Văn học nước ngoài

Nhà Tiên Tri Cuối Cùng

Nha tien tri cuoi cung - james rollins1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : james rollins

Download sách Nhà Tiên Tri Cuối Cùng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Từ những ghi chép lịch sử

“Hồng ân lớn lao nhất dành tặng cho nhân loại khởi nguồn từ cơn giận dữ, ấy chính là một món quà thiêng liêng.”

Socrates, trong cuốn Nhà Tiên tri của Delphi

(nhà triết học Hy Lạp cổ đại (người dịch – ND).

Người Hy Lạp cổ đại với đền thờ các vị thần đã giữ trong mình niềm tin vĩnh cửu về quyền lực của lời tiên tri. Họ sùng kính những ai có khả năng đọc thấu điềm báo qua từng khúc ruột của loài dê, người thấy trước tương lai từ trong màn khói của ngọn lửa cúng thần, người dự đoán các sự kiện dựa vào điềm báo từ những khúc xương được tung hứng. Nhưng một nhân vật được đặt ở vị trí tôn kính nhất: đó là Nhà Tiên tri huyền bí của Delphi. (vùng đất ở phía Tây Bắc của thủ đô Athens, Hy Lạp (ND)

Trải qua gần hai ngàn năm, có biết bao những phụ nữ được canh gác nghiêm ngặt đã sống trong đền thờ Apollo (đền thờ Hy Lạp cổ đại ở Bassae, xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ V trước Công nguyên (ND).) trên sườn núi Parnassus. Cứ mỗi thế hệ, một người phụ nữ độc thân sẽ bước lên ngôi vị tiên tri và lấy tên Pythia. Trong khi bị thôi miên bằng hơi nước, nàng sẽ trả lời những câu hỏi về tương lai – từ nội dung trần tục cho đến chủ đề uyên thâm.

Những người ngưỡng mộ nàng còn bao gồm cả những nhân vật chủ chốt của lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ đại: Plato, Sophocles, Aristotle, Plutarch, Ovid. Ngay cả những tín đồ Cơ đốc sơ khai cũng tôn thờ nàng. Michelangelo đã vẽ chân dung nàng nổi bật trên mái vòm nhà nguyện Sistine, báo trước sự xuất hiện của Chúa Giêsu.

Nhưng phải chăng nàng chỉ là một người giả dối, đánh lừa quần chúng bằng những câu trả lời khó hiểu ? Dù sự thật là gì đi chăng nữa, thực tế vẫn còn nằm ngoài tranh luận. Nhận được sự tôn kính từ các vị vua và ngay cả những thống lĩnh anh hùng của thế giới cổ đại, lời tiên tri của Pythia đã biến đổi tiến trình lịch sử nhân loại.

Và trong lúc biết bao câu chuyện về nàng vẫn còn gói ghém trong huyền bí và thần thoại, một sự thật được phơi bày. Năm 2001, các nhà khảo cổ hoc và đia chất hoc khám phá ra một sự liên kết kỳ lạ của những mảng kiến tạo nằm sâu dưới dãy núi Parnassus, cùng với khí hydrocacbon mang theo etylen thoát ra, có khả năng gây trạng thái phấn chấn như bị thôi miên xen lẫn ảo giác, rất giống với nguồn hơi nước được mô tả trong những ghi chép lịch sử.

Dù khoa học có phát hiện được một trong những bí mật của Pythia, sự thật sau cùng vẫn còn là ẩn số.

Phải chăng Nhà Tiên tri thực sự thấy trước tương lai? Hay đó chỉ là cơn giận dữ của thánh thần?

Người nào hiểu bản thân họ và nhân thế, sẽ hiểu được vũ trụ và thánh thần.

– Khắc mục tại đền thờ Delphi

 

 

Năm 398 sau công nguyên Núi Parnassus Hy Lạp

 

 

Họ đến để giết nàng.

