Văn học nước ngoài

Tào Tháo Thánh Nhân Đê Tiện Phần 1

tao-thao-thanh-nhan-de-tien-phan-1-vuong-hieu-loi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vương Hiểu Lỗi

Download sách Tào Tháo Thánh Nhân Đê Tiện Phần 1 ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Hán Hoàn đế băng hà

Mùa đông năm đầu niên hiệu Vĩnh Khang nhà Hán (năm 167) tiết trời giá lạnh khác thường, cả phương bắc tuyết phủ trắng xóa. Nhất là kinh đô Lạc Dương, đã hơn mười ngày liên tục không hôm nào nắng ráo, gió tây bắc rét buốt thổi điên cuồng, cuốn theo những bông tuyết lạnh thấu xương, khiến đô thành lớn bậc nhất thiên hạ này trông thật tiêu điều ảm đạm.

Trong hoàng cung ở Lạc Dương, vị hoàng đế ba mươi sáu tuổi Lưu Chí đang ngự trên long sàng. Bệnh tật đã giày vò ông ta quá lâu rồi. Trong bóng tối đặc quánh, ông nghe thấy tiếng gió rít gào bên ngoài, càng thấy người mình trở nên nhẹ bẫng, cảm giác như bản thân đã bị một cơn cuồng phong thổi bay tít tận chân trời nào.

Lưu Chí lên ngôi năm mười lăm tuổi, trong hai mươi mốt năm làm vua, mười ba năm đầu ông bị đại tướng quân Lương Ký bên họ ngoại coi như bù nhìn, thỏa sức thi hành bạo chính, tàn độc với bách tính trăm họ. Tám năm tiếp theo ông lại bị bọn hoạn quan đầu độc mê hoặc, cấm cố trung thần, ngăn lời can gián. Vì thế triều chính ngày một suy bại, tiểu nhân đắc thế, dân đen khổ sở, giặc ngoài xâm phạm, thiên hạ đã bị họa hại khôn cùng.

Nhưng trong khi nằm trị bệnh, ông lại không hề để tâm kiểm điểm những sai lầm trước đây, tuy vậy lại luôn bận lòng vì hai việc rất phiền phức. Thứ nhất, bản thân không có con nối dõi, nếu chẳng may nhắm mắt buông tay mà đi, tất nhiên bá quan văn võ trong triều sẽ phải tìm trong con em tôn thất khác để chọn ra một người kế vị, như thế nghĩa là sẽ bắt đầu một cuộc tranh giành mới giữa hoạn quan và ngoại thích. Thứ hai, lúc này không phải buổi thái bình, ở biên ải phía tây, đang xảy ra một cuộc đại chiến giữa nhà Hán với người Khương, tuy quân triều đình đã nắm thế thượng phong, nhưng kết quả cuối cùng thì chưa ai nói chắc…

Cuộc chiến kinh hoàng đó bắt đầu từ cuối xuân năm nay, khi mà dân chúng thành Vân Dương bận rộn tay cuốc tay cày, dắt trâu ra đồng, bắt đầu một vụ mùa mới. Nhờ tiết trời đã dần ấm lên, bọn trẻ cũng lon ton đi theo nô đùa chạy nhảy. Ai nấy đều hy vọng có một năm tốt đẹp, ngay đến ánh mặt trời cũng dường có ý quyến luyến mảnh đất đầy yên bình này. Nơi đó không có cảnh tranh giành chiếm đoạt của triều đình, không có sự điêu ngoa xảo trá của thói đời, tựa hồ là cảnh cực lạc giữa chốn nhân gian.

Bỗng nhiên, có đám người cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn phi tới, phá tan bầu không khí an lành của đồng quê.

Hầu hết mọi người chẳng hề bận tâm, cứ cho rằng họ chỉ là đám thợ săn. Nhưng có mấy bô lão, nét mặt bỗng lộ vẻ bất an, họ nhìn thấy rõ mồn một đám người cưỡi ngựa ấy vạt áo đều vắt bên trái – Người Khương!

Lập tức ngay sau đó, thành Vân Dương phát sinh hàng loạt đổi thay: đầu tiên là cổng thành mở muộn và đóng sớm hơn, đồng thời được tuần tra nghiêm ngặt. Rồi số quan binh canh giữ trên lầu thành tăng thêm nhiều lần, sắc mặt ai nấy đều căng thẳng nghiêm cẩn. Đầu đường cuối ngõ, ai ai cũng truyền tai nhau, người Khương đã đánh chiếm Lương Châu rồi, chẳng bao lâu nữa sẽ đến đánh nơi này.

Chiều ngày thứ ba, quân lính trấn giữ thành Vân Dương phát hiện phía xa xa trên bình nguyên bao la sát chân trời, thấp thoáng xuất hiện rất nhiều những chấm đen nhỏ, không lâu sau dần hiện rõ là một đoàn kỵ binh. Lính canh lập tức cấp báo lên tướng giữ thành. Trong khi tướng giữ thành vội vã thượng lầu và sợ hãi sững người: đội quân binh mã đen xì đã tràn đến chân thành như một cơn sóng.

