Văn học nước ngoài

Nhật Ký Kẻ Mị Tình

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Soren Kierkegaard

Download sách Nhật Ký Kẻ Mị Tình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Kierkegaard là con út trong một gia đình giàu có. Mẹ ông trước kia là người hầu được người cha cất lên làm vợ. Người cha ấy nghiêm khắc, kính tín (theo đạo Tin Lành, quốc giáo của Đan Mạch) nhưng xưa kia thời trẻ tuổi nghèo khó đã buột miệng nguyền rủa Thượng đế. Cha ông tin rằng vì sự báng bổ đó mà các con ông sẽ phải chịu tội chết trước tuổi ba mươi như Đức chúa khổ nạn. Tuy nhiên, trong bảy đứa con của ông sống sót được hai người và Kierkegaard cảm thấy ngạc nhiên sung sướng vượt ngưỡng tuổi lời nguyền. Cái tâm lý Sợ hãi và Run rẩy của người cha đã truyền sang Kierkegaard và đó cũng là tên một tác phẩm lớn của ông trong sự nghiệp đồ sộ lên đến ba mươi lăm cuốn sách.

Năm 1830, Kierkegaard vào Đại học Copenhagen theo đuổi thần học và triết lý và mãi đến mười năm sau mới lấy học vị tiến sĩ. Đáng lẽ trở nên một mục sư trong một nhà thờ ở Đan Mạch, Kierkegaard chỉ ngồi nhà viết sách, nhờ vào gia sản mà người cha đã mất để lại. Là một thanh niên giàu có, ông chẳng xa lạ gì với những thú vui tửu sắc, lại còn phóng đãng nữa, cùng với một hội bạn bè gọi là “Liên minh thần thánh” tán đủ thứ chuyện về âm nhạc, triết lý và gái.

Chàng tiến sĩ năm 1840 ấy chinh phục được người đẹp Regine Olsen, cô con gái mười bảy tuổi của một chính khách, hứa hôn với nàng trong khi hình như nàng vẫn còn đang yêu một thầy học của mình. Ngoài sách vở, đó là một thành công lớn của Kierkegaard.

Nhưng nhanh chóng, chàng nhận ra sai lầm của mình dù lý do không rõ lắm, chẳng làm sao hiểu nổi, chàng quyết định từ bỏ nàng, như một kẻ mị tình.

Tháng 9 năm 1840: Cầu hôn

Tháng 8 năm 1841: Trả nhẫn cho Regine

“Trên mọi thứ, hãy quên người lá viết thư này, hãy tha thứ người không có khả năng làm cho một cô gái hạnh phúc, dù cho y có đôi chút khả năng khác,” đó là lời Kierkegaard gởi nàng.

Kể lại chuyện này, ông đưa ra một lời tự nhận xét mơ hồ nhưng có lẽ tinh tế: “Tôi quá nặng đối với nàng, còn nàng thì quá nhẹ đối với tôi” (I was too heavy for her, and she was too light for me).

Regine đã “chiến đấu như một con cọp cái” để kéo Kierkegaard trở lại nhưng vô vọng, đành buông xuôi, về sau kết hôn với người thầy học đã yêu là Schlegel.

Sau vụ tai tiếng, Kierkegaard trốn chạy khỏi Copenhagen, đến Berlin trú ẩn và nghiên cứu với lời xưng tụng Regine: “Nàng đã biến tôi thành nhà thơ”.

Và đúng vậy, nhờ Regine, Kierkegaard đã thi hóa triết học.

Đổi lại, nhờ Kierkegaard, Regine trở nên bất tử như Beatrice của Dante  [3]  . Hình ảnh của Regine hầu như xuyên thấm mọi trang văn của ông. Từ bỏ nàng mà vẫn yêu quý nàng, mà tâm linh tràn ngập nàng, đó mới là nghịch lý của tình yêu bất tử.

Kierkegaard còn nói rõ khi còn rất sớm là sau khi ông mất, tác phẩm và sản nghiệp của ông sẽ dành tặng Regine, người đã vô tình mặc khải cho ông con đường tâm linh.

