Văn học nước ngoài

Những Kẻ Phiêu Lưu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Harold Robbins

Download sách Những Kẻ Phiêu Lưu ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời bạt cũng là lời tựa

Mười năm sau cuộc bạo động, trong đó anh đã chết. Thời của anh trên trái đất này đã qua. Hạn tro của anh trong chiếc hộp bé tẹo cuối cùng để ẩn náu này cùng đã hết. Giờ đây, quy trình đã được hoàn tất. Anh đã trở về với tro bụi của trái đất, là nơi anh đã sinh ra.

Mặt trời xứ nhiệt đới phả những đợt sóng ẩm nóng chói chang xuống những cây thập tự sơn đen bên những bức tường sét trắng của nghĩa trang khi nhà báo Mỹ bước ra khỏi taxi bên những cánh cổng sắt hoen gỉ. Ông đưa cho người lái xe tờ năm peso rồi quay đi trước khi anh ta kịp nói lời cám ơn.

Các quầy bán hoa đã tấp nập. Những người đàn bà vận đồ đen đang mua những bó hoa nhỏ. Những tấm mạng đen dầy cộp của họ như che chắn cho họ khỏi sức nóng và ngăn niềm thương đau của họ với cuộc đời. Đám ăn mày cũng ở đấy, những đứa trẻ nhỏ với những cặp mắt thẫm mầu thô lố nằm trong những quầng đen trũng, bụng chúng trương lên vì đói. Khi ông đi qua, chúng giơ những bàn tay bé nhỏ dơ dáy ra đón những đồng xu ông lơ đễnh buông xuống.

Khi đã qua cổng thì chỉ còn ắng lặng. Cứ như thể có một cầu dao chính nào đó đã ngắt hẳn thế giới bên ngoài. Một người đàn ông vận đồng phục đang ngồi trong chiếc chòi để hở. Nhà báo đi về phía ông ta. “Làm ơi chỉ giùm, senior?”. Và thấy một thoáng ngạc nhiên trên mặt khi người đàn ông trả lời “Phố Sáu, nhà hai mươi”.

Nhà báo Mỹ mỉm cười, quay đi. Hầu như trong cái chết họ vẫn bám lấy dòng đời. Những lối mòn được gọi là đường phố và nơi họ an nghỉ sau bốn bức tường được gọi là khu nhà. Rồi ông lấy làm lạ về nét ngạc nhiên trên khuôn mặt người đàn ông.

Ông đã đọc thấy mấy dòng thông báo mà ông hằng tìm kiếm khi ngồi trong hành lang một khách sạn mới, lật qua các báo chí địa phương, như ông vẫn làm mỗi khi đến một thành phố mới. Đó là bốn dòng nhỏ xíu vùi giữa các trang cuối, hầu như mất hút trong mớ hỗn độn các thông cáo khác lớn hơn.

Ông đang thả bộ xuôi con đường mòn với những lăng mộ cá nhân trau chuốt. Một cách trễ nải, ông quan sát các tên người: Ramirez, Santos, Oberon, Lopez… Dù dưới sức nóng mặt trời, ông vẫn thấy giá lạnh phả ra từ những tấm cẩm thạch trắng và cảm thấy mồ hôi ẩm lạnh nơi cổ áo.

Giờ đây lối mòn đã rộng hơn. Phía trái ông là những bãi trống lô nhô những bia mộ nhỏ. Bé nhỏ, không được coi sóc, bị quên lãng. Đó là những nấm mồ của kẻ nghèo. Bị ném vào lòng đất trong những hộp gỗ mỏng dính và mặc cho tan biến vào thiên nhiên mà chẳng hề có sự trông nom hay tưởng nhớ. Bên phải ông là các “dãy nhà”. Khu chung cư của người chết.

Đó là những toà nhà lớn mái lợp ngói Tây Ban Nha đỏ và xám, cao hai mươi, rộng bốn mươi, dài tám mươi foot, gồm những khối xi măng trắng, từng cụm ba khối. Mỗi ô vuông ba foot, đều mang tên kẻ ngụ cư, một thập tự nhỏ khắc chìm vào xi măng ở bên trên tên người, còn ngày qua đời thì ở bên dưới.

Ông nhìn lên toà nhà đầu tiên. Có một biển kim loại nhỏ gắn trên mái hiên. Phố 3, nhà 1. Ông còn phải đi xa. Cái nóng bắt đầu đổ xuống. Ông nới rộng cổ áo và rảo bước. Đến giờ rồi, mà ông thì không muốn trễ.

Thoạt tiên ông tưởng mình đến nhầm chỗ. Không một ai ở đấy. Ngay cả những người phu đám cũng không. Ông kiểm tra tấm biển kim loại trên toà nhà, rồi kim thời gian trên chiếc đồng hồ đeo tay. Cả hai đều đúng. Ông mở tờ báo xem thử mình có nhầm ngày chăng, nhưng ngày cũng đúng. Ông thở dài nhẹ nhõm và châm điếu thuốc. Đây là Mỹ La tinh. Ở đấy thời giờ chẳng chính xác như ở nhà.

Ông chậm rãi dạo quanh, đọc tên người trên các ô vuông. Cuối cùng, ông có được điều ông tìm kiếm đang ẩn trong một góc tối dưới mái hiên phía tây nam của toà nhà. Bản năng khiến ông vứt điếu thuốc đi, ngả mũ và chằm chằm nhìn lên văn bia.

D.A.X

10 tháng Năm 1955

Ông nghe thấy tiếng xe ngựa lọc xọc trên đá cuội phía sau. Đấy là chiếc xe trần do con lừa mệt mỏi kéo đi, hai tai dán chặt vào đầu để phản đối việc bị cưỡng bức làm việc trong nóng bức. Xà ích mặc bộ đồ kaki đã bạc. Ngồi bên gã là người đàn ông mặc complê đen, đội mũ đen, chiếc cổ áo trắng hồ bột đã ngả vàng vì mồ hôi và bụi bặm. Đi bên xe là một gã phu với chiếc cuốc chim trên vai.

Chiếc xe hộc lên rồi dừng lại. Người vận đồ đen tụt xuống, rút từ trong túi áo ra tờ giấy, liếc qua, rồi nhìn vào những bia mộ dọc theo các bức tường. Mãi tới lúc ông ta dừng lại trước mặt nhà báo Mỹ mới nhận ra rằng người ta đến để mở căn hầm mộ.

Người vận đồ đen, cũng là ông cai, vẫy gã xà ích đến bên rồi nhìn chăm chăm vào căn hầm, khẽ lầu bầu gì đó bằng tiếng Tây Ban Nha trong khi gã xà ích trễ nải kéo lê theo chiếc thang nhỏ chắp bằng nhiều mảnh gỗ. Gã dựng thang vào tường rồi trèo lên, nhìn sát vào khối xi măng hầm mộ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button