Văn học nước ngoài

Những Lá Thư Không Gửi

Nhung la thu khong gui - Susie Morgenstern1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Susie Morgenstern

Download sách Những Lá Thư Không Gửi ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

Ernest là một cậu bé 10 tuổi, đẹp trai và học giỏi. Tuy nhiên, tuổi thơ của cậu bé lại thật buồn. Mẹ cậu mất ngay khi sinh cậu, còn cha cậu đã bỏ đi không trở về.

Ernest sống với bà trong một chuỗi ngày bằng lặng, buồn chán, nhịp điệu không thay đổi. Không có gì để chơi dù là ti vi hay điện thoại.

Nhưng rồi, một bạn gái tên là Victore de Montardent mới đến lớp. Cô bé đã dành tình yêu mến đặc biệt cho Ernest. Nhờ có Victore, niềm vui trong cuộc sống đã đến. Và Ernet đã khám phá được nhiều điều bí mật trong thế giới của mình, để rồi tìm lại được người cha.

Nồng nàn, dí dỏm, Những lá thư không gửi là một trong những cuốn sách thiếu nhi lôi cuốn nhất trong nhiều năm qua, được độc giả mọi lứa tuổi trên thế giới yêu mến.

Susie Morgenstern là nhà văn gốc Mỹ sinh ra ở bang New Jersey năm 1945. Số phận đã đưa đẩy bà gặp một nhà toán học người Pháp và tới sống ở Nice (Pháp), giảng dạy tiếng Anh ở trường Sophie Anti-polis tới năm 2005.

Bà đã viết trên dưới 60 cuốn sách và giành được vô số giải thưởng. Các tác phẩm của Susie Morgenstern đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở khắp châu Âu, châu Á, châu Mỹ và Trung Đông.

“Đầy nhiệt tình và dí dỏm, tuyệt đối không nên bỏ qua câu chuyện về cậu chàng Ernest này.” – Publisher Weekly

“Lôi cuốn,vui nhộn… cái kết có hậu một cách xứng đáng… sẽ khiến cho bọn trẻ thèm muốn được đọc thêm các tập tiếp theo nữa.” – Booklist

“Một cuốn tiểu thuyết để ta nâng niu.” – Kirkus Reviews

“Một câu chuyện bổ ích, kích thích, và tràn đầy hy vọng.” – SDM

Những lá thư không gửi đã giành được Giải Totem Roman 1996 do Phòng sách Tuổi trẻ Montreuil trao tặng, Giải Chronos 1997, Giải Gaya Déconverte 1997, Giải Lire au college 1997, và trên dưới hai mươi giải thưởng văn học khác.

Trích đoạn

Ernest

Cậu bước đi chậm rãi về phía tòa nhà. Mắt không hề nhìn ngó xung quanh.

Vẫn con đường ấy. Vẫn bên vỉa hè ấy. Cậu đi thẳng một mạch từ nhà đến trường, rồi lại từ trường về nhà, chẳng bao giờ phát kiến ra con đường nào khác.

Cậu nặng nề leo hết năm mươi bảy bậc cầu thang lên tới gác ba. Cậu không nhảy chân sáo mà cứ từ từ leo từng bậc một. Ernest không vội. Mười năm trôi qua trong cuộc đời cậu không có gì gấp gáp. Cậu bé sống như một ông cụ non.

Ernest cất cặp vào phòng riêng; căn phòng ít đồ đạc nhất nhà vì là phòng nhỏ nhất. Căn phòng khiến người ta liên tưởng tới một cái tủ hốc tường hay phòng giam trong nhà tù xưa: một chiếc giường cá nhân, một cái bàn, một cái ghế, một cái tủ, mọi thứ được xếp ngăn nắp không chê vào đâu được. Cậu lôi sẵn sách vở bài tập ra khỏi cặp rồi mới đi vào bếp ăn lót dạ.

Một quả táo xanh to và một miếng bánh mì nướng đã nằm sẵn ở đó chờ cậu từ buổi trưa. Ngày nào cũng vậy, sau khi dọn sạch bàn ăn bữa trưa, bà quản gia phần sẵn đồ ăn cho cậu trên bàn. Thực đơn bữa lót dạ ít khi thay đổi.

