Văn học nước ngoài

Người Cá

Nguoi ca - Alexander Romanovich Belyaev1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NGƯỜI CÁ

Tác giả :  Alexander Romanovich Belyaev

Download sách Người Cá ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chương I : Con quỷ biển xuất hiện

Một đêm hè ngột ngạt ở Argentina. Bầu trời đen sẫm lấp lánh ánh sao. Con tàu Medusa lặng lẽ thả neo. Tiếng sóng biển rì rào, tiếng đồ nghề va chạm vẫn không phá vỡ được cảnh tĩnh mịch của đêm khuya. Hình như biển cả đang chìm trong một giấc ngủ say.

Những người phu mò ngọc nằm ngủ say trên boong tàu. Trong những ngày hè oi bức này, họ làm lụng mệt đến nỗi khi xong công việc thì không còn đủ sức để kéo thuyền lên boong tàu nữa. Và cũng chưa có hiện tượng nào báo hiệu thời tiết khó chịu này sẽ thay đổi. Chiếc thang dùng leo lên cột buồm vẫn ngả nghiêng, dây buồm buông chùng run rẩy trong làn gió biển đang thổi từng cơn nhè nhẹ. Cả khỏang trống giữa mũi và đuôi tàu ngổn ngang những đống trai có ngọc, những mảnh san hô, dây thừng và những cái thùng rỗng. Gần cột buồm có một cái thùng to đựng nước ngọt và một cái gáo sắt có giây buộc. Nước đổ ra xung quanh thùng tạo thành một vũng màu đen.

Thỉnh thỏang có một vài người thợ lặnh nhỏm dậy, đi lọang chọang về phía cái thùng. Họ múc nước uống mà mắt vẫn nhắm nghiền, rồi gục xuống ngủ ngay ở bất cứ chỗ nào. Những người thợ lặn luôn cảm thấy khác nước. Buổi sáng, họ không giám ăn trước khi đi làm vì sợ nguy hiểm. Công việc dưới nước đòi hỏi phải chịu một áp lực rất cao, do vậy họ phải chịu nhịn đói đến chiều và chỉ có thể ăn trước khi đi ngủ. Hơn nữa thức ăn của họ chỉ tòan là thịt bò muối mặn.

Đêm nay đến phiên gác của bác thổ dân Bantasas. Bác là cánh tay phải đắc lực nhất của thuyền trưởng Pedro Juritas, chủ con tàu Medusa. Lúc trẻ, Bantasas là một phu mò ngọc nổi tiếng. Bác có thể lặn sâu hơn gấp đôi người khác.

Bác ta thường nói với các thợ lặn trẻ: “Chắc các anh thắc mắc vì sao tôi lại lặn được sâu như vậy? Chỉ vì ngày ấy người ta biết cách dạy từ khi người học nghề còn rất nhỏ. Năm tôi mười tuổi, cha tôi đã đem tôi đến học nghề ở nhà ông Hoser. Còn cách dạy thì thật đơn giản, ông ta ném một hòn đá hay một vỏ ốc xuống nước rồi ra lệnh cho chúng tôi lặn xuống mò lên. Chỗ ném ngày càng sâu hơn. Không mò lên được là ông ấy lấy dây thừng quất rồi quăng chúng tôi xuống nước.

Vì thế mà chúng tôi biết lặn. Sau đó, ông ta bắt đầu dạy chúng tôi lặn sâu hơn. Ông lão lặn xuống tận đáy biển rồi buộc một cái sọt hay hay một tấm lước vào neo. Bọn tôi phải lặn xuống và gỡ ra. Chưa gỡ được thì đừng ngoi lên, vì ngoi lên là bị ăn đòn ngay. Chúng tôi bị đòn nhừ tử. Nhiều đứa phải trốn đi vì không chịu nổi. Nhưng còn tôi thì trở thành thợ lặn giỏi nhất vùng và kiếm ăn được.”

