Văn học nước ngoài

Những Người Sinh Viên

[www.downloadsach.com] Nhung nguoi sinh vien - Yuri Trifonov1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Yuri Trifonov

Download sách Những Người Sinh Viên ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Toàn bộ những vấn đề sáng tác của nhà văn Soviet nổi tiếng Yury Trifonov (1925 – 1981) đều phù hợp với sự tìm tòi về mặt luân lý – đạo đức của nền văn học Soviet hiện đại. Các tác phẩm được gọi là “truyện dài thành phố” của ông như Trao đổi, Cuộc chia tay lâu dài, Nếp sống khác… đã khiến ông nổi tiếng trong đông đảo bạn đọc.

Những người sinh viên (1950) là tác phẩm lớn đầu tiên của nhà văn. Đó là cuốn truyện dài về thanh niên, về sự trưởng thành ở mặt đạo đức của người thanh niên trong điều kiện thực tế sau chiến tranh. Vadim Belov, hai mươi tuổi, vừa từ mặt trận trở về nhà. Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, bằng kinh nghiệm thực tế của chính mình, anh nhận thức rõ thế nào là chiến tranh, là sự chết chóc, là xương máu, là những đau khổ của con người ; những gì đã sống qua và trải qua trở thành ký ức đạo đức của anh. Ký ức đó lưu lại một cách sâu nặng trong anh, nó quy định mọi hành vi của anh trong cuộc sống thời bình, không cho phép anh tha hóa xuống dưới ngưỡng đạo đức mà những năm tháng chiến tranh không thể nào quên đã ghi dấu lại.

Những tình tiết của cuốn truyện diễn ra trong nhóm các sinh viên khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Moskva. Những vấn đề và những xung đột cuốn hút các nhân vật vào quỹ đạo của mình được tác giả mô tả một cách diễn cảm và xác thực về mặt tâm lý. Ông cho thấy mỗi nhân vật của mình đều có nhận thức của mình về tình đồng chí, có mức độ trách nhiệm của mình, có sự thụ cảm thế giới của mình. Nhưng người đọc lại thấy rằng, trong những hoàn cảnh cụ thể chỉ có những ai có khả năng đảm nhận phần trách nhiệm lớn hơn người khác, những ai có thể giúp đỡ những người gặp cảnh bất hạnh mà không chờ họ cầu cứu mới là người thật sự gắn bó với những người xung quanh.

Cuốn truyện đã được tặng Giải thưởng Quốc gia Liên Xô (1951)

Ra khỏi nhà anh đã đi qua hai bến trên xe ô-tô điện, một chiếc ô-tô điện mới, rộng rãi sơn màu xanh – vàng, – loại xe chưa hề có ở Moskva hồi trước chiến tranh. Những chiếc ghế ngồi thoải mái, được bọc bằng loại da mềm màu sôcôla và loại nhung kẻ. Xe chạy êm như lướt trên mặt nước. Mà anh thì đã năm năm nay không hề đi ô-tô điện. Và cũng đã năm năm rồi anh không thấy người bán vé xe khách của Moskva.

Năm năm rồi anh không còn hỏi bằng một câu bình thường, vội vã của người Moskva: “Bác có xuống bến sau không ạ?“ Và bây giờ đây, khi anh hỏi như vậy, thì giọng của anh vang to và đượm vẻ hân hoan không đúng lúc, đến nỗi những hành khách đứng trước anh – vào tầm trưa số hành khách này cũng không đông lắm – đều ngạc nhiên ngoái lại và lặng lẽ nhường đường cho anh.

Cánh cửa mở ra trước mặt anh, và anh nhảy xuống vỉa hè.

Và bây giờ thì anh đang đi trên đường phố Moskva…

Mặt trời tháng Bảy nấu chảy lớp nhựa trải đường phẳng lỳ. Chỗ này mặt nhựa đường như có màu xanh, nhưng xa xa ở phía trước mặt dưới ánh mặt trời nó sáng ánh lên như được quét bằng một lớp phấn. Dãy nhà bên trái in xuống mặt đường nhựa những bóng ngắn tối thẫm, còn dãy nhà bên phải thì ngập trong ánh mặt trời. Những ô cửa sổ phía bên này sáng loá mắt.

Từ góc phố, một con cánh cam xanh to kềnh có đôi cánh nước xoè rộng đang bò ra. Ở mỗi bên cánh được dệt bởi muôn ngàn tia nước hiện lên những sắc cầu vồng lấp lánh. Mặt đường nhựa nóng chảy đen bóng và bốc hơi nghi ngút. Nhưng một con mưa vẫn đang từ từ bò trên những chiếc bánh xe làm toả ra xung quanh một lớp mây mát rượi.

Moskva!

Anh đang đi trong lòng Moskva!

Nơi đây mọi thứ từ nhỏ vẫn quen thân và không thể quên được, nơi đây là quê hương anh, chốn quê bình thường ấm tình người mà ở mặt trận những người chiến sĩ đều nhớ tới, mỗi người hướng về một vùng quê của mình. Ở khu rừng thành viên tranh tối tranh sáng và ở những dãy núi hoang vu vùng Khin-gan anh vẫn thường nhớ tới Zamoskvoresie. Yakimanka, nhớ tới những bờ sông có kè đá hoa cương, những cây bồ đề cổ thụ của vườn Neskutnyi…

Và giờ đây tất cả đang trở về với anh. Tất cả, tất cả những gì đã được ký ức trân trọng giữ gìn. Đằng kia, trong toà biệt thự, bên cạnh nhà thờ Spaso Nalivkovsky, vào mùa thu năm đầu chiến tranh, anh đã tham gia đội cứu hoả của quận Lenin. Tham gia thực sự! Một chú bé mười sáu tuổi… Bây giờ cũng như hồi trước chiến tranh, trước cửa toà biệt thự vẫn có tấm biển: “Vườn trẻ số 62”. Từ những ô cửa sổ rộng mở ló ra những chiếc lá cây vạn niên thanh xanh bóng và vang lên tiếng hát qua máy thu thanh.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button