Văn học nước ngoài

Nhật Ký Mang Thai

Nhat ky mang thai - Yoko Ogawa1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Yoko Ogawa

Download sách Nhật Ký Mang Thai ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một cô gái âm thầm sử dụng những quả bưởi có chất bảo quản, nấu thành mứt cho chị ăn trong suốt thời gian thai kỳ (Nhật ký mang thai). Một thầy giáo mất hai tay và một chân với những dẻ xương sườn biến dạng xiết chặt khu vực của tim và phổi, đang ẩn dật trong khu ký túc xá vắng lặng (Ký túc xá). Một người đàn ông có thể đứng hàng giờ mỗi ngày ngắm nhìn nhà ăn để chìm đắm trong mớ ký ức giằng xé (Nhà ăn buổi chiều tà và bể bơi dưới mưa)…

Bản thân các nhân vật trong cuốn truyện đã hé mở những điều bất an ngay từ đầu, và tác giả không chút ngại ngần dẫn dắt độc giả bám theo những điều nghi hoặc sắp xảy đến.

Với giọng văn dịu dàng mà sắc sảo, Yoko Ogawa đã thể hiện những chuyển động tâm lý tinh tế trong các nhân vật, dẫn dắt người đọc băng qua những cảm nhận về bề mặt tới sự thật hiện hữu của thế giới thực. Các nhân vật đều như tiềm ẩn thứ mầm ác được che khuất, giống như chúng ta vẫn thường bỏ qua những suy nghĩ bất chợt lóe lên bên trong. Yoko Ogawa theo đuổi những gì “không nhìn thấy được” ấy bằng thứ văn xuôi chậm rãi, khung cảnh tĩnh lặng cùng linh cảm sầu muộn về nỗi bất an sâu xa. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp ám ảnh của Nhật ký mang thai.

— “Yoko Ogawa là một nhà văn có thể diễn tả một ách uyển chuyển và sắc sảo những nét tâm lý khó nắm bắt nhất của con người” – Kenzaburo Oe

— “Sự hư cấu của Yoko Ogawa tựa như một liều thuốc gây ảo giác nhẹ. Rất lâu sau khi đọc, câu chuyện vẫn sẽ còn đọng lại, làm thay đổi quang cảnh trước mắt bạn, khiến sự điềm nhiên của bạn lung lay, gieo vào đầu óc bạn sự nghi hoặc đối với ngay cả những người bạn thường hay gặp. Tài năng của bà vừa hé lộ vừa lưu giữ sự bí ẩn về bản chất con người” – Kathryn Harrison, tác giả của The Kiss

— “Giống như tiểu thuyết gia Nhật Bản Kenzaburo Oe, những mẩu đối thoại rời rạc của Yoko Ogawa đã chạm tới niềm bất an sâu thẳm nhất trong tiềm thức cùng với sự tỉnh tại tuyệt đối” – the Pedestal Magazine.

Chị tôi đến viện M.

Cho tới lúc ấy, ngoài phòng khám của bác sĩ Nikaido ra, chị tôi hầu như chưa bước chân vào một bệnh viện nào khác, thành thử trước khi đi chị có vẻ lo lắng. “Không biết phải mặc cái gì nữa? Mình có thể ăn nói gãy gọn trước mặt một bác sĩ mới không đây”? Trong khi chị còn chần chừ thì thấm thoắt đã đến ngày khám bệnh cuối năm.

— Nên mang theo biểu đồ thân nhiệt cơ sở của mấy tháng nhỉ?

Đến sáng nay mà chị còn hỏi thế. Chị lơ đãng ngước nhìn tôi, chẳng buồn nhấc người khỏi bàn ăn đang dùng dở bữa sáng.

— Cứ mang tất cả đi cũng được chứ sao! Tôi đáp.

— Mang tất cả đi thì có đến hai năm cơ đấy, tức là hai mươi tư tờ.

Giọng chị lanh lảnh, chiếc thìa khuấy đều trong lọ sữa chua.

— Có vài ngày liên quan đến cái thai thôi, nên chị nghĩ chỉ cần mang một tờ của tháng này đi là đủ.

— Chị không thấy tiếc à. Mất những hai năm để đo cơ mà.

— Cứ nghĩ đến cảnh bác sĩ sột soạt lật giở cả hai mươi tư cái biểu đồ trước mặt là chị lại thấy sợ. Hệt như người ta nhìn thấy mọi việc mình làm cho tới lúc mang bầu vậy.

Chị ngắm nghía chỗ sữa chua dính ở mũi thìa. Những giọt sữa chua sáng trắng nhểu xuống.

— Chị lại nghĩ quá rồi. Biểu đồ thân nhiệt chẳng qua chỉ là một thứ số liệu thôi, có gì ghê ghớm đâu!

Vừa nói tôi vừa đóng nắp lọ sữa chua rồi cất vào tủ lạnh.

Rốt cuộc, chị quyết định mang theo toàn bộ chỗ biểu đồ thân nhiệt ấy đi. Thế nhưng, để tập hợp đủ hai mươi tư cái biểu đồ ấy mới thật là rầy rà.

