Văn học nước ngoài

Sôcôla Cho Tuổi Mới Lớn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kay Allenbaugh

Download sách Sôcôla Cho Tuổi Mới Lớn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


I

Quyển sách này dành cho tất cả những cô gái trẻ có ham muốn học hỏi để trưởng thành và nuôi dưỡng tâm hồn.
Chúc các bạn sớm tìm được niềm tin trong chính mình và trong những người kha

m lòng, đầy ám ảnh và vui nhộn, những câu chuyện hấp dẫn trong Sô-cô-la cho tuổi mới lớn sẽ nhắc bạn nhớ rằng mình có biết bao nhiêu điểm chung với các cô gái trẻ ở khắp mọi nơi. Những người kể chuyện trongSô-cô-la cho tuổi mới lớn chia sẻ những trải nghiệm, những biến động trong cuộc đời của họ – về cách đặt mục tiêu và phấn đấu, về việc đã từng là nạn nhân của một trò đùa và vượt qua trò đùa đó như thế nào, về tình yêu tìm thấy ở những nơi bất ngờ, và nhận ra sự huyền diệu trong tất cả. Những câu chuyện này sẽ an ủi bạn, chỉ cho bạn thấy rằng hạnh phúc thường nằm ở mặt kia của nỗi đau. Bạn cũng sẽ khám phá ra tại sao tình yêu thương lại có thể mở đường cho sự trọn vẹn của tinh thần.

Sống động bằng sự hài hước, chân thành cùng với giọng văn thân thiết,Sô-cô-la cho tuổi mới lớn sẽ giúp bạn khám phá mọi khía cạnh của đời sống tinh thần – cách nuôi dưỡng niềm tin ở chính mình, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, tìm thấy tình yêu từ bè bạn, cha mẹ, thầy cô, và trải nghiệm những niềm vui trong sáng.

Sô-cô-la cho tuổi mới lớn hoặc là những câu chuyện được viết bởi chính các cô gái tuổi mới lớn, hoặc là lời kể của những phụ nữ hồi ức lại về năm tháng thiếu niên đã qua của mình. Từ những câu chuyện thắp sáng lòng người đến những lời thú nhận đáng thương, bằng những trải nghiệm nhẹ nhàng hay dữ dội, chúng đã chạm đến bao nhiêu điều mà mọi cô gái trẻ phải đối mặt trên hành trình lớn lên. Bên cạnh đó, chúng cũng ca ngợi những người dẫn đường mà tôi tin rằng Chúa đưa đến cho mỗi chúng ta – những tấm gương tốt, thầy cô, những người bạn – để chỉ đường khi ta lạc lối, để cổ vũ khi ta thiếu lòng tin vào chính mình, và để chia sẻ khi ta thành công.

Vì thế tôi khuyên bạn hãy tìm một góc riêng tư, thoải mái, nhấm nháp ít sô-cô-la và để những câu chuyện ấm lòng trong cuốn sách này tràn đầy tim bạn. Khi bạn lật những trang sách, hãy lắng nghe những thông điệp đầy ý nghĩa dành riêng cho mình cũng như những câu chuyện sẽ mang đến cho bạn mình niềm an ủi. Tôi mong rằng những câu chuyện này sẽ cho bạn thấy mình có thể đi xa đến thế nào khi hiểu rõ giá trị của bản thân, những phẩm chất đáng trân quý nhất của mình cũng như của người khác, và cho bạn thấy nơi nào mình có thể tìm thấy sự an ủi khi cần đến nó nhất.

Chúc cho Sô-cô-la cho tuổi mới lớnsẽ sưởi ấm lòng bạn, mang đến cho bạn niềm hy vọng, sức mạnh và sự khôn ngoan – những điều khiến bạn ngày càng trở nên hoàn thiện.

ĐỌC THỬ

TÔI SẮP RỜI KHỎI ĐÂY

Thứ làm bạn khóc ở tuổi lên sáu sẽ không còn quan trọng khi bạn hai mươi sáu.

Hãy thêm hai mươi năm vào cách đánh giá các vấn đề của bạn và cười khúc khích.

JENNIFER JAMES

LÁ THƯ TÌNH

Billy thương yêu !!!