Hơn ngàn người còn nhìn chẳng thấy hết, hơn vạn người thì chật đất liền trời! Mà đám quân lính này đều ăn mặc trang bị như nhau – không đội nón giáp, chỉ mặc áo lông thú, cưỡi trên lưng ngựa khỏe, vạt áo vắt bên trái!

Tuy nói là triều đình đã có sự chuẩn bị, nhưng binh lực quân Khương vây đánh Vân Dương từ ba mặt, điều đó hoàn toàn nằm ngoài dự tính. Mặc dù quân trấn thủ đã ra sức chống chọi, nhưng mạnh yếu không cân sức, tám trăm người cả tướng lẫn lính run rẩy chống đỡ sao nổi hơn ba vạn quân Khương dũng mãnh thiện chiến?

Sau một hồi tử thủ, thành Vân Dương cuối cùng bị công phá, tướng giữ thành và quan huyện lệnh chết trận, tám trăm binh lính đều bị giết sạch, rồi người Khương bắt đầu thả sức tranh cướp và giết chóc không còn kiêng sợ gì nữa. Chúng điên cuồng chiếm đoạt lương thực, tiền của và phụ nữ, nhà cửa của dân chúng quá nửa cũng bị chúng đốt rụi bằng một mồi lửa, chỉ cần ai đó hơi có chút chống cự, liền bị chúng đạp lăn quay vào đống lửa, rồi bồi thêm cho một nhát dao tàn bạo… Tiếng kêu gào than khóc vang vọng khắp trong thành, thảm thiết đễn nỗi khiến người ta phải sởn da dựng tóc. Trong khói lửa nghi ngút, mùi da thịt cháy khét lẹt khiến ai ai cũng buồn nôn, tòa thành cổ phút chốc trở thành địa ngục giữa trần gian.

ĐỌC THỬ

CHÍNH BIẾN BẤT NGỜ

Hán Hoàn đế băng hà

Mùa đông năm đầu niên hiệu Vĩnh Khang nhà Hán (năm 167) tiết trời giá lạnh khác thường, cả phương bắc tuyết phủ trắng xóa. Nhất là kinh đô Lạc Dương, đã hơn mười ngày liên tục không hôm nào nắng ráo, gió tây bắc rét buốt thổi điên cuồng, cuốn theo những bông tuyết lạnh thấu xương, khiến đô thành lớn bậc nhất thiên hạ này trông thật tiêu điều ảm đạm.

Trong hoàng cung ở Lạc Dương, vị hoàng đế ba mươi sáu tuổi Lưu Chí đang ngự trên long sàng. Bệnh tật đã giày vò ông ta quá lâu rồi. Trong bóng tối đặc quánh, ông nghe thấy tiếng gió rít gào bên ngoài, càng thấy người mình trở nên nhẹ bẫng, cảm giác như bản thân đã bị một cơn cuồng phong thổi bay tít tận chân trời nào.

Lưu Chí lên ngôi năm mười lăm tuổi, trong hai mươi mốt năm làm vua, mười ba năm đầu ông bị đại tướng quân Lương Ký bên họ ngoại coi như bù nhìn, thỏa sức thi hành bạo chính, tàn độc với bách tính trăm họ. Tám năm tiếp theo ông lại bị bọn hoạn quan đầu độc mê hoặc, cấm cố trung thần, ngăn lời can gián. Vì thế triều chính ngày một suy bại, tiểu nhân đắc thế, dân đen khổ sở, giặc ngoài xâm phạm, thiên hạ đã bị họa hại khôn cùng.

Nhưng trong khi nằm trị bệnh, ông lại không hề để tâm kiểm điểm những sai lầm trước đây, tuy vậy lại luôn bận lòng vì hai việc rất phiền phức. Thứ nhất, bản thân không có con nối dõi, nếu chẳng may nhắm mắt buông tay mà đi, tất nhiên bá quan văn võ trong triều sẽ phải tìm trong con em tôn thất khác để chọn ra một người kế vị, như thế nghĩa là sẽ bắt đầu một cuộc tranh giành mới giữa hoạn quan và ngoại thích. Thứ hai, lúc này không phải buổi thái bình, ở biên ải phía tây, đang xảy ra một cuộc đại chiến giữa nhà Hán với người Khương, tuy quân triều đình đã nắm thế thượng phong, nhưng kết quả cuối cùng thì chưa ai nói chắc…

Cuộc chiến kinh hoàng đó bắt đầu từ cuối xuân năm nay, khi mà dân chúng thành Vân Dương bận rộn tay cuốc tay cày, dắt trâu ra đồng, bắt đầu một vụ mùa mới. Nhờ tiết trời đã dần ấm lên, bọn trẻ cũng lon ton đi theo nô đùa chạy nhảy. Ai nấy đều hy vọng có một năm tốt đẹp, ngay đến ánh mặt trời cũng dường có ý quyến luyến mảnh đất đầy yên bình này. Nơi đó không có cảnh tranh giành chiếm đoạt của triều đình, không có sự điêu ngoa xảo trá của thói đời, tựa hồ là cảnh cực lạc giữa chốn nhân gian.

