Văn học nước ngoài

Ngày Tàn Ngụy Chúa

Ngay tan Nguy Chua - Marshall Brement1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Marshall Brement

Download sách Ngày Tàn Ngụy Chúa ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

Marshall Brement là một nhà văn, một nhà ngoại giao Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm nói về những vấn đề liên quan mật thiết đến quan hệ đối ngoại của Mỹ đối với các nước mà Chính quyền Mỹ muốn thao túng. Là một nhà ngoại giao Mỹ, ông luôn đưa ra những đánh giá, những nhận định và cách nhìn nhận các sự kiện mà nước Mỹ có tham gia vào theo cách riêng của mình. Đó không phải là cách đánh giá nhìn nhận bảo thủ cố hữu mà trái lại nó luôn thể hiện sự minh bạch, thẳng thắn và rất trung thành với cách nghĩ, cách suy luận tiến bộ. Trong sự nghiệp của mình, với kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, văn hóa Nga, M. Brement đã tới làm việc ở rất nhiều nước như: Liên Xô, Singapore, Indonesia, Đài Loan, Iceland và cả Nam Việt Nam.

Trong tác phẩm Ngày tàn Ngụy chúa, Marshall Brement chỉ sử dụng chưa đến ba phần là hiện thực lịch sử và hơn bảy phần là sự hư cấu của trí tưởng tượng, để tái hiện lại những nỗ lực của Chính quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, qua lời kể của một nhân viên ngoại giao mới vào nghề. Nhân vật D. D. Marnin là một thanh niên Mỹ, nhiệt tình, hăng hái tham gia vào “nỗ lực đem lợi hòa bình, tự do và chiến thắng” cho nước Mỹ và đồng minh cùa Mỹ ở miền Nam Việt Nam như những gì mà giới chính trị gia vẫn kêu gào. Thế nhưng, chỉ sau 18 tháng được đến xứ sở này, từ một con người tràn đầy nhiệt huyết, một nhân viên mẫn cán, một nqười bạn chân tình và một nqười tình lý tưởng lúc trước anh đã phải rời khỏi miền đất của hy vọng với nỗi oán thán, sự dằn vặt của lương tâm và quan trọnq hơn là anh không thể trả lời nổi một câu hỏi thật đơn qiản “Tại sao Mỹ lại tới Việt Nam”?. Cũng trong tác phẩm này, M. Brement còn cho người đọc thấy được mặt trái trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là sự lừa gạt, lòng đố kỵ, sự bại hoại và quan trọng nhất đó là sự hưng thịnh của chủ nghĩa cơ hội. Bài học mà D. Marnin rút ra được từ những sai lầm hay những trải nghiệm trong cuộc chiến tranh này không chỉ đúng cho cá nhân anh, những người đi trước anh hay những người Mỹ đến tham chiến ở Việt Nam sau anh mà nó còn đúng cho cả nước Mỹ, bởi vì tất cả bọn họ đã đến Việt Nam và nhìn nhận đất nước này bằng con mắt và cách nghĩ của họ chứ không phải là trên thực tế khách quan, giống như người Việt Nam vẫn làm và công lý trên thế giới đã thừa nhận.

Cuốn sách đã vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây và khẳng định rằng những tội ác mà chính quyền Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là không thể chấp nhận được. Chính Mỹ, kẻ đã dựng lên con bài Ngô Đình Diệm cùng chế độ ngụy quyền tại Miền Nam Việt Nam, lại là kẻ đã tàn sát cả gia đình Ngô Đình Diệm và lật đổ chế độ này khi nó hết tác dụng.

Trong cuốn sách, tác giả không những đã chỉ được đích danh thủ phạm lật đổ gia đình họ Ngô, mà còn cho ta thấy một xã hội Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của Mỹ thời kỳ ấy là một xã hội náo loạn, lộn xộn và chất chứa đầy mâu thuẫn: Chính quyền Sài Gòn với Mỹ; giữa Mỹ, ngụy với các tầng lớp nhân dân miền Nam; trong nội bộ ngụy quân, ngụy quyền với nhau. Và vì mâu thuẫn đó chúng đã triệt hạ lẫn nhau. Mỹ đã biết thò bàn tay của mình vào đúng lúc để đẩy mâu thuẫn đó lên cao trào, dẫn đến cái chết bi thảm của gia đình họ Ngô cùng những tay chân trung thành, những kẻ cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, gây đau thương cho đồng bào, cho dân tộc. Nó cũng cho bạn đọc khẳng định một điều (mà thực tế đã chứng minh): Với thủ đoạn lừa gạt trong quan hệ đối ngoại, sự bại hoại trong suy nghĩ và lối sống, sự tàn ác, thủ đoạn trong sử dụng bọn tay sai….thì chính quyền xâm lược Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.

Ngày tàn Ngụy chúa là cuốn sách văn học song nó cũng là một cuốn sách mang tính tham khảo có giá trị lịch sử, xã hội sâu sắc, vì vậy trong quá trình dịch và biên tập chúng tôi khó tránh khỏi có những sai sót, mong bạn đọc chia sẻ và đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những lần in sau.

Trích đoạn

Mùa hè năm 1962, không người Mỹ nào nhận nhiệm vụ tới Sài Gòn mà trong lòng anh ta không cảm thấy cắn rứt bởi sự đan xen giữa những nỗi ám ảnh bị tấn công với những viễn cảnh cho sự nghiệp của mình, cho dù đối phương của họ lúc bấy giờ đã rất cương quyết, nhưng vẫn chưa thật sự bắt đầu tấn công trực tiếp vào những người Mỹ như anh ta. Phần lớn những vụ tàn sát, giết tróc, đâm chém hay mổ bụng … ở miền Nam Việt Nam đều được thực hiện bởi sự chỉ đạo trực tiếp từ các quan chức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thế nhưng trong những chuyến bay thị sát hay qua các báo cáo về tình hình an ninh, báo cáo về tình hình hoạt động vẫn được đưa đến thì anh ta cũng đã nhận ra rằng mạng sống của những người Mỹ như anh ta đang bị đe dọa với mức độ ngày càng trầm trọng. Có thể anh ta chưa cảm thấy sợ hãi thật sự nhưng dù ít hay nhiều nó cũng đã khiến cho anh ta quan tâm nhiều hơn đến việc tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi là khi nào thì đến lượt anh ta sẽ phải trực tiếp đối đầu với cuộc chiến đó.

  1. Marnin rời Washington trưa hôm thứ năm trên chuyến bay thẳng tới San Fransisco qua Tokyo rồi đến Sài Gòn. Trong những thời khắc thanh bình ấy, đa số các quan chức ngành ngoại giao Mỹ kể cả những người có mức lương thấp nhất khi tới Việt Nam làm việc theo cơ chế luân phiên (PCS) cũng đều được đi những chuyến bay hạng nhất. Giá vé không hẳn là giá chính thức dành cho người phải đóng thuế mà khoản chi để bù lỗ cho các hãng hàng không lại đươc trích ra từ nguồn ngân sách phục vụ cho các mục đích bảo đảm an ninh nội địa bởi vì khi đó Chính phủ Hoa Kỳ muốn thiết lập các chuyến bay thường nhật trên các tuyến bay qua hai bờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cái nguyên tắc này cuối cùng cũng đã được xóa bỏ dưới thời Tổng thống Kennedy vào những năm tiếp theo. D. Marnin có thể được coi là một trong số những nhân viên ngoại giao cuối cùng được hưởng cái quy chế hỗ trợ ấy.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button