Người phụ nữ đứng ở hàng hiên của ngôi đền. Nàng run rẩy trong bộ phục trang mỏng manh, một chiếc áo váy đơn giản với đai bằng vải lanh tráng thắt ngang eo, nhưng không đến nỗi lạnh như cái rét trước buổi rạng đồng khiến xương nàng tê cứng.

Dưới kia, một đám rước đuốc đổ về dọc sườn núi Parnassus như một dòng sông lửa. Nó cứ trôi trên con đường lát đá mang tên Linh thiêng, vượt qua cả những chỗ ngoặt gập ghềnh hướng đến đền thờ thần Apollo. Tiếng va đập của lưỡi kiếm vào khiên chắn đồng hành với bước đi của họ, một đạo quân đầy đủ của quân đoàn La Mã, năm trăm con người mạnh mẽ. Con đường uốn lượn qua những di tích đổ nát cùng những kho báu trải dài đã qua bàn tay cướp phá. Bất cứ thứ gì có thể thiêu rụi phút chốc trở thành nạn nhân của những ngọn đuốc.

Khi ánh lửa nhảy múa trên đống đổ nát, nó đóng vai một ảo tưởng lung linh cho thời kỳ vinh quang hơn, một sự phục chế nhiệt thành cho huy hoàng thuở trước: những kho báu ngập tràn vàng bạc, trang sức, vô số các bức chạm khác từ những nghệ nhân điêu luyện nhất, những đám đồng trật tự lắng nghe lời sấm truyền của Nhà Tiên tri.

Đã không còn nữa.

Cả thế kỷ qua, Delphi bị hạ bệ bởi cuộc xâm lăng của người Gaul (tộc người đóng ở vùng lãnh thổ Thượng Germania – một tỉnh hành chính của Đế chế La Mã cổ đại (ND)), bởi trận cướp bóc của người Thracia (tộc người sống ở vùng Trung, Đông và Đông Nam châu Âu (ND).), nhưng trên hết là sự quên lãng. Giờ vài người đã đến đây đón nhận những lời lẽ từ Nhà Tiên tri: một người chăn dê chất vấn về lòng trung thành của bà vợ, hay một thủy thủ tìm kiếm những điềm tốt cho hành trình trên vịnh Corinth (một vịnh sâu của Biển Ionia, ngăn cách bán đảo Peloponnese với đất liền phía Tây của Hy Lạp (ND).).

Đó là sự kết thúc của các thời kỳ, một kết cục cho Nhà Tiên tri xứ Delphi. Sau ba mươi năm tiên đoán, nàng trở thành người cuối cùng mang cái tên Pythia.

Nhà Tiên tri cuối cùng của Delphi.

Nhưng gánh nặng này lại mang một thách thức cuối cùng.

Pythia quay về hướng Đồng, nơi bầu trời bắt đầu rực sáng.

Ô kìa, chính là nữ thần bình minh, thần Eos của màu hoa thắm đỏ. đang thúc giục vị thần ánh sáng Apollo buộc dây cương vào cỗ xe tứ mã Mặt trời.

Trong số những chị em của Pythia có một tăng nữ trẻ, người đã theo gót nàng bước ra khỏi đền thờ. “Chủ nhân, hãy đi theo chúng tôi,” người phụ nữ trẻ khẩn thiết, “vẫn chưa quá muộn. Chúng ta và mọi người vẫn còn có thể thoát được, tới những hang động cao.”

Pythia đặt một bàn tay lên vai người phụ nữ để trấn an. Suốt đêm qua, những phụ nữ khác đã chạy trốn đến những ngọn núi hiểm trở, nơi hang động của thần Dionysus (vị thần rượu nho, con trai của thần Zeus với một công chúa người trần tên là Semele (ND) sẽ chở che họ. Nhưng Pythia còn phải thực hiện một nhiệm vụ cuối cùng nơi đây.

“Chủ nhân, quả thật không còn thời gian để đưa ra lời tiên tri cuối cùng này đâu.”

“Ta phải làm điều đó.”

“Vậy hãy thực hiện ngay thôi. Trước khi quá muộn.”