Bỗng nhiên, có đám người cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn phi tới, phá tan bầu không khí an lành của đồng quê.

Hầu hết mọi người chẳng hề bận tâm, cứ cho rằng họ chỉ là đám thợ săn. Nhưng có mấy bô lão, nét mặt bỗng lộ vẻ bất an, họ nhìn thấy rõ mồn một đám người cưỡi ngựa ấy vạt áo đều vắt bên trái – Người Khương!

Lập tức ngay sau đó, thành Vân Dương phát sinh hàng loạt đổi thay: đầu tiên là cổng thành mở muộn và đóng sớm hơn, đồng thời được tuần tra nghiêm ngặt. Rồi số quan binh canh giữ trên lầu thành tăng thêm nhiều lần, sắc mặt ai nấy đều căng thẳng nghiêm cẩn. Đầu đường cuối ngõ, ai ai cũng truyền tai nhau, người Khương đã đánh chiếm Lương Châu rồi, chẳng bao lâu nữa sẽ đến đánh nơi này.

Chiều ngày thứ ba, quân lính trấn giữ thành Vân Dương phát hiện phía xa xa trên bình nguyên bao la sát chân trời, thấp thoáng xuất hiện rất nhiều những chấm đen nhỏ, không lâu sau dần hiện rõ là một đoàn kỵ binh. Lính canh lập tức cấp báo lên tướng giữ thành. Trong khi tướng giữ thành vội vã thượng lầu và sợ hãi sững người: đội quân binh mã đen xì đã tràn đến chân thành như một cơn sóng.

Hơn ngàn người còn nhìn chẳng thấy hết, hơn vạn người thì chật đất liền trời! Mà đám quân lính này đều ăn mặc trang bị như nhau – không đội nón giáp, chỉ mặc áo lông thú, cưỡi trên lưng ngựa khỏe, vạt áo vắt bên trái!

Tuy nói là triều đình đã có sự chuẩn bị, nhưng binh lực quân Khương vây đánh Vân Dương từ ba mặt, điều đó hoàn toàn nằm ngoài dự tính. Mặc dù quân trấn thủ đã ra sức chống chọi, nhưng mạnh yếu không cân sức, tám trăm người cả tướng lẫn lính run rẩy chống đỡ sao nổi hơn ba vạn quân Khương dũng mãnh thiện chiến?

Sau một hồi tử thủ, thành Vân Dương cuối cùng bị công phá, tướng giữ thành và quan huyện lệnh chết trận, tám trăm binh lính đều bị giết sạch, rồi người Khương bắt đầu thả sức tranh cướp và giết chóc không còn kiêng sợ gì nữa. Chúng điên cuồng chiếm đoạt lương thực, tiền của và phụ nữ, nhà cửa của dân chúng quá nửa cũng bị chúng đốt rụi bằng một mồi lửa, chỉ cần ai đó hơi có chút chống cự, liền bị chúng đạp lăn quay vào đống lửa, rồi bồi thêm cho một nhát dao tàn bạo… Tiếng kêu gào than khóc vang vọng khắp trong thành, thảm thiết đễn nỗi khiến người ta phải sởn da dựng tóc. Trong khói lửa nghi ngút, mùi da thịt cháy khét lẹt khiến ai ai cũng buồn nôn, tòa thành cổ phút chốc trở thành địa ngục giữa trần gian.

Sau khi đốt nhà giết người cướp của, người Khương không rút khỏi Vân Dương, mà để lại một nửa số quân nhằm chiếm đóng, nửa còn lại bắt đầu tiến đánh nơi khác. Chỉ thương cho đám dân đen chẳng còn đường sống, nam nữ thanh niên trốn chạy điên cuồng, người già yếu bệnh tật chỉ đành ngồi chờ chết, những ngày tháng ấy thực không biết nói sao cho xiết. Trông đợi và trông đợi. Binh mã cùng lá cờ nhà Hán biết bao giờ mới đến…

Cuối cùng đến tháng 10, Hộ Hung nô Trung lang tướng Trương Hoán dẫn binh mã từ Tịnh Châu quay sang, chỉ một trận đã phá tan bọn giặc cỏ, giành lại vùng đất đã mất, chém chết hơn mười thủ lĩnh tộc Khương, bắt và giết hơn một vạn quân địch. Tuy trận đánh thắng lợi vang dội, nhưng khi quân Hán cắm được lá cờ lên lầu thành thì Vân Dương đã biến thành một mảnh đất chết im lìm hoang phế.

Chưa được mấy ngày tuyết bắt đầu rơi, đại doanh quân Hán phải lần lượt co lại, không giống kiểu đội quân vừa đại chiến thắng lợi. Nhìn xuyên qua cửa viên môn

1

, giữa lớp lớp doanh trại, tầng tầng giáo mác, có một doanh trướng vải xanh rất lớn, trên nóc tuy tuyết đọng nhiều, nhưng bên ngoài quân sĩ giáp y vẫn đứng nghiêm trang không hề lơi lỏng. Trước trướng có một cột cờ nhà Hán dựng thật cao – đó chính là đại trướng trung quân của Trương Hoán.

