Văn học nước ngoài

Người Đàn Ông Mỹ Cuối Cùng


Nguoi dan ong My cuoi cung - Elizabeth Gilbert1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Elizabeth Gilbert

Download sách Người Đàn Ông Mỹ Cuối Cùng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH 

Thế nào là “người đàn ông Mỹ”? Cuốn sách kỳ lạ, lôi cuốn của Elizabeth Gilbert, tác giả của Ăn, cầu nguyện, yêu, dẫn ta đi sâu tìm lời đáp cho câu hỏi đó. Eustace Conway, “người đàn ông Mỹ”, có niềm tin quyết liệt rằng sứ mệnh của mình là làm mọi cách sao cho người dân Mỹ thấy lẽ ra họ có thể mạnh mẽ và đảm lược như cha ông họ ngày xưa – những người Mỹ thời lập quốc – ra sao, họ đã sa đọa và trở nên kém cỏi đến thế nào vì tiện nghi vật chất của cuộc sống hiện đại. Conway là “thần tượng” với nhiều người bởi ý chí kiên định đi theo con đường mình đã chọn, cho dẫu anh không phải không có những nhược điểm riêng khiến cho công cuộc xây chốn địa đàng theo tâm nguyện của anh thật không dễ dàng. Song cái lớn ở anh là những khiếm khuyết và bất thành đó không làm anh gục ngã; anh luôn luôn là anh, con người xứng đáng với cái danh xưng đẹp mà gây bứt rứt, “Người Đàn Ông Mỹ Cuối Cùng”.

Trích đoạn

Một cuộc sống xiết bao hoang dại! Một kiểu tồn tại vô cùng mới mẻ!

– Henry Wadsworth Longfellow [1], suy ngẫm về khả năng viết một thiên sử thi về nhà thám hiểm người Mỹ John Frémont [2].

[1] Henry Wadsworth Longfellow (1807-1882): nhà thơ Mỹ nổi tiếng.

[2] John C. Frémont (1813-1890): sĩ quan quân đội Mỹ, nhà thám hiểm lớn. Ông từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa.

Khi Eustace Conway lên bảy, anh có thể ném dao đủ chính xác để găm phập một con sóc chuột vào thân cây. Lúc lên mười, anh có thể hạ một con sóc đang chạy cách xa mười lăm mét bằng cung tên. Lên mười hai, anh đi vào rừng, một mình với hai bàn tay không, dựng cho mình một cái chòi và sống được ở vùng đất ấy suốt một tuần. Bước sang tuổi mười bảy, anh rời hẳn khỏi ngôi nhà của gia đình mình đi thẳng vào núi, sống ở đó trong một túp lều vải tự tay thiết kế, đánh lửa bằng cách chà hai thanh củi vào nhau, tắm trong những con suối lạnh ngắt, mặc đồ bằng da của con thú anh đã săn và ăn thịt.

Nhân tiện xin nói, chuyến ra đi này diễn ra năm 1977. Đó cũng là năm bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao công chiếu.

Năm sau, mười tám tuổi, Eustace Conway ngao du sông Mississippi trên một chiếc xuồng gỗ tự đóng, chống chọi với những xoáy nước dữ dội đến nỗi có thể nhấn chìm một thân cây cao hơn chục mét, lôi nó đi xa cả dặm về phía hạ nguồn rồi mói chịu thả lên mặt nước. Năm sau, anh bắt đầu hành trình hai ngàn dặm trên Đường mòn Appalachia, đi bộ từ bang Maine tới bang Georgia và hầu như chỉ sống bằng những gì săn bắn thu lượm được dọc đường. Rồi trong những năm sau đó, Eustace độc hành qua dãy Alps ở Đức (đi giày đế mềm), băng xuồng qua Alaska, trèo những vách đá ở New Zealand, và sống với người Navajo ở bang New Mexico. Khoảng hai mươi lăm tuổi, anh quyết định nghiên cứu một nền văn hóa nguyên thủy kỹ lưỡng hơn, để học được những kỹ năng còn xưa hơn. Thế nên anh bay sang Guatemala, xuống máy bay là cất tiếng hỏi ngay, “Người nguyên thủy sống ở đâu?” Người ta chỉ cho anh về hướng khu rừng nhiệt đới, ở đó anh lặn lội bao ngày trời cho tới khi tìm thấy ngôi làng hẻo lánh nhất của thổ dân Maya, nhiều người trong làng trước đây chưa từng nhìn thấy người da trắng. Anh sống với người Maya độ năm tháng, học ngôn ngữ của họ, nghiên cứu tín ngưỡng, hoàn thiện tay nghề đan dệt.