Em viết để nói với anh lời tạm biệt. Em sẽ nhớ anh nhiều lắm. Lúc nào em cũng nghĩ về anh, từ giây phút thức giấc buổi sáng đến khi em để con mèo ra khỏi phòng ban đêm[1]. Ngay khi em vừa ngủ, anh lại trôi vào những giấc mơ, ôm em trong vòng tay và khiêu vũ với em suốt đêm dài! Em ước gì mình có thể ở trong vòng tay thực sự của anh, cảm nhận làn môi ấm áp của anh trên môi mình. Em sẽ yêu anh đến lúc chết! Dù không gặp lại nhau nữa, em cũng sẽ luôn nhớ về anh! Anh mãi là tình yêu của đời em!

Tôi ký tên “Tràn đầy tình yêu, Kathy.” Rồi vạch một loạt những chữ X và O cuối thư, xịt nước hoa lên phong bì. Có lẽ vài giọt nước mắt nhòe tên tôi sẽ là một dấu nhấn ấn tượng, nhưng dù cố hết sức, tôi vẫn không ép nổi giọt nào. Nước mắt tôi đã khô cạn rồi, không còn giọt nào nữa. Tôi giơ lá thư ra trước mặt ngắm nghía, thầm ngưỡng mộ thành quả của mình. Nó khá ổn, nhưng hơi chắp vá, và hình như còn thiếu thiếu cái gì đó. Phải rồi! Tôi giấu thật nhanh lá thư dưới gối, chuồn khỏi phòng, kiểm tra để chắc chắn rằng mẹ vẫn ở trong bếp, rồi len lén vào phòng mẹ. Mở hộp trang điểm ra, tôi chọn thỏi son đỏ nhất, trét đầy lên môi, rồi rón rén trở về phòng.

Tay tôi run run khi ấn đôi môi đỏ rực của mình lên cuối thư, mạnh hết sức. Rồi tôi dán thư lại và thêm một nụ hôn thật lớn vào tên của Billy trên phong bì, giữ môi của mình ở đó lâu ơi là lâu. Lá thư đã xong. Bây giờ tất cả những gì cần làm là gọi cho cô bạn thân Nicky, sắp xếp để cô ấy nhận nó sau buổi lễ ở nhà thờ ngày mai.

Gia đình tôi sẽ chuyển đi vào thứ Hai. Ba tuần trước, cha tôi thông báo rằng ông vừa nhận công việc mới ở một thị trấn khác. Chúng tôi sẽ rời khỏi Whittier, California, và chuyển đến một nơi cách đây vài trăm dặm.

“Không! Cha ơi, không!” Tôi hét lên, không kìm được nước mắt đang trào ra. “Chúng ta không thể chuyển đi được!”

“Sao lại không?” Cha hỏi, rõ ràng bị xúc động mạnh bởi phản ứng dữ dội của tôi.

“Bởi vì con không muốn chuyển đi!”

“Đó không phải là một lý do nghe được!”

“Nhưng con không quen ai ở đó hết!” Tôi rên rỉ. Tôi không thể nói với cha rằng tôi không muốn chuyển đi vì đã yêu điên cuồng Billy Baker. Nếu chuyển đi, tôi sẽ không bao giờ gặp lại anh ấy, sẽ không thể cưới anh ấy vào một ngày nào đó, sinh cho anh ấy những đứa con và sống hạnh phúc mãi mãi. Tôi biết đây không phải là cách giải thích tốt nhất để một đứa con gái mười bốn tuổi nói với cha, nhất là khi ông vẫn xem cô là một đứa nhóc.

“Kathy, chúng ta sẽ chuyển đến một thị trấn khác. Con sẽ nhanh chóng quen với các bạn mới thôi!”

Tôi bắt đầu động não. Tình huống này đòi hỏi một kế sách thông minh hơn.

“Nhưng cha ơi…” Tôi hạ giọng, cố chọn một âm điệu thật thuyết phục. “Giờ con đang học tốt ở trường. Con rất yêu quý các thầy cô và có thể cuối năm con sẽ được xếp hạng cao.”

Cha tôi nhăn nhó. Tôi biết mình đã tung một đòn hiểm, có thể thấy cha đang cảm thấy rất tệ. Thật không may, đã quá trễ với ông để làm bất cứ điều gì. Tất cả đã an bài và chúng tôi sẽ phải chuyển đi. Thôi rồi!

Ngày hôm sau, tôi gặp Nicky trong công viên sau buổi lễ ở nhà thờ.