Đúng lúc ấy, trong đại trướng tuy có các tướng lĩnh ngồi nghiêm trang, nhưng không gian vô cùng im ắng, chỉ có mấy chậu lửa than đang cháy lách tách. Hộ Hung nô Trung lang tướng Trương Hoán, tự Nhiên Minh, mặc một bộ giáp trụ, bên ngoài khoác chiến bào xanh, trong lòng ôm mũ soái khôi, mấy nếp nhăn trên khuôn mặt phương phi và những sợi râu lốm đốm trước ngực cho thấy rõ ông đã sáu mươi hai tuổi. Lần ra quân này, ông đã lĩnh chỉ từ mùa thu năm ngoái, chuyển từ chức Đại tư nông sang nhậm chức Hộ Hung nô Trung lang tướng, Tổng đốc việc quân ba châu U, Tịnh, Lương, kiêm quản quân mã hai doanh Độ Liêu và Ô Hoàn, có quyền giám sát thứ sử của ba châu cũng như các quan viên ở kinh kỳ, đáng gọi là gánh trách nhiệm ngàn cân, đồng thời cũng đủ thấy sự ưu ái của hoàng đế là không hề nhỏ. Quả thực lão tướng quân đã không phụ sự ủy thác của hoàng đế, trước tiên là đánh bại quân chủ lực của Hung Nô ở Vũ Uy và Trương Dịch, sau đó tiến quân vào Tịnh Châu, khiến người Ô Hoàn sợ hãi chưa đánh đã chạy. Tiếp đó ông lại ruổi ngựa chạy đến Vân Dương đánh bại quân Khương, ba lần đánh, ba lần thắng, có thể nói là công lao to lớn. Nhưng trông ông lúc này khác hẳn tác phong mạnh như sấm nhanh như gió thường ngày, ngồi bên bàn chủ soái lặng yên không nói, trong tay cầm một cây gậy nhỏ, gẩy than lửa trong chậu, hai mắt chăm chăm lặng nhìn khúc than củi đang cháy gần hết. Các tướng cũng không ai cử động, mắt chăm chú nhìn vị tướng già, hệt như những pho tượng đất.

Cứ như thế hồi lâu, Trương Hoán mới ném khúc gỗ trong tay xuống, nhìn khắp lượt các tướng trong doanh rồi thở dài bảo:

– Trong lòng ta rất buồn… Năm xưa Tần Thủy Hoàng xây dựng Trường Thành, sợ Hung Nô xâm phạm quấy nhiễu, mới dời dân từ quận Ngũ Nguyên đến gây dựng nên thành Vân Dương này. Hôm nay thành đã bị người Khương hủy hoại, vô số thường dân đã phải chết oan. Lão phu thực khó tránh khỏi tội bị quở trách. Nếu chúng ta có thể chuyển từ Tịnh Châu đến đây sớm một bước thì đã tốt hơn rồi. Ôi… Doãn Tư mã, có tin tức gì về đám người Khương chạy trốn đó chưa?

Quân tư mã Doãn Đoan vội trả lời:

– Thuộc hạ đã tìm hiểu rõ ràng. Cả bộ lạc Tiên Linh Khương (một trong những bộ lạc của người Khương) bị chết bị thương gần hết. Số sót lại vòng qua Cao Bình, lui vào cầm cự tại núi Phùng Nghĩa. Bẩm đại nhân, bây giờ chúng ta khởi binh truy kích ngay chứ?

Trương Hoán lắc đầu.

– Ngài quyết định chiêu an người Khương? – Doãn Đoan hỏi lại.

– Ừ.

  • Ơn đức của Hoàng thượng bao la, lòng nhân của đại nhân rộng lớn, đúng là may mắn cho triều đình, may mắn cho bách tính… – Doãn Đoan đổi giọng. – Có điều người Khương xưa nay không trọng tín nghĩa, từ khi hoàng đế Quang Vũ phục hưng nhà Hán đến nay, mấy lần tiến đánh, mấy lần phủ dụ, nhưng rốt cuộc chúng đều phản lại. Thời Hiếu An hoàng đế, Ngu Hủ đánh bại giặc Khương ở Vũ Đô, bọn sót lại lưu lạc đến Ích Châu, vị tướng đó để mấy năm công phu dung dưỡng tật nhỏ thành bệnh lớn, cuối cùng chúng lại đánh thành cướp đất, thỏa sức làm loạn. Ngày nay ngài nắm giữ binh mã ba châu, nếu nhân đà quân đang thắng, cổ vũ chí khí, quét sạch bọn giặc còn lại thì thực là đã trừ đi mối họa lớn cho triều đình. Nếu tướng quân lại vì lòng nhân từ một lúc mà bỏ qua mối họa này, ngày sau khó tránh khỏi, chúng sẽ lại cuốn đất tiến vào, gây chuyện can qua. Xin ngài hãy suy xét kỹ lưỡng cho!