Bantasa mở một cửa hàng nhỏ ở Buenos Aires buôn bán ngọc trai, san hô, vỏ ốc và những hải sãn quý khác. Nhưng ở trên cạn hòai cũng buồn, do vậy thỉnh thỏang bác ta lại theo tàu đi mò ngọc trai. Các chủ tàu rất quý bác, vì không ai am hiểu vịnh La Plata, vùng ven bờ và những chỗ có nhiều ngọc trai như Bantasas. Còn nhóm thợ lặn thì kính nể vì tài năng của bác. Nhưng hơn thế nữa vì Bantasas biết cách làm vừa lòng mọi người.

Bantasas ngồi trên một cái thùng nhỏ và chậm rãi hút xì gà. Aùnh sáng của chiếc đèn treo trên cột buồm rọi vào mặt bác, một khuôn mặt dài, gân guốc, sống mũi thẳng, đôi mắt to và đẹp, khuôn mặt của người da đỏ bộ lạc Araucan. Mí mắt bác ta thiu thiu ngủ. Nhưng chỉ có con mắt là nhắm, còn đôi tai vẫn tỉnh táo. Gió đưa mùi trai thối từ bờ ra. Ngửi mùi này, người không quen rất dễ buồn nôn, nhưng Bantasas lại hít vào một cách khoan khóai. Đối với bác, mùi trai thối gợi lại những niềm vui của cuộc đời tự do phóng túng và những nỗi hiểm nguy ngòai biển cả. Bantasas vừa thiu thiu ngủ. Điếu xì gà vừa rơi khỏi tay, đầu bác ta gục xuống ngực.

Nhưng một tiếng vang từ biển khơi đập vào tai bác. Bantasas mở mắt. Hình như có tiếng tù và, sau đó lại có tiếng hú kéo dài và cao vút.

Những tiếng động này có một cái gì mới lạ lắm, bác chưa từng nghe bao giờ. Bantasas đứng dậy, bước ra mạn tàu và đưa mắt nhìn kỹ mặt biển. Không một bóng người và im lặng. Bantasas lấy chân đẩy một người thợ lặn đang nằm trên boong, khi anh này nhỏm dậy bác khẽ hỏi:

– Có nghe thấy tiếng hú không? Chắc là nó xuất hiện đấy!

– Tôi chẳng nghe thấy gì cả. – Người thợ quỳ gối lắng nghe và khẽ đáp lại.

Tiếng tù và và tiếng hú lại đột nhiên phá tan bầu không khí tĩnh mịch. Nghe tiếng đó, người thợ lặn bỗng sụp xuống.

– Đúng là nó rồi! – Anh nói với giọng run rẩy và hỏang sợ.

Đám thợ lặn đã tỉnh giấc. Họ lê tới chỗ có ánh đèn, dường như muốn tìm sự che chở trong những tia sáng vàng vọt của nó. Họ ngồi chen chúc nhau và lắng nghe với vẻ mặt căng thẳng. Tiếng tù và và tiếng người hú từ xa còn vọng lại một lần nữa, sau đó mất hẳn.

– Nó đấy…

– Con quỷ biển! – Họ thì thào.

– Chúng ta không thể ở lại đây được!

– Cá mập cũng không đáng sợ bằng.

– Gọi chủ tàu ra đây, anh em ơi!

Chủ tàu bứơc lên boong, vừa đi vừa ngáp và vuốt đám lông trên ngực. Hắn ở trần, trên người chỉ có một chiếc quần dài bằng vải thô, bao súng lục đeo trước chiếc thắt lưng da to bản. Juritas đi về phía đám thợ lặn. Aùnh đèn bão soi rõ bộ mặt màu đồng hung vì rám nắng, bộ tóc quăn và dày xõa xuống trán, lông mày đen, ria mép rậm, râu cằm ngắn đã đốm bạc của hắn.

– Chuyện gì mà ồn ào vậy ?

Giọng nói bình tĩnh và điệu bộ tự tin của hắn làm cho đám thợ lặn yên tâm hơn. Họ định giành nhau nói, nhưng Bantasas đã bảo họ im lặng rồi trả lời Juritas:

– Chúng tôi nghe tiếng con quỷ biển

– Thật khéo tưởng tượng! – Juritas nói với giọng còn ngái ngủ.

