Văn học nước ngoài

Những Tội Ác Trứ Danh

Nhung toi ac tru danh - Alexandre Dumas1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Alexandre Dumas

Download sách Những Tội Ác Trứ Danh ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Khi nào các bạn có điều kiện đến tham quan La Mã, mời các bạn đến thăm tu viện Bramăng. Giữa tu viện, tại một chỗ lõm vài piê có xây một đền thờ nhỏ, cấu trúc pha tạp kiểu Hy Lạp cổ đại với kiểu gôtích phong kiến, rồi các bạn đi lên qua một cửa ngang và chính giữa nhà thờ. Ở đấy người dẫn đường sẽ hướng dẫn các bạn xem trong miếu đường thứ nhất, bên phải bức họa “Chúa Jêsu bị đánh đòn” của Xêbáttiêngđen Piômbô và trong miếu đường thứ ba bên trái “Jêsu trong mộ” của Fiamingô. Sau khi đã chiêm ngưỡng thỏa mãn những tác phẩm đó, các bạn tìm dưới chân bàn thờ, một tấm bia đá mà các bạn sẽ nhận ra được do một dấu chữ thập và một chữ đơn giản Orat. Chính dưới tấm bia đó đã chôn Bêatrich Xăngxy mà câu chuyện bi thảm về cô gái ấy sẽ để lại cho các bạn một ấn tượng sâu sắc.

Cô là con ông Frăngchetcô Xăngxy.

Frăngchetcô sinh dưới thời Giáo hoàng Clêmăng VII lên ngôi ngày 18 tháng 11 năm 1523. Frăngchetcô là con trai ông Nicôla Xăngxy, thủ quĩ của Giáo hoàng dưới thời Pie V.

Sinh ra với những bản tính không tốt và làm chủ một gia tài kếch xù, Frăngchetcô lao mình vào những cuộc ăn chơi trụy lạc. Ba lần bị bắt giam vì những cuộc tình ái bất chính và ông đã phải mất gần năm triệu Frăng để thoát khỏi tù tội.

Nhất là dưới thời Grêgoa XIII, người ta mới bắt đầu quan tâm đến Frăngchetcô một cách đúng mức. Dưới thời Bôlône buôncompani, ở La Mã tất cả mọi hành động đều được hợp thức hóa đối với những ai có tiền trả, kể cả kẻ giết người và người quan tòa. Cưỡng hiếp và giết người là những vấn đề rất thường mà công lý rất ít khi để ý đến những trò vụn vặt ấy nếu không có ai ở đây để truy đuổi thủ phạm.

Vào thời kỳ này, Frăngchetcô trong khoảng bốn bốn, bốn lăm tuổi, cao năm piê, bốn pút, dáng cân đối và rất khỏe mặc dù có vẻ hơi gầy. Tóc ông màu xám, cặp mắt to và đầy ý nghĩa mặc dù mi trên hơi xụp xuống và trở nên rất dữ tợn khi gặp kẻ thù. Ông chơi các môn thể thao rất khá, nhất là môn bơi thuyền. Đôi khi ông bơi thuyền một mình một mạch từ La Mã đến Naptlơ, một quãng đường bốn mươi dặm. Không tôn giáo, không tín ngưỡng, ông không vào nhà thờ bao giờ, nếu có vào cũng là chỉ để xúc phạm Chúa. Nhiều người nói rằng ông rất thích những sự kiện kỳ quặc và không có một tội ác nào mà ông phạm không ngoài mục đích để có một cảm giác mới lạ.

Năm bốn mươi nhăm tuổi ông lấy vợ. Vợ ông rất giàu nhưng không có một tài liệu nào nói tên bà là gì. Bà chết để lại cho ông bảy người con, năm trai hai gái. Ông lấy người vợ thứ hai, Lucrêgia Pêtrony, ngoài nước da trắng ngần, bà còn là một điển hình hoàn hảo về sắc đẹp La Mã. Lần lấy vợ thứ hai này ông không có con.

Cũng vì Frăngchetcô không có được những tình cảm tự nhiên của con người nên ông rất ghét các con mình và ông cũng chẳng cần giấu giếm mối căm ghét đó. Một hôm, ông cho xây dựng trong sân của mình một tòa lâu đài tráng lệ bên cạnh con sông Tibrơ, một đền thờ để tặng thánh Tômát. Ông nói với kiến trúc sư thiết kế cho ông một hầm mộ: “Tôi mong sẽ nhốt hết bọn con tôi vào đây”.

Do đó khi các con ông vừa mới tự lập được, ông đã gửi ba người con lớn đến trường đại học Xalamăng ở Tây Ban Nha. Chắc hẳn ông nghĩ rằng xa chúng là bỏ rơi chúng vĩnh viễn, vì khi các con ông vừa đi khỏi nhà là ông không hề nghĩ đến chúng nữa, ngay cả đến việc gửi lương ăn cho chúng.

Chính là vào những năm đầu của triều đại Clêmăng VIII, một triều đại được nổi tiếng về công bằng, cho nên ba chàng trẻ tuổi ấy mới quyết cùng nhau lên kêu với Người. Ba chàng lên tìm Giáo hoàng Fratcatti và trình bày mục đích. Giáo hoàng công nhận quyền lợi của ba chàng và người bố là Frăngchetcô phải trợ cấp cho mỗi người con hai nghìn êcu. Frăngchetcô tìm mọi cách để hủy bỏ quyết định ấy, nhưng nhận được mệnh lệnh cụ thể nên buộc phải chấp hành.

Chính trong thời kỳ đó ông bị bắt giam lần thứ ba cũng vì tội tình ái xấu xa. Thế là ba người con trai của ông lại lên kêu với Giáo hoàng là cha họ làm nhục thanh danh của gia đình, và yêu cầu luật pháp trừng trị thích đáng. Giáo hoàng thấy hành động của con thế là không tốt nên đuổi họ về. Còn Frăngchetcô thì lần ấy cũng như hai lần trước được thoát thân bằng tiền bạc.

Người ta hiểu rằng hành động ấy của ba người con trai không thể thay đổi lòng căm ghét thành tình thương yêu của Frăngchetcô đối với các con được. Nhưng con trai còn có thể thoát khỏi sự giận dữ của cha, còn những cô con gái thì bị giông tố đổ xuống đầu. Chẳng bao lâu tình hình đó trở nên không thể chịu đựng được nữa, đến nỗi cô gái lớn, mặc dù bị giám sát chặt chẽ, cũng gửi được một lá đơn lên Giáo hoàng. Trong đơn cô kể hết những cách đối xử tàn tệ mà cô phải chịu đựng và xin với Giáo hoàng gả chồng cho mình hoặc cho mình vào một nhà tu kín. Clêmăng VIII mủi lòng thương hại, buộc Frăngchetcô phải trợ cấp cho cô một món tiền hồi môn là sáu chục nghìn êcu và gả cô cho Caclô Gabrieli, một gia đình quý tộc ở Gupbiô. Frăngchetcô nổi giận tưởng phát điên vì thấy cô gái ấy thoát được tay mình.

[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button