Văn học nước ngoài

Sonechka

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ludmila Ulitskaya

Download sách Sonechka ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sonechka

Từ thời thơ ấu đầu tiên, hầu như vừa ra khỏi tuổi hài nhi, Sonechka đã say sưa đọc sách. Ông anh Efrem, một tay mồm mép lém lỉnh trong nhà, thường nhắc đi nhắc lại một câu nói đùa, ngay từ khi mới ra đời đã chẳng còn thời thượng:

– Đọc sách triền miên nên mông Sonechka bẹt như cái ghế, còn mũi thì trĩu xuống chẳng khác nào quả lê.

Đáng tiếc là câu nói đùa đó không có gì là phóng đại quá đáng: mũi Sonechka đúng là giống như một quả lê mờ nhạt, còn bản thân cô thì cao ngồng, vai rộng, chân khô gầy, mông lép kẹp vì ngồi quá nhiều, chỉ mỗi ưu thế duy nhất là bộ ngực phổng phao theo kiểu các bà, nẩy nở khá sớm như lầm chỗ trên một thân người gầy guộc. Sonechka thường rụt cổ, so vai, mặc những chiếc áo thùng thình, xấu hổ vì sự phì nhiêu vô ích phía trước và sự phẳng lì buồn chán phía sau của mình.

Cô chị gái lấy chồng đã lâu, thương em nên độ lượng nói điều gì đó về cặp mắt đẹp của Sonechka. Nhưng đôi mắt màu hung và không lấy gì làm lớn của cô cũng chỉ thuộc loại bình thường nhất. Thật ra mà nói, lớp mi dày mọc thành ba hàng trĩu xuống nơi mí mắt hơi sưng quả là hiếm thấy, nhưng điều đó chẳng làm nên một nhan sắc nào đặc biệt, thậm chí còn gây vướng víu, vì Sonechka cận thị, phải đeo kính từ bé.

Hai mươi năm liền, từ khi lên bảy cho tới hai mươi bảy tuổi, Sonechka đọc sách triền miên không ngừng nghỉ. Cô rơi vào trạng thái đọc sách như người bị ngất, chỉ tỉnh ra khi đọc đến trang cuối cùng.

Tài đọc sách của cô thật siêu phàm, và theo kiểu của mình, có thể cô cũng là một bậc kì tài. Đối với câu chữ in trên giấy, cô nhạy cảm đến nỗi những nhân vật hư cấu trong sách cùng đứng chung một hàng với những người thân thuộc trong cuộc sống thật. Về độ xác thực thì nỗi đau khổ cao cả của Natasa Rostova bên giường bệnh của công tước Andrei cũng hoàn toàn ngang bằng với nỗi đau xé lòng của chị gái Sonechka, vừa mất đứa con gái bốn tuổi, chỉ vì một sự bất cẩn ngu ngốc. Chị ấy mải nói chuyện với hàng xóm nên không nhìn thấy cô con gái mũm mĩm, chậm chạp, có cặp mắt buồn bã trượt chân rơi xuống giếng…

Đó là gì – phải chăng là sự không hiểu được một cách tuyệt đối thủ thuật của những sáng tạo văn học, là sự cả tin kì lạ của đứa trẻ chưa kịp lớn và chưa đủ trí tưởng tượng, nên lẫn lộn giữa ranh giới thực tế và hư cấu, hay ngược lại, đó là sự lẩn trốn cố ý vào lĩnh vực tưởng tượng hư ảo, và tất cả những gì ở ngoài phạm vi sách vở đều mất hết ý nghĩa và nội dung?…

Việc đọc sách của Sonechka, chuyển thành một dạng nhẹ nhàng của sự mất trí, đã theo cô vào cả trong giấc ngủ: cô thường nằm mơ như người ta đọc sách. Những tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn len lỏi vào giấc ngủ của Sonechka, và tùy theo tính chất của câu chuyện mà cô đoán ra được kiểu chữ in, cảm nhận được một cách lạ lùng các chữ cái viết hoa đầu dòng và những dấu chấm lửng. Trong mơ, sự lẫn lộn nội tâm, hậu quả của lòng đam mê sách vở quá đáng của cô lại càng sâu sắc hơn nữa. Trong những giấc mơ đó Sonechka có thể là nhân vật nam hoặc nữ, cô tồn tại trên ranh giới mong manh giữa ý chí của tác giả mà cô cảm nhận rõ rệt và mong muốn của chính bản thân trước các hành động, cử chỉ khác nhau của nhân vật.