Từ xa nàng, Kierkegaard lui về đời sống cô đơn. Những trang mơ tưởng kỳ lạ được viết theo những cách như chưa từng ai viết với những bút danh khác nhau, những mặt nạ tác giả cứ tràn ra với đời gây sửng sốt, hoặc chế giễu, hoặc hoảng sợ, hoặc im lặng không hiểu, hoặc ngộ nhận…

Từ cuốn  Hoặc là/ Hoặc là  năm 1843 lần lượt ra đời những kiệt tác  Sợ hãi và Run rẩy, Sự hồi khởi, Những chặng đường đời, Cơn bệnh chết người, Những mảnh vụn triết học…

Tác phẩm cuối cùng là  Bất biến của Thượng đế  (1855).

Nếu phải khắc chữ nào đó trên mộ bia của mình, Kierkegaard không muốn chọn gì khác ngoài chữ Cá Thể (The Individual).

Ông chỉ là một cá thể. Cá thể trong chọn lựa, xao xuyến và ưu tư.

Kierkegaard mở một con đường mới cho triết học. Dưới bóng của ông sẽ xuất hiện những Paul Tillich  [4]  , Heidegger  [5]  , Sartre  [6]  , Derrida  [7]  …

Nhật ký kẻ mị tình  là một tác phẩm kỳ lạ, độc đáo vô song. Nó là tiểu thuyết của một triết gia. Một truyện tình. Một bi kịch. Một tự truyện hư cấu, có vẻ là vậy.

Trong lời giới thiệu hiện đại cho Nhật ký này, nhà văn lừng danh John Updike  [8]  nhận xét: “Trong nền văn chương bao la của tình yêu,  Nhật ký kẻ mị tình  là một kỳ thư mê lộ – một vận dụng trí tuệ cuồng nhiệt để tái dựng một thất bại sắc tình thành một thắng lợi giáo huấn, một thương tích đeo lấy mặt nạ của một niềm kiêu hãnh.”

Tác phẩm mang giọng điệu trữ tình của nhật ký này thực ra là một thiên nằm trong bộ sách  Hoặc là/ Hoặc là  . Dường như ai cũng muốn xem thiên này như là tự thú của Kierkegaard về quan hệ tình yêu với nàng Regine xinh đẹp. Nàng nhỏ hơn ông mười tuổi, ông chính thức hứa hôn rồi hủy hôn ước trong vòng một năm sau.

Tuy nhiên, nhân vật Johannes, kẻ mị tình ấy dù có giống Kierkegaard ở mức độ nào đó, phương diện nào đó thì vẫn là một nhân vật hư cấu mà Kierkegaard tạo ra để phát ngôn cho lối sống đam mê hiếu cảm (còn gọi là cuộc sống hiếu mỹ). Nhân vật này có triết lý “hiến mình cho lạc thú nhục cảm”, có mưu mô tính toán khi săn đuổi nàng Cordelia, xem nàng như con mồi. Vì thông minh, Johannes biết cách biện minh (mị Cordelia là để phát triển kinh nghiệm mới cho nàng, lợi cho cả hai đấy thôi…) và cũng ý thức được đời thì phù phiếm, lạc thú thì ngắn ngủi, tuổi trẻ là mộng mị, làm gì thì cũng hối tiếc mà thôi, vô vọng mà thôi.

Ở phần khác của bộ sách  Hoặc là/ Hoặc là  sẽ có một quan điểm khác với lối sống hiếu cảm, ở đó một vị thẩm phán tuyên giảng về đời sống đức lý.

Thực ra, bộ sách  Hoặc là/ Hoặc là  còn nhiều nhân vật khác, mà ta không xét ở đây. Và cuối sách còn gợi lên lối sống tâm linh, tôn giáo. Kể ra như thế để thấy viễn tượng của Kierkegaard về ba chặng đường: hiếu cảm, đức lý và tôn giáo – chứ ông không đồng hóa mình với nhân vật Johannes.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button