– Không phải tưởng tượng đâu! Tất cả chúng tôi đều nghe thấy tiếng hú và tiếng tù và! Đám thợ lặn kêu lên.

Bantasas lại ra hiệu cho họ im lặng rồi nói tiếp:

– Chính tôi cũng nghe. Chỉ có Con quỷ biển mới có thể thổi tù và như vậy. Người thường thì không ai thổi tù và và hú như thế đâu. Phải đi khỏi nơi này ngay ông ạ!

– Chuyện hoang đường!- Giọng Juritas vẫn uể ỏai. Hắn chưa muốn nhổ neo vội nhưng không thuyết phục nổi đám thợ lặn. Họ bồn chồn, kêu la và dọa rằng nếu Juritas không nghe, họ sẽ bỏ lên bờ và đi bộ về Buenos Aires.

– Thôi được, sáng sớm mai sẽ nhổ neo! Juritas trở về phòng riêng, miệng vẫn làu bàu.
Hắn không còn buồn ngủ nữa. Hắn thắp đèn, châm lửa hút một điếu xì gà và đi đi lại lại trong căn phòng nhỏ, suy nghĩ đến con quái vật gần đây xuất hiện ở vùng biển này làm dân địa phương khiếp sợ.

Chưa ai nhìn thấy con quái vật đó, nhưng nó đã nhiều lần để lại dấu vết của mình. Người ta đã thêu dệt rất nhiều chuyện nói về nó. Nhưng khi kể chuyện, mọi người chỉ giám thì thầm vì sợ nó nghe thấy.

Tất cả những lời đồn đại đó đều bay tới thủ đô Buenos Aires. Và trong suốt mấy tuần lễ, Con quỷ biển là chủ đề của nhiều tờ báo rẻ tiền. Nếu có một chiếc thuyền nào bị đắm, hay lưới bị hỏng, nếu cá đã mắc vào lưới mà tự nhiện biến mất, người ta liền qui tội cho Con quỷ biển. Nhưng có người lại kể rằng đôi lúc Con quỷ biển lại quăng lên thuyền những on cá lớn và có lần đã cứu được một người sắp chết đuối. Thậm chí rằng một người gặp nạn còn quả quyết rằng khi anh ta đang chìm thì có ai đó đỡ lưng anh ta dìu vào tận bờ, rồi trong chớp mắt biến mất lẩn vào sóng biển.

ĐỌC THỬ

Nhưng chưa ai tận mắt nhìn thấy Con quỷ biển cả. Không ai có thể miêu tả hình dung con quái vật đó. Nhưng nỗi lo âu ngày càng tăng. Nhiều người không giám ra khơi nữa. Dân chúng thiếu cá ăn. Lúc này, chính quyền địa phương mới quyết định điều ra sự việc. Họ phái mấy chiếc tàu của cảnh sát tuần tra dọc bờ và có nhiệm vụ bắt giữ những kẻ phá rối trật tự trị an và làm dân chúng khiếp sợ.

Hai tuần liền, cảnh sát sục sạo ở vịnh La Plata và bờ biển, bắt giữ mấy thổ dân về tội phao tin đồn nhảm, gây hoang mang, nhưng vẫn không bắt được Con quỷ biển. Sau đó tình hình có khá hơn trong một thời gian. Nhưng Con quỷ biển vẫn tiếp tục xuất hiện.

Một hôm giữa đêm khuya, đám dân chài đang ngủ giữa biển chợt giật mình thức giấc vì thấy ai đó đã quẳng một chú dê con lên thuyền.
Một đám dân chài khác vừa kéo lưới lên thì thấy nó bị cắt tung bởi một lưỡi dao thật sắc.
Các phóng viên vui mừng khi thấy Con quỷ biển lại xuất hiện. Các nhà khoa học cũng lao vào nghiên cứu để giải thích được vấn đề này. Một số nhà bác học cho rằng dưới đại dương không thể có một lòai quái vật nào hành động được như người mà khoa học chưa biết, trừ trường hợp nó xuất hiện ở độ sâu ít được nghiên cứu. Và dù thế nào đi nữa, họ cũng không thừa nhận rằng quái vật có thể tinh khôn như người.