Tuy nhiên cuộc phiêu lưu tuyệt vời nhất của anh có lẽ là vào năm 1995, khi Eustace nảy ra ý tưởng cưỡi ngựa xuyên nước Mỹ. Em trai của anh là Judson và một người bạn thân của gia đình đi cùng anh. Đó là một hành động ngẫu hứng điên rồ. Eustace không rõ cưỡi ngựa xuyên nước Mỹ có khả thi hay thậm chí có hợp pháp hay không. Anh vừa ăn xong bữa tối Giáng sinh thịnh soạn với gia đình, khoác súng, thắng chiếc yên ngựa tám mươi năm tuổi của Kỵ binh Hoa Kỳ (ở nhiều chỗ lớp cao su đã mỏng tới nỗi khi cưỡi anh có thể cảm nhận được hơi ấm của ngựa giữa hai chân), phóc lên lưng ngựa, khởi hành. Anh dự tính rằng anh và hai người bạn đồng hành sẽ tới được Thái Bình Dương vào lễ Phục sinh, dù ai nghe anh nói vậy cũng đều cười vào mặt anh.

Ba kỵ sĩ phi nước đại suốt chặng đường, ngốn gần năm mươi dặm một ngày. Họ ăn xúp nấu từ thịt hươu nai và sóc bị xe cán dọc đường. Họ ngủ trong các nhà kho, chuồng trại và nhà của những người địa phương nhìn họ đầy kính sợ, nhưng sang tới miền Tây khô ráo và quang đãng, hằng đêm cứ xuống ngựa ở đâu là họ ngủ luôn trên mặt đất tại đó. Một chiều nọ, họ suýt chết vì những chiếc xe tải mười tám bánh lạc tay lái khi ngựa của họ lồng lên trên một cây cầu đông nườm nượp nối giữa hai bang. Ở b Mississippi, họ suýt bị bắt giam vì ở trần. Ở San Diego, họ buộc ngựa ven một vạt cỏ ngăn giữa một khu buôn bán sầm uất và xa lộ tám làn. Đêm ấy họ ngủ lại đó và rồi chiều hôm sau tới Thái Bình Dương. Eustace Conway cưỡi ngựa phi thẳng vào con sóng. Lúc ấy là mười tiếng đồng hồ trước lễ Phục sinh. Anh đã đi xuyên đất nước trong 103 ngày, lập một kỷ lục thế giới vào thời điểm đó.

Từ bờ này tới bờ kia đất nước, người Mỹ thuộc mọi trình độ nhận thức đều ngước nhìn Eustace Conway trên yên ngựa mà thốt lên đầy thèm muốn, “Ước gì tôi làm được điều anh đang làm.”

Và với từng người như vậy, Eustace trả lời, “Làm được chứ.”

Tuy nhiên ở đây tôi đang đưa câu chuyện đi trước nhiều rồi.

Eustace Conway sinh năm 1961 tại Nam Carolina. Gia đình Conway sống trong một ngôi nhà ngoại ô tiện nghi ở một khu mới lập toàn những ngôi nhà tương tự nhau, chỉ khác là ngay cạnh nhà họ có một khoảnh rừng đẹp vẫn chưa bị phát quang lấy đất xây dựng. Đó thật sự là một khu rừng nguyên sinh hoang dã, chưa bị ai chạm tới, không có đến cả đường mòn chạy qua. Một khu rừng già vẫn còn đầy rẫy đầm lầy và gấu. Chính tại nơi đây, cha của Eustace Conway – ông cũng tên là Eustace Conway và là người am hiểu mọi điều – thường đưa cậu con nhỏ vào để dạy cách nhận dạng các loài thực vật, chim chóc và động vật có vú cư trú ở vùng miền Nam nước Mỹ. Hai cha con thường lang thang trong khu rừng ấy hàng giờ, ngước nhìn cây cối mà thảo luận về hình dạng của lá. Vậy nên đây là những ký ức đầu đời của Eustace Conway: cái bao la của khu rừng; chùm ánh nắng xuyên nghiêng qua tấm thảm thiên nhiên xanh mướt; giọng nói khai minh của người cha; vẻ đẹp của những từ bồ kết, bulô, hoàng dương; niềm vui mới mẻ được mở mang trí tuệ càng tăng thêm nhờ cảm giác đặc biệt khi cái đầu của cậu con trai mới chập chững biết đi lúc nào cũng ngửa ra sau tới nỗi cậu có thể ngã nhào vì cố sức ngước nhìn mãi quá nhiều loài cây.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button