Văn học nước ngoài

Sự Tráo Trở Của Phương Pháp

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alejo Carpentier

Download sách Sự Tráo Trở Của Phương Pháp ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

ĐỂ CÁC BẠN VIỆT NAM HIỂU CUỐN SÁCH NÀY HƠN

 

 

 

Không còn nghi ngờ gì nữa, đối với thế hệ tôi, cuộc Cách mạng vĩ đại tháng Mười năm 1917 là một sự kiện lịch sử có tầm quan trọng nhất.

 

Những tin tức đầu tiên về sự kiện này được tiếp nhận ở châu Mỹ Latinh là hoàn toàn mơ hồ (tôi nói tình trạng này còn kéo dài cho tới năm 1920). Các hãng thông tấn của các nước tư bản đã làm cho chúng tôi ngạt thở trước những tin tức bịa đặt, những bức tranh bi quan và tiêu cực về con người và sự kiện, những bản phân tích bịp bợm về “một tình hình lộn xộn”, mà theo ý kiến của chính những kẻ rất sợ hãi cái sự kiện đang diễn ra ở nước Nga tung ra, thì không thể kéo dài được bao lâu. Họ tuyên bố rằng, thất bại là kết cục không thể nào tránh khỏi của cái ý định, dường như không thể thực hiện được, của một dân tộc quá ư đau khổ (cần phải thừa nhận điều này) nhưng hãy còn non nớt, không đủ khả năng để tiến hành đến cùng một biến đổi căn bản trong cơ cấu xã hội, trong các thể chế, và trong nền kinh tế của mình.

 

Song, dù cho sự mơ hồ, mà báo chí tư sản đã khéo léo nhồi sọ dân chúng, ở châu Mỹ Latinh (tức là phần đất bao gồm từ biên giới phía Bắc Mêhicô đến mỏm tận cùng phía Nam của châu lục) đã xảy ra một hiện tượng bất ngờ. Kể từ năm 1921, và với một tốc độ lan truyền đáng ngạc nhiên, các đảng Cộng sản của chúng tôi đã được thành lập, không chỉ tập hợp những người lao động ở thành thị và nông thôn, mà còn thu hút cả những tổ chức quan trọng của học sinh và trí thức chung quanh cái tổ chức mà ngay từ lúc đó được coi là Niềm Hy Vọng Lớn. Thật khó mà nói tường tận về lịch sử vẻ vang và phong phú của sự thành lập các đảng Cộng sản của chúng tôi, những đảng mà ngay từ khi mới thành lập đã kiên quyết giành sự ủng hộ nhiệt thành về tinh thần và vật chất cho một nhà nước mà sau này được gọi là Liên bang Xô-viết. Ở đây cũng xin nói thêm: do hòa mình trong trào lưu chuyển mình chung và lại nổi bật trên toàn châu lục, Cuba đã thành lập đảng Cộng sản của mình năm 1925, nhờ lòng nhiệt thành và ý chí cách mạng kiên cường của Caclôt Balinhô, một chiến sĩ công nhân lão thành, và của Huliô Angtôniô Mêda, một lãnh tụ sinh viên kiên nghị và trẻ tuổi, cộng với sự tham gia tích cực của nhà thơ Rubên Mactinét Vidêna, một trong những đại biểu ưu tú và xuất sắc nhất của giới trí thức trẻ Cuba thời ấy. (Một số đảng Cộng sản khác tuy được thành lập ở châu Mỹ Latinh từ năm 1921, song có phần kém năng động hơn so với đảng Cộng sản Cuba, là đảng mà ngay sau khi thành lập đã bước vào cuộc đấu tranh công khai chống tên độc tài Machađô).

 

Trong sự ra đời của hàng loạt các đảng Cộng sản ở các nước thuộc châu Mỹ Latinh, cần phải thấy vai trò to lớn của một cái gì đó hơn là lòng hâm mộ chính đáng đối với những sự kiện lịch sử vĩ đại đang diễn ra ở nước Nga. Cần phải xem xét như vậy, bởi vì, khi nhìn nhận tính thực tiễn của một cuộc cách mạng đã thắng lợi hoàn toàn (sự kiên chưa hề thấy, nếu so với cuộc cách mạng trước đây từng bị giai cấp tự sản dìm trong máu và lửa một cách bi thương), những bộ óc sáng suốt nhất của thời đại đã có thể phân tích lịch sử cái gọi là “Tân lục địa” dưới ánh sáng của tư tưởng Mácxít – Lêninnít. Và họ đã nhanh chóng nhận thấy toàn bộ lịch sử ấy là một bức tranh minh họa đầy đủ và hoàn hảo của cuộc đấu tranh giai cấp liên tục kéo dài hơn bốn thế kỷ qua.

 

Ở đây không đề cập tất cả những chi tiết của quá trình đấu tranh dẳng dai và căng thẳng, kể từ khi châu Mỹ Latinh được phát hiện và bị người châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp…) tới chinh phục, và do đó cần trình bày một cách tóm lược cuộc đâu tranh giai cấp bộc lộ ở châu lục này trong một sự kế tiếp liên tục của các đối kháng sau đây:

 

(a) Mâu thuẫn của các cư dân bản địa chống bọn thực dân.

 

(b) Cuộc đấu tranh của những người nô lệ da đen gốc Phi bị mang tới Tân thế giới (đại lục này vẫn được gọi như vậy, mặc dù các nền văn minh của nó, trong rất nhiều trường hợp còn lâu đời hơn nền văn minh của Cựu thế giới) để thay nhân công bản xứ bị bọn chủ mới tàn sát hàng loạt hoặc làm cho chết dần chết mòn – chính là cuộc đấu tranh của những người bị bứt ra khỏi quê hương, bị đưa tới những địa phương xa lạ mà ngay cả tiếng nói họ cũng không thông hiểu, chống lại bọn lãnh chúa và chủ lớn. Cũng rất cần thiết khi nêu ra ở đây điều này: đã có vô vàn những cuộc nổi dậy của người nô lệ da đen kể từ khi việc buôn bán nô lệ được thiết lập vào năm 1518 cho đến khi nó bị xóa bỏ vào từng thời kỳ khác nhau tùy theo mỗi nước, ở thế kỷ XIX.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button