Một số khác dựa vào nhà sinh vật học người Đức tên là Condras Hesner, người đã miêu tả quỷ biển trong tác phẩm của mình.

Một số nhà bác học cao tuổi viết: “Cuối cùng, ta cũng chứng minh đựoc nhiều vấn đề mà các học giả cổ và trung đại viết là đúng, mặc dù khoa học hiện đại không thừa nhận những luận thuyết lỗi thời ấy. Sự sáng tạo của thượng đế là vô tận, và hơn ai hết, các nhà bác học chúng ta cần phải khiêm tốn và thận trọng trong những kết luận của cá nhân”.

Cuối cùng, để giải quyết cuộc tranh luận nàyngười ta đề cử ra một đòan nghiên cứu. Đòan nghiên cứu này cũng không may mắn gặp được con quỷ biển. Nhưng họ lại tìm hiểu được thêm nhiều hành động mới của nó. Trong các báo cáo đăng trên báo, đòan nghiên cứu khoa học viết:

1. Ở một số nơi trên bãi cát ven biển, chúng tôi thấy dấu chân người nhưng hẹp hơn về chiều ngang. Những giấu chân đó từ biển vào rồi lại trở ra. Tuy vậy, đó có thể là dấu chân của một người từ biển vào bằng thuyền.

2. Những tấm lưới chúng tôi được xem có thể đã bị một vật rất sắc cắt đứt. Có thể là lưới đã bị mắc vào mỏm đá ngầm hay những mảnh sắt của tàu thuyền bị đắm.

3. Theo lời kể của những nhân chứng, một con cá heo bị bão xô dạt vào bờ khá xa, nhưng đêm hôm đó có người đã kéo nó xuống biển. Người ta đã phát hiện ra vết chân có móng dài. Chắc hẳn đã có một người đánh cá nhân từ nào đó cứu sống con cá.

Ta đều biết là để trả ơn, dân chài thường cứu cá heo khi chúng gặp nạn. Vết móng chân có thể là vết móng tay người được tưởng tượng thêm ra mà thôi.

4. Con dê có thể do một kẻ tinh nghịch chở đến bằng thuyền và chở sang thuyền khác.

Các nhà khoa học còn tìm thên được những nguyên nhân khác cũng đơn giản như thế đã giải thích nguồn gốc những dấu vết do con quỷ để lại. Họ kết luận rằng không một quái vật nào ở biển cả có thể có những hành động phức tạp như vậy.

Nhưng trong báo cáo, các nhà khoa học đã lờ đi không đá động đến điều chủ yếu. Đó là con quỷ biển đã họat động ở nhiều nơi cách xa nhau trong một thời gian ngắn. Vậy là có thể nó bơi được với tốc độ phi thường hay có một phương tiện gì đặc biệt, hoặc là không chỉ có một con quỷ mà cả một bầy quỷ. Rõ ràng vấn đề này càng trở nên khó hiểu và đáng sợ hơn.
Juritas vừa đi lại trong phòng vừa nhớ lại câu chuyện bí hiểm đó. Hắm mãi suy nghĩ đến nỗi quên là trời đã hửng sáng. Hắn tắt đèn rồi đi rửa mặt. Juritas đang dội nước lên đầu, bỗng nghe thấy những tiếng kêu kinh hòang từ boong tàu đưa tới. Hắn vội chạy lên.