Chính sách kinh tế mới(1) đang đi vào hồi kết. Bố cô, hậu duệ của người thợ rèn ở một thị trấn Belaruxia, là một người thợ máy bẩm sinh, có tài xoay xở thực dụng. Đến thời kì ấy, ông đã dẹp tiệm đồng hồ của mình và cố nén sự khinh ghét đối với bất kì thứ sản xuất hàng loạt nào để xin vào làm ở nhà máy đồng hồ nhà nước. Hàng đêm, để đỡ nhớ nghề, ông tỉ mẩn sửa những chiếc đồng hồ độc đáo, được các bậc tiền bối đủ các thế hệ trước ông chế tạo ra bằng những đôi tay điêu luyện, biết suy nghĩ.

Mẹ cô, một phụ nữ cho đến lúc chết vẫn đội mớ tóc giả ngớ ngẩn dưới tấm khăn trùm in hoa chấm, với chiếc máy khâu Singer, bà lén lút may cho những phụ nữ hàng xóm các loại váy áo vải phin, kiểu dáng đơn giản, thích hợp với cái thời buổi ồn ào và đói rách, khi mà mọi nỗi khiếp sợ đều bắt nguồn từ cái tên đầy hăm dọa của viên thanh tra tài chính.

Còn Sonechka, sau khi học bài qua quýt, hàng ngày, hàng giờ thoát li ra khỏi cái nghĩa vụ phải sống trong thập niên ba mươi sôi động và ham gào thét, để thả hồn trên những cánh đồng vô tận của nền văn học Nga vĩ đại, hoặc ngụp xuống vực thẳm của một Dostoyevski(2) hoài nghi, hoặc ngoi lên dạo bước dưới những hàng cây râm mát của Turgenev(3) và những trang trại nông thôn được sưởi ấm bằng tình yêu phóng khoáng và vô nguyên tắc của Leskov(4), một nhà văn không hiểu vì nguyên cớ nào mà lại bị xếp hạng cùng những văn sĩ loại hai.

Cô đã học xong trung cấp thư viện, bắt đầu đi làm ở kho sách dưới tầng hầm của một thư viện cũ kĩ. Cô vẫn thường tự coi mình là một trong những người may mắn. Cuối ngày, khi phải ra khỏi tầng hầm bụi bậm khó thở, cô thường cảm thấy một chút tiếc nuối nhẹ nhàng vì phải tạm xa niềm khoái lạc sách vở, mà vẫn chưa được chán chê sau một ngày làm việc với hàng chồng thư mục, với những tấm phiếu mượn sách trắng lờ nhờ từ phòng đọc tầng trên đưa xuống, hoặc với những tập sách nặng trĩu trên đôi tay gầy guộc.

Trong suốt một thời gian dài, cô đã coi bản thân việc viết văn là vô cùng thiêng liêng: cô xem ông nhà văn hạng hai Pavlov, lẫn Pavxani và Palama về một phương diện nào đó là những tác giả đáng kính ngang nhau, chỉ vì tên của họ cùng được in trên một trang của bách khoa toàn thư. Nhưng rồi dần dần theo năm tháng, cô tự mình, tách bạch được giữa đại dương sách mênh mông những con sóng lớn khỏi những gợn sóng lăn tăn và những gợn sóng lăn tăn khỏi các loại bèo bọt ven bờ, vốn vẫn chồng chất gần như liên miên lên những chiếc giá sách khốn khổ trong gian kho chứa phần văn học hiện đại.

Sau mấy năm tận tụy phục vụ trong cái kho sách như một nữ tu siêu thoát, thuận nghe theo lời thuyết phục của bà phụ trách, cũng là một con mọt sách như cô, Sonechka quyết định thi vào khoa ngôn ngữ trường Đại học Tổng hợp. Rồi cô bắt đầu lao vào ôn tập theo một chương trình đồ sộ mà phi lí, và đã sắp sửa đi thi, thì đột nhiên mọi thứ sụp đổ tan tành, trong phút chốc tất cả đã thay đổi: chiến tranh bắt đầu…

Có lẽ đây là sự kiện đầu tiên trong suốt quãng đời tuổi trẻ của Sonechka, đã đẩy cô thoát ra khỏi trạng thái sương mù do đọc sách triền miên mà cô thường mắc vào. Cùng với ông bố, những năm ấy đang làm việc ở xưởng công cụ, cô sơ tán đến Sverdlovsk(5), nơi không mấy chốc cô đã lọt vào một chỗ an toàn duy nhất – trong thư viện, dưới một tầng ngầm…

