Văn học nước ngoài

Quán Trọ Hoa Diên Vỹ

Quan tro Hoa Dien Vy - Yoko Ogawa1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Yoko Ogawa

Download sách Quán Trọ Hoa Diên Vỹ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một phụ nữ lao ra khỏi phòng quán trọ Hoa Diên Vỹ chửi rủa. Tiếp theo sau là một người đàn ông với tiếng quát lạnh lùng: “Câm mồm đi, con đĩ!”. Tiếng quát đó đã mê hoặc Mari, cô con gái bà chủ đang trực quầy lễ tân. Rồi cô đi theo người đàn ông, để trái tim cùng cơ thể mình lạc lối trong một mối quan hệ nảy sinh từ tình cảm chân thực, nhưng cũng từ những ham muốn và rung động thầm kín nhất, đáng xấu hổ, nơi nền tảng là sự thống trị và phục tùng mỏng manh, yếu đuối, Mari cố gắng tìm hiểu điều gì ở người đàn ông đã hấp dẫn cô.

“Quán trọ Hoa Diên Vỹ” không phải là một tiểu thuyết về đề tài bạo dâm. Lối viết sáng suốt của Yoko Ogawa, một trong những nhà văn Nhật đáng chú ý nhất hiện nay, đã đưa câu chuyện vượt lên trên giới hạn của sự dung tục, tầm thường, và hơn thế nữa, trở thành một cuốn tiểu thuyết đặc biệt khó quên, với đầy đủ những nét đặc trưng trong bút pháp tinh tế mà người ta chỉ có thể tìm thấy ở Yoko Ogawa.

Trích đoạn

Lần đầu tiên người đàn ông đó tới trọ ở quán Hoa Diên Vỹ là lúc trời đang chớm hạ. Mưa cứ rả rích suốt từ sáng sớm, về tối lại càng dữ hơn. Biển dậy sóng, cả vùng biển chìm trong một màu xám xịt. Mưa táp vào mỗi lần khách qua cửa, làm thảm phòng ngoài ướt đẫm rất khó chịu. Biển hiệu các cửa hàng bên cạnh đã tối đèn, đường phố không một bóng người. Chốc chốc lại thấy những giọt mưa ánh lên trong ánh đèn pha mỗi lần ô tô chạy qua.

Lúc ấy tôi đang chuẩn bị khóa quầy và tắt đèn phòng ngoài để vào trong thì đột nhiên có tiếng Bịch như âm thanh một vật nặng đập xuống sàn. Ngay sau đó ầm lên tiếng la hét của phụ nữ.

Tiếng la hét tru tréo khắp nơi. Nó dai dẳng đến mức tôi cứ nghĩ có ai đó đang cười.

— Lão khốn này!

Một phụ nữ lao ra từ phòng 202.

— Đồ thằng già đê tiện!

Cô ả vấp vào khe nối giữa hai tấm thảm, ngã vật xuống chiếu nghỉ cầu thang. Rồi cứ nguyên bộ dạng ấy, cô ả không ngừng buông lời chửi rủa về phía căn phòng.

— Coi khinh người ta cũng vừa vừa thôi! Lão không có tư cách ngủ với đàn bà đâu! Đồ lừa đảo! Lão già chết giẫm! Đồ bất lực!

Rõ là gái bán hoa. Ngay cả tôi cũng đoán được điều đó. Nhưng cô ta không còn trẻ nữa. Tóc cô ta dính bết vào cái cổ đầy nếp nhăn, son môi bóng nhoẹt ra má. Mồ hôi và nước mắt làm mascara chảy ra, nhòe xuống đuôi mắt. Cúc áo bị tuột làm lộ vú trái, cặp đùi lồ lộ dưới chiếc váy ngắn ửng hồng. Mọi chỗ trên da cô ta cho thấy rõ ràng vừa nãy đã có tay người khác đụng chạm. Đôi giày cao gót bằng nhựa chỉ còn một chiếc ở chân.

Trong khoảnh khắc cô ta ngưng chửi rủa khi từ trong phòng một cái gối bay ra trúng giữa mặt cô ả. Tiếng la hét lại càng to hơn. Cái gối lăn xuống sàn, vỏ gối dính bết son môi.

Những khách trọ khác bị tiếng ồn đánh thức liền túm tụm ngoài hành lang trong bộ dạng ngái ngủ. Mẹ tôi cũng đi ra.

— Lão định làm gì hở thằng ngu? Lão tưởng tất cả mọi người đều phải chịu lão hay sao? Lão mà không quỳ xuống xin lỗi thì đây sẽ bỏ đi luôn. Ngay cả với con mèo cái ngoài đồng cũng phải van xin thì nó mới cho làm đấy nhé. Cái trò ấy hợp với lão lắm!