Đám thợ lặn đứng yên trên boong tàu vừa vung tay vừa kêu la inh ỏi. Juritas nhìn xuống biển và thấy các chiếc thuyền dưới nước đã bị cắt rời khỏi tàu. Gió đêm đã đẩy chúng ra tít ngòai khơi. Bây giờ gió đổi chiều lại từ từ đưa chúng vào bờ. Juritas ra lệnh cho thợ lặn nhảy xuống nước kéo thuyền về. Nhưng chẳng ai giám rời khỏi boong tàu. Hắn ra lện lần thứ hai có người trả lời:

– Ông có giỏi thì cứ xuống mà chiu vào miệng quỷ!

Juritas nắm lấy bao súng ngắn. Đám thợ lặn lùi lại và tập trung ở cột buồm. Họ nhìn Juritas một cách hận thù. Có lẽ khó tránh khỏi một cuộc xung đột. Nhưng Bantasas đã kịp thời can ngăn, bác nói:

– Người Araucan chẳng sợ con gì cả! Cá mập đã không nuốt trôi được lão già này thì con quỷ cũng chẳng làm gì nổi.

Nói xong, Bantasas lao mình xuống nước và bơi về phía chiếc thuyền. Đám thợ lặn đứng trên boong dõi theo Bantasas mà lòng hoảng sợ. Mặc dù đã có tuổi và bị đau một chân, bác vẫn bơi rất giỏi. Chỉ mấy sải tay là bác đã bơi đến sát chiếc thuyền. Bác kêu lên:

– Thừng bị dao cắt rất gọn! Dao này sắc tựa dao cạo râu.

Thấy Bantasas bình yên vô sự, mấy người thợ lặn cũng nhảy xuống theo bác.

Mặt trời mới lên mà đã oi bức. Bầu trời trong xanh không mộ gợn mây. Theo lời khuyên của Bantasas, tàu Medusa thả neo trong một vịnh nhỏ. Những chiếc thuyền nhỏ tản ra trong vịnh. Mỗi thuyền có 2 người, một người lặn một người kéo dây. Sau đó họ đổi phiên cho nhau.
Một chiếc thuyền tiến sát vào bờ. Môt người thợ lặn chân quặp một tảng đá to buộc vào một đầu dây, hụp nhanh xuống đáy biển. Nước rất ấm và trong suốt, nhìn thấy rất rõ từng viên đá dưới đáy.

Người thợ lặn xuống tới đáy và nhặt trai vào cái rọ đeo ở thắt lưng. Anh bạn trên thuyền cầm một đầu dây, khom mình qua mạn thuyền và nhìn xuôn đáy nước. Anh ta bỗng thấy người bạn đang lặn rướn lên hết sức nhanh, tay vẫy vùng rồi nắm lấy giây thừng giật mạnh đến nỗi suýt kéo anh ta ngã nhào xuống nước. Thuyền tròng trành. Anh vội kéo bạn lên thuyền. Người bạn há miệng thở hồng hộc, mắt trợn tròng, khuôn mặt vốn ngăm đen nay trở thành xám ngoét..

– Cá mập à ?

Nhưng người bạn không thể trả lời được và ngã vật xuống thuyền. Anh nhìn xuống nước. Rõ ràng có chuyện bất thường xảy ra. Anh ta bỗng thấy một thứ giống như khói màu đỏ sẫm xuất hiện từ sau một tảng đá ngầm, rồi từ từ lan ra nhuộm nước biển thành màu hồng. Lúc ấy lại xuất hiện xác một con cá mập, từ từ quay lại và biến mất sau mỏm đá. Đám khói màu đỏ sẫm kia chỉ có thể là máu phun ra dưới đáy biển. Chuyện gì đã xảy ra vậy ? Anh ta nhìn người bạn đang nằm sóng sòai, miệng thở hồng hộc với đôi mắt ngây dại nhìn lên trời. Anh ta vội chèo thuyền đưa bạn mình về tàu Medusa.

Một lát sau người thợ lặn tỉnh lại, nhưng anh ta bỗng kêu rống lên, lắc lắc đầu, thở phì phì, môi trề ra. Đám thợ lặn trên tàu xúm quanh và nóng lòng chờ người bạn kể lại đầu đuôi câu chuyện. Một anh trẻ tuổi lay người bị nạn và hét to:

– Cậu nói đi! Nếu cậu không muốn cho cái hồn vía nhút nhát của cậu lìa khỏi xác!
Người bị nạn quay đầu lại và nói giọng khàn khà:

– Gặp…Quỷ biển.

