Văn học nước ngoài

Những Gia Đình Cự Tộc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Maurice Druon

Download sách Những Gia Đình Cự Tộc ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Maurice Druon bước vào đời khi Thế chiến Hai bùng nổ. Ông liền gia nhập lực lượng Giải phóng Pháp FFL, chiến đấu ở hải ngoại. Cùng với cậu là nhà văn Joseph Kessel dọc ngang các mặt trận Tây Âu, làm phóng viên chiến tranh. Ông là tác giả lời hát của Bài ca Du kích quân rất thịnh hành trong các chiến khu thời ấy.

Lữ đoàn sau cùng ra đời năm 1946 cùng nhiều tập bút ký chiến tranh, rồi bộ tiểu thuyết ba tập lên án gắt gao lối sống tư sản: Những gia đình cự tộc, Sự sa đọa của thân xác, Hẹn hò ở Hỏa ngục. Ngòi bút ông đa dạng: những bộ tiểu thuyết lịch sử: Lũ vua đáng nguyền rủa, Phillippe Đệ tứ… bút ký triết học: Lời đe dọa của thần Zeus, Ghi chú và cách ngôn về quyền lực…

Cụ dang tay chỉ về phía đầu giường, mời mọi người làm chứng. Đúng lúc ấy, cụ bật ho, mặt đỏ bừng lên. Những nếp nhăn, những lớp phù cũng đỏ ửng lên, đỏ đến tận làn da trên đỉnh sọ. Cụ khạc mạnh vào khăn tay rồi lau bộ ria mép.

 

Phu nhân Jean de La Monnerie, bà mẹ của sản phụ và là vợ của nhà thơ lớn, ngồi bên phải chiếc giường sắt, nhún đôi vai lực lưỡng. Bà đã quá ngũ tuần từ lâu; bà mặc bộ cánh màu hạt lựu, đầu đội chiếc mũ rộng vành. Không cần quay lại, bà dõng dạc trả lời ông anh anh chồng:

 

– Anh cả này, nếu ngày ấy bà chị tôi mà được chở đi nhà thương đúng lúc, thì giờ đây chị ấy vẫn còn sống đấy. Mọi người nhắc mãi chuyện đó!

 

– Không đâu, không đâu! Cô còn ít tuổi hơn bọn này nhiều, Juliette ạ, cô biết gì mà nói. Ở bệnh viện cũng vậy thôi, bà ấy cũng chết cùng một kiểu, chỉ có điều không được chết trên giường nhà mình mà là chết trên cái giường của thiên hạ, thế thôi! Tôi đã bảo là không thể lập một gia đình nền nếp với một người đàn bà mông hẹp không đầy một vòng khăn tắm! Đấy!

 

Nam tước phu nhân Schoudler, một bà người nhỏ nhắn, tóc đã hoa râm, nhưng da dẻ còn tươi tắn, ngồi phía bên kia giường nói:

 

– Ông anh ơi, có nên ăn nói như vậy trước mặt con nhỏ này không?

 

Sản phụ quay đầu lại, mỉm cười với bà:

 

– Không sao cả mẹ ạ, không sao cả!

 

Giữa bà nam tước với cô con dâu có sự đồng cảm của những người đàn bà nhỏ vóc. Bà nói tiếp:

 

– Mẹ thì mẹ thấy con khá lắm Jacqueline ạ. Hai đứa con trong vòng mười tám tháng, nói gì thì nói, đâu phải chuyện đùa. Mà con chịu đựng giỏi lắm, thằng bé kháu lắm!

 

Hầu tước de La Monnerie làu bàu quay lại. Ba người đàn ông bây giờ đang đứng quanh chiếc nôi, cả ba đều mặc quần áo màu sẫm, cà vạt đính kim cương. Người ít tuổi nhất là nam tước Schoudler, quản lý Pháp quốc ngân hàng, ông nội đứa bé và là chồng của vị phu nhân nhỏ nhắn, tóc hoa râm, nước da tươi tắn kia. Noel Schoudler có khổ người to lớn, lồng ngực, vòng bụng, đôi môi, mi mắt, tất cả đều nặng nề, vững chãi, mang nét tự tin của những con người thường dự những cuộc đấu đá trong giới tài chính.

 

Người đàn ông lực lưỡng, ở tuổi sáu mươi này đang âu yếm nhìn ông cụ thân sinh, Siegfried Schoudler, cụ tổ, người sáng lập Ngân hàng Schoudler. Đó là người mà dân Paris thời nào cũng gọi là ngài ”Nam tước Siegfried”.

 

Cụ già cao lớn mà gầy còm, da sọ có đốm nâu, râu loăn xoăn bên thái dương, mũi to, nổi gân xanh, mắt kèm nhèm viền vải tây. Cụ ngồi xoạc đầu gối, lưng còng, luôn mồm gọi ông con trai, và bằng cái giọng pha chút ít tiếng Áo còn sót lại, cụ rỉ vào tai ông con những điều bí mật mà mọi người đều nghe toang toang.

 

Nhân vật sau cùng, đứng cạnh nôi đứa bé là ông ngoại nó, nhà thơ, viện sĩ lừng danh Jean de La Monnerie. Ít hơn ông anh hai tuổi, gương mặt giống anh nhưng mệt mỏi hơn, tinh tế hơn, vầng trán hói được mớ tóc vàng vắt qua che khuất. Ông đứng tựa trên cây gậy chuốt bằng gỗ rừng nhiệt đới.

 

Ông không tham gia vào câu chuyện gia đình. Ông đứng nhìn đứa bé, một thứ ấu trùng nhỏ nhoi mà ấm nóng, mù lòa và nhăn nheo, cái đầu chỉ to bằng nắm tay, vùi trong tã lót. Ông nói:

 

– Huyền bí. Điều huyền bí hết sức tầm thường mà lại sâu kín nhất. Chỉ có điều này là can hệ tới mọi con người chúng ta.

 

Ông buồn bã lắc đầu, để tuột chiếc kính một, có buộc dây; con mắt trái lộ ra, hơi lé. Ông nói tiếp:

 

– Ngày xưa tôi không thể nhìn một đứa bé sơ sinh, thấy khó chịu lắm. Cái bào thai mù lòa, cái tâm trạng hư không kia… Đôi tay chân bé bỏng kia, xương còn mềm như bún… Và rồi do lệnh ở đâu đưa ra mà tế bào của ta ngừng tăng trưởng, rồi ta héo hon đi từng ngày…

 

Tiếng nói thều thào lọt qua kẽ răng.

 

– … và ta trở thành ta ngày nay? Ông thở dài. Ta ngừng sống, mà ta vẫn chẳng hiểu biết gì hơn đứa bé kia.

 

– Không có bí ẩn nào hết, chỉ có Chúa, thế thôi. Ông anh cả Urbain nói. Và khi đã già như chúng ta thì mẹ kiếp! Chúng ta như con nai già, ngày một tóp lại… sừng rụng dần hàng năm, thế thôi!

 

Noel Schoudler chĩa ngón tay trỏ to tướng cho thằng bé. Bốn ông già nghiêng xuống nhìn. Bốn mái đầu nghiêng xuống, những lớp mỡ phị, những nếp nhăn, những lỗ mũi sần sùi to tướng, những vầng trán đốm nâu nghiêng xuống; họ phả vào trong nôi cái hơi thở của những lá phổi mỏi mòn, bốn mươi năm ngâm khói xì gà, những mỏm tóc dựng đứng, những bộ răng sâu; họ quan sát những ngón tay bé bỏng của thằng bé, mỏng như lớp màng của những múi cam đang bấu vào ngón tay ông nó.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button