Trương Hoán nghe Doãn Đoan nói vậy trên mặt vẫn không biểu lộ gì:

– Ta đâu phải không biết những chuyện đó? Người Khương đúng là mối họa lớn của nước nhà, cục diện cuộc chiến này cho đến hôm nay thực sự cũng rất khó xác định. Nhưng ta đã từng giữ chức Đại tư nông mấy năm, tiền của chúng ta có được bao nhiêu, trong lòng ta biết rất rõ. Lần này chinh phạt Hung Nô, đánh lui Ô Hoàn, đánh bại người Khương, hao tổn không thể tính được, liệu triều đình có thể tung thêm tiền ra được nữa không? – Vừa nói ông vừa đưa mắt nhìn khắp lượt các tướng tá. – Đánh nhau phải mạnh ở tiền bạc và lương thảo! Như hiện tại, ở đây có hơn mười vạn đại quân, mỗi một bước đi đều cần đầy bạc vàng rải đất, lương thảo mở đường, đem quân đến núi Phùng Nghĩa đâu có dễ dàng? Huống chi…

Trương Hoán nói đến đây đột nhiên dừng lại. Ông vốn định dẫn ra câu nói của Khổng Tử: “Ta e rằng, nỗi lo của Quý thị, là ở trong tường vách”, nhưng lời vừa tới đầu môi đã kịp kiềm chế lại. Ông tuy đang ở ngoài biên ải, nhưng những chuyện trong triều ít nhiều vẫn nắm được: Đương kim hoàng thượng từ sau chuyện ngăn chặn bè phái, càng thêm sủng tín bọn hoạn quan. Bọn thái giám do Vương Phủ, Tào Tiết cầm đầu, đòi hối lộ nhũng nhiễu khắp nơi, bài xích những kẻ không theo mình. Phe cánh Đậu hoàng hậu ngày càng cường thịnh, nắm các chức vụ quân cơ trọng yếu ở kinh thành. Trong khi quan tư đồ Hồ Quảng chủ chính, lại đúng là “lão già tốt bụng”, chẳng kham nổi việc hay ho gì, chỉ biết làm lung tung khắp chỗ. Lại còn quan Hộ Khương hiệu úy Đoàn Quýnh, đấu đá tranh công khắp nơi, lần ra quân này, ông ta án binh bất động, ngầm tự giữ miếng, bây giờ lại ầm ầm kéo quân đến Bành Dương, ai cũng thấy rõ là tranh thủ đến cướp công. Ngoài mấy chuyện bung xung ấy ra, Tư lệ Hiệu úy Tào Tung mới là nhân vật khiến người ta phải đau đầu nhất! Tào Tung không những dựa vào bọn hoạn quan. Mà còn cùng một giuộc với Đoàn Quýnh. Với đại quân nắm giữ trong tay, ông ta đã cai quản toàn bộ khu vực xung quanh kinh thành, rồi lại kiêm giữ việc cung cấp quân lương. Được biết hoàng thượng hiện thân mang trọng bệnh, không thể xử lý công việc triều chính, nếu mình đem quân đến núi Phùng Nghĩa, chẳng may lão Tào Tung ấy đâm lén sau lưng, cố ý để “quân lương không kịp” thì chẳng những đánh không thắng trận, mà e rằng cái mạng già của mình còn phải đền vào đấy! Nghĩ đến đó, Trương Hoán bỗng thấy lạnh run người. Nhưng đối mặt với tướng lĩnh đủ các phe phái có tốt có xấu khắp trong doanh trại, nên dù có ngậm đắng nuốt cay trong lòng cũng không thể thổ lộ hết ra cho nhẹ lòng.

– Tướng quân, dù thế nào cũng không thể vội vã thu quân! Nếu ngại đại quân hành động không tiện, mạt tướng nguyện xin một đội binh mã, đi ngày đêm đến thẳng Cao Bình, thề sẽ quét sạch núi Phùng Nghĩa! – Một giọng nói vang lên như sấm rền, khiến các tướng trong doanh đều giật mình. Trương Hoán quay đầu lại nhìn thì ra kẻ xin đem quân đi ấy là Tư mã Đổng Trác.

Đổng Trác người cao tám thước, lưng hổ eo gấu, tay chân thô lớn, đầu to tai bự, mặt đen xì đầy thịt, lại thêm bộ râu rậm quăn tít, lộ rõ vẻ hung hãn muôn phần. Anh ta mới ba mươi tuổi, nhưng theo Trương Hoán cầm quân đã không ít năm, là một viên dũng tướng hiếm có, chỉ có điều tính tình nóng nảy, hung tợn, thiếu sự kiềm chế.