Tiếng la hét của cô ả khàn đi, lẫn với nước mắt, cuối cùng thì tiếng ho, tiếng nấc cộng với nước dãi cứ thế hòa vào nhau.

Không mảy may thương xót, lại tiếp tục bay ra nào là mắc áo, một cái xu chiêng vo tròn, chiếc giày còn lại, và túi xách. Miệng túi mở tung ra, các thứ bên trong vãi ra tung tóe. Cô ả toan lao xuống cầu thang bỏ đi, nhưng không biết có phải do trẹo chân hay bởi quá kích động mà cô ta không đứng dậy nổi một cách bình thường.

— Sao ầm ĩ thế? Thôi đi!

— Làm ơn im đi cho! Mấy người không buồn ngủ à?

Khách trong quán trọ mỗi người phàn nàn một câu, càng lúc càng ồn ào. Chỉ riêng phía trong phòng 202 là vẫn yên lặng.

Từ chỗ tôi đứng không thấy được người đàn ông. Ông ta chưa hề nói lại một lời nào. Chỉ biết được sự tồn tại của ông ta qua tia lườm của cô ả, và qua những đồ vật bay ra từ đó. Cô ta tiếp tục sủa về phía cái chỗ trống im ắng.

— Cô này, chúng tôi thực khó xử lắm. Có cãi nhau thì mời ra ngoài cho. – Mẹ tôi nói.

— Tôi biết rồi. Không cần nói thì tôi cũng xéo ngay khỏi cái nơi quái quỷ này. Tôi cóc thèm quay lại đây một lần nào nữa đâu. – Lần này cô ta hét về phía mẹ tôi.

— Thứ lỗi nếu phải nhờ đến cảnh sát. Cô sẽ trả đủ tiền bồi thường cho chúng tôi chứ? Không hiểu nổi chuyện này thực ra là sao nữa. Thôi nào, xin quý khách cứ yên tâm đi ngủ. Xin thứ lỗi vì đã làm phiền. Cô kia, chúng tôi chịu thiệt hại khá lớn đấy. Chỉ tiền phòng thôi thì chưa xong chuyện đâu.

Ngược với mẹ tôi đang bước lên cầu thang, cô ả thu dọn đồ đạc trong túi xách rồi chạy xuống, không thèm cài lại cúc áo. Bên vú lộ ra rung rinh, người khách huýt gió.

— Khoan đã! Cô định để ai trả tiền hả? Định nhân lúc lộn xộn mà lừa đảo là không xong đâu đấy.

Mối lo lắng của mẹ tôi cuối cùng vẫn là tiền. Cô ta lờ đi, mở cửa ngoài bậc thềm, chính vào lúc đó:

— Câm mồm đi, con đĩ!

Giọng người đàn ông xuyên qua chỗ chúng tôi. Tiếng xôn xao im bặt. Đó là một giọng nói trầm lắng hào sảng. Giọng nói không mang chút bực dọc hay giận dữ nào. Đúng hơn tôi đang tán dương một giọng nói đầy chín chắn. Tôi rơi vào ảo giác như trong khoảnh khắc có tiếng đàn cello hay tiếng tù và.

Tôi ngoảnh lại. Người đàn ông đang đứng chỗ chiếu nghỉ cầu thang. Đó là một người quá tuổi trung niên, nói là sắp về già cũng đúng. Ông ta mặc một chiếc quần tối màu với áo sơ mi trắng được là phẳng phiu, tay cầm một chiếc áo khoác cùng chất vải quần. Cô ả làm loạn cả lên, vậy mà ông ta không hề thở gấp, cũng không đổ một giọt mồ hôi. Ông cũng chẳng có vẻ xấu hổ. Chỉ có một ít tóc vương trên trán là bị rối mà thôi.

Tôi nghĩ mình chưa bao giờ được nghe một mệnh lệnh bằng chất giọng tuyệt vời đến thế: bình tĩnh, đường bệ, không hề run sợ. Đến cả chữ “con đĩ” cũng làm tôi thấy xao lòng. “Câm mồm đi, con đĩ!”, tôi thử gợi lại câu nói ấy trong đầu. Song người đàn ông không mở miệng thêm lần nào nữa.

Trước khi rời khỏi quán trọ, cô ả kia nhổ nước bọt về phía người đàn ông dù biết chắc chắn rằng nó không đến được chỗ ông ta. Bãi nước bọt rơi bẹp trên thảm.

— Ông sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm chứ? Tiền phí làm ồn này, tiền công dọn dẹp này, ông làm ơn trả dư ra một chút. Nếu không sẽ không đủ đâu. Với lại giờ chúng tôi cấm ông tới đây. Chúng tôi từ chối những khách trọ có thói lăng nhăng với phụ nữ. Ông nên nhớ kỹ cho điều này.

