Văn học nước ngoài

Những Đứa Con Của Nửa Đêm

FullOutside-NhungDuaConCuaNuaDem1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Salman Rushdie

Download sách Những Đứa Con Của Nửa Đêm ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

Cuốn tiểu thuyết lấy bốicảnh quá trình chuyển tiếp của Ấn Độ từ thời thuộc địa Anh sang độc lập rồi tách thành ba quốc gia độc lập Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Những đứa con của nửa đêm không phải được viết ra để đọ thật nhanh. Đồ sộ như chính nó, huyền hoặc như chính nó, với một người dẫn chuyện lơ đãng có chủ đích, một lượng từ vựng khổng lồ và vô vàn tham chiếu đến lịch sử cũng như thần thoại của một đất nước thịnh vượng bậc nhất về mặt văn hóa. Cuốn sách làm choáng ngợp ngay cả những người đọc dạn dày. Đây là sự trải nghiệm kỳ thú về tình yêu và mất mát, về những số phận trôi dạt giữa lịch sử đầy bão dông, giữa những năng lực diệu kỳ và phép thuật kỳ diệu như cổ tích.

Như mọi tác phẩm khác của“thầy phù thủy” Salman Rushdie, Những đứa con của nửa đêm không phải được viết ra để đọc thật nhanh. Đồ sộ như chính nó, huyền hoặc như chính nó, với một người dẫn chuyện lơ đãng có chủ đích, một lượng từ vựng khổng lồ và vô vàn tham chiếu đến lịch sử cũng như thần thoại của một đất nước thịnh vượng bậc nhất về mặt văn hóa, Những đứa con của nửa đêmlàm choáng ngợp ngay cả những người đọc dạn dày. Nhưng ngay cả chưa cần tường tận đến từng chi tiết tinh xảo, cuốn sách này vẫn là một trải nghiệm đọc kỳ thú, về tình yêu và mất mát, về những số phận trôi dạt giữa lịch sử đầy bão giông, những năng lực diệu kỳ và phép thuật như cổ tích, thật như đời và ảo như mơ.

Trích đoạn

Tôi ra đời ở thành phố Bombay… ngày xửa ngày xưa. Không, như thế không được, không thể né tránh ngày tháng được: Tôi ra đời tại Nhà Hộ sinh của Bác sĩ Narlikar vào 15 tháng Tám năm 1947. Thế còn giờ? Giờ cũng quan trọng chứ. Ờ thì: về đêm. Không, nhất thiết phải rõ hơn… Đúng nửa đêm, nói thế cho nhanh. Những cây kim đồng hồ thành kính chắp tay chào đón tôi ra đời. Ôi dào, nói toẹt ra đi, nói toẹt ra đi: chính vào thời khắc Ấn Độ giành độc lập, tôi bổ nhào ra giữa thế gian. Trong tiếng hổn hển. Và, ngoài cửa sổ, là pháo hoa và đám đông. Chỉ vài giây sau, cha tôi bị giập ngón chân cái; nhưng tai nạn ấy chỉ là chuyện vặt nếu đem đặt cạnh điều đã giáng xuống đầu tôi giữa giờ phút tăm tối ấy, bởi dưới ách áp chế ma quái của đám đồng hồ đang bình thản chào tôi kia, tôi đã bị còng tay một cách bí hiểm vào lịch sử, vận mệnh của tôi đã bị xiềng xích không thể chia lìa với đất nước tôi. Suốt ba thập niên kế tiếp, tôi đừng hòng trốn thoát. Thầy bói tiên đoán về tôi, báo chí tung hô sự xuất hiện của tôi, chính trị gia công nhận tính xác thực của tôi. Tôi chẳng có tiếng nói gì trong chuyện này sất. Tôi, Saleem Sinai, về sau được gọi bằng đủ thứ tên, từ Thò Lò, Mặt Nhọ, Hói, Cả Khịt, Phật Tổ, cả Mảnh Trăng nữa, đã bị trói buộc chặt chẽ với Vận Mệnh – một kiểu liên đới nguy hiểm kể cả vào ngày đẹp trời nhất. Mà lúc ấy đến tự chùi mũi tôi còn chưa làm nổi.