Trương Hoán không để ý đến việc xin lệnh của anh ta, nói đùa bảo:

– Trọng Dĩnh! Ngươi sao lại phạm lỗi cũ rồi? Bây giờ đám người Khương kia chỉ kém chút nữa thôi là mất hẳn chỗ dựa, đều là những kẻ cố cùng liều thân không sợ nguy hiểm gì nữa. Nếu lần này ngươi đến Tịnh Châu mà đánh không được, sẽ làm mất quân uy. Việc này cần phải tính kế lâu dài.

– Tính kế lâu dài! lại là tính kế lâu dài! Nếu lão tướng quân không tin tôi có thể thắng được, tôi xin lập tờ quân lệnh cam đoan!

Trương Hoán cười nhạt một tiếng:

– Tờ quân lệnh cam đoan này ngươi chớ nên lập! Dù ta có phái ngươi đi tiền trạm thì trận này cũng chưa chắc đến lượt ngươi được đánh!

– Ngài nói vậy là ý gì? – Đổng Trác trợn tròn hai mắt nhìn chòng chọc về phía ông.

Trương Hoán không để ý đến sự thất lễ của anh ta, nói tiếp:

– Ngươi không biết đấy thôi, nửa tháng trước, chúng ta và người Khương đang sống mái với nhau, Đoàn Quýnh (tự Kỷ Minh) đã dẫn binh mã của Độ Liêu doanh (quân đồn trú biên phòng) lẳng lặng tiến đến Bành Dương rồi, ở đó sẽ nắm được núi Phùng Nghĩa – sào huyệt của người Khương. Tên Đoàn Kỷ Minh đó chỉ thích cướp công, lần trước người Khương tan vỡ, hắn chưa rõ thực hư nên chưa dám đánh chặn. Qua mấy ngày nay, hắn đã nắm được tám chín phần mười rồi. Nếu chúng ta dẫn đại quân đi, hắn sẽ còn e dè không dám ra tay tranh công, cùng lắm chỉ là hiệp trợ thôi. Nhưng nếu là ngươi chỉ dẫn một đội binh mã đi đánh núi Phùng Nghĩa, chắc chắn hắn sẽ không nhường nhịn, lẽ nào hắn lại để miếng ăn đến miệng cho ngươi? Trọng Dĩnh này, ngươi hãy bỏ ý định ấy đi!

Doãn Đoan cũng nói:

– Lão tướng quân nói rất chí phải! Tên Đoàn Quýnh kia đã xin ý chỉ của hoàng thượng đợi chúng ta đánh bại người Khương, hắn sẽ đi tiếp để quét sạch sào huyệt giặc, lại còn lên giọng sẽ cho bọn người Khương “giáo dài xuyên ngực, đao sắc bay đầu”. Xem ra hắn nhất định muốn cướp công lao này. Lão tướng quân đánh đông dẹp bắc, rốt cuộc công lao lại bị hắn cướp mất, trong lòng chúng tôi thực rất bất bình.

Trong lòng Trương Hoán tự nhiên càng thêm bực bội, nhưng trước mặt chư tướng, tâm trạng đó không thể để lộ ra. Ông cố ý cười to, nói gạt đi:

– Các ngươi cho rằng ta sợ Đoàn Kỷ Minh cướp công ư? Lão phu đã hơn sáu mươi tuổi, đâu đến nỗi phải so đo với một kẻ hậu sinh. Hai chúng ta chỉ là bất đồng về kiến giải trong sách lược chống giặc mà thôi.

Nói rồi ông đứng dậy đi mấy bước đến bên Doãn Đoan:

– Đoàn Kỷ Minh rất am hiểu đạo dùng quân, đáng coi là một viên tướng giỏi, nhưng hắn ham công thích lợi, quá say mê việc giết chóc!

– Người Khương hủy hoại thành quách cửa ải của chúng ta, hại trăm họ của ta, chúng ta có giết thêm ít người của chúng cũng không có gì quá đáng. – Doãn Đoan nói vẻ đầy phẫn nộ.

– Không quá ư? Ngươi vẫn muốn giết họ không còn một ai ư? Nói thì đơn giản như vậy, chỉ e hậu quả của nó không thể nào lường hết được. Vả nay đúng buổi mùa thu nhiều việc, nếu lại để tai họa liên miên, ngay ở Trung Nguyên dần sẽ có bọn phản dân làm loạn. Trong triều đình thì hoạn quan chuyên quyền không ai không biết. Nếu như lại kết oán thù với những tộc dân biên giới, chỉ e sau này, Trung Nguyên có biến động, người Khương ôm khối hận, liên kết với Hung Nô, Tiên Tì, Ô Hoàn, đồng loạt cử binh xâm nhập. Lại thêm những dân tộc phương nam luôn không chịu quy phục, cũng sẽ nhân loạn lạc, cắt đất, phân chia cương vực. Đến khi ấy, đám người Hồ này sẽ có thể làm loạn ở Trung Nguyên! – Ông vừa nói vừa đi đi lại lại. – Cho nên, bao năm nay ta theo kế sách của Hoàng Phủ Quy (danh tướng thời Đông Hán), vỗ về chiêu an là thượng sách, tấn công giết chóc là hạ sách. Vì vậy, không gây hận thù với các tộc dân biên giới, khiến họ thành tâm mà quy phục. Sách lược ấy đã thực hiện lâu nay, thế nào cũng không thể vứt bỏ hết công sức bấy lâu được.