Tôi trao cho cô ấy lá thư trong một phong bì lớn và nói, “Nicky, nó đây! Tớ sẽ chuyển đi vào sáng mai. Cậu đợi tới bữa trưa rồi hãy đưa thư này cho anh ấy nhé.”

“Cậu yên tâm,” Nicky nói.

“Hứa với tớ là cậu sẽ đợi đến lúc ấy nhé.”

“Ừ mà, tớ hứa.”

Tôi muốn Billy biết tôi sẽ yêu anh mãi mãi. Thật ra, tôi mới chỉ nói chuyện với anh vài lần, và mỗi lần như thế, tôi cũng chỉ biết trố mắt nhìn anh, lầm rầm “Hi, Billy” trước khi bỏ chạy. Chúng tôi học cùng lớp môn Lịch sử, nhưng tôi chẳng bao giờ được ngồi gần anh. Mỗi lần cô giáo phân lại chỗ ngồi, thì vì lý do nào đó tôi lùi ngày càng xa hơn về phía cuối phòng, trong khi anh cứ chuyển dần lên mấy bàn đầu. Tôi sẵn sàng đánh đổi bất kỳ điều gì để cô giáo xếp tôi ngồi cạnh anh. Nhưng cô chẳng bao giờ làm vậy. Lá thư này là cơ hội duy nhất để nói cho Billy biết tôi yêu anh đến thế nào. Tôi đã trải lòng mình cho anh, và thú nhận với anh rằng tôi đã có một dự định. Tôi cũng run lắm, tim đập thình thịch trong lồng ngực khi nghĩ đến lúc gặp lại anh. Tại sao lại không nhỉ? Tôi có gì để mất đâu.

Gia đình tôi chuyển đi, Nicky viết cho tôi rằng cô ấy đã làm theo lời tôi dặn. Cô ấy đưa cho Billy phong bì vào bữa trưa và gần cuối giờ thì cả trường đều được xem lá thư của tôi! Mọi người chẳng nói về chuyện gì khác trong ít nhất là một tuần. Chẳng biết Nicky có chọc tôi không, nhưng cậu ấy còn nói là có hẳn một bài báo ngắn về lá thư trên tạp chí của trường nữa.

Phải mất cả tháng trời tôi mới vượt qua được cảm giác xấu hổ ấy. Hai tuần muốn chết và hai tuần nữa làm một người cực kỳ khó chịu. Điều an ủi duy nhất với tôi là, ơn Trời, tôi chẳng bao giờ phải gặp lại bất kỳ ai ở đó nữa, nhất là Billy Baker.

Cuối cùng thì tôi cũng trở lại là chính mình và bắt đầu có bạn mới. Bỗng nhiên một buổi trưa, cha mẹ tôi bước vào phòng khách. Cả hai đều rất vui vẻ.

“Cha có tin tốt lành cho con đây,” cha tôi thông báo với một nụ cười thỏa mãn. “Này, cha biết con buồn đến thế nào khi ở đây, Kathy. Con đoán xem có chuyện gì nào? Cha sẽ nhận công việc cũ. Và chúng ta sẽ trở về Whittier!”

Sau khoảng im lặng choáng váng, đủ dài để một dấu hỏi thay cho niềm vui thích hiện lên trong mắt cha, tôi cố reo lên: “Ồ, thật vậy sao cha, tuyệt quá! Con mừng lắm!” Tôi nghẹn lời, nhưng biết cha đã hy sinh để làm cho tôi vui. Thật ra tôi chỉ muốn lăn xuống sàn, đập đầu vào nền gỗ cứng và la khóc “Con không muốn đi!” Nhưng chúng tôi đã đi. Vài tuần sau, tôi quay lại trường cũ.

Khi tôi bước vào lớp Lịch sử, cô giáo rất vui vì tôi trở lại và chỉ cho tôi chỗ ngồi mới, ngay cạnh Billy Baker! Nụ hôn đỏ thắm màu son tôi đặt vào lá thư so với vẻ mặt của chúng tôi khi ngồi cạnh nhau chỉ là một màu hồng rất nhạt.