 

Giờ đây, tuy vậy, thời gian (chẳng có ích gì cho tôi nữa) đang cạn dần. Tôi sắp ba mươi mốt tuổi. Chắc vậy. Nếu cơ thể rệu rã, lao lực của tôi cho phép. Nhưng tôi không hy vọng cứu được mạng mình, cũng chẳng thể trông chờ có được dù chỉ một ngàn lẻ một đêm. Tôi phải làm việc thật nhanh, nhanh hơn nàng Scheherazade, nếu muốn rốt cuộc mình có ý nghĩa – phải, có ý nghĩa – nào đấy. Tôi thừa nhận: hơn tất thảy, tôi sợ sự vô nghĩa.

 

Mà chuyện để kể thì lại rất nhiều, quá nhiều, vô vàn cuộc đời sự kiện phép lạ nơi chốn tin đồn xoắn xuýt vào nhau, một sự pha trộn đặc quánh của hoang đường và phàm tục! Tôi vốn là kẻ nuốt tươi những cuộc đời; và để biết tôi, chỉ một thằng tôi thôi, quý vị cũng sẽ phải nuốt cho bằng hết. Vô số thứ bị tiêu hóa đang chen lấn xô đẩy trong tôi; và được định hướng bởi duy nhất ký ức về một tấm ga giường lớn màu trắng, chính giữa có một lỗ thủng khá tròn đường kính độ hai mươi xăng ti mét; nắm chặt giấc mơ về mảnh vải lanh thủng, tàn khuyết ấy, lá bùa hộ mệnh, câu thần chú vừng-ơi-mở-ra ấy của tôi, tôi phải khởi sự tái tạo cuộc đời mình từ thời điểm nó thực sự bắt đầu, khoảng ba mươi hai năm trước bất kỳ sự kiện nào hiển nhiên và hiện tại như sự ra đời bị đồng hồ chi phối và tội ác vấy bẩn của tôi.

 

(Tấm vải, thật tình cờ, cũng vấy bẩn, với ba giọt đỏ đã cũ, bạc màu. Như kinh Quran đã dạy: Hãy tụng, nhân danh Chúa, Đấng Sáng Tạo cùa ngươi, người tạo ra Con Người từ những hòn máu.)

 

 

 

Một buổi sớm Kashmir đầu xuân 1915, ông ngoại tôi Aadam Aziz vập mũi vào một búi cỏ lẫn đất bị sương giá đông cứng lại khi toan cầu nguyện. Ba giọt máu rớt xuống từ lỗ mũi bên trái, đông cứng lại tức thì giữa bầu không khí giòn tan và nằm trước mắt ông trên tấm thảm, đã hóa thành hồng ngọc. Lảo đảo ngẩng lên, đến khi người vẫn quỳ nhưng đầu một lần nữa đã vươn thẳng dậy, ông thấy nước mắt vừa ứa ra đã đông cứng lại; và vào thời khắc ấy, khi khinh miệt; dụi những hạt kim cương khỏi bờ mi, ông đã quyết không bao giờ hôn đất vì bất kỳ đức chúa hay người nào nữa. Có điều, quyết định này đã để lại trong ông một cái lỗ, một khoảng trống giữa một khoang nội thể trọng yếu, khiến ông dễ tổn thương trước đàn bà và lịch sử. Nhất thời chưa ý thức được điều này, tuy vừa tốt nghiệp y khoa, ông đứng dậy, cuộn tấm thảm thành một điếu xì gà lớn, kẹp nó vào nách và ngắm thung lũng bằng đôi mắt sáng, sạch bóng kim cương.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button