– Lão tướng quân nói rất có lý, chúng tôi suy nghĩ thật chưa thấu đáo. – Doãn Đoan gật gật đầu. – Nếu lão tướng quân đã phải vất vả dụng tâm như vậy, sao không soạn một bức thư khuyên giải Đoàn Quýnh, để ông ta không giết chóc quá đà?

– Vô ích thôi! Đoàn Kỷ Minh tâm khí cao ngạo, lại đang mong mỏi lập công. Nếu không giết người thì lấy đâu ra công lao? Huống chi, trong lòng hắn luôn đố kỵ ta ở vị trí cao hơn. Nếu như ta viết thư khuyên nhủ, hắn sẽ cho rằng ta ngăn cản hắn lập công, há hắn lại chịu nghe theo ư?

Đổng Trác nghe rồi, lại cất giọng sang sảng nói to:

– Tên Đoàn Quýnh ấy là cái thá gì? Nếu thực có tài thì phân minh đấu một trận để ông xem sao nào! Lại định cướp công ngay dưới mũi chúng ta, đồ chết toi ấy có đáng là hảo hán hay không?

– Trọng Dĩnh! Không được nói bừa! – Trương Hoán sợ Đổng Trác thẳng tính nói ra những câu không lọt tai, lại gây lắm chuyện thị phi. – Bình tĩnh mà nói, Kỷ Minh biết dùng binh hơn ta. Các ngươi có còn nhớ, năm Diên Hi thứ ba, ông ta dẫn quân vượt ải hai ngàn dặm, truy kích thắng lợi. Lại còn năm ngoái, đánh một trận chuyển bại thành thắng ở Hoàng Trung. Các tướng trong triều hiện nay, ai có được bản lĩnh như vậy? Thật khiến người ta không thể không phục! Trước kia, Hoàng Phủ Quy tiến cử ta lên hoàng thượng, ta mới có thể may mắn ở trên Kỷ Minh… Tính đến hôm nay, mỗi khi nghĩ lại chuyện này, lão phu lại cảm thấy hổ thẹn trong lòng vậy. – Trương Hoán tỏ vẻ vô cùng khiêm tốn, rồi từ từ ngồi xuống. – Kỷ Minh đang ở độ tuổi tiền đồ rộng mở, ta cũng có ý bắt chước chuyện ngài Hoàng Phủ nhường vị trí cho ta thuở xưa, dâng sớ lên triều đình, nhường lại vị trí cho Kỷ Minh. – Vừa nói ông vừa vuốt chòm râu đốm bạc trước ngực. – Ta từng này tuổi rồi, cũng nên lùi bước lại phía sau, để những người tuổi trẻ tỏ rõ uy phong chứ!

Mấy câu nói ấy, thực sự trong sáng mát lành như nước giếng khơi vừa mới múc, khiến tất cả tướng lĩnh trong doanh ai cũng thầm cảm phục trong lòng, có người không ngừng tán thưởng, có người không ngớt gật đầu, có người không ngăn được cảm kích.

– Lão tướng quân! – Đổng Trác bỗng nhiên kêu to làm tan đi những lời bàn tán của chúng tướng, chỉ thấy anh ta đứng vụt dậy, chau mày trợn mắt, những thớ thịt hung hãn trên mặt giật giật liên hồi. – Lão tướng quân nhượng vị cho Đoàn Quýnh, sao lại không nhượng vị cho tôi? Chỉ để cho người ta ngồi quan cao, cưỡi ngựa đẹp thì Đổng Trác tôi ngày nào mới được tỏ rõ oai phong?

– Hỗn xược! – Trương Hoán bỗng nhiên nổi giận. – Tên thất phu kia, sao dám vô lễ như vậy! Người đâu!

Hai tên lính nghe tiếng chạy vào.

– Lôi tên này ra ngoài, đánh cho bốn mươi gậy rồi xét sau!

Doãn Đoan vội vã quỳ thụp xuống cầu xin:

– Xin đại nhân bớt giận! Trọng Dĩnh mong mỏi lập công nên mới ăn nói không kiêng dè như vậy, chứ thực sự không có ý gì! Hơn nữa, anh ta ở trong quân đã lâu, cũng lập nhiều công lao, xin tướng quân tha cho anh ta lần này! – Các tướng khác trong doanh cũng vội vã quỳ hết cả xuống kêu xin.

Cơn nóng giận kìm nén trong lòng Trương Hoán bấy lâu, giờ bị Đổng Trác làm bùng lên, làm sao còn có thể nghe theo những lời khuyên giải được. Ông với tay lên bàn chủ soái lấy một tấm đại lệnh bài:

– Triều đình dùng người tự có phép tắc, há lại có thể tùy tiện thị phi nói bừa như thế? Nếu ai còn cầu xin cho nó, sẽ xử cùng tội như vậy, quyết không khoan thứ…

– Cấp báo! – Một tiếng cấp báo ngoài trướng cắt ngang cơn thịnh nộ của Trương Hoán.