Hai chúng tôi đã vượt qua phần còn lại của học kỳ sáu tháng bằng cách nhìn vào bức tường đối diện của phòng học và chẳng bao giờ nói với nhau một lời. Bằng cách nào đó, tôi vẫn sống sót và thậm chí còn yêu thêm lần nữa khi gặp Frankie Cooper vào mùa hè năm sau. Tôi đã từng tin chắc rằng mình sẽ yêu Billy Baker mãi mãi, nhưng ngạc nhiên làm sao, anh ta lại nhanh chóng trở thành kẻ ngu xuẩn nhất thế giới đối với tôi! Billy không còn là tình yêu của đời tôi sau tất cả những chuyện này.



[1] Put the cat out at night: nhiều người cho mèo ra khỏi phòng vào ban đêm để tránh bị quấy rầy khi ngủ, trong lá thư, Kathy viết như vậy cho thêm văn vẻ, ý nói cô nhớ tới Billy từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ.

Khi chúng tôi ra khỏi cửa, thay vì nói “Chơi vui nhé,” thì mẹ sẽ nói, “Tự tin nhé!” như thể sự tự tin là điều ngẫu nhiên.

IRENE MAYER SELZNICK

Ở BIỂN CUỘC SỐNG KHÔNG CÒN NGÀY THÁNG

Tuổi mới lớn, tôi may mắn được sống ở một vùng rất thích hợp với việc dạo chơi. Chúng tôi chẳng biết gì về những trại hè hay những hoạt động có tổ chức. Thay vào đó, chúng tôi đi bộ tới thư viện và đạp xe đến hồ. Vào những ngày hè nóng bức, mẹ của cô bạn thân Arlene sẽ đưa chúng tôi ra biển trong vòng chưa tới nửa giờ.

Mẹ Arlene, cô Alice, là một phụ nữ có mái tóc vàng khỏe đẹp và rực rỡ nhất ở cái góc xa xôi này của bang. Nhưng cô ấy sẵn sàng hy sinh nó dưới sự tàn phá của mặt trời để đưa chúng tôi đến Bãi biển Devereaux vào những ngày hè oi nồng nhất – nóng đến nỗi mỗi hơi thở cũng cảm thấy có muối và thủy triều trong không khí. Những buổi sáng như thế, tôi và Arlerne, đứa này thức dậy ở cách đứa kia ba con đường, nghe tiếng rống riết kéo dài của lũ dế lửa (mẹ tôi nói vậy) hay bọn ve sầu. Đó là Dấu Hiệu. Đúng rồi! Một ngày của biển.

Alice là bà mẹ duy nhất trong vùng biết lái xe. Tôi sẽ gọi Arlene hoặc nó gọi tôi, và lúc mười giờ chúng tôi sẽ khuấy nước chanh, làm những lát bánh mì Wonder phết mứt cùng với bơ đậu phộng. Mẹ của Arlene theo đạo Do Thái, thế nên không thể có thịt băm hay thịt hun khói. Và bởi cô ấy là một người Do Thái chính gốc, nên dù ăn kiêng hay không, cũng không thể có món trứng trộn salad hoặc cá ngừ, bất cứ món gì có sốt mayonaise. “Chúa cấm ta ăn những thức ăn dơ bẩn. Các bà mẹ sẽ giết chúng tôi nếu chúng tôi ăn những thứ dơ bẩn,” họ nói, “nhất là từ những con vật ngu ngốc.”

Thế nên khi chúng tôi từ chín đến mười lăm tuổi, hai đến ba chuyến dã ngoại mùa hè là do mẹ Arlene chủ trì. Chúng tôi không biết rằng có những người đi đây đó khắp nơi suốt hè, họ ở trong các nhà nghỉ hoặc cho con đi cắm trại, tới giờ tôi vẫn không thể hình dung nổi. Chúng tôi thì chỉ mất hai mươi phút để ra một nơi có biển Atlantic ở cả ba phía. Một đứa trẻ còn muốn gì hơn chứ?

Nhưng, tới chừng mười một tuổi thì chúng tôi muốn nhiều hơn. Trong hai năm, chúng tôi ngồi trong một khu vực riêng ở bãi Devereaux, nơi phải trả tiền vé đậu xe, nơi người ta bỏ đi những viên đá và bãi cát đẹp hơn. Cái gì cũng phải trả tiền – câu này ở nhà thỉnh thoảng tôi vẫn nghe.

Mẹ tôi nói khu vực công cộng cũng tốt, vì thế không nên phí tiền, nó cũng là biển thôi. Lần nào tôi cũng thấy bà Nana Beatrice của tôi ở khu vực bãi biển công cộng. Mấy thằng cháu nội một bà bạn của bà – những kẻ chơi không hay lắm bản canasta Nam Mỹ có tên Bagel – sẽ thiếp đi, và chúng tôi sẽ mặc những bộ đồ tắm màu đen thật to với váy áo phủ kín, nhào xuống nước.