Không rõ, liệu đó có phải là một truyền thống đã bắt rễ từ những thời xa xưa ở nước ta hay không, khi những thành quả quý giá của tinh thần, cũng như trái củ của đất, nhất thiết phải được cất giữ dưới hầm lạnh, – hay đấy là một sự chủng ngừa trước cho thập niên tiếp theo của cuộc đời Sonechka, khi cô sẽ sống cùng với chính một con người từ tầng hầm(6) với ông chồng tương lai của cô, người đã xuất hiện đúng vào cái năm đầu tiên nặng nề và đen tối ấy của cuộc sơ tán…

Robert Victorovich đến thư viện đúng vào ngày Sonechka làm việc thay cho bà phụ trách bị ốm ở phòng mượn sách. Người thấp bé, gầy gò, tóc hoa râm, ông không có điểm nào khiến Sonechka chú ý, nếu như ông không hỏi thư mục sách tiếng Pháp. Thư viện có sách tiếng Pháp, nhưng thư mục thì không hiểu biến đâu mất từ lâu, vì chẳng ai cần đến. Buổi chiều hôm ấy, trước khi thư viện đóng cửa, không có độc giả nào mượn sách, vì vậy Sonechka dẫn người bạn đọc lạ thường ấy vào tầng ngầm của mình, đến tận khu vực phương Tây khuất nẻo nhất.

Ông nghiêng đầu sửng sốt đứng rất lâu trước chiếc giá sách, với vẻ đói khát và kinh ngạc của một đứa trẻ khi nhìn thấy những chiếc bánh nướng. Sonechka đứng ngay sau lưng Robert Victorovich, cao hơn ông đến nửa cái đầu. Bản thân cô cũng lặng người vì nỗi xúc động dễ lây ấy.

Ngoảnh lại phía Sonechka, ông đột ngột nâng bàn tay gầy guộc của cô lên hôn, rồi thốt lên bằng giọng nam trầm ngân vang lạ thường, như ánh sáng của cây đèn xanh rọi từ một tuổi thơ hay bị cảm lạnh.

– Tuyệt vời quá… Xa xỉ quá… Montel(7)… Pascal(8)… – Và vẫn chưa buông bàn tay cô, ông hít một hơi dài và nói thêm: – Mà lại là của Elsevier(9) nữa chứ…

– Vâng, ở đây có chín quyển Elsevier cả thảy, – Sonechka xúc động và tự hào gật đầu, cô vốn rất giỏi môn thư tịch. Ngước lên nhìn cô bằng ánh mắt rất lạ, từ dưới nhìn lên mà lại như thể từ trên nhìn xuống, ông mỉm cười bằng đôi môi mỏng, phô cái miệng thiếu răng, ngần ngừ như thể định nói gì, nhưng rồi đổi ý và nói ra một điều khác hẳn:

– Xin cô viết cho một cái các… hay là thẻ mượn sách gì đấy… ở đây các cô gọi như thế, phải không ạ?

Sonechka rút bàn tay bị quên giữa hai bàn tay khô gầy của ông, và họ cùng đi lên phòng mượn sách theo những bậc thang lạnh buốt tàn nhẫn, dường như lập tức hút hết chút hơi ấm mong manh khi những bàn chân của họ vừa mới kịp chạm xuống… Chính ở đây, tại căn phòng nhỏ hẹp trong ngôi biệt thự nguyên trước đây là của một thương gia, lần đầu tiên trong đời, Sonechka tự tay viết ra trên giấy cái họ của người đàn ông mà từ trước tới nay cô chưa biết đến bao giờ, nhưng chỉ hai tuần nữa chính cô cũng sẽ mang họ đó(10). Khi những ngón tay trong chiếc găng len đã mạng vá của Sonechka đang nhè nhẹ viết những nét chữ vụng về, ông ngắm vầng trán thanh cao của cô, thầm mỉm cười vì sự tương đồng một cách khôi hài giữa cô với con lạc đà non tơ, một động vật dịu dàng và nhẫn nại. Ông nghĩ bụng: “Thậm chí cả màu sắc cũng trùng hợp: nâu nâu, buồn buồn, hồng hồng và ấm áp…”

Viết xong, cô dùng ngón tay trỏ đẩy cặp kính bị trễ lên trên. Cô nhìn ông với ánh mắt thân thiện, dửng dưng, vô tư và chờ đợi: ông chưa nêu địa chỉ của mình.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button