– Cho vào.

– Bẩm báo tướng quân, Hoàng thượng đã băng hà!

– Sao? Ngươi nói lại xem nào? – Trương Hoán không tin vào tai mình nữa.

– Hoàng thượng bệnh quá nặng, hôm qua đã băng hà tại điện Đức Dương trong hoàng cung.

Chuyện của Đổng Trác tạm thời được gác sang một bên. Mọi người trong doanh, kẻ đang ngồi, người đang đứng hay đang quỳ tất cả đều lặng đi. Hồi lâu, Trương Hoán mới từ từ lấy lại tinh thần, bước đến giữa trướng, ngẩng đầu nói:

– Truyền lệnh lập tức, dẫn quân về triều!

Doãn Đoan ngạc nhiên hỏi:

– Không đánh tiếp nữa ạ?

– Còn đánh gì nữa? – Trương Hoán trừng mắt bảo. – Trong lúc gay go này mà lại đánh tiếp, ngươi không sợ Tào Tung, Đoàn Quýnh vu cáo chúng ta tự tiện dùng binh có ý mưu phản sao? – Nói rồi, ông cúi đầu nhìn tấm lệnh bài trong tay, thở dài không biết làm sao.

Nỗi lo của Tào Tung

Tư lệ hiệu úy Tào Tung nhận lời giúp Đoàn Quýnh nên mới tìm trăm phương ngàn kế đấu với Trương Hoán, nhưng khi nhìn thấy số vàng tạ ơn đang bày trước mắt, ông chẳng vui vẻ chút nào.

Nguyên nhân rất đơn giản: Thay vua mới, tất cả phải bắt đầu lại từ đầu.

Hán Hoàn đế Lưu Chí đã kết thúc cuộc đời ba mươi sáu năm ngắn ngủi trong cơn hôn mê, những giờ khắc cuối cùng trên dương thế, ở bên ông chỉ có cha con hoàng hậu Đậu thị và Quang lộc đại phu Lưu Thúc. Vì không có con nối dõi, nên vị tân hoàng đế được chọn là Lưu Hoành – con trai của Chử Đình hầu Lưu Trường, mới mười hai tuổi, cháu xa của hoàng đế vừa băng hà. Lập một đứa trẻ nhỏ tuổi như vậy lên làm hoàng đế, Đậu thị tỏ rõ ý muốn nắm quyền. Bấy giờ, phụ thân của hoàng hậu là Đậu Vũ đã nhảy một bước trở thành đại tướng quân quyền nghiêng thiên hạ, những người trong họ cũng lần lượt tiến vào nơi điện đường thành người quyền cao chức trọng, việc Đậu thị chuyên quyền đã là cục diện rõ ràng.

Tào Tung thân là nghĩa tử của hoạn quan Tào Đằng, bao năm nay vẫn luôn theo truyền thống của nghĩa phụ, giữ quan hệ thân mật với thế lực hoạn quan. Mỗi khi triều đình có sự vụ bàn bạc quan trọng nào, ông tất sẽ đứng về phe đám hoạn quan. Bản thân nếu có nhận bổng lộc nào từ bên ngoài, cũng phải trước tiên cung kính lên mấy tay đại hoạn quan như Vương Phủ, Tào Tiết… Tóm lại, thế lực hoạn quan là một cây đại thụ của nhà họ Tào, nhờ có đại thụ mới có bóng râm che mát… Thế mà giờ đây Đậu Vũ lại muốn chặt đổ cây ấy đi.

Đậu Vũ xuất thân là một nho sĩ ở Quan Tây, quan hệ thân thiết với bọn thái học sinh, luôn muốn lật lại vụ án ngăn chặn bè phái cho đám học trò, thế thì làm sao ông ta có lòng dung tha cho bọn hoạn quan Vương Phủ, Tào Tiết hoành hành trước mắt mình? Hiện giờ ông ta đã tôn lão quan Trần Phồn – người có mâu thuẫn cực kỳ sâu sắc với cánh hoạn quan – lên làm chức Thái phó, lại cất nhắc những kẻ bị bãi miễn trong việc ngăn chặn bè phái như Lý Ưng, Đỗ Mật… thì chuyện sinh tử của nhóm hoạn quan đã như chỉ mành treo chuông rồi. Nhưng nếu bọn Vương Phủ, Tào Tiết bị lật, chắc chắn sẽ moi được vô số bí mật không thể để người khác biết của Tào Tung. Tham ô, sách nhiễu, hối lộ, cấu kết chư hầu, bè phái mưu lợi, chơi bời bỏ bê chính sự… rất nhiều tội danh đang bay lượn trong đầu Tào Tung. Chỉ cần đám hoạn quan đổ bể, là những tội ấy ngay tức khắc trút cả xuống đầu ông.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button