Pythia quay đi. “Chúng ta phải đợi đến buổi bình minh của ngày thứ bảy. Đấy mới là con đường của chúng ta.

Tối qua khi mặt trời lặn, Pythia đã cất công chuẩn bị mọi thứ. Nàng đã tắm ở suối bạc của người Castilia (tộc người ở vùng đất thuộc Tây Ban Nha), uống nước suối Kassotis (tên của một nữ thần thơ ca được đặt cho suối nước ở Delphi) và đốt lá nguyệt quế trên một bệ thờ bằng đá cẩm thạch đen bên ngoài ngôi đền. Nàng đã tuân thủ chính xác nghi lễ, đúng như trình tự mà nhà tiên tri Pythia đầu tiên thực hiện cách đây hàng ngàn năm.

Duy chỉ có lần này, Nhà Tiên tri không còn đơn độc trong lễ rửa tội của nàng.

Bên cạnh nàng là một bé gái, chưa đến mười hai xuân xanh.

Một sinh linh thật bé nhỏ, xuất hiện rất diệu kỳ.

Đứa bé mình trần trong làn nước suối nguồn, được bà vú tắm gội và xức dầu thánh. Cô bé không nói tiếng nào, chỉ đứng đó với một cánh tay vươn ra, úp mở năm ngón như thể đang nắm lấy vật gì chỉ mình cô nhìn thấy. Chúa Trời đã đày ải đứa trẻ, hay chỉ là chưa ban phúc lành một cách công bằng ? Chắc chắn không phải do thần Apollo. Lời tiên tri về đứa trẻ của ba mươi ngày trước chỉ có thể do các vị thần ban tặng. Những lời lẽ lan truyền làm bùng lên những ngọn lửa mà giờ đây đã tỏa đến Delphi.

Về một đứa trẻ mới xuất hiện.

Pythia bằng lòng cho phép Delphi trôi dần vào quên lãng. Nàng ghi nhớ lời răn của một trong những người tiền nhiệm, rằng cái chết vùi sâu hàng thế kỷ là một điềm đáng ngại.

Hoàng đế La Mã Augustus từng hỏi người chị gái đã quy tiên của mình: “Tại sao những Nhà Tiên tri lại trưởng thành trong lặng lẽ ?”

Người chị gái đáp: “Một cậu bé Do Thái, vị thần cai trị chúng sinh được ban phước lành, truyền lệnh cho ta rời khỏi ngôi nhà này…”

Những lời lẽ ấy minh chứng cho một lời tiên tri có thật. Sự sùng kính Chúa Giê-su mở đường cho sự lụi tàn của đế chế và dập tắt bất cứ hy vọng nào muốn quay trở về những đường mòn xưa cũ.

Một tháng trước đây, cô bé xa lạ đã được dẫn lối theo những bước đi của nàng.

Pythia thoáng nhìn những ngọn lửa và hướng về chính điện, căn phòng riêng bên trong đền thờ Apollo. Cô bé đợi nàng ở đó.

Cô bé là một đứa trẻ mồ côi từ thị trấn Chios xa xôi. Đã từ lâu, nhiều người mang đến đây những đứa trẻ, tìm cách trút bỏ gánh nặng cho hội thánh nữ. Hầu hết trong số chúng bị trả về. Chỉ có những bé gái tinh túy nhất được phép ở lại: dáng thẳng, mắt trong và thuần khiết. Thần Apollo sẽ không bao giờ chấp nhận một con tàu chắp vá cho hành trình đến bến bờ tiên tri của mình.

Khi nhành liễu ấy mình trần xuất hiện trên những nấc thang của đền thờ Apollo, Pythia tuyệt nhiên còn không để ý đến cô bé. Đứa bé nhếch nhác, mái tóc sẫm màu rối bù, trên da hằn lên những vết sẹo đậu mùa. Nhưng sâu thẳm bên trong, Pythia cảm nhận có điều gì đó bất ổn với đứa trẻ. Cái cách cô bé đung đưa người từ trước ra sau. Cả đôi mắt cũng nhìn chăm chăm bất định.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button