôi nghĩ rằng”, có nhiều hàm ý – “Nên xem phim ấy, Will”.

 

Tiếng nói của ông nghe như là tiếng vọng lại từ một cảnh sống khác, trong đó ông là cha tôi và dùng lời lẽ thường là ôn tồn, khuyên bảo tôi. Rồi ông làm một cử chỉ ra hiệu cho tôi cứ vào xem cho vui, còn bà ta thì lẩm bẩm gì đó với vẻ lịch sự, và họ bỏ tôi đứng lại một cách cũng từ tốn như khi tiến đến gặp tôi. Tôi trông theo lưng họ để tin rằng chuyện này đã xảy ra thật. Người đàn bà với cặp giò như hai cái chai màu da, để trần hồng hào, và đôi dép xẹp lép bên dưới bộ đồ bằng vải phối hợp nhiều  kiểu y phục của những nền văn hóa nông thôn khác nhau; ông thì mặc cái áo vét tốt độc nhất do tay tôi nhiều lần đem đi tẩy ủi. Rồi tôi chạy ra khỏi phòng đợi của rạp xi-nê, cố nhìn thẳng về trước như một con ngựa bị che hai bên mắt, để khỏi thấy họ đang đi về phía nào. Tôi lên một chiếc xe buýt để về nhà, về nhà, về nhà. Tôi vào phòng của tôi đóng chặt cửa lại và tìm sự an toàn giữa các cuốn sách quen thuộc.

Ông là giáo viên ở một trong những thị trấn đã mọc lên từ lâu lắm dọc theo triền núi đá có mỏ vàng ở phía đông thành phố Johannesburg. Không ai ghi chép lại ông cố và ông nội của ông đã từ đâu đến – những bàn tay thô kệch của những thế hệ ấy không viết thư hay ghi chép. Là những thợ hồ, thợ mộc, trong đời họ chỉ biết các giấy tờ về lao động, và nhiều giấy tờ gấp đi gấp lại nhiều lần, cho phép họ được làm việc tại thị trấn và sống trong vùng đó, bên ngoài thị trấn, do sự chỉ định của nhà chức trách địa phương đối với loại người như họ. Ông đinh ninh ông cố của mình có thể đã xuất hiện từ lớp người làm phu đào kim cương ở Kimberley, do một tấm ảnh còn lưu tryền lại sau khi những người biết về lịch sử của gia đình ông đều đã chết. Giữa một toán phu đang cầm những cái sàng dùng để đãi những hạt kim cương trong phù sa, bên cạnh người da trắng, đang toét miệng cười với hàm răng sún, hao hao giống người trong gia đình ông. Ở mặt sau tấm ảnh không ghi tên họ gì cả.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button