Tôi thấy bà ấy đằng xa, nước ngập đến cái đầu gối mũm mĩm, bà đội một cái mũ bơi trắng… lỗ tai cụp lại và vai áo nổi lềnh bềnh đang té nước lên ngực, nhưng bà chẳng bao giờ ra xa hơn. Đối với bà, nguy hiểm ở khắp mọi nơi.

Với Arlene và tôi, dường như chẳng nơi nào có đủ nguy hiểm. Mười một tuổi, chúng tôi bắt đầu trổ mã – như mẹ tôi nói. Khi ngực bắt đầu nhô lên, chúng tôi cũng tăng cân, điều đó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của cả hai đứa. Bắp đùi chúng tôi xấu tệ, hông to, tôi lại còn đeo một cặp kính kiểu mắt mèo nặng trịch. Chúng tôi chẳng hấp dẫn chút nào trong bộ áo tắm một mảnh, trông như bánh gừng ấy, những nếp xếp của bộ đồ dường như co giãn được trên mông.

Nhưng chúng tôi vẫn tràn đầy hưng phấn và táo bạo. Cuộc dạo chơi trời xui đất khiến trên bãi biển hoang vắng vào cuối một ngày tháng Bảy ồn ào ấy đến giờ vẫn làm tôi đỏ mặt, bối rối và hối tiếc. Hai cô bé mười một tuổi ngày đó đã băng qua cái đập một cách nghênh ngang để che giấu sự nhút nhát. Hôm ấy những con sóng không đủ thách thức và bánh mì đã hết. Một trong hai đứa quên đem theo radio, vì thế chúng tôi quyết định đi dạo.

“Cẩn thận đấy.” Alice nói: “Đừng đi xa quá. Mấy chiếc xe đó chạy ghê lắm. Quay lại sớm nha. Mẹ chờ.

Chúng tôi đi, và bắt đầu nghĩ trò. Bốn thằng con trai hơn mười tám tuổi mặc quân phục hở cổ đang ngồi trên tường xi măng ở khu vực công cộng. Chúng tôi muốn làm họ để mắt tới mình, và thấy rất thú vị với điều đó. Nếu có thể nói chuyện với họ thì tuyệt. Vừa mới xem Joanne Woodward trong phim “Mùa hè dài nóng bỏng”, chúng tôi cho rằng nhấn giọng kiểu miền Nam là rất gợi cảm. Thế nên chúng tôi vừa đi vừa đọc cuốn “Twixt Twelve and Twenty” của Pat Boone, nó khuyến khích các cô gái cư xử thế nào để được yêu.

Chúng tôi gắn một nụ cười lên gương mặt cháy nắng của mình, hóp bụng, ngẩng đầu, thay đổi ý kiến về kiểu nhấn giọng miền Nam thành giọng New England nặng và uốn éo thân hình mập mạp. Khi đi ngang qua đám con trai đó, chúng tôi bịa chuyện về bữa tiệc đêm trước, về người chúng tôi nghĩ cần phải chia tay và chuyện gì sẽ xảy ra nếu cha chúng tôi đánh hơi được chúng tôi đã làm gì với những cậu trai Yankee hư hỏng. Hai đứa tôi thật sự cảm thấy như mình là những cô gái mười sáu tuổi! Vờ như không thèm để ý hay không hứng thú chút nào với cái nhìn của tụi con trai đó. Chúng tôi nghĩ rằng mình đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với họ. Đến khi Nana Beatrice, trở lại bờ cát sau những tiếng vỗ bập bềnh, la lên: “Hai đứa nhóc! Ra khỏi đó đi. Không mang giày mà đi trên xi măng nóng cơ đấy. Có chuyện gì vậy hả? Xuống đây và hôn bà như một cô gái ngoan nào.”

Tôi cúi đầu, cố gắng huyên thuyên tiếp. Nhưng tôi không phải là một diễn viên giỏi, đành rụt vai chịu thua, bước nặng nề về phía bà, tay kéo Arlene, biết chắc rằng chúng tôi vẫn chỉ là những cô gái mười một tuổi.

Beverly C. Lucey


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button