Ăn được vài miếng, món táo làm cậu phát ớn, nhưng cậu vẫn ăn hết. Sau đó, cậu bắt tay vào làm bài tập rất chăm chú và theo trình tự. Cậu biết làm xong bài càng nhanh thì cậu có thể lục bới cái tủ duy nhất không khóa.

Khi bà nội nghe thấy tiếng kẹt cửa của tủ sách và tiếng cửa kính lách cách bà mới từ phòng riêng bước ra và đến ngồi trong phòng khách cùng Ernest.

“Cháu chào Bà ạ” Ernest vừa nói vừa ngồi xuống chiếc tràng kỷ bằng nhung đã cũ mèm. Chưa bao giờ có ai gọi Bà nội bằng tên: Précieuse[1]. Thật khó tưởng tượng có ai đó lại xưng hô với bà như vậy.

Bà gật đầu chào cháu. Hiếm khi thấy bà nói, mà nếu có thì cũng chỉ đôi ba lời. Ernest cảm giác nếu bà cử động thêm nữa thì không khéo bà tan biến mất. Bà nội cậu tám mươi tuổi, song trông bà già nua hệt như những người bà trong chuyện cổ tích. Da bà nhăn nheo và khô tới mức Ernest sợ nếu chẳng may bà cười thì nó sẽ tan thành bụi mất. Nhưng Bà nội không bao giờ cười. Bà đi lại khó nhọc, ăn uống không ngon miệng, và bà trông nom cậu cháu bởi nghĩa vụ. Vì ngoài bà ra không còn ai khác.

Bà đã nuôi Ernest khi cậu vừa mới lọt lòng, sau ngày mẹ cậu mất. Người nhà Morlaisse thường chết vì tai nạn, những tai nạn do lịch sử gậy ra: Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã cướp đi cụ nội của cậu, còn người cha đẻ của cậu thì biến mất một cách khó hiểu sau đám tang mẹ cậu, khi Ernest mới sinh được một ngày.

Chẳng thế bà nội cậu đã mất cha khi mới năm tuổi, mất chồng vào năm ba mươi tuổi, và mất con vào năm bảy mươi tuổi, cùng lúc được thừa hưởng một đứa trẻ sơ sinh mà bà chẳng còn sức lực hay tinh thần để nuôi nấng nữa.

Song bà đã làm điều phải làm.

Bà mướn ngay một người phụ nữ cũng gần bằng tuổi bà để chăm sóc ăn uống và vệ sinh cho đứa nhỏ. Đó là Germaine. Lúc ấy bà cũng vừa mất chồng, lại không có con. Germaine nhận công việc này để trốn nỗi cô đơn hơn là cần kiếm tiền. Hai người đàn bà rất hợp nhau vì họ có cùng nguyên tắc… rất nhiều nguyên tắc. Hai người sống bên nhau, như hai đường thẳng song song. Trong số rất nhiều phòng của tòa nhà, bà nội của Ernest dành cho bà Germaine một phòng riêng, nhưng Germaine không thích ở lại qua đêm, trừ thời gian đầu khi Ernest vẫn hay thức đêm, và thi thoảng những khi xấu trời.

Vậy là bà Germaine cũng đã cao tuổi. Bà che giấu tuổi già của mình bằng một lớp trang điểm rất hiện đại. Đồ phấn son của bà Germaine có lẽ là chút hiện đại duy nhất trong ngôi nhà không hề có thiết bị máy móc và ti vi này. Lúc đầu bà Germaine còn hăng hái nhổ tóc trắng, cố gắng làm mờ những vết nhăn và hay làm giảm bớt những lượng mỡ thừa, nhưng rồi bà đã đầu hàng và rơi vào trầm uất. Những năm đầu, bà ân cần chăm sóc Ernest và nói với cậu những lời duy nhất cậu có thể nghe được, song ngay khi cậu đi học, Germaine cũng bắt đầu trầm mặc như bà chủ của mình. Lời nói qua lại chỉ dành cho những trao đổi cực kỳ cần thiết, và thậm chí việc trao đổi này cũng không hẳn nhất thiết, vì mọi việc trong nhà tự nó vẫn trôi theo thời gian, theo thói quen, bởi chán nản, chỉ phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button