Lần này mẹ tôi mắng sa sả vào mặt người đàn ông. Những người khác chậm rãi quay về phòng. Người đàn ông cụp mắt xuống im lặng, rồi vừa khoác áo ông ta vừa xuống cầu thang. Ông rút một nắm tiền ra khỏi túi quần, đặt hai tờ lên quầy. Đó là những tờ tiền nhàu nát đến tội nghiệp. Tôi cầm lấy chúng, cẩn thận dùng tay vuốt phẳng ra. Tôi cảm nhận được hơi ấm của người đàn ông còn đọng lại. Không nhìn về phía tôi lấy một lần, người đàn ông dần xa trong cơn mưa.

***

Tôi cứ băn khoăn không hiểu sao ai đó lại đặt cái tên kỳ lạ: Quán trọ Hoa Diên Vỹ. Tên tất cả quán trọ trong vùng đều liên quan đến biển. Vậy mà chỉ mỗi chỗ này là Hoa Diên Vỹ… Một loài hoa đẹp đúng không? Với lại đó cũng là tên của Nữ Thần Cầu Vồng trong thần thoại Hy Lạp đấy[1]. Như thế chẳng phải rất kiêu sa sao? – Hồi tôi còn nhỏ, ông tôi đã giải thích như thế với vẻ tự hào.

Nhưng ở sân trong Quán trọ Hoa Diên Vỹ không hề có cây diên vỹ nào. Hoa hồng, hoa păng xê, hoa thủy tiên cũng không. Chỉ có những cây tứ chiếu[2] vươn ra túa lúa, cộng thêm những cây du côi lẻ, và cỏ dại mọc um tùm.

Điểm nhấn ít ỏi trong sân là một đài phun nước bằng gạch, nhưng nước đã khô cong từ lâu. Ở chính giữa sừng sững một bức tượng khắc bằng đá dính đầy phân chim. Một cậu thiếu niên tóc búi mặc áo đuôi tôm vừa chơi đàn hạc vừa như đang suy tư điều gì. Vì thiếu cặp môi và mi mắt, nên trông cậu có vẻ buồn rầu.

Không rõ ông tôi nghe chuyện nữ thần từ đâu nhỉ. Ở nhà chúng tôi đến cả giá sách cũng chẳng có, chứ đừng nói đến Thần thoại Hy Lạp.

Tôi thử tưởng tượng dáng vẻ của Nữ Thần Cầu Vồng. Gáy nàng mỏng mảnh, ngực nàng đầy đặn, mắt nàng nhìn về một nơi xa xăm nào đó, và bộ trang phục lấp lánh bảy màu. Chỉ cần nàng bất chợt để bộ y phục tung bay thì trong chớp mắt thế gian như được đắm chìm trong phép thuật diệu kỳ. Tôi nghĩ giá Nữ Thần cầu Vồng hạ cố trọ ở quán này, dù là góc nào cũng được, cậu thiếu niên ở vòi phun nước chắc không phải chơi đàn với vẻ buồn rầu như thế.

Tấm biển HOTEL IRIS dựng trên mái nhà tầng ba bị nghiêng chữ R trông thật mất cân đối. Nhìn vừa giống một chỗ vấp khôi hài, vừa như khiến người ta băn khoăn về những điều không may. Nhưng chẳng ai có ý định sửa lại.

Ông tôi mất hai năm trước. Không biết từ lá lách hay túi mật, khối u trong bụng ông di căn ra vùng xương chậu, sang phổi, và đến não. Rồi vấn đề nó vốn là ung thư gì cũng trở nên vô nghĩa. Sau khoảng nửa năm bị đau đớn hành hạ, ông đã trút hơi thở cuối cùng trên giường mình.

Nhà của chúng tôi là ba căn buồng nhỏ tối tăm phía sau quầy lễ tân. Hồi tôi được sinh ra thì có cả thảy năm người sống ở đó. Người đầu tiên rời bỏ gia đình là bà tôi. Nhưng đó là chuyện lúc tôi còn rất nhỏ, nên không có ký ức gì. Hình như bà mất vì bệnh tim. Sau đó đến cha tôi. Chuyện xảy ra hồi tám tuổi nên tôi còn nhớ rõ. Tôi nhớ đầy đủ mọi chuyện, cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Và lần này thì đến lượt ông tôi. Giường của ông vốn là giường cho khách nhưng bị hỏng lò xo nên không dùng được nữa. Mỗi khi ông trở mình, nó lại phát ra tiếng kêu giống như một con ếch bị người ta giẫm phải.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button