Chị đã tỉ mẩn đo thân nhiệt hàng sáng, vậy mà mỗi việc cất giữ thì lại cẩu thả. Những tờ biểu đồ đáng lẽ phải ở trong phòng ngủ, tự lúc nào đã nằm trên kệ điện thoại hoặc lẫn vào giá đựng tạp chí. Thỉnh thoảng những hình răng cưa trên cái biểu đồ đường gấp khúc của chị bất chợt đập vào mắt tôi. Ngẫm cũng lạ, nhiều khi, giữa lúc đang xem báo hay gọi điện thoại, trong đầu tôi bỗng nảy ra những ý nghĩ như là: “À, hôm nay là ngày chị ấy rụng trứng đây mà? hoặc, tháng này, thân nhiệt thấp kéo dài thế nhỉ”?

Sau một hồi lật tung cả căn phòng, cuối cùng chị cũng gom đủ hai mươi tư cái biểu đồ.

Chị chọn bệnh viện M vì một lí do rất cảm tính. Mặc kệ tôi khuyên chị nên tới một bệnh viện lớn và được trang bị tốt hơn, chị vẫn khăng khăng:

— Chị đã quyết rồi, từ hồi còn bé cơ, là nếu sinh con chị sẽ chọn bệnh viện M.

Viện M là một bệnh viện phụ sản tư nhân. Nó đã có ở đó từ thời ông nội chúng tôi. Chúng tôi thường hay trốn vào khu vườn sau viện đùa nghịch. Bệnh viện là một tòa nhà ba tầng bằng gỗ đã cũ, nhìn từ bên ngoài, những bức tường rào phủ đầy rêu, những dòng chữ đang mất dần trên tấm biển hiệu và những ô cửa kính lờ mờ khiến nó nặng mùi âm khí, thế nhưng bên trong khu vườn lại là một bầu không khí chan hòa ánh nắng. Những cảnh tượng trái ngược nhau đó luôn làm chúng tôi háo hức.Trong khu vườn có một bãi cỏ được vun trồng chu đáo, chúng tôi thường nằm lăn trên đó chơi đùa. Màu xanh của những phiến lá cỏ sắc nhọn và cái lấp lánh của ánh mặt trời lần lượt choán lấy tầm mắt tôi. Thế rồi màu xanh lục và ánh nắng hòa quyện với nhau ở đáy mắt, dần dần biến thành một màu xanh lam. Tiếp theo sau là cái giây phút tựa như bầu trời và gió và mặt đất bay vút ra xa, rung rinh. Tôi yêu cái giây phút ấy vô cùng.

Mặc dầu vậy, trò chơi làm chúng tôi mê hồn hơn hết thảy chính là được nhòm vào bệnh viện. Chúng tôi lấy chiếc thùng các tông đựng gạc và bông y tế vứt ở góc vườn làm bệ rồi đứng ngó vào trong phòng khám qua cửa sổ.

— Người ta biết thì chết.

Tôi nhát gan hơn chị.

— Không sao đâu, bọn mình vẫn còn là trẻ con mà.

Chị tôi hà hơi vào ô kính mờ nước, vừa lấy ống tay áo lau qua lau lại vừa bình thản nói.

Đưa mặt lại gần cửa sổ, tôi ngửi thấy mùi sơn trắng. Cảm giác về thứ mùi tựa như có vị cay cay nơi hốc mũi ấy luôn gắn liền với viện M, chẳng bao giờ mất đi ngay cả khi tôi đã lớn. Mỗi lần ngửi thấy mùi sơn, y như rằng tôi lại hình dung ra nó.

Phòng khám trước giờ làm việc buổi chiều lặng ngắt, không một bóng người, vì thế mà chúng tôi có thể nhẩn nha ngắm nghía từ góc này sang góc nọ.

Đối với tôi, bí ẩn lớn nhất là những cái lọ rộng miệng đủ loại đặt trên chiếc khay hình ê líp. Sao tôi thèm được tự tay mở những cái lọ chỉ có mỗi nắp đậy bằng thủy tinh, không phải kiểu nút khoén cũng không phải kiểu nắp vặn ấy đến thế. Lọ nào cũng có màu nâu hoặc nâu hoặc tím hoặc màu đỏ tía, còn chất lỏng bên trong đều nhuộm những tông màu ấy. Khi ánh nắng chiếu vào, trông chúng trong suốt, tựa hồ đang run rẩy.

Trên bàn bác sĩ, ống nghe, kẹp y tế, máy đo huyết áp nằm đấy bừa bộn. Mấy cái ống nhỏ ngoằn ngoèo cũng với màu sáng bạc của kim loại và nắm bơm cao su hình quả lê tây khiến cái máy đo huyết áp giống hệt như một con côn trùng khêu gợi. Những dòng chữ viết ngoáy trong hồ sơ bệnh án ẩn chứa một vẻ đẹp bí hiểm đến rung mình.

Sát cạnh bàn là một chiếc giường giản dị, không phô trương. Một chiếc gối hình hộp nằm chính giữa tấm khăn trải đã cứng đơ vì giặt nhiều lần. Tôi tự hỏi, nếu thử nằm lên cái gối hình thù lạ đời và không có vẻ gì là mềm mại kia thì cảm giác sẽ ra sao nhỉ?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button