– Thế thì nói đi, nói ngay đi! – Đám thợ lặn sốt ruột cùng kêu lên.

– Có một con cá mập đang lao tới. Mình nghĩ nụng “thôi đứt rồi!” Nó há miệng và sắp nuốt chửng mình. Nhưng lại có…

– Cá mập nữa à ?

– Không, Con quỷ biển!

– Nó thế nào? Nó có đầu không ?

– Có. Hai mắt to như hai cái cốc.

– Đã có mắt thì phải có đầu. – Anh thổ dân trẻ tuổi khẳng định. – Nó có tay không ?

– Có! Tay nó như chân nhái. Ngón dài màu xanh, có móng và có màng. Tòan thân nó óng ánh như có vảy bạc. Nó lao về phía con cá moập, giơ tay lên đâm. Phập! Thế là máu ở bụng cá phun ra…

– Vậy chân nó ra sao ?

– Chân à ? – Anh thợ lặn cố nhớ lại. – Hòan tòan không có chân mà chỉ có một cái đuôi thật lớn.

– Vậy cậu sợ cá mập hay sợ quái vật ?

– Sợ quái vật hơn, mặc dù nó cứu mình thóat chết. – Anh thợ lặn trả lời không chút lưỡng lự.

– Chính là nó!

– Con quỷ biển đấy!

– Thần Biển đến giúp người nghèo khổ đấy! – Bác thổ dân đính chính.

Sự việc vừa xảy ra truyền đi rất nhanh. Đám thợ lặn vội trở về tàu ngay và kéo thuyền lên boong. Mọi người xúm quanh anh thợ lặn vừa được Con quỷ biển cứu mạng. Anh ta kể đi kể lại câu huyện và thêm dần những chi tiết mới.

Thuyền trưởng Juritas vừa đi lại trên boong vừa lắng nghe câu chuyện. Anh thợ lặn càng kể say sưa thì Juritas càng thấy rõ là tất cả những điều đó do anh ta quá khiếp sợ ma tưởng tượng thêm ra. “Nhưng không phải là bịa đặt tất cả. Phải có người đâm con cá mập thì nước biển mới loang đỏ chứ! Tên da đỏ này nói láo nhưng vẫn có một, hai phần thật. Chuyện này lạ quá!”

Đến đây, những ý nghĩ của Juritas bị cắt ngang bởi tiếng tù và từ sau mỏm đá vọng lại. Tiếng tù và làm thủy thủ tàu Medusa kinh hòang như một tiếng sét. Họ hỏang hốt nhìn về phía phát ra tiếng động.

Gần mỏm đá có một đàn cá heo đang nô đùa trên mặt biển. Một con tách ra khỏi đàn, vừa phun phì phì tựa như trả lời tiếng tù và gọi, vừa bơi về hướng mỏm đá rồi khuất hẳn. Mấy giây sau mọi người bỗng thấy con cá heo từ trong mỏm đá bơi ra, trên lưng nó là Con quỷ biển mà người thợ lặn kia vừa kể. Con quái vật này hình người, hai mắt to long lanh trong ánh nắng mặt trời như hai đèn pha xe hơi. Da ánh lên một màu trắng bạc, bàn tay màu xanh thẫm và có màng giống như bàn chân nhái. Hai chân từ đầu gối xuống chìm dứơi nước nên không rõ tận cùng bằng đuôi cá hay chân người. Quái vật cầm trong tay một vỏ ốc dài đưa lên miệng thổi, nó cất tiếng cười rồi bỗng nói to rất rõ bằng tiếng Tây Ban Nha: “Leading, bơi nhanh lên, phía trước!” Quái vật lấy tay vỗ xuống lưng của con cá heo. Leading liền tăng tốc độ